Nhận Diện Các Chính Sách Quản Lý Sản Phẩm , Dịch Vụ Công Ích Tại Các Doanh Nghiệp Công Ích Của Tp. Hồ Chí Minh

của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm thêm việc làm do hiện nay đang liên tiếp cắt giảm đầu tư công dẫn đến khối lượng công việc hạn chế, cạnh tranh gay gắt, không mở rộng được thị trường. Thêm vào đó, công tác thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn do một số công trình đã hoàn thành nhưng không được bố trí vốn, dẫn đến nhiều rủi ro cho nhà thầu. Việc xã hội hóa trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải do Công ty quản lý vẫn đang tiếp diễn và càng phức tạp hơn, do đó đòi hỏi Công ty cần phải nỗ lực và năng động hơn nữa để giữ vững được thế mạnh của Công ty trong tương lai.

2.1.2. Nhận diện các chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích tại các doanh nghiệp công ích của Tp. Hồ Chí Minh

Trước đây, trong cơ chế "thu đủ, chi đủ" không có sự khác nhau giữa doanh nghiệp kinh doanh và các DNCI chuyên sản xuất các hàng hóa, dịch vụ công cộng nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường, sau khi các DNNN chuyển sang nguyên tắc thương mại, trong một thời gian dài cả nhà nước và các DNCI đều lúng túng về cơ chế quản lý. Hiện nay, theo quan niệm mới tại Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ cho rằng: SP, DVCI là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ hoặc đảm bảo quốc phòng, an ninh mà việc sản xuất, cung cấp theo cơ chế thị trường thì khó có khả năng bù đắp chi phí đối với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này; do đó được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định. Đối với DNCI, trước đây do chưa xác định rõ tiêu chí DNNN hoạt động công ích và SP, DVCI đã dẫn đến tình trạng mở rộng quá nhiều danh mục (có tới 30 nhóm sản phẩm dịch vụ thuộc loại SP, DVCI), được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, làm cho số DNNN làm nhiệm vụ công ích phát triển tràn lan, từ 617 doanh nghiệp (năm 1999) lên 732 doanh nghiệp (năm 2000), chiếm 12,8% tổng số DNNN. Hơn nữa, do không phân biệt việc cung ứng các SP, DVCI với xếp loại doanh nghiệp làm nhiệm vụ kinh doanh nên doanh nghiệp làm nhiệm vụ công ích được bao cấp khá nhiều so với DNNN làm nhiệm vụ kinh doanh.

Khắc phục tình trạng trên, Nghị định số: 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ đã quy định rõ danh mục SP, DVCI. Danh mục này không cố định mà căn cứ vào tình hình thực tế, có thể điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài phụ lục kèm theo, Nghị định còn quy định rõ: "trong từng thời kỳ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung danh mục SP, DVCI". Danh mục được chia làm ba loại theo thứ tự A, B, C; trong đó

quy định rõ các phương thức cung ứng SP, DVCI và nguyên tắc lựa chọn. Đối với danh mục loại A, Nghị định ghi rõ: "Việc sản xuất và cung ứng các SP, DVCI quy định tại danh mục A Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này do công ty nhà nước đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, thực hiện theo phương thức đặt hàng hoặc giao kế hoạch". Ví dụ như: sản xuất thuốc nổ, hóa chất phục vụ quốc phòng; sản xuất chất phóng xạ; sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật cho quốc phòng an ninh, trang thiết bị, tài liệu kỹ thuật mật mã; in tài liệu, sách báo chính trị, quân sự chuyên dùng cho quốc phòng an ninh; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với Danh mục sản phẩm loại B, Nghị định cho phép các DNCI thực hiện theo phương thức đặt hàng (cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoặc hợp tác xã), hoặc giao kế hoạch. Sản phẩm loại B gồm: in tiền, các chứng chỉ có giá và sản xuất tiền bằng kim loại; dịch vụ điều hành bay; dịch vụ bảo đảm hàng hải; quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia; quản lý, bảo trì cảng hàng không; xuất bản sách giáo khoa, sách và tạp chí phục vụ giảng dạy và học tập; xuất bản bản đồ, sách báo chính trị; xuất bản tạp chí, tranh ảnh, sách báo phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số; sản xuất phim thời sự, tài liệu, khoa học, phim cho thiếu nhi; quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi quy mô lớn; quản lý, duy tu công trình đê điều, công trình phân lũ và các công trình phòng chống thiên tai; trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sinh thái, rừng ngập mặn lấn biển; sản xuất, lưu trữ giống gốc cây trồng, vật nuôi, sản xuất vac- xin phòng bệnh; dịch vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thoát nước đô thị; chiếu sáng công cộng, cung cấp điện cho vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; quản lý, bảo trì đường đô thị, đường bộ vùng sâu, vùng xa; quản lý, bảo trì đường thủy nội địa; hoạt động điều tra cơ bản về địa chất, khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ; hoạt động khảo sát, thăm dò, điều tra về tài nguyên đất đai, nước, khoáng sản và các loại tài nguyên thiên nhiên; dịch vụ bưu chính phổ cập, dịch vụ bưu chính bắt buộc; một số lĩnh vực quan trọng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc sản xuất và cung ứng các SP, DVCI quy định tại Danh mục C Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này do DNNN, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác và hợp tác xã thực hiện theo phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng. Ví dụ như: quản lý, khai thác hệ thống công tình thủy lợi có quy mô vừa và nhỏ; dịch vụ vận tải công cộng bằng xe buýt tại các đô thị; dịch vụ công cộng: vệ sinh môi trường công cộng, quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè, đường phố, dải phân cách, vòng xoay, quản lý

nghĩa trang, hỏa táng; sản xuất phim truyện do nhà nước đặt hàng hoặc tài trợ; quản lý bảo trì hệ thống đường bộ, quản lý bảo trì bến phà, bến xe quan trọng; vận chuyển, cung ứng hàng hóa và dịch vụ thiết yếu phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa; một số sản phẩm và dịch vụ quan trọng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với những SP, DVCI có thể thực hiện theo hai phương thức, việc lựa chọn phương thức cung ứng SP, DVCI thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: đấu thầu; đặt hàng, giao kế hoạch. Như vậy, việc định ra các tiêu chí quy định cụ thể, rõ ràng các DNCI; SP, DVCI là căn cứ cho các chính sách, cơ chế quản lý đầu tư… phù hợp, sát thực tế, khắc phục tình trạng chồng chéo,lãng phí.

Hệ thống các văn bản chính sách quy định về hoạt động của các DNCI tại Việt Nam đã dần hình thành với những lĩnh vực cụ thể với các tiêu chí rõ ràng về tổ chức, hoạt động. Điều này cho thấy sự quan tâm của nhà nước cũng như nhu cầu của xã hội đối với việc cung cấp các loại HHCC thiết yếu hiện nay:

1. Chính phủ (1996), Nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996 về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, Hà Nội.

2. Chính phủ (2005), Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3 về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (1999), Thông tư số 118/1999/TT-BTC ngày 30 tháng 9 năm 1999 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư số 04/2002/TT-BLĐTBXH ngày 09 tháng 01 năm 2002 hướng dẫn thực hiện quản lý tiền lương và thu nhập đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông tư số 01- BKH/DN ngày 29 tháng 1 năm 1997 hướng dẫn thực hiện nghị định số 56-CP ngày 2 tháng 10 năm 1996 của chính phủ về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích

6. Thông tư của Bộ Tài chính số 32/1998/TT-BTC ngày 17 tháng 3 năm 1988 Hướng dẫn thực hiện chính sách thuế và các khoảng thu ngân sách nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích

7. Nghị định của Chính phủ số 90-CP ngày 17-8-1994 Ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng

8. Quyết định về cung ứng Dịch vụ bưu chính công ích và Dịch vụ công ích trọng hoạt động phát hành báo chí

9. Thông tư của Bộ Tài chính số 06-TC/TCDN ngày 24 tháng 2 năm 1997 về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích.

10. Nghị định của Chính phủ số 31/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005 về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích

11. Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 65/2008/QĐ-TTG ngày 22/5/2008 về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích

12. Nghị định của Chính phủ số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích

13. Quyết định số 41/2011/QĐ-TTG ngày 3 tháng 8 năm 2011 về việc chỉ định doanh nghiệp thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng, cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính quốc tế.

Cùng với xu thế ngày càng hoàn thiện của các văn bản quy phạm pháp luật nhà nước đối với lĩnh vực cung cấp HHCC, sự ra đời của Nghị quyết TW 6 là một dấu mốc cho thấy sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối với việc gắn kết giữa cải cách khu vực công gắn với đổi mới công nghệ. Nghị quyết TW 6 của Ban chấp hành TW Đảng Khóa XI (Nghị quyết số 20NQ-TW) về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu những cơ sở căn bản cho việc cải cách chính sách công nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ:

- Đổi mới cơ chế xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách đối với hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với đặc thù của lĩnh vực khoa học và công nghệ và nhu cầu phát triển của quốc gia, ngành, địa phương; bảo đảm đồng bộ, gắn kết giữa định hướng phát triển dài hạn, chương trình phát triển trung hạn với kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ hằng năm. Điều chỉnh phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng căn cứ vào kết quả, hiệu quả sử dụng kinh phí khoa học và công nghệ của bộ, ngành, địa phương, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.

- Đẩy mạnh thực hiện cơ chế đặt hàng, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và cơ chế khoán kinh phí đến sản phẩm khoa học và công nghệ cuối cùng theo kết quả đầu ra. Xây dựng cơ chế đặc thù trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Mở rộng áp dụng cơ chế tài chính của quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; hình thành cơ chế đánh giá độc lập, tư vấn, phản biện, giám định xã hội đối với các hoạt động khoa học và công nghệ.

- Có cơ chế thúc đẩy đổi mới công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại; hỗ trợ nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao, mua thiết kế, thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài thuộc các lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp mua công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước. Nhà nước chủ động mua kết quả khoa học và công nghệ trong trường hợp có nhu cầu. Chấm dứt và ngăn chặn có hiệu quả việc nhập công nghệ lạc hậu, công nghệ gây nguy hại đến sức khoẻ con người, tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Thực hiện cơ chế đầu tư đặc biệt để triển khai một số dự án khoa học và công nghệ quy mô lớn phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc có tác động mạnh mẽ đến năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm quốc gia.

- Huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ. Nâng tổng đầu tư xã hội cho khoa học và công nghệ đạt 1,5% GDP vào năm 2015, trên 2% GDP vào năm 2020 và khoảng 3% GDP vào năm 2030. Tăng đầu tư của Nhà nước cho khoa học và công nghệ bảo đảm tối thiểu 2% tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm. Có cơ chế sử dụng vốn sự nghiệp kinh tế hỗ trợ đổi mới và chuyển giao công nghệ. Khuyến khích tư nhân thành lập hoặc liên kết với Nhà nước thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ mới, công nghệ cao.

- Nghiên cứu ban hành quy định về việc doanh nghiệp trong nước lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ; coi đây là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp nhà nước và là hoạt động được khuyến khích đối với các doanh nghiệp khác.

Những tiền đề về chính sách vĩ mô nêu trên đã tạo cơ hội lớn cho TPHCM trong việc hoàn thiện chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích tại các DNCI

hướng đến mục tiêu ĐMCN. Xu hướng xã hội hóa SP, DVCI là tất yếu trong xu thế phát triển hiện nay, do đó trong báo cáo phương án tái cơ cấu DNNN thuộc UBND TPHCM, sẽ có 25 DNCI được cổ phần hóa. Theo đó Sau năm 2015 sẽ tiến hành cổ phần hóa Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn - TNHH một thành viên, Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh thành phố và 22 doanh nghiệp dịch vụ công ích quận huyện. Chỉ có 2 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do UBND thành phố làm chủ sở hữu sẽ được giữ lại để thực hiện các nhiệm vụ công ích phục vụ chính sách an sinh xã hội trên địa bàn, là Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị và Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị thành phố.

Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp vẫn hoạt động theo chính sách đơn giá quy định của nhà nước, chính sách quản lý đầu vào, chính sách quản lý theo quy trình, quy định về phân cấp quyết định trong quản lý còn hạn chế, chưa trao quyền tự chủ cho các DNCI nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ riêng đối với chính sách tài chính, do phương thức quản lý truyền thống, chương trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách của DNCI chủ yếu dựa trên cơ chế kiểm soát chi phí đầu vào. Các cơ quan quản lý ngân sách thiên về kiểm soát, khống chế các khoản chi ngân sách theo các khoản mục chi (chi bao nhiêu ,chế độ và chính sách chi tiêu…) và vấn đề quan trọng hơn là khối lưọng sản phẩm dịch vụ cung ứng cho xã hội, so với chi phí chi ra (hiệu quả) chưa được đánh giá 1 cách chính xác. Bên cạnh đó ,vấn đề chất lượng của các loại hàng hóa, dịch vụ công cung cấp phù hợp với yêu cầu của người sử dụng dịch vụ và mức độ đáp ứng không thực sự quan tâm. Chính sách quản lý theo chỉ tiêu nhiệm vụ cho thấy sự thiếu gắn kết với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp, thiếu gắn kết với nhu cầu ĐMCN của các DNCI, do đó mà dẫn đến tính thiếu hiệu quả trong hoạt động của một loạt các DNCI tại TPHCM hiện nay.

Bảng 2.2. Các chỉ tiêu tài chính kinh tế của Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị giai đoạn 2012 - 2013

Đơn vị: triệu đồng



STT


Chỉ tiêu kinh tế chủ yếu


Mục tiêu


Thực hiện

Tỷ lệ (%)

(thực hiện so với kế hoạch)


Năm

1.

Giá trị thực hiện nguồn vốn phí bảo vệ môi trường cho công tác QL VH HTTN. (tạm tính theo mức lương 2.000.000 đồng/tháng để có cơ sở so sánh đầu năm).

(Tính theo mức lương 1.512.500 đồng/tháng Giá trị thực hiện trong năm 2013 đạt: 468.615 triệu đồng, đạt 81,66 %)


573.860


558.805


97,37


2013

2.

Giá trị ký hợp đồng thực hiện các dịch vụ và thi công công trình ngoài .


185.000


130.333


70,45


2013

3.

Giá trị thực hiện nguồn vốn phí bảo vệ môi trường cho công tác QL VH HTTN.

420.064

446.283

106,2


2012

4.

Giá trị thực hiện các dịch vụ và thi công công trình ngoài .

100.000

108.500

108.5


2012

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Chính sách quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích tại Tp.HCM - 8


Báo cáo tài chính của công ty cho thấy sự so sánh giữa mục tiêu năm trước và tình hình thực tế thực hiện của năm sau cùng phần trăm đạt được. Với cách chính sách quản lý tài chính như vậy rất khó quản lý được hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ công ích đối với xã hội hiện nay như thế nào. Nội dung các báo cáo chi tiết về khó khăn của Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị khi có sự thay đổi về điều chỉnh mức lương, cũng như việc thiếu rõ ràng trong trách nhiệm vận hành hệ thống thoát nước, quản lý nhà máy xử lý nước thải cũng không đưa lại những đánh giá toàn diện về chất lượng SP, DVCI của doanh nghiệp:

- Việc điều chỉnh mức lương từ 2.000.000 đồng xuống 1.512.500 đồng/tháng dẫn đến Quỹ tiền lương năm 2013 được các Sở ngành xét duyệt chậm (cụ thể ngày 24/01/2015 mới được UBND thành phố thông qua), kéo theo Quỹ tiền lương năm 2014 đến nay vẫn chưa được xét duyệt.

- Các chính sách Nghị định, Thông tư liên quan đến lao động, định mức công tác trong lĩnh vực hoạt động ngành liên tục thay đổi, điều chỉnh đã ảnh hưởng đến tâm lý người lao động, sự thụ động trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính năm;

- Mối quan hệ hỗ trợ tương quan giữa các cơ quan quản lý Nhà nước (sở GTVT), chủ đầu tư (TTCN) và Công ty còn chưa chặt chẽ.

- Nguồn nhân lực lao động phổ thông chiếm tương đối cao. Đây là hạn chế lớn trong việc phát triển đổi mới phương thức quản lý trong tương lai.

- Tỷ trọng lao động có kiến thức chuyên môn chưa tương xứng với nhu cầu quản lý, nguồn lực này còn thụ động, ít va chạm thực tiễn, thiếu kinh nghiệm và cần đào tạo lại mới đáp ứng được trọng trách theo yêu cầu.

- Chưa xem trọng việc cập nhật cơ sở dữ liệu nên công tác thống kê, phân tích dữ liệu không thể triển khai dẫn đến bị động trong công tác dự báo, đề xuất giải pháp kỹ thuật.

- Phương pháp quản lý kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin còn chưa đồng bộ và đang ở bước đầu đưa vào quản lý một cách có hệ thống.

Kết quả báo cáo về các vướng mắc trong hoạt động của Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị cho thấy các yếu tố thống kê là các nguồn lực đầu vào như nhân lực, phương pháp quản lý, hệ thống dữ liệu trong quản lý... Kiểm soát hoạt động của công ty phần lớn chỉ trên cơ sở đánh giá tương đối những yếu tố đầu vào mà thiếu sự so sánh tương quan thể hiện qua tỉ lệ đầu tư và kết quả thu lại.

Báo cáo về hạn chế trong hoạt động của Công ty TNHH MTV Công ích Quận 2 cho thấy các vướng mắc chủ yếu thuộc về nội tại của doanh nghiệp, tuy nhiên có rất nhiều hạng mục không được hoàn thành so với chỉ tiêu không được đề cập đến:

- Về tổ chức, bộ máy: Tuy có sự chuyển biến tích cực trong các hoạt động của từng phòng, ban, xí nghiệp, cũng như trong từng cán bộ công nhân viên, như tinh thần trách nhiệm có tăng lên, thái độ công tác có tích cực hơn, song, trong một chừng mực nhất định, trong từng phòng ban, xí nghiệp nhất định và trong từng cán bộ công nhân viên nhất định sự chuyển biến chưa nhiều, còn biểu hiện tính thụ động, chậm chạp trong thực hiện nhiệm vụ được giao, cá biệt có phòng, ban, xí nghiệp, có cán bộ công nhân viên hiệu quả công việc chưa cao.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí