Biện Pháp 5: Đáp Ứng Những Điều Kiện Cần Thiết Phục Vụ Công Tác Bồi Dưỡng

kinh nghiệm các trường THCS có chất lượng giáo dục tốt trong và ngoài tỉnh; tổ chức thi CBQL giỏi, bồi dưỡng thông qua hình thức bồi dưỡng thường xuyên, tự học có hướng dẫn…

3.2.4.2. Nội dung và biện pháp thực hiện

Thực hiện xen kẽ nhiều hình thức bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng theo hình thức tập trung:

Tổng hợp nhu cầu được đào tạo của CBQL các trường THCS; Phòng GD&ĐT xem xét, lựa chọn và quyết định cử những CBQL có điều kiện, hoàn cảnh phù hợp, thuận lợi tham gia đào tạo tập trung tại các trường Đại học (Đại học QLGD, Thạc sỹ QLGD).

+ Tổ chức tổng kết kinh nghiệm thực tiễn QLGD.

Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về quản lý trường THCS thực chất là tìm ra những mặt mạnh, chỉ ra những mặt yếu; những nguyên nhân cơ bản của kết quả thu được trong quá trình quản lý. Tất cả những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn đều được phân tích, tổng hợp khách quan trên cơ sở của lý luận quản lý sẽ là những kinh nghiệm, những bài học có giá trị thực tiễn quan trọng hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng CBQL trường THCS trên địa bàn huyện.

Hình thức này được tiến hành như sau: Hằng năm, Phòng GD&ĐT tổ chức phát động phong trào thi viết đề tài nghiên cứu khoa học hoặc sáng kiến kinh nghiệm về biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động quản lý trong CBQL các trường THCS; tổ chức đánh giá, nghiệm thu; tôn vinh,khen thưởng những đề tài, sáng kiến kinh có chất lượng tốt; tổ chức triển khai, nhân rộng việc áp dụng linh hoạt các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các trường THCS trên địa bàn huyện.

+ Hình thức bồi dưỡng theo chuyên đề

Đây là hình thức bồi dưỡng phù hợp mà nhiều CBQL mong muốn được bồi dưỡng. Căn cứ vào kết quả đánh giá, phân loại CBQL hàng năm; tổng hợp nhu cầu nội dung bồi dưỡng của CBQL, phòng GD&ĐT lựa chọn, xây dựng

và triển khai chuyên đề bồi dưỡng NVQL cho CBQL các trường THCS; các chuyên đề có thể là:

- Quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục;

- Lập kế hoạch phát triển giáo dục trong trường THCS;

- Quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục trong trường THCS;

- Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THCS;

- Quản lý nhân sự trong trường THCS;

- Quản lý tài chính và tài sản trong trường THCS;

- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong trường THCS;

- Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường;

- Quản lý thư viện, thiết bị và công tác kiểm tra nội bộ trường học...

+ Hình thức thăm quan học tập kinh nghiệm:

Phòng GD&ĐT lựa chọn các đơn vị điển hình có chất lượng quản lý dạy học và giáo dục tốt để CBQL các trường THCS đến thăm quan và học tập kinh nghiệm. Thực hiện tốt hình thức này sẽ giúp cho các CBQL các trường có thêm những kinh nghiệm quản lý quý báu được rút ra từ thực tế của đồng nghiệp. Các CBQL sẽ trao đổi với nhau thông qua những báo cáo điển hình, những kinh nghiệm cụ thể tiêu biểu, có thể tiếp cận nhanh, thiết thực. Hình thức tổ chức thăm quan, trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa các nhà trường trong và ngoài huyện, sẽ giúp cho CBQL các trường được học tập những kinh nghiệm của các đơn vị điển hình, tiên tiến, cũng có khi là bàn bạc để cùng tìm ra những nguyên nhân và các giải pháp tháo gỡ cho các đơn vị còn yếu.

+ Hình thức bồi dưỡng thường xuyên, tự học có hướng dẫn:

Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Phú Thọ, phòng GD&ĐT hướng dẫn CBQL các trường đăng ký các nội dung bồi dưỡng theo nhóm modun dành cho CBQL trường THCS ngoài các nội dung bồi dưỡng bắt buộc theo quy định.

Phòng GD&ĐT thành lập ban tổ chức bồi dưỡng thường xuyên của huyện, thành lập đội ngũ báo cáo viên cốt cán, tổ chức hướng dẫn nội dung, phương pháp bồi dưỡng và tự dồi dưỡng, thông báo địa chỉ khai thác tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho các trường. Đến tháng 3 hàng năm, phòng GD&ĐT cho tập trung CBQL của các trường để ôn tập và giải đáp thắc mắc; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của CBQL trong năm học.

+ Tổ chứ thi CBQL giỏi

Định kỳ 02 hoặc 03 năm một lần, phòng GD&ĐT nên tổ chức thi CBQL giỏi theo hình thức sân khấu hóa, có thể gợi ý hội thi gồm các phần sau:

- Màn thi chào hỏi:

- Màn thi nhận thức: mỗi CBQL phải trả lời 01 câu hỏi về kiến thức nghiệp vụ quản lý của CBQL trường THCS; 01 câu hỏi ứng xử, xử lý tình huống quản lý bằng hình thức gắp thăm ngẫu nhiên.

- Thi sáng kiến kinh nghiệm;

- Thi năng khiếu.

Đây là hình thức bồi dưỡng sinh động, tạo được dấu ấn sâu sắc đối với mỗi CBQL, các kiến thức được bối dưỡng qua hình thức này thường có tính bền vững cao hơn sơ với các hình thức khác.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Biện pháp này áp dụng linh hoạt, đa dạng nhiều hình thức bồi dưỡng, do đó, để thực hiện có hiệu quả cần dảm bảo một số điều kiện cụ thể sau đây:

- Cử CBQL đi bồi dưỡng tập trung phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu đồng thời phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng CBQL, có như vậy CBQL mới tích cực, tự giác bồi dưỡng, hiệu quả bồi dưỡng sẽ cao hơn; trong một đơn vị trường THCS chỉ nên cử 01 CBQL đi bồi dưỡng để đảm bảo công việc quản lý điều hành của nhà trường không bị dán đoạn.

- Các chuyên đề bồi dưỡng phải sát với nhu cầu thực tế của CBQL trường THCS, phải lựa chọn, ưu tiên các chuyên đề có tính cấp thiết cao để bồi dưỡng; phải lựa chọn được đội ngũ giảng viên, báo cáo viên có phẩm chất và năng lực tốt, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng.

- Việc tổ chức theo hình thức bồi dưỡng thường xuyên, tự học có hưỡng dẫn phải được hướng dẫn chi tiết, cụ thể; thường xuyên có sự đôn đốc, nhắc nhở thực hiện theo kế hoạch.

- Công tác tổ chức thi CBQL giỏi đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo, công phu, đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ và kinh phí để tổ chức hội thi.

3.2.5. Biện pháp 5: Đáp ứng những điều kiện cần thiết phục vụ công tác bồi dưỡng

3.2.5.1. Mục đích

Phòng GD&ĐT đáp ứng đủ những điều kiện thiết yếu phục vụ công tác bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS, tạo được các yếu tố thuận lợi như con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, kinh phí, chế đội đãi ngộ hợp lý cho người trực tiếp bồi dưỡng và những người được bồi dưỡng, tạo bầu không khí hợp tác, làm việc cở mở gần gũi, những điều kiện thuận lợi khác để công tác bồi dưỡng đạt kết quả cao nhất.

3.2.5.2. Nội dung và biện pháp thực hiện

Căn cứ nội dung bồi dưỡng NVQL cho CBQL các trường THCS, Phòng GD&ĐT xác định rõ các điều kiện cụ thể, thiết yếu, cần thiết để công tác bồi dưỡng được diễn ra thuận lợi; các điều kiện ấy được mô tả cụ thể như sau:

+ Đảm bảo đủ nguồn lực con người tham gia bồi dưỡng: Ban tổ chức, đội ngũ báo cáo viên, giảng viên; tổ giúp việc…

+ Cung cấp đủ tài liệu giảng dạy, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo:

Tùy theo nội dung của từng chuyên đề bồi dưỡng, Phòng GD&ĐT có thể xác định tài liệu được lấy từ các nguồn khác nhau:

- Nếu là các chuyên đề liên quan trực tiếp tới chuyên môn của phòng; phòng GD&ĐT có thể triệu tập đội ngũ CBQL hoặc giáo viên cốt cán của huyện, tập trung xây dựng tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng;

- Nếu là các chuyên đề liên quan đến chuyên môn của các đơn vị khác, nhất thiết Phòng GD&ĐT phải có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn, hợp tác để xây dựng tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng;

- Nếu là các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên, phòng GD&ĐT phải cung cấp địa chỉ khai thác tài liệu bồi dưỡng để các trường sử dụng.

+ Đáp ứng đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng:

Cơ sở vật chất là thành phần quan trọng không thể thiếu nhằm đảm bảo chất lượng công tác bồi dưỡng, do vậy Phòng GD&ĐT cần bố trí đầy đủ phòng học, hội trường với các tiện nghi như: bàn nghế, hệ thống âm thanh, ánh sáng, các máy móc, thiết bị, máy tính, máy chiếu, thiết bị trợ giảng…

Nếu liên kết với các đơn vị đào tạo thì Phòng GD&ĐT phải kiểm tra việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện như trên, đảm bảo công tác bồi dưỡng được diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt.

+ Đảm bảo có đủ nguồn kinh phí để chi trả chế độ cho thành viên ban tổ chức, đội ngũ báo cáo viên, giảng viên, tổ giúp việc…

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phòng GD&ĐT phải lập dự toán kinh phí chi bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS vào ngân sách chi thường xuyên hằng năm, báo cáo UBND huyện để được cấp kinh phí hoạt động.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng rõ ràng, đầy đủ, dự kiến các nguồn lực tham gia, các điều kiện cần thiết để tổ chức bồi dưỡng, đối chiếu với các nguồn lực và cơ sở vật chất hiện tại để có kế hoạch mua sắm, trang bị bổ sung, đáp ứng yêu cầu để việc tổ chức bồi dưỡng được diễn ra thuận lợi.

Lựa chọn được đội ngũ báo cáo viên, giảng viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, biên soạn được tài liệu có chất lượng để phục vụ công tác bồi dưỡng.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp trên đây có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, mỗi biện pháp có nội dung riêng, quy trình và điều kiện thực hiện riêng, mỗi biện pháp tác động đến một hoặc một số mặt của công tác bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS, nhưng những biện pháp ấy đều có chung một mục tiêu đó là nâng cao chất lượng của công tác tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ NVQL của cán bộ quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Thủy.

Mối quan hệ của các biện pháp được mô tả qua sơ đồ 3.1. dưới đây:



Biện pháp 2

Biện pháp 5

Biện pháp 1

Biện pháp 3

Biện pháp 4


Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Từ mối quan hệ logic, biện chứng trên đây, chúng ta nhận thấy, để nâng cao chất lượng về NVQL cho CBQL trường THCS thì cần thiết phải tiến hành thực hiện đồng bộ các giải pháp, phát huy hết sức mạnh của các nguồn lực, từ những yếu tố bên trong như: nhận thức của lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT, của CBQL các trường THCS, đến các nguồn lực, các yếu tố bên ngoài như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, kinh phí…, có như vậy mới tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu của kế hoạch bồi dưỡng.

3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Tác giả đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho CBQL trường THCS huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết hay không cần thiết của các biện pháp tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ và tính khả thi của các biện pháp nêu trên.

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm

Tác giả sử dụng bảng hỏi, kết hợp trò chuyện xin ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT; cán bộ quản lý giáo dục các cấp, đặc biệt là CBQL các trường THCS trên đại bàn huyện Thanh Thủy nhằm thu thập thông tin về đánh giá của họ đối với công tác bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Để khảo nghiệm về mặt nhận thức tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở trên, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến 27 CBQL của các trường THCS trên địa bàn huyện và ý kiến của 11 người gồm lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT Thanh Thủy. Tổng số người được hỏi là 38 người

Chúng tôi sử dụng phiếu hỏi để thu thập thông tin; Nội dung phiếu hỏi để khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất được đánh giá ở 3 mức độ: Rất cần thiết (3 điểm); Cần thiết (2 điểm); Không cần thiết (1 điểm).

Tương tự như vậy phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được tính theo 3 mức độ: Rất khả thi (3 điểm); Khả thi (2 điểm); Không khả thi (1 điểm).

Kết quả khảo sát thu được như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS‌


TT


Các biện pháp

Mức độ cần thiết

Tính khả thi


Rât cần thiết (3đ)


Cần thiết (2đ)


Không cần thiết (1đ)


Error! Object s cannot be create d from editing field codes.


Thứ bậc


Rât khả thi (3đ)


Khả Thi (2đ)


Không khả thi (1đ)

Error

!

Obje cts cann ot be creat ed from editi ng field code s.


Thứ bậc


1

Nâng cao nhận thức của CBQL các cấp về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng NVQL cho

CBQL trường THCS


26


12


0


2,68


2


29


9


0


2,76


2


2

Lựa chọn nội dung bồi dưỡng sát với nhu cầu của CBQL trường THCS trong giai đoạn

hiện nay


28


10


0


2,73


1


31


7


0


2,81


1


3

Nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa Phòng GD&ĐT với

các đơn vị liên quan


21


17


0


2,55


4


22


16


0


2,57


4

4

Đa dạng hóa các hình

thức bồi dưỡng

25

13

0

2,66

3

26

12

0

2,68

3


5

Đáp ứng những điều kiện cần thiết phục vụ

công tác bồi dưỡng


20


18


0


2.52


5


21


17


0


2,55


5


Tổng cộng




2,63





2,67


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ - 11

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí