Kết Quả Khảo Nghiệm Mức Độ Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Bồi Dưỡng Nvql Cho Cbql Trường Thcs Huyện Thanh Thủy, Tỉnh Phú Thọ

Về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất:

Tất cả 5 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết và rất cần thiết thể hiện ở giá trị trung bình là Error! Objects cannot be created from editing field codes.= 2,63. Cả 5 biện pháp đề xuất đều được được đánh giá là rất cần thiết và không có biện pháp nào đánh giá là không cần thiết.

Biện pháp được đánh giá là cần thiết nhất là biện pháp 2 “Lựa chọn nội dung bồi dưỡng sát với nhu cầu thực tế của CBQL trường THCS trong giai đoạn hiện nay”. Với điểm trung bình là Error! Objects cannot be created from editing field codes. = 2,73. Biện pháp được đánh giá ít cần thiết hơn cả là biện pháp 5: “Đáp ứng những điều kiện cần thiết phục vụ công tác bồi dưỡng NVQL cho CBQL giáo dục” ở mức độ cần thiết với Error! Objects cannot be created from editing field codes. = 2,52.

Về tính khả thi của các biện pháp đề xuất:

Nhìn chung tất cả 5 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất khả thi thể hiện ở giá trị trung bình là Error! Objects cannot be created from editing field codes. = 2,67. Cả 5 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất khả thi và không có biện pháp nào đánh giá là không khả thi.

Biện pháp được đánh giá khả thi nhất là biện pháp Lựa chọn nội dung bồi dưỡng sát với nhu cầu thực tế của CBQL trường THCS trong giai đoạn hiện nayvới điểm trung bình là Error! Objects cannot be created from editing field codes. = 2,81. Biện pháp được đánh giá ít khả thi hơn so với các biện pháp còn lại là biện pháp Đáp ứng những điều kiện cần thiết phục vụ công tác bồi dưỡng, với Error! Objects cannot be created from editing field codes. = 2,55.

Để khảo nghiệm sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi minh họa bằng biểu đồ sau:

2.85

2.8

2.75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

2.7

Mc đcn thiết

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ - 12

Tính khthi

2.65

2.6

2.55

2.5

2.45

2.4

2.35

BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5


Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Kết luận chương 3


Trên cơ sở vận dụng các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về GD&ĐT, các kiến thức của khoa học QL giáo dục, kế thừa những thành tựu của các đề tài nghiên cứu trước đó và đặc biệt là thông qua thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS của Phòng GD&ĐT; tác giả đề xuất 5 biện pháp tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ, nhằm nâng cao trình độ về nghiệp vụ quản lý giáo dục cho đội ngũ CBQL các trường THCS, đó là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý giáo dục trong các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của huyện.

Các biện pháp đều đã được khảo nghiệm và đều có mức độ cần thiết và tính khả thi cao; do vậy để nâng cao chất lượng quản lý điều hành của đội ngũ CBQL trường THCS, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của các nhà trường, cần thực hiện đồng bộ 05 giải pháp trên đây, bởi giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau.

Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện, thì việc vận dụng phải đảm bảo sự linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, đơn vị, thực trạng của đội ngũ CBQL; có như vậy mới ưu tiên để thực hiện biện pháp tối ưu, có mức độ cần thiết và tính khả thi cao, góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng giáo dục và đào tạo tại đơn vị.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua luôn nhận được sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước; sự theo dõi và đóng góp của nhân dân. Cùng với sự phát triển của đất nước, chất lượng Giáo dục và Đào tạo ngày càng được yêu cầu cao hơn, đặc biệt, khi mà toàn ngành giáo dục đang thực hiện cuộc cách mạng lớn, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, thì chất lượng giáo dục lại được coi trọng hơn bao giờ hết.

Để nâng cao chất lượng giáo dục thì chất lượng đội ngũ CBQL các nhà trường là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng; CBQL là người quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của nhà trường, do vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người CBQL phải có chuyên môn giỏi và năng lực nhất định về NVQL giáo dục, quản lý nhà trường. Trình độ chuyên môn của CBQL được trang bị trong trường sư phạm, còn nghiệp vụ quản lý cần phải được bồi dưỡng. Bởi vì CBQL đều được đề bạt từ giáo viên THCS do đó các kiến thức và kỹ năng về quản lý chỉ là chút ít kinh nghiệm bản thân. Vì vậy việc bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS là việc làm vô cùng quan trọng và rất cần thiết.

Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy, đội ngũ CBQL trường THCS của huyên Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đã đủ về số lượng và chất lượng chuyên môn tương đối tốt. Các CBQL ít nhiều đã được bồi dưỡng về NVQL nhưng trong quản lý nhà trường vẫn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Các khó khăn đó đều do trình độ nghiệp vụ quản lý của họ chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS đã được Phòng GD&ĐT Thanh Thủy quan tâm thực hiện, song chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng còn chưa cao; nhiều CBQL còn một số hạn chế về NVQL. Do vậy, cần phải có hệ thống các biện pháp phù hợp hơn, khả thi hơn để tăng

cường hiệu quả của công tác bồi dưỡng, giúp họ có nghiệp vụ quản lý vững vàng hơn.

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội và giáo dục của huyện, yêu cầu phát triển giáo dục cấp THCS và thực trạng công tác bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS của huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đề xuất 05 biện pháp tăng cường hiệu quả công tác bồi dưỡng NVQL cho CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện. Các biện pháp đó là:

1. Nâng cao nhận thức của CBQL các cấp về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS trong giai đoạn mới.

2. Lựa chọn nội dung bồi dưỡng sát với nhu cầu thực tế của CBQL trường THCS trong giai đoạn hiện nay.

3. Nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa Phòng GD&ĐT với các đơn vị liên quan

4. Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng

5. Đáp ứng những điều kiện cần thiết phục vụ công tác bồi dưỡng

Các biện pháp này có quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau, khi thực thi phải tiến hành đồng bộ thì mới có thể đạt hiệu quả cao. Do không có điều kiện thực nghiệm các biện pháp nên chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Các ý kiến của các CBQL đã khẳng định các biện pháp đều có mức độ cần thiết và có tính khả thi cao. Có thể vận dụng để bồi dưỡng NVQL cho CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

2. Khuyến nghị

2.1. Với UBND tỉnh Phú Thọ

Chỉ đạo Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan có kế hoạch thực hiện để hoàn thành mục tiêu trong quy hoạch phát triển GD&ĐT tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Ban hành các văn bản quy định, chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với CBQL, đặc biệt là đối với CBQL giỏi.

Tạo điều kiện cấp kinh phí, đầu tư CSVC cho các huyện chưa tự chủ được nguồn kinh phí chi thường xuyên, giúp các huyện có điều kiện tót hơn để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

2.2. Với Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ

Chỉ đạo các phòng GD&ĐT trong việc rà soát kiểm tra đội ngũ CBQL trường THCS về việc thực hiện các chức năng quản lý và xác định rõ hơn nữa những yêu cầu và nội dung quản lý trường THCS để CBQL có cơ sở rèn luyện, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà trường.

Chỉ đạo các phòng GD&ĐT tổ chức các cuộc thi CBQL giỏi cấp huyện; tổ chức hội thi CBQL giỏi cấp tỉnh để khuyến khích CBQL tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý của mình

Sở GD&ĐT chỉ đạo trường bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hàng năm rà soát, xem xét bổ xung những nội dụng mới vào chương trình bồi dưỡng và biên soạn hệ thống tài liệu thống nhất có chất lượng, làm cơ sở để các Phòng GD&ĐT tổ chức thực hiện bồi dưỡng.

2.3. Với UBND huyện Thanh Thủy

Chỉ đạo phòng GD&ĐT làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS để có kế hoạch chủ động bồi dưỡng và bồi dưỡng kế cận.

Hằng năm, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của huyện, trong đó có sự phân công trách nhiệm của các phòng, ngành, các đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch.

Có chế độ thoả đáng khuyến khích CBQL trường THCS tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ NVQL nhà trường.

Tạo điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất để công tác bồi dưỡng NVQL cho CBQL các trường THCS đạt hiệu quả cao hơn.

2.4. Với Phòng GD&ĐT Thanh Thủy

Xây dựng quy hoạch tổng thể về quy hoạch, tuyển chọn tạo nguồn CBQL ngành giáo dục và đào tạo huyện Thanh Thủy giai đoạn 2016-2020,

trình Huyện ủy, UBND huyện phê duyệt; trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo nguồn CBQL có chất lượng tốt.

Đánh giá đúng kết của công tác của đội ngũ CBQL nhà trường, thực hiện tốt các quy định về bổ nhiệm và bổ nhiệm lại các chức danh Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tham mưu việc điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm CBQL trường học, tạo động lực khuyến khích cán bộ quản lý học tập vươn lên.

Chú trọng tổ chức thăm quan, giao lưu, trao đổi về kinh nghiệm quản lý trường học đối với CBQL các nhà trường; tổ chức tốt hội thi CBQL giỏi.

Cần thống nhất cao trong việc kiểm tra đánh giá.

Kịp thời đề xuất khen thưởng những CBQL giỏi, CBQL có thành tích xuất sắc trong công tác;

2.5. Với đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện Thanh Thủy

Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước... Biết vận dụng một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường để quản lý nhà trường một cách toàn diện, thu được hiệu quả cao.

Tích cực tham gia các hoạt động của ngành, của địa phương có tác dụng nâng cao trình độ NVQL phục vụ cho công tac squanr lý của mình.

Tích cực học tập, bồi dưỡng và chuyển biến quá trình đó thành quá trình tự học, tự bồi dưỡng, học tập, bồi dưỡng thường xuyên và suốt đời, bằng nhiều hình thức khác nhau để không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, đặc biệt là các kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ quản lý nhà trường

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số: 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Dự án phát triển giáo dục THCS II - Một số chuyên đề Bồi dưỡng CBQL và GV THCS, Quyết định số 2435/QĐ- BDGĐT ngày 15 tháng 6 năm 2011 .

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT, ngày 28/3/2011, ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy hoạch-Phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020 (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 6639 /QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư số 11/2015/TT-BGD&ĐT, ngày 29/5/2015, của liên bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ.

7. Nguyễn Bá Dương (1999), Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Vũ Dũng (2006), Tâm lý học quản lý, Đại học Sư phạm Hà nội.

9. Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và sự phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam.

10. Phạm Minh Hạc(1986), Một số vấn đề Giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí