chức bồi dưỡng phù hợp và khả thi hơn. Qua khảo sát, thống kê về đánh giá của lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT; tự đánh giá của CBQL trường THCS, chúng tôi thu được kết quả như sau:
2.2.3.1. Đánh giá của lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT Thanh Thủy về các biện pháp bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS
Qua khảo sát bằng phiếu hỏi và trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT Thanh Thủy (11 người), chúng tôi thu được kết quả trình bày trong bảng 2.9. dưới đây:
Bảng 2.9. Đánh giá của lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT về các biện pháp bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS huyện Thanh Thủy
Các biện pháp đã thực hiện | Thường xuyên | Đôi khi | Không bao giờ | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Nâng cao nhận thức của CBQL về vai trò, tầm quan trọng của công tác BD NVQL | 5 | 45,45 | 6 | 54,55 | 0 | 0 |
2 | Có kế hoạch cụ thể nhằm bồi dưỡng CBQL trường THCS theo từng chủ đề, từng thời điểm | 7 | 63,64 | 4 | 36,36 | 0 | 0 |
3 | Lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu thiết yếu của CBQL | 6 | 54,55 | 5 | 45,45 | 0 | 0 |
4 | Đáp ứng những điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác bồi dưỡng | 5 | 45,45 | 6 | 54,55 | 0 | 0 |
5 | Tổ chức cho CBQL các trường trao đổi kinh nghiệm quản lý, giao lưu CBQL giỏi | 5 | 45,45 | 6 | 54,55 | 0 | 0 |
6 | Kiểm tra, đánh giá sản phẩm hoạt động quản lý của CBQL | 6 | 54,55 | 5 | 45,45 | 0 | 0 |
7 | Đầu tư kinh phí thỏa đáng cho công tác bồi dưỡng CBQL trường THCS | 7 | 63,64 | 4 | 36,36 | 0 | 0 |
8 | Sự phối hợp tốt của Phòng GD&ĐT với các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức bồi dưỡng | 4 | 36,36 | 7 | 63,64 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Bồi Dưỡng Nvql Cho Cbql Của Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo
- Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế-Xã Hội Huyện Thanh Thủy Tỉnh Phú Thọ
- Thực Trạng Nghiệp Vụ Quản Lý Của Cbql Trường Thcs Huyện Thanh Thủy Tỉnh Phú Thọ
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Công Tác Tổ Chức Bồi Dưỡng Nvql Cho Cbql Trường Thcs Huyện Thanh Thủy Tỉnh Phú Thọ
- Biện Pháp 2: Lựa Chọn Nội Dung Bồi Dưỡng Sát Với Nhu Cầu Của Cbql Trường Thcs Trong Giai Đoạn Hiện Nay
- Biện Pháp 5: Đáp Ứng Những Điều Kiện Cần Thiết Phục Vụ Công Tác Bồi Dưỡng
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Số liệu bảng 2.9 cho thấy: Về cơ bản, Phòng GD&ĐT đã có những biện pháp thiết thực để bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện.
Trao đổi với đồng chí trưởng phòng GD&ĐT và qua khảo sát thực tiễn chúng tôi nhận thấy, trong những năm vừa qua Phòng GD&ĐT Thanh Thủy đã tổ chức bồi dưỡng về NVQL cho CBQL trường THCS như sau:
* Các biện pháp bồi dưỡng: thực hiện đồng bộ 8 biện pháp nêu tại bảng
2.9 nêu trên.
* Nội dung bồi dưỡng:
+ Bồi dưỡng về nâng lực phân tích và dự báo xu thế phát triển giáo dục; năng lập lập kế hoạch hoạt động giáo dục
+ Năng lực tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên.
+ Năng lực quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục.
+ Quản lý thư viện, thiết bị dạy học.
+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
+ Quản lý công tác thi đua, khen thưởng.
* Hình thức bồi dưỡng: Phòng GD&ĐT Thanh Thủy đã sử dụng nhiều hình thức bồi dưỡng như sau:
+ Bồi dưỡng tập trung tại huyện theo từng chuyên đề, mỗi chuyên đề thường từ 3- 5 ngày.
+ Cử cán bộ quản lý về bồi dưỡng tại trường Bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thời gian từ 5 ngày đến 03 tháng tùy theo chuyên đề.
+ Cử CBQL về bồi dưỡng tại Trung tâm Ngoại ngữ-Tin học tỉnh Phú Thọ, thời gia từ 03 - 06 ngày, tùy theo chuyên đề.
Như vậy, hằng năm Phòng GD&ĐT đều có các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề hoặc cử CBQL về trường bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Phú Thọ hoặc Trung tâm Ngoại ngữ-Tin học tỉnh để bồi dưỡng, tuy vậy, công tác bồi dưỡng vẫn theo nếp cũ, phòng GD&ĐT là đơn vị cử CBQL tham gia bồi dưỡng nhưng nội dung bồi dưỡng đã được các trường, trung tâm ấn định, chính vì thế mà có những nội dung bồi dưỡng chưa sát với nhu cầu của CBQL, nhiều nội dung CBQL đang rất cần nhưng lại chưa được bồi dưỡng, ngược lại, có những nội dung đã lỗi thời hoặc ít sử dụng nhưng vẫn phải bồi dưỡng hằng năm.
Qua khảo sát cho thấy: Phòng GD&ĐT huyện Thanh Thủy đã có nhiều biện pháp để bồi dưỡng cho CBQL trường THCS. Trong đó, một số biện pháp đã được thực hiện và đã thu được những kết quả khá. Song công tác bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, một số biện pháp chưa được thực hiện thường xuyên, một số biện pháp chưa sát với thực tế, nhìn chung, các biện pháp bồi dưỡng mà Phòng GD&ĐT Thanh Thủy đã áp dụng hầu hết đều chưa được thực hiện triệt để; chưa tạo được dấu ấn rõ nét trong công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, do vậy, CBQL trường THCS vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường.
2.2.3.2. Đánh giá của CBQL trường THCS về các biện pháp bồi dưỡng NVQL mà Phòng GD&ĐT Thanh Thủy đã thực hiện
Cũng với những nội dung trên, chúng tôi trưng câu ý kiến của 27 CBQL của các trường THCS trên địa bàn huyện, kết quả được thể hiện trong bảng
2.10. dưới đây:
Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL trường THCS về các biện pháp bồi dưỡng NVQL mà phòng GD&ĐT huyện Thanh Thủy đã thực hiện
Các biện pháp đã thực hiện | Thường xuyên | Đôi khi | Không bao giờ | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Nâng cao nhận thức của CBQL về vai trò, tầm quan trọng của công tác BD NVQL | 11 | 40,74 | 15 | 55,56 | 1 | 3,70 |
2 | Có kế hoạch cụ thể nhằm bồi dưỡng CBQL trường THCS theo từng chủ đề, từng thời điểm | 14 | 51,85 | 13 | 48,15 | 0 | 0 |
3 | Lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu thiết yếu của CBQL | 11 | 40,74 | 15 | 55,56 | 1 | 3,70 |
4 | Đáp ứng những điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác bồi dưỡng | 13 | 48,15 | 12 | 44,44 | 2 | 7,41 |
5 | Tổ chức cho CBQL các trường trao đổi kinh nghiệm quản lý; giao lưu CBQL giỏi | 11 | 40,74 | 16 | 59,26 | 0 | 0 |
6 | Kiểm tra, đánh giá sản phẩm hoạt động quản lý của CBQL | 10 | 37,04 | 17 | 62,96 | 0 | 0 |
7 | Đầu tư kinh phí thỏa đáng cho công tác bồi dưỡng CBQL trường THCS | 9 | 33,33 | 13 | 48,15 | 5 | 19 |
8 | Sự phối hợp tốt của Phòng GD&ĐT với các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức bồi dưỡng | 11 | 40,74 | 14 | 51,85 | 2 | 7 |
Theo đánh giá của CBQL trường THCS, Phòng GD&ĐT Thanh Thủy đã thực hiện nhiều biện pháp để bồi dưỡng NVQL cho đội ngũ CBQL, trong đó, cơ bản các biện pháp đều được thực hiện ở mức độ chưa thường xuyên, chưa liên tục.
Đánh giá chung: Thông qua khảo sát, trao đổi, lấy ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT, CBQL các trường THCS về các biện pháp bồi
dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS mà ngành GD&ĐT huyện Thanh Thủy đã thực hiện, chúng tôi nhận thấy: Ngành GD&ĐT huyện Thanh Thủy đã quan tâm đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL ngành giáo dục nói chung và CBQL cấp học THCS nói riêng. Các biện pháp như: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL theo từng chuyên đề, từng thời điểm; lựa chọn nội dung bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá sản phẩm hoạt động của CBQL đã được Phòng GD&ĐT triển khai thực hiện, Tuy vậy, một số biện pháp như: Nâng cao nhận thức của CBQL về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng NVQL; Tổ chức cho CBQL giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, giao lưu CBQL giỏi; đáp ứng những điều kiện cần thiết phục vụ công tác bồi dưỡng; sự phối hợp giữa phòng GD&ĐT với các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức bồi dưỡng... đã được Phòng GD&ĐT Thanh Thủy áp dụng nhưng mức độ chưa thường xuyên chưa cao, chưa triệt để, hiệu quả thu được còn thấp, nhiều nội dung bồi dưỡng mặc dù đã được chuẩn bị nhưng một số chuyên đề chưa sát với nhu cầu thực tế của CBQL; chất lượng tài liệu bồi dưỡng, tài liệu tham khảo còn hạn chế; đội ngũ báo cáo viên cốt cán còn mỏng; chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa phòng GD&ĐT với các phòng chuyên môn liên quan, chất lượng một số chuyên đề chưa đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng. Đó là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho CBQL trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Thủy trong thời gian tới.
2.2.3.3. Nhu cầu bồi dưỡng NVQL của CBQL trường THCS huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
Qua khảo sát thực trạng số lượng, cơ cấu và điều kiện có liên quan đến việc tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS, chúng ta thấy việc bồi dưỡng NVQL cho đội ngũ này là rất cần thiết và bước đầu cũng đã xác định được những nội dung cần bồi dưỡng cho họ. Tuy nhiên, khi tổ chức bồi dưỡng, cũng cần tính đến nhu cầu về hình thức và những điều kiện cụ thể của CBQL trường THCS để tổ chức bồi dưỡng có hiệu quả hơn.
+ Nhu cầu về hình thức tổ chức bồi dưỡng
Tổ chức trưng câu ý kiến của 27 CBQL trường THCS nhu cầu về hình thức tổ chức bồi dưỡng, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.11 như sau:
Bảng 2.11. Nhu cầu hình thức bồi dưỡng NVQL của CBQL trường THCS huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
Các hình thức tổ chức bồi dưỡng | Số ý kiến | ||
SL | % | ||
1 | Bồi dưỡng theo hình thức đào tạo tập trung dài ngày | 23 | 85.19 |
2 | Bồi dưỡng theo hình thức tại chức, mỗi tháng 02 ngày | 14 | 51,85 |
3 | Bồi dưỡng định kỳ theo từng đợt | 15 | 55,56 |
4 | Bồi dưỡng theo từng chuyên đề | 24 | 88,89 |
5 | Bồi dưỡng theo hình thức từ xa | 25 | 92,59 |
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Hình thức 1 Hình thức 2 Hình thức 3 Hình thức 4 Hình thức 5
Biểu đồ 2.3. Nhu cầu hình thức bồi dưỡng NVQL của CBQL trường THCS
Số liệu bảng 2.10 và biểu đồ 2.3 trên cho thấy: 85,19% trở lên ý kiến được hỏi muốn được bồi dưỡng theo hình thức tập trung dài ngày, từng chuyên đề và bồi dưỡng từ xa.
+ Nhu cầu về thời điểm bồi dưỡng
Về thời điểm tổ chức bồi dưỡng cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
Bảng 2.12. Nhu cầu về thời điểm bồi dưỡng của CBQL trường THCS
Các thời điểm tổ chức bồi dưỡng | Số ý kiến | ||
SL | % | ||
1 | Bồi dưỡng vào dịp hè | 27 | 100 |
2 | Trong năm học, mỗi tháng 01 lần | 21 | 77,78 |
3 | Trong năm học, mỗi kỳ 01 lần | 20 | 74,07 |
4 | Định kỳ theo quy định của Phòng GD&ĐT | 10 | 37,04 |
5 | Tạm thời cắt hẳn công tác để bồi dưỡng | 0 | 0 |
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Thời điểm 1 Thời điểm 2 Thời điểm 3 Thời điểm 4 Thời điểm 5
Biểu đồ 2.4. Nhu cầu thời điểm bồi dưỡng NVQL của CBQL trường THCS
Như vậy, có 100% CBQL muốn được tổ chức bồi dưỡng vào thời gian trong hè để không bị ảnh hưởng nhiều đến việc quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường, còn lại, có tới 74,08% và 77,78% ý kiến được hỏi cho rằng muốn được tổ chức bồi dưỡng trong năm học mỗi học kỳ 01 lần hoặc mỗi tháng 01 lần; không có ý kiến nào muốn cắt hẳn chuyên môn để tham gia bồi dưỡng.
+ Nhu cầu về địa điểm đặt lớp bồi dưỡng
Số liệu về nhu cầu về địa điểm đặt lớp bồi dưỡng của CBQL trường THCS được trình bày ở bảng 2.13 sau đây:
Bảng 2.13. Nhu cầu về địa điểm đặt lớp BD của CBQL trường THCS
Các địa điểm tổ chức bồi dưỡng | Số ý kiến | ||
SL | % | ||
1 | Trường Bồi dưỡng nhà giáo và CBQL GD tỉnh Phú Thọ | 25 | 92,59 |
2 | Phòng GD&ĐT Thanh Thủy | 27 | 100 |
Như vậy, hầu hết CBQL đều không quá coi trọng địa điểm tổ chức bồi dưỡng vì họ cho rằng trường bồi dưỡng nhà giáo và CBQL GD tỉnh Phú Thọ là đơn vị có sự chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý giáo dục, còn đối với Phòng GD&ĐT là cơ quan quản lý trực tiếp cho nên CBQL đều muốn được tổ chức bồi dưỡng tại Phòng GD&ĐT.
+ Nhu cầu về kinh phí tổ chức bồi dưỡng
Bảng 2.14. Nhu cầu về kinh phí tổ chức bồi dưỡng của CBQL trường THCS
Kinh phí tổ chức bồi dưỡng | Số ý kiến | ||
SL | % | ||
1 | Phòng GD&DT hỗ trợ kinh phí | 24 | 88,89 |
2 | Các trường cân đối trong kinh phí chi thường xuyên của đơn vị | 10 | 37,04 |
3 | Các trường tự lo bằng nguồn khác | 8 | 29,63 |
4 | Đề nghị UBND huyện đầu tư riêng cho công tác này | 25 | 92,59 |
Khảo sát cho thấy: Có 92,59% ý kiến được hỏi đều mong muốn UBND huyện có nguồn kinh phí để đầu tư riêng cho công tác này; 88,89% ý kiến được hỏi cho rằng Phòng GD&ĐT hỗ trợ kinh phí để tổ chức bồi dưỡng, vì thực tế các trường THCS trên địa bàn huyện trong những năm gần đây, kinh phí chi thường xuyên được cấp rất hạn hẹp, chỉ đủ chi các nhu cầu tối thiểu cho các hoạt động hành chính thường ngày.