Thực Trạng Nghiệp Vụ Quản Lý Của Cbql Trường Thcs Huyện Thanh Thủy Tỉnh Phú Thọ

Qua thống kê ở trên cho ta thấy:

* Về tuổi đời, tuổi nghề

- Có 22 CBQL trường THCS huyện Thanh Thủy tuổi từ 40 trở lên, chiếm 64,7 %; nhìn vào đội ngũ CBQL ta thấy: đội ngũ cán bộ quản lý dưới 40 tổi chiếm tỷ lệ 35,3%; đội ngũ cán bộ quản lý trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 38,2%; tuổi đời bình quân là 46,7 tuổi; Trong số những CBQL nói trên, có nhiều CBQL mới được bổ nhiệm và những cán bộ quản lý đã cao tuổi chưa được bồi dưỡng cập nhật về nghiệp vụ quản lý giáo dục trong giai đoạn mới.

- Tuổi nghề của CBQL trường THCS cao. Người có số năm công tác nhiều nhất là 34 năm, thấp nhất là 11 năm. Tuổi nghề bình quân là 22,7 năm, điều đó cho thấy đội ngũ CBQL cấp THCS có trình độ và kinh nghiệm công tác, đó là điều kiện thuận lợi để các trường hoàn thành nhiệm vụ công tác của mình.

* Về trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ quản lý của đội ngũ

- Trình độ chuyên môn được đào tạo: 100% CBQL có trình độ đào tạo đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn chiếm tỷ lệ 88,2%.

- 100% cán bộ quản lý có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 100% CBQL đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục theo các giai đoạn, chuyên đề hoặc đào tạo cử nhân chuyên ngành quản lý giáo dục.

2.1.2.1. Thực trạng nghiệp vụ quản lý của CBQL trường THCS huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ

Để nắm được thực trạng chất lượng công tác quản lý của CBQL các trường THCS huyện Thanh Thủy, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 23 CBQL trường THCS thuộc 10 cơ sở giáo dục bằng phiếu hỏi. Cách tính điểm như sau: Chúng tôi sử dụng thang Likert 4 bậc, bậc cao nhất cho 3 điểm, bậc thứ hai cho 2 điểm, bậc thứ 3 cho 1 điểm, bậc thấp nhất cho 0 điểm. Sau đó tính điểm trung bình chung của từng bậc và tổng điểm trung bình chung của các bậc để lập bảng thống kê.

Bảng 2.3. Ý kiến của tự đánh giá của CBQL trường THCS về năng lực quản lý của mình‌


TT


Các năng lực của CBQL trường THCS

Ý kiến

Tổng

điểm TB

Tốt

(3đ)

Khá

(2đ)

TB

(1đ)

Yếu

(0đ)

1

Hiểu biết chương trình giáo dục

10

13

0

0

2,43

2

Trình độ chuyên môn

9

14

0

0

2,39

3

Nghiệp vụ sư phạm

11

12

0

0

2,48

4

Phân tích và dự báo

10

12

1

0

2,39

5

Tầm nhìn chiến lược

9

12

2

0

2,30

6

Thiết kế và định hướng triển khai

10

13

0

0

2,43

7

Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới

9

14

0

0

2,39

8

Lập kế hoạch hoạt động

11

12

0

0

2,48

9

Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ

10

13

0

0

2,43

10

Quản lý hoạt động dạy học

11

10

2

0

2,39

11

Quản lý tài chính và tài sản nhà trường

8

11

4

0

2,17

12

Phát triển môi trường giáo dục

8

10

5

0

2,13

13

Quản lý hành chính

9

9

5

0

2,17

14

Quản lý công tác thi đua, khen thưởng

12

11

0

0

2,52

15

Xây dựng hệ thống thông tin

10

12

1

0

2,39

16

Kiểm tra, đánh giá

10

13

0

0

2,43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ - 7

Bằng cách trưng cầu ý kiến và tính điểm như trên, chúng tôi trưng cầu ý kiến của 03 lãnh đạo và 06 chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện trực tiếp theo dõi hoạt động cấp THCS để đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu về năng lực quản lí của CBQL các trường THCS, kết quả thu được trình bày ở bảng 2.4

Bảng 2.4. Ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT về năng lực quản lý của CBQL trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Thủy


TT


Các năng lực của CBQL trường THCS

Ý kiến

Tổng điểm

TB

Tốt

(3đ)

Khá

(2đ)

TB

(1đ)

Yếu

(0đ)

1

Hiểu biết chương trình giáo dục

4

4

1

0

2,33

2

Trình độ chuyên môn

3

5

1

0

2,22

3

Nghiệp vụ sư phạm

4

4

1

0

2,33

4

Phân tích và dự báo

3

4

2

0

2,11

5

Tầm nhìn chiến lược

3

4

2

0

2,11

6

Thiết kế và định hướng triển khai

4

4

1

0

2,33

7

Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới

3

5

1

0

2,22

8

Lập kế hoạch hoạt động

3

4

2

0

2,11

9

Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ

3

5

1

0

2,22

10

Quản lý hoạt động dạy học

3

5

1

0

2,22

11

Quản lý tài chính và tài sản nhà trường

2

5

2

0

2,00

12

Phát triển môi trường giáo dục

2

4

3

0

1,89

13

Quản lý hành chính

3

4

2

0

2,11

14

Quản lý công tác thi đua, khen thưởng

4

4

1

0

2,33

15

Xây dựng hệ thống thông tin

4

5

0

0

2,44

16

Kiểm tra, đánh giá

4

4

1

0

2,33

Từ nội dung của 02 bảng trên, theo tự đánh giá nhận xét của CBQL các trường THCS và theo đánh giá của Lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT thì năng lực quản lý của CBQL trường THCS ở mức độ khá, có thể đảm bảo hoàn thành khá tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Tuy vậy, ở một số năng lực: Phân tích và dự báo; tầm nhìn chiến lược; Quản lý tài chính, tài sản nhà trường; phát triển môi trường giáo dục; quản lý hành chính của CBQL trường THCS mới dừng lại ở mức khá và gần sát với mức độ trung bình. Đây được xem là cơ sở

khách quan trong việc xác định các nội dung cần bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cho CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Thủy

2.1.2.2. Những khó khăn mà CBQL trường THCS thường gặp

Trên cơ sở khảo sát thực trạng về nghiệp vụ quản lý của CBQL trường THCS cần phải làm rõ những nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động lên quá trình quản lý nhà trường của CBQL nhà trường; để từ đó xác định rõ hơn những nhu cầu và các nội dung cần bồi dưỡng cho CBQL trường THCS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát những khó khăn mà 27 CBQL thường gặp trong qua trình công tác quản lý trường THCS. Kết quả thu được ở bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Những khó khăn mà CBQL các trường THCS thường gặp trong quản lý nhà trường‌


TT


Các khó khăn

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%

1

Kế hoạch hóa công tác của nhà trường

16

59,26

11

40,74

0

0

2

Phân công CBGV vào các lớp

11

40,74

16

59,26

0

0

3

Tổ chức hoạt động trong nhà trường

14

51,85

13

48,15

0

0

4

Điều hành các hoạt động giáo dục

12

44,44

15

55,56

0

0

5

Quản lý, sử dụng nguồn tài chính của

nhà trường

18

66,67

9

33,33

0

0

6

Kiểm tra, đánh giá các hoạt động của giáo

viên, nhân viên

16

59,26

11

40,74

0

0

7

Xử lý các mối quan hệ trong nhà trường

14

51,85

13

48,15

0

0

8

Động viên, khuyến khích GV, NV

12

44,44

15

55,56

0

0

Qua khảo sát cho ta thấy: Về cơ bản các CBQL không quá khó khăn trong quản lý nhà trường. Không có khó khăn nào thường xuyên gặp phải, trong đó có 66,67% só ý kiến cho rằng khó khăn lớn nhất của quản lý là sử dụng nguồn tài chính của nhà trường, có 59,26% ý kiến cho rằng gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch hóa công tác của nhà trường; kiểm tra,

đánh giá hoạt động của giáo viên, nhân viên; có 51,85% ý kiến cho rằng còn gặp khó khăn trong việc tổ chức điều hành các hoạt động của cơ quan và xử lý các mối quan hệ trong nhà trường.

Vậy nguyên nhân nào gây khó khăn cho CBQL trường THCS trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan ? Nguyên nhân nào là chính, là cơ bản cơ bản ? Tìm hiểu rõ các nguyên nhân của những khó khăn đó sẽ giúp chúng ta có cơ sở giúp CBQL trường THCS vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Qua khảo sát chúng tôi thấy các nguyên nhân chủ yếu đó là:

Bảng 2.6. Nguyên nhân của những khó khăn trong quản lý nhà trường của CBQL trường THCS‌


TT


Các nguyên nhân

Rất quan

trọng

Quan trọng

Không

quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Không đủ các kiến thức chuyên môn

21

77,78

6

22,22


0.00

2

Chưa đủ kinh nghiệm quản lý nhà trường

20

74,07

7

25,93


0.00

3

Chưa được đào tạo về lý luận chính trị

14

51.85

13

48.15


0.00

4

Chưa đuợc bồi dưỡng cập nhật về kiến

thức về quản lý giáo dục.

22

81.48

5

18.52


0.00

5

Đã được bồi dưỡng nhưng còn chắp vá,

thiếu hệ thống

19

70.37

8

29.63


0.00

6

Do đặc thù của trường THCS

18

66.67

9

33.33


0.00

7

Do đặc điểm cá nhân người CBQL

17

62.96

10

37.04


0.00

8

Do quy chế hoạt động của trường chưa

phù hợp

18

66.67

9

33.33


0.00

Ngoài một số nguyên nhân như: Đặc thù trường THCS, đặc điểm tâm lý cá nhân, quy chế hoạt động của nhà trường chưa phù hợp, thì nguyên nhân nổi trội nhất là do CBQL còn thiếu các kiến thức về chuyên môn, chưa được bồi dưỡng cập nhật một cách đầy đủ, hệ thống những kiến thức về quản lý giáo dục.

Qua kết quả nghiên cứu thu được đã trình bày ở trên, chúng ta có nhận xét chung: Mặc dù có trình độ chuyên môn được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, nhưng trong thực tế, CBQL các trường THCS vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường. Nguyên nhân của những khó khăn đó chủ yếu vì trình độ chuyên môn, trình độ quản lý chưa được nâng cao, thiếu sự cập nhật thường xuyên các kiến thức về nghiệp vụ quản lý, các kiến thức được bồi dưỡng còn chắp vá, thiếu tính hệ thống. Do đó CBQL trường THCS còn thiếu tầm nhìn, thiếu kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ trong quản lý.

Vậy, CBQL trường THCS đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý như thế nào ? Công tác ấy đã làm tốt những nội dung nào ? Những nội dung nào cần điều chỉnh, bổ sung để công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL trường THCS đạt hiệu quả tốt hơn ?

2.2. Thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Thủy

Để hiểu rõ về công tác bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS của huyện Thanh Thủy, trước hết phải xem xét quan điểm, nhận thức của lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Thủy. Quan điểm, nhận thức của CBQL các trường THCS, bởi từ những nhận thức đó sẽ định hướng cho việc bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS.

2.2.1. Nhận thức của lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT về công tác bồi dưỡng NVQL

Để có được thông tin ấy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 11 người gồm: lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT Thanh Thủy.

Bằng phương pháp điều tra và xử lý số liệu như đã nêu ở trên, chúng tôi thu được những kết quả về nhận thức của lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT về việc bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS được trình bày trong bảng

2.7. sau đây:

Bảng 2.7. Nhận thức của lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT về việc bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS‌

TT

Mức độ

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Rất cần thiết

9

81,8

2

Cần thiết

2

18,2

3

Không cần thiết

0

0


90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Rất cần thiết Cần thiết Không cần

thiết


Biểu đồ 2.1. Nhận thức của lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT về việc bồi dưỡng NVQL‌

Kết quả ở bảng 2.6 và biểu đồ 2.1 cho ta thấy: 100% ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT cho rằng, việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho CBQL trường THCS là ở mức rất cần thiết và cần thiết

2.2.2. Nhận thức của CBQL trường THCS về bồi dưỡng NVQL

Bằng phương pháp điều tra và xử lý số liệu tương tự như trên, chúng tôi thu được kết quả về nhận thức của 27 CBQL trường THCS về việc bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS được trình bày trong bảng 2.8. sau đây:

Bảng 2.8: Nhận thức của CBQL về việc bồi dưỡng NVQL


TT

Mức độ

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Rất cần thiết

20

74,07

2

Cần thiết

7

25,93

3

Không cần thiết

0

0


80

70

60

50

40

30

20

10

0

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết


Biểu đồ 2.2. Nhận thức của CBQL về việc bồi dưỡng NVQL

Như vậy, 100% ý kiến CBQL được hỏi đều thống nhất với ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT và đều cho rằng: Việc bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS là cần thiết và cần hải được thực hiện để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý giáo dục. Đây là một điều kiện rất tốt cho việc triển khai công tác bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS.

2.2.3. Thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ

Để có cơ sở đề xuất các biện pháp bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS, chúng tôi đánh giá lại những biện pháp mà phòng GD&ĐT Thanh Thủy đã thực hiện. Trên cơ sở đánh giá một cách khách quan những mặt mạnh và những hạn chế của những biện pháp đó, chúng tôi đề xuất các biện pháp tổ

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí