Đánh Giá Tác Động Của Chính Sách Quản Lý Sản Phẩm, Dịch Vụ Công Ích Tại Các Doanh Nghiệp Công Ích Đối Với Hoạt Động Đổi Mới Công Nghệ

- Trong quản lý, điều hành còn chậm giải quyết những vụ việc còn vướng mắc, tồn tại do lịch sử để lại, do đó, phần lớn thời gian dành cho việc giải quyết tồn tại cũ, vừa làm vừa mất sức cả tổ chức bộ máy và cán bộ của Công ty, vừa thiếu tập trung đầu tư suy nghĩ cho việc phát triển những cái mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.

- Công ty còn thiếu một số nội quy, quy chế hoạt động…nhằm giúp cho việc quản lý điều hành Công ty chặt chẽ hơn, cũng như nâng cao tính chấp hành của cán bộ công nhân viên.

Như vậy với chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích tại các doanh nghiệp công ích của TPHCM hiện nay, các báo cáo hoạt động của 2 trường hợp nghiên cứu chỉ cho thấy các nhiệm vụ được thực hiện, đang làm đến đâu, đã đạt được gì và còn chưa đạt được gì. Tuy nhiên việc kiểm soát đầu vào chi tiết lại không đem đến cái nhìn toàn diện về các sản phẩm đầu ra của DNCI – một loại hình doanh nghiệp đặc biết cần được tính toán chi tiết về kết quả đầu ra: SP, DVCI cụ thể là gì, đáp ứng được nhu cầu gì của thực tế, đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu xã hội, khả năng đáp ứng đến đâu so với năng lực của doanh nghiệp, tiêu chí nào để đánh giá về việc đáp ứng nhu cầu xã hội...Nói cách khác với chính sách quản lý đầu vào như hiện nay, các nhà quản lý không thể đánh giá được hiệu suất đầu tư giữa đầu vào và đầu ra, không đánh giá được hiệu quả xã hội đối với các SP, DVCI, từ đó cũng không thể xác định đâu là khó khăn dẫn đến những hạn chế về hiệu quả. Vấn đề là ở chỗ có thể doanh nghiệp vẫn tăng trưởng, vẫn hoạt động song giá trị của các HHCC đem đến cho xã hội lại không đạt tiêu chuẩn, hoặc không thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng.

2.2. Đánh giá tác động của chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích tại các doanh nghiệp công ích đối với hoạt động đổi mới công nghệ

2.2.1 Tác động dương tính của chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích tại các doanh nghiệp công ích đối với hoạt động đổi mới công nghệ

Trong chi tiêu của nhà nước về dịch vụ công, thứ tự ưu tiên thứ nhất vẫn là dịch vụ hành chính công, đến dịch vụ sự nghiệp công và sau cùng là dịch vụ công ích. Như vậy, mục tiêu đẩy mạnh nhiệm vụ xã hội hóa dịch vụ này có thể phản ánh tình hình ngân sách nhà nước khó có thể bao cấp được trong lộ trình phát triển dài hạn, từ đó, phải tiến hành xã hội hóa, theo đó, để có dịch vụ tốt hơn, chất lượng cao hơn,

người dân phải đóng góp nhiều hơn chi phí cho lĩnh vực này. Lúc đó, sẽ có sự hoán chuyển dần dần giữa vai trò của người đặt hàng, người cung cấp dịch vụ và người được hưởng dịch vụ. Có thể, người được hưởng dịch vụ phải trả chi phí cao hơn, nhưng bù lại chất lượng tốt hơn, từ đó, yêu cầu đặt ra đối với người cung cấp dịch vụ sẽ phải thay đổi nhiều hơn, nhà nước chỉ còn đóng vai trò quản lý chung về chính sách và điều tiết cung cầu theo cơ chế xã hội hóa. Việc đưa ra mô hình phân cấp thì chỉ làm thay đổi phần nào vai trò của cơ quan quản lý cấp và cấp dưới, về bản chất trước đây người này làm, nay giao cho người khác làm, về nhiệm vụ thực hiện có thể nói gần như giống nhau, chỉ có thay đổi về tính chất và đặc điểm trong từng địa phương. Chính sách cổ phần hóa các DNCI là chính sách tích cực phá thế độc quyền trong một số lĩnh vực công ích, gia tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp khi thị phần nhỏ hẹp lại và đem lại sự kiểm soát toàn diện hơn của người dân đối với các dịch vụ công. Cổ phần hóa đưa đến yếu tố thị trường chi phối một số hoạt động cung ứng một số HHCC nhưng không loại bỏ hoàn toàn vai trò của nhà nước. Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối một số hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo các SP, DVCI được phân phối và hưởng thụ theo nguyên tắc công bằng và hiệu quả. Chính sách này cũng góp phần làm gia tăng quyền tự chủ trong ra quyết định của nhà quản lý trước những bài toán đầu tư vào SP, DVCI.

Chính sách quản lý sản phẩm đầu vào dễ đem lại con số cụ thể qua các phép tính thống kê, dễ dàng tiến hành báo cáo giữa mục tiêu và thực hiện, tạo sự ổn định trong việc kiểm soát thực hiện nhiệm vụ của nhà nước giao. Những thành tựu đạt được của các DNCI là minh chứng rõ ràng cho tác động dương tính của chính sách quản lý theo đầu vào. Một số kết quả hoạt động nổi bật của công ty TNHH MTV Công ích Quận 2 trong năm 2014:

- Trong năm 2014, Công ty tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực quản trị, năng lực điều hành sản xuất thông qua việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của Công ty, cụ thể đã ban hành 06 Quy chế quản lý nội bộ: Quản lý nợ; Văn thư lưu trữ; Nội quy lao động; Hoạt động Người đại diện vốn Nhà nước; Quản lý & sử dụng Quỹ khen thưởng, phúc lợi; Điều lệ Tổ chức và hoạt động Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ. Đồng thời đã xây dựng xong 04 dự thảo quy chế: Quản lý tài chính; Cử CBCNV đi nước ngoài; Tuyển dụng và sử dụng lao động; Quy chế làm việc của Hội đồng thành viên.

- Xây dựng được Đề án “Mô hình tổ chức Xí nghiệp thoát nước” từng bước nâng cao tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, nâng cao năng lực quản lý, năng lực điều hành, tinh thần trách nhiệm, tổ chức sản xuất của các Xí nghiệp trực thuộc, từng bước chuẩn bị các điều kiện để thành lập tổng Công ty.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

- Ban hành bộ quy trình tổ chức quản lý thực hiện hợp đồng thi công và tạm ứng, thanh toán nhằm thuận tiện và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của đơn vị và thống nhất trong toàn công ty. Trên cơ sở đó, thành lập Tổ công tác thường xuyên tiến hành kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng quy trình.

- Xây dựng và ban hành các quy trình, lưu đồ công việc, các mạch dẫn việc đảm bảo công việc được tiến hành một cách thống nhất, tiết kiệm được thời gian giải quyết công việc.

Chính sách quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích tại Tp.HCM - 9

- Tiến hành phân công, phân nhiệm và ủy quyền trong Ban giám đốc Công ty tạo sự thống nhất trong công tác quản lý, tạo chủ động cho các Phó giám đốc công ty trong lĩnh vực phụ trách.

- Ban hành định mức khoán nội bộ cho các đơn vị xí nghiệp với mục đích tạo điều kiện thuận lợi và chủ động cho các đơn vị.

- Để ổn định văn phòng làm việc ở các đơn vị, Công ty cho tiến hành cải tạo, sửa chữa nâng cấp các văn phòng làm việc ở các Xí nghiệp: 523 Bến Bình Đông, 297/2 Lý Thường Kiệt…, Bên cạnh đó, Công ty cũng đầu tư các thiết bị máy tính, trang thiết bị công nghệ...để nâng cao hiệu quả làm việc cho cán bộ công nhân viên.

- Công ty đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin cho các công việc quản lý tài chính (phần mềm kế toán Bravo), quản lý mạng lưới hệ thống thoát nước (phần mềm Arcgis)…

- Duy trì và đảm bảo ổn định công tác quản lý công tác quản lý duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước đúng tiến độ và chất lượng để duy trì việc thông thoáng hệ thống thoát nước.

- Chủ động phối hợp với các Sở ngành và các đơn vị chức năng để giải trình, điều chỉnh công tác xây dựng đơn giá định mức duy tu hệ thống duy tu thoát nước thành phố Hồ Chí Minh.

- Xây dựng các kịch bản ứng cứu ngập năm 2014 tại 16 vị trí, chủ động ứng phó khi gặp thời tiết bất lợi mưa lớn kết hợp triều cường cao, góp phần xóa 30 điểm ngập cục bộ do mưa và 12 điểm ngập do triều, tăng cường khả năng thoát nước cho 04 lưu vực bằng 46 công trình cấp bách

- Tăng cường việc đầu tư áp dụng các máy móc, thiết bị trong hoạt động duy tu nạo vét, từng bước cơ giới hóa quá trình sản xuất giảm dần lao động thủ công nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của công ty.

- Công ty cũng đã tích cực tham gia nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp mới nhằm cải tiến các công cụ quản lý, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả cho công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước như hoàn thành và báo cáo các sáng kiến cải tiến kỹ thuật: “Thiết bị bảo vệ ống xả máy bơm phục vụ công tác bơm ứng cứu”; “ Mô hình bể tách mỡ cho các hộ kinh doanh vừa và nhỏ”; “Nghiên cứu cải tiến máy quay lòng, cảo lấy bùn”.

- Trong năm 2014, công tác quản lý vận hành các nhà máy xử lý nước thải, các trạm bơm, cống kiểm soát triều diễn ra đúng quy trình, chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định hiện hành, không để xảy ra sự cố lớn nào gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành. Tổng khối lượng xử lý nước thải của 03 nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng; Bình Hưng Hòa, Tân Quy Đông trong năm 2014 đạt khoảng: 56 triệu m3 nước thải.

- Hoàn thành công tác xây dựng đơn giá – định mức công tác vận hành nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng và trạm xử lý nước thải Tân Quy Đông, trình Sở GTVT và UBND phê duyệt.

- Trong năm 2014, Công ty đã hoàn thành báo cáo quyết toán và gửi Kho bạc Nhà nước đối chiếu số liệu trước khi trình Sở Tài chính thẩm tra, phê duyệt quyết toán. các dự án còn tồn đọng từ nhiều năm trước như: Dự án Cải tạo HTTN đường Tô Hiến Thành - Cống Bà Xếp Quận 3, 10; Dự án Nạo vét, cải tạo Kênh Nước Đen quận Bình Tân và quận Tân Phú; Dự án Cải tạo HTTN đường Hoàng Hoa Thám - Vạn Kiếp, quận Bình Thạnh.

- Giá trị ký hợp đồng thực hiện được trong năm 2014 đạt: 117.905/105.000 triệu đồng, đạt 112% so với chỉ tiêu đề ra.

Các thành tựu như hoàn thiện quy chế nội bộ, phân cấp quản lý, lãnh đạo, hoàn thiện quy trình hướng dẫn thực hiện công việc, thực hiện tốt các công việc theo đúng chức năng nhiệm vụ, gia tăng ứng dụng công nghệ và năng lực công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn... là những kết quả đáng ghi nhận của phương thức quản lý theo đầu vào mà các DNCI hiện nay đang thực hiện. Câu hỏi lúc này được đặt ra đối với các DNCI không phải là họ có hoàn thành nhiệm vụ được giao không mà cần chuyển thành mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội đối với SP, DVCI đến đâu? Bởi lẽ chính sách quản lý theo đầu vào là chính sách quản lý hoạt động của doanh nghiệp dựa trên việc tính toán, hoạch định các yếu tố đầu vào (tiền lương, công nghệ sản xuất, nhân lực, cơ sở vật chất, hệ thống thông tin trong quản lý...). Người quản lý có thể nắm được quy trình công việc, ra quyết định theo chức năng, nhiệm vụ được giao, kế hoạch được phê duyệt từng năm do đó chỉ ghi nhận được kết quả dựa trên các phép tính thống kê. Ví dụ sự tính toán ngân sách chủ yếu dựa trên dự toán thực hiện của năm trước, do vậy, ít có mối liên hệ giữa các yếu tố đầu vào với đầu ra và kết quả.

2.2.2. Tác động âm tính của chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích tại các doanh nghiệp công ích đối với hoạt động đổi mới công nghệ

Bên cạnh nhưng ưu điểm như trên, chính sách quản lý theo đầu vào hiện nay cho thấy khá nhiều bất cập, đặc biệt trong xu thế xã hội hóa việc cung ứng SP, DVCI cũng như quốc tế hóa các quyết định kinh tế. Với chính sách quản lý đầu vào, các quyết định quản lý của năm sau dựa trên kết quả hoạt động và kế hoạch của năm trước, do đó xuất hiện những giới hạn trong hoạt động quản lý, thiếu khả năng ứng phó với những biến đổi, hoặc rủi ro phát sinh. Ví dụ ngân sách được đo lường trong giới hạn đầu vào, nghĩa là ngay từ đầu ngân sách bị quy định bởi tổng các yếu tố đầu vào mua sắm. Việc quản lý gắn với kế hoạch, dự toán cho các hoạt định trước do đó thiếu tính linh hoạt, tập trung chủ yếu vào các vấn đề vĩ mô ngắn hạn mà thiếu một tầm nhìn chiến lược trong quản lý. Do thiếu sự gắn kết về mặt dài hạn giữa các yếu tố chính sách, sự kiểm soát hoạt động chỉ dừng ở mức thống kê hoạt động trong giới hạn các chỉ tiêu được phê duyệt, ví dụ sự đánh giá chủ yếu dựa vào ngân sách mức độ chi tiêu trong mỗi khoản mục đầu vào giữa kế hoạch với thực hiện hoặc giữa năm này với năm khác. Người quản lý nhìn chung thiếu quyền tự chủ trong ra quyết định, giảm khả năng chấp nhận mạo hiểm để tạo ra sự đổi mới trong hoạt động tổ chức nội bộ cũng như cung ứng SP, DV công. Kết quả hoạt động của DNCI trong thời gian gần đây đã phản ánh rất rõ ràng những bất cập do hệ thống quản lý theo đầu vào.

Trong thời gian qua, Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp trợ giúp DNCI như: miễn giảm thuế, cho vay ưu đãi, vay không phải thế chấp, khoanh nợ, giãn nợ, chuyển nợ thành vốn ngân sách cấp, được trúng thầu hoặc giao thầu nhiều công trình do Nhà nước đầu tư… Tuy vậy, những yếu kém của DNCI vẫn còn rất nghiêm trọng, đó là:

- Năng lực cạnh tranh thấp do chất lượng kém;

- Giá thành của nhiều sản phẩm còn cao;

- Công nợ quá lớn, nợ quá hạn, nợ khó đòi ngày càng tăng;

- Quy mô doanh nghiệp quá nhỏ;

- Công nghệ lạc hậu;

- Một số doanh nghiệp còn làm ăn thua lỗ kéo dài.

Trường hợp nghiên cứu Công ty TNHH MTV Công ích Quận 2, kết quả hoạt động năm 2014 trong lĩnh vực đầu tư bất động sản như sau:

Giá trị chi đầu tư dự án là 296 triệu đồng, đạt 1% kế hoạch (22.432 triệu đồng). Nguyên nhân không đạt kế hoạch là do chưa hoàn tất thủ tục triển khai chi đầu tư hạ tầng kỹ thuật các dự án.

Thu đầu tư dự án 9.214 triệu đồng, đạt 8% kế hoạch (117.227 triệu đồng), đạt 79% so với cùng kỳ (11.691 triệu đồng). Nguyên nhân không đạt kế hoạch là do chưa triển khai thực hiện các khoản thu lớn trong năm (thu hợp tác kinh doanh tại khu 1, thu chuyển nhượng dự án Phước An).

Bên cạnh sự thiếu hiệu quả trong các lĩnh vực đầu tư, DNCI còn gặp phải những khó khăn lớn về năng lực công nghệ, hợp tác để đổi mới công nghệ như trường hợp nghiên cứu Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị. Trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình do Công ty làm chủ đầu tư, Công ty đã sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố cho Dự án Mua sắm trang thiết bị sửa chữa đường ống thoát nước bằng công nghệ lót ống. Trong năm 2012, công tác chuyển giao và lắp đặt thiết bị cho công nghệ lót ống chưa hoàn thành. Hiện nay, phía Đức mới cử 01 chuyên gia qua khảo sát đánh giá để có kế hoạch chuyển giao chính thức trong năm 2013. Sau đó tiếp tục đề xuất dự án kế cận là Thí điểm sửa chữa tuyến cống thoát nước đường Võ Văn Tần mặc dù vào thời điểm đó, công ty chưa chuyển giao được công nghệ lót ống, các công tác thẩm định, duyệt dự toán, báo cáo kinh tế kinh tế và bản vẽ thiết kế thi công đều bị động. Năm 2013, Dự án Mua sắm trang thiết bị sửa chữa đường ống thoát nước bằng

công nghệ lót ống xảy ra vướng mắc do xảy ra tranh chấp giữa hai bên trong việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng với nội dung chạy thử và chuyển giao công nghệ làm ảnh hưởng thời gian kết thúc dự án. Kéo theo đó dự án: “ thí điểm sửa chữa tuyến cống thoát nước đường Võ Văn Tần” vẫn chưa thực hiện được trong năm 2013.

Đến năm 2015 việc thanh lý hợp đồng gặp nhiều khó khăn do Nhà thầu – Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng thiếu hợp tác trong việc cung cấp các hồ sơ, chứng từ để làm cơ sở xác nhận các khối lượng đã thực hiện. Công nghệ lót ống tại chỗ hiện chưa triển khai được do toàn bộ thiết bị sản xuất và thi công lót ống vẫn chưa được lắp rắp hoàn thiện và chưa được kiểm tra, bảo dưỡng trong thời gian dài; Hợp đồng chuyển giao công nghệ lót ống tại chổ với đơn vị cũ bị ngưng thực hiện do đó phải tiến hành tìm kiếm và ký hợp đồng với các đối tác mới để hỗ trợ chuyển giao công nghệ. Sau khi kiểm tra, hiện nay phía các chuyên gia BerolinaM đang tổng hợp và sẽ gửi báo cáo chính thức về hiện trạng toàn bộ thiết bị thi công công nghệ lót ống, đồng thời đưa ra các phương án sửa chữa các thiết bị hư hỏng.Tuy vậy, trong năm qua Công ty cũng đã chủ động phối hợp với các nhà khoa học trong nước, các trường đại học trên địa bàn thành phố HCM, Sở Khoa học Công nghệ để tổ chức nghiên cứu các nguyên vật liệu đầu vào, dây chuyền công nghệ nhằm từng bước làm chủ công nghệ tránh lệ thuộc vào nước ngoài.

Sự đòi hỏi của thị trường ngày càng đa dạng, ứng dụng và phát triển KH&CN phục vụ sản xuất, kinh doanh là một tất yếu cho sự tồn tại của doanh nghiệp nói chung, DNCI nói riêng. Bên cạnh những hạn chế do thiếu kinh nghiệm trong chuyển giao công nghệ với đối tác nước ngoài, trường hợp chuyển giao công nghệ không thành công của Công ty TNHH MTV TNĐT cũng cho thấy những bất cập rõ ràng về chính sách quản lý đầu ra khi việc xem xét đánh giá chỉ dựa trên đề xuất dự án, số lượng dự án và thiếu những quyết sách xử lý trong quá trình thực hiện. Sự lãng phí về thời gian và tài chính là điều hiển hiện, nhưng vấn đề nghiêm trọng hơn nữa là sự thiếu chủ động của người quản lsy, và mất cơ hội phát triển của DNCI trong thị trường vốn ngày càng khắt khe hơn.

DNCI hiện nay hoạt động vẫn chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, thực trạng này càng khiến chính sách quản lý đầu ra có cơ sở để duy trì khi vấn đề hiệu quả hoạt động của những doanh nghiệp này không thật rõ ràng. Vấn đề hiệu quả của DNCI là đặc biệt quan trọng, vì đã là doanh nghiệp kinh doanh đương nhiên phải có hiệu quả thì mới tồn tại, phát triển. Việc xem xét, đánh giá hiệu quả của DNCI cần có quan

điểm toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội; trong đó lấy suất sinh lời trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh, lấy kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của DNCI. Các đơn vị công lập chiếm tỷ trọng lớn trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, phần lớn hoạt động theo cơ chế sự nghiệp công ích, với nguồn kinh phí chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước. Việc duy trì cơ chế này dẫn tới tình trạng vừa bất cập, vừa không hợp lý trong hoạt động dịch vụ và là một nguyên nhân khiến cho lĩnh vực văn hóa xã hội phát triển chậm hơn lĩnh vực kinh tế. Kéo theo đó, một số DNCI chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản tương tự như đơn vị hành chính, không phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động và trong sự phát triển của mình. Chế độ chúng ta luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi cơ bản của nhân dân. Song việc thực hiện yêu cầu đó không thể chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước, duy trì bao cấp tràn lan mà phải chuyển sang cơ chế dịch vụ phù hợp với KTTT định hướng XHCN. Với chính sách quản lý nhà nước làm chủ và chi phối phần lớn các DNCI như hiện nay càng làm cho thế độc quyền trong cung cấp SP, DVCI nảy sinh, không giúp hình thành cơ chế cạnh tranh, và đương nhiên làm tiêu biến nhu cầu đổi mới công nghệ của các DNCI.

Khắc phục tình trạng trên, đồng thời nhằm đáp ứng những yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNCI, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN, yêu cầu tạo lập cơ chế sử dụng tài sản sở hữu toàn dân có hiệu quả trên cơ sở gắn lợi ích, trách nhiệm của cá nhân người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp với hiệu quả phục vụ cộng đồng. Yêu cầu nâng cao hiệu quả vai trò chỉ đạo, điều tiết của Nhà nước trong nền KTTT thông qua đặt hàng, đấu thầu cung cấp các SP, DVCI. Yêu cầu xã hội hóa các SP, DVCI trên cơ sở sử dụng có hiệu quả ngân sách Nhà nước và huy động của các thành phần kinh tế tham gia cung cấp các SP, DVCI mà xã hội cần nhưng Nhà nước không cấm là những vấn đề cấp thiết đang đặt ra. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, DNCI là một bộ phận của DNNN, do đó cũng phải đặt chung trong chỉnh thể của quá trình đổi mới quản lý đối với khu vực kinh tế nhà nước. Yêu cầu đổi mới DNNN nhằm tạo lập môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy cao độ quyền tự chủ, năng động trong sản xuất kinh doanh. Thúc đẩy và định hướng các hoạt động kinh tế của khu vực kinh tế nhà nước theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Có chính sách và cơ chế giải quyết đúng đắn mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước - doanh nghiệp -

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí