Tác Động Ngoại Biên Của Chính Sách Quản Lý Sản Phẩm , Dịch Vụ Công Ích Tại Các Doanh Nghiệp Công Ích Đối Với Hoạt Động Đổi Mới Công Nghệ

người lao động; quản lý bằng hệ thống pháp luật và điều chỉnh thông qua hệ thống các đòn bẩy kinh tế. Ngày nay, vai trò của Nhà nước đang thay đổi nhanh chóng ở hầu hết các nước đang phát triển. Vai trò của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, là người sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đang là vấn đề được xem xét lại trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, cổ phần hóa DNCI diễn ra còn chậm chạp, một số DNCI đặc thù vẫn do nhà nước nắm quyền chi phối trong khi phương thức quản lý theo đầu ra chưa có sự cải biến rõ rệt. Vấn đề về đơn giá, định mức theo quy định của nhà nước vẫn thiết chặt khả năng vận động của các DNCI trong một nền kinh tế năng động. Điều đáng lo ngại ở đây là sự bảo trợ của nhà nước đi kèm với phương thức quản lý đầu ra dẫn đến tính hiệu quả trong hoạt động của DNCI luôn là một dấu hỏi lớn đối với xã hội khi chi phí lớn, nguồn lực lớn song SP, DVCI được cung ứng không tương xứng. Thậm chí một số doanh nghiệp còn mắc nhiều sai phạm trong quá trình hoạt động:

”Thực hiện chỉ đạo của UBND TP, Sở phối hợp tiến hành thanh tra các đơn vị, doanh nghiệp công ích có 100% vốn nhà nước. Qua thanh tra 8 đơn vị thì phát hiện hầu hết có sai phạm. Sai phạm ở đây về quan điểm quan trọng ở chỗ là các đồng chí ở các doanh nghiệp công ích này ký hợp đồng thời vụ, tức là dưới 3 tháng cho rất nhiều công nhân, trong khi họ đủ điều kiện để được ký hợp đồng không thời hạn. Công việc của họ là lao động thường xuyên, năm này sang năm khác nhưng các anh ký là ký dưới 3 tháng để không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chỉ có lương trong hợp đồng lao động thôi. Ngoài ra công nhân mà đủ điều kiện ký hợp đồng không xác định thời hạn, thì cũng bị ký hợp đồng có thời hạn””. “Lấy quỹ lương của người lao động chi lương, khen thưởng viên chức quản lý. Cái này là nó sai cả về tài chính, sai cả về mặt đạo đức nữa”

Đại diện Sở Lao động Thương Binh và Xã hội


Những phân tích trên cho thấy câu trả lời về sự không phù hợp của phương thức quản lý theo đầu ra được thực hiện đối với các DNCI hiện nay. Nếu không có sự thay đổi về phương thức quản lý thì kết quả hoạt động của DNCI sẽ khó có sự khởi sắc trong những năm tới, các vấn đề bất cập thì vẫn tồn tại như trường hợp Công ty TNHH MTV Công ích Quận 2:

- Công tác vận hành các trạm ép rác kín đến nay vẫn chưa được các cơ quan chức năng nhà nước ban hành về định mức, đơn giá nhà nước để thực hiện vận hành theo quy định. Chi phí vận hành các năm qua vẫn treo, chưa thể quyết toán với ngân sách nhà nước.

- Hiện trên địa bàn quận 2 vẫn còn khó khăn về kinh phí để đầu tư nhà lưu chứa rác y tế theo yêu cầu của Sở Y tế thành phố theo Chương 4, Điều 16 quyết định 43/207/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 về việc ban hành qui chế quản lý chất thải rắn y tế.

- Phương tiện thu gom vận chuyển rác đầu tư từ lâu, đến nay đã cũ, thường xuyên hư hỏng, trong khi đó tiền khấu hao thường thấp nên việc sử dụng nguồn này để tái đầu tư xe mới thường không đủ bù đắp, gây thiếu hụt vốn.

- Công ty đã có đẩy mạnh việc thu gom rác đến nhiều hộ dân, tuy nhiên, do lực lượng thu gom rác dân lập chiếm phần lớn trên địa bàn quận, các đơn vị này thu phí không đúng theo Quyết định 88/2008/QĐ-UBND, chất lượng phục vụ chưa tốt. Trong khi đó, Cơ quan chủ quản (Ủy ban nhân dân phường, xã) chưa quản lý được các lực lượng thu gom rác dân lập này, dẫn đến mức độ hài lòng của người dân thấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

- Chưa phân cấp rõ về công tác thu gom, vớt rác trên các tuyến sông, rạch khiến tình trạng ô nhiễm rác thải trên sông, rạch và gây cản trở dòng chảy, ảnh hưởng môi trường sống.

Nhận thức được các khó khăn hiện hữu song doanh nghiệp hoàn toàn thiếu tự chủ trong việc giải quyết các vướng mắc nảy sinh. Nếu chỉ trông đợi vào nguồn kinh phí nhà nước cho việc giải quyết triệt để những hoạt động này thì không khi nào là đủ. DNCI còn bị kiểm soát bởi các nguồn lực đầu vào, kế hoạch đầu vào thì sự cải biến về chất lượng hoạt động sẽ còn là một vấn đề dài kỳ. Thêm vào đó cách thức quản lý này không khuyến khích được hoạt động đổi mới công nghệ tại các DNCI bởi việc sự bao cấp của ngân sách cũng như tính phi hiệu quả của thị trường mang màu sắc độc quyền.

Chính sách quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích tại Tp.HCM - 10

Trong năm 2013, TP HCM phát hiện nhiều sai phạm tại 4 doanh nghiệp công ích, gồm: Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị, Công ty TNHH MTV Công trình giao thông Sài Gòn, Công ty TNHH MTV Chiếu sáng công cộng và Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh. Sai phạm của các doanh nghiệp này là đã chi lương, thưởng cho cán bộ quản lý cao vượt quá quy định với mức hàng tỉ đồng/năm. Giải thích điều này, một lãnh đạo nhận “lương khủng” cho biết vì doanh nghiệp kinh doanh lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chính cơ chế độc quyền trong việc thực hiện các dịch vụ công ích đã giúp 4 doanh nghiệp trên lãi cao. Thậm chí, có doanh nghiệp còn sử dụng lao động ít hơn so với thực tế khai báo để có thêm tiền từ ngân sách.

Nguyễn Phan, “” Chống độc quyền dịch vụ công ích””,

Báo Người Lao động

Theo kết quả thực hiện nhiệm vụ của 2 trường hợp nghiên cứu trong giai đoạn 2012 -2015 ở các công ty này chỉ xuất hiện một số sáng kiến nhỏ lẻ trong kĩ thuật, có duy nhất 1 trường hợp chuyển giao công nghệ song không thành công.

Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị: Công ty cũng đã tích cực tham gia nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp mới nhằm cải tiến các công cụ quản lý, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả cho công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước như hoàn thành và báo cáo các sáng kiến cải tiến kỹ thuật: “Thiết bị bảo vệ ống xả máy bơm phục vụ công tác bơm ứng cứu”; “ Mô hình bể tách mỡ cho các hộ kinh doanh vừa và nhỏ” ; “Nghiên cứu cải tiến máy quay lòng, cảo lấy bùn”.

Ngoài ra không thấy xuất hiện bất kỳ một hoạt động đổi mới công nghệ theo đúng nghĩa có thể thay đổi phương thức quản lý, hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp.

2.2.3. Tác động ngoại biên của chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích tại các doanh nghiệp công ích đối với hoạt động đổi mới công nghệ

Nếu những tác động âm tính rõ rệt nhất của chính sách quản lý đầu ra đối với các DNCI là việc sử dụng lãng phí, không hiệu quả các nguồn lực xã hội trong tương quan với SP, DVCI được cung ứng, tính thiếu hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp, làm giảm nhu cầu đổi mới công nghệ trong sản xuất thì tác động ngoại biên của chính sách này được nhìn nhận ở khía cạnh tâm lý ỷ lại, thiếu động lực phát triển cho toàn khu vực công ích nói chung.

Rõ ràng, chính sách quản lý nhà nước đối với dịch vụ công ích còn nhiều bất cập: thiếu chiến lược quy hoạch và phát triển mạng lưới dịch vụ công ích chưa đồng bộ và chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đầu tư của Nhà nước còn dàn trải, phân tán; trách nhiệm và phân cấp thẩm quyền chưa rõ ràng; cơ chế quản lý tài chính chưa đổi mới kịp yêu cầu. Hậu quả là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công ích còn lúng túng về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động. Xã hội hóa các dịch vụ công ích còn chậm, chưa huy động được nhiều nguồn lực xã hội tham gia cung ứng dịch vụ công ích. Có ý kiến cho rằng, Nhà nước đã và đang thực hiện các nhiệm vụ mà nó không có đủ chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ này, kết quả là các nguồn lực được đầu tư vào các hoạt động đã không được khai thác tối đa. Cụ thể như:

- Sự điều hành kém hiệu quả của Nhà nước đối với hệ thống cơ sở hạ tầng thường dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng các dịch vụ công ích được cung cấp. Điều này cản trở sự tiến bộ về mặt kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển. Việc

cung cấp gián đoạn điện, nước và hệ thống đường nông thôn yếu kém đã làm tăng các chi phí của hoạt động thương mại và công nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp thường là người gánh chịu điều này do họ không thể có sự lựa chọn nào khác về cơ sở hạ tầng công cộng.

- Tại nhiều nước đang phát triển, sự thua lỗ của các DNNN đã vắt kiệt các nguồn lực cần thiết cho các dịch vụ công cộng khác. Tuy nhiên, với sự điều hành tốt, nhiều quốc gia trong số các nước đang phát triển đã có thể tạo ra một nguồn lợi nhuận đáng kể đầu tư từ nguồn ngân sách. Các công ty Nhà nước có chi phí cao, không tương xứng các nguồn lực của thị trường vốn trong nước. Thay vào đó, nếu các công ty này tạo ra lợi nhuận thì họ có thể góp phần tăng nguồn vốn huy động trong nước và thu hút vốn nước ngoài.

- Nhà nước đưa ra hàng loạt các quy định nhằm bảo hộ các DNCI không hiệu quả khỏi sự cạnh tranh đã ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội thông qua nhiều hình thức như tăng chi phí đầu vào...Cùng với xu thế chung và những yêu cầu về đổi mới mô hình quản lý tài chính và các chính sách tài chính đi kèm như chính sách về vốn, bảo toàn vốn, chi phí, giá thành và doanh thu, chính sách về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận đối với các DNNN thì DNCI cũng đòi hỏi phải được đổi mới tương ứng. Để khuyến khích các doanh nghiệp không ngừng cải tiến công tác quản lý nhằm giảm chi phí, phấn đấu kinh doanh có lãi, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, Nhà nước cần có những chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh, có khả năng chủ động về tài chính, có mức lợi nhuận thỏa đáng cho từng loại hình doanh nghiệp, trong từng lĩnh vực cụ thể. Có thể thấy, DNCI cũng là một DNNN, vì vậy ngoài những nghĩa vụ và quyền lợi của DNNN, DNCI vẫn cần thực hiện các hoạt động kinh doanh khác như Luật Doanh nghiệp đã quy định như một doanh nghiệp kinh doanh đơn thuần.

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ SẢN PHẨM ĐẦU RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH.


3.1. Quan điểm về chính sách quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công ích

Trước thực trạng về phương thức quản lý lỗi thời hiện nay ở các DNCI, việc cải cách DNCI đã trở nên hết sức cấp bách, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Yêu cầu đặt ra là, điều chỉnh để DNCI có cơ cấu hợp lý, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng; đa dạng hóa sở hữu, chuyển từ chế độ sở hữu duy nhất là Nhà nước sang đa sở hữu, kể cả sở hữu tư nhân, với mục tiêu sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển sản xuất kinh doanh. Nghị quyết Trung ương 3, khóa IX đã quyết định đến năm 2005, hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu DNNN hiện có, bằng các hình thức như cổ phần hóa, chuyển một số doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trực thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, sáp nhập, giải thể, phá sản, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê.

Trong xu thế đó, chính sách quản lý sản phẩm đầu ra cho các doanh nghiệp công ích nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ phải dựa trên triết lý hệ thống kết quả đầu ra chi phối mọi hoạt động quản lý, các đơn vị quản lý nhà nước không cần quản lý chi phí, không cần có định mức, đơn giá (trên cơ sở xác định được chi phí tối thiểu, giá thành), chỉ cần quản lý chất lượng sản phẩm đầ u ra (bằng các tiêu chí cụ thể).

Kết quả phỏng vấn lãnh đạo một số DNCI cho thấy hiện nay yêu cầu quản lý dựa trên sản phẩm đầu ra là phù hợp xu thế phát triển của doanh nghiệp, tăng tính tự chủ cho nhà quản lý và đảm bảo đáp ứng nhu cầu của xã hội về SP, DVCI.

Một số quan điểm cụ thể của chính sách quản lý sản phẩm đầu ra đối với các DNCI nhằm nâng cao năng lực hoạt động cũng như thúc đẩy đổi mới công nghệ trong phát triển doanh nghiệp:

Quản lý đi từ việc xác định sản phẩm mong muốn, xác định đầu ra kỳ vọng và qua đó hướng tới tính toán các yếu tố đầu vào để xác định dự toán và phân bổ nguồn lực phù hợp.

Kế hoạch quản lý đầu ra được lập trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa mục tiêu trung hạn và nhu cầu thực tế.

Hiệu quả quản lý được đo lường trong giới hạn các loại SP, DVCI được cung cấp, ví dụ như ngân sách được quyết định bởi giá cả thanh toán cho các đầu ra được cung ứng.

Kiểm soát hiệu quả quản lý bởi sản phẩm và các đầu ra nối tiếp với kế hoạch ban đầu, với mục tiêu chính sách và nhu cầu xã hội.

Quản lý có sự giám sát và hỗ trợ của các cơ quan nhà nước thay cho cơ chế trực tiếp điều hành, chỉ đạo như hiện nay.

Người quản lý được trao quyền tự chủ cao trong quản lý sản phẩm đầu ra.

Quản lý kết quả đầu ra góp phần đổi mới chính sách quản lý nguồn lực của khu vực công nói chung, các DNCI nói riêng nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản đó là: phân bổ có hiệu quả nguồn lực tài chính theo các mục tiêu ưu tiên chiến lược và nâng cao hiệu quả hoạt động về cung cấp SP, DVCI. Từ việc cải thiện chất lượng hoạt động của DNCI đến tạo động lực cho đổi mới công nghệ nhằm giữ thế cạnh tranh trên thị trường của những doanh nghiệp này là một tất yếu.

Ý nghĩa của chính sách quản lý theo sản phẩm đầu ra:

DNCI và nhà nước quản lý theo sản phẩm đầu ra sẽ có được các thông tin hữu

ích:

– Xác định đầu ra cho câu hói sản phẩm, dịch vụ công ích nào nên được sản xuất, sẽ được sản xuất với số lượng và chất lượng ra sao?

– Nguồn đảm bảo cần thiết để đảm bảo sản xuất ra các đầu ra

– Kiểm tra mối liên hệ giữa các đầu ra và đóng góp của các đầu ra và kết quả mong đợi.

– Tạo động lực cho đổi mới công nghệ của DNCI nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng và ngày càng phức tạp của xã hội

Quản lý theo kết quả đầu ra cho phép công tác kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chi tiêu ngân sách theo quy trình mở, mọi người dân mọi nhà đầu tư đều có thể dễ dàng kiểm tra và kiểm soát đưa ra những đấnh giá 1 cách đúng đắn hoạt động và kết quả hoạt động của DNCI dựa trên các mục tiêu, tiêu chí đánh giá đã được xác lập.

3.2. Kính nghiệm một số quốc gia về chính sách quản lý sản phẩm đầu ra


Quản lý DNCI như thế nào để đối tượng này phát huy được hiệu quả hoạt động là một trong những vấn đề quan trọng trên bàn nghị sự của mỗi quốc gia bởi lẽ DNCI óng vai trò thiết yếu đối trong xây dựng nền dân chủ. Trên cơ sở một nghiên cứu so sánh các văn bản pháp lý hiện hành tại năm nước thuộc liên minh Châu Âu (Đức, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Italia và Anh) đã cho kết luận rằng quyết tâm bảo đảm những quyền cơ bản của con người là nền tảng chung cho một quy chế Châu Âu thống nhất về dịch vụ công cộng. Bởi lẽ các dịch vụ công cộng là cần thiết cho việc thực hiện các quyền cơ bản, nên chúng cũng cần được bảo đảm chắc chắn như những quy định của Hiệp ước Maastricht bảo đảm cho sự vận hành trôi chảy của cơ chế thị trường. Nói vậy không có nghĩa là đối lập dịch vụ công cộng với thị trường, mà là tạo ra cơ sở khẳng định tính pháp lý cho việc nhà nước can thiệp nhằm tạo khuôn khổ, bổ sung và nếu cần thì điều chỉnh các cơ chế của thị trường nhằm bảo đảm được một nguồn cung ứng dịch vụ công cộng thỏa đáng. Quan điểm về dịch vụ công cộng mà hầu hết các nước phát triển đều nhất trí là không thể để mặc cho các dịch vụ này phát triển tùy tiện, càng không thể để cho các đối tượng kinh doanh trong một lĩnh vực có cạnh tranh như vận tải đường bộ tàn phá chính những yếu tố cơ bản trong các lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời cũng không thể để cho một lĩnh vực độc quyền bóc lột người sử dụng. Điều tiết của chính quyền dưới hình thức nào đó là một việc làm cần thiết. Do hoạt động điều tiết đó xử lý những vấn đề quan trọng như chất lượng và giá cả của các dịch vụ công cộng, những điều kiện cạnh tranh giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ, nên nhất thiết phải tổ chức công tác điều tiết theo những mô hình vừa chặt chẽ, vừa thực tế. Dịch vụ công cộng bao hàm một khía cạnh mang tính xã hội: bảo đảm quyền sử dụng bình đẳng các HHCC cơ bản với mức giá vừa phải. Nó cũng bao hàm một khía cạnh mang tính lãnh thổ, thông qua biện pháp điều hòa giá cho phép tạo ra quyền hưởng thụ bình đẳng tại mọi địa điểm trên lãnh thổ. Thực tế điều này đã cho phép xử lý các hiệu ứng ngoại lai, nhưng điều tạo ra màu sắc đặc thù của dịch vụ công cộng chính là việc nó được sử dụng như một công cụ phục vụ chiến lược quốc gia nhằm tạo ra tính tự chủ về mặt khoa học - công nghệ.

Các quốc gia phát triển có thể cung cấp nhiều kinh nghiệm thực tế cho thấy nhu cầu năng cao hiệu quả hoạt động của DNCI là tất yếu và phương thức quản lý sản phẩm đầu ra là hoàn toàn phù hợp với xu thế quản lý hiện đại đối với các DNNN nói chung, DNCI nói riêng.

1. Kinh nghiệm Trung Quốc: Chính phủ Trung Quốc đã có những chính sách cải cách kinh tế đem lại hiệu quả rõ rệt, là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở châu á. Nhà nước đã tập trung một khối lượng vốn đầu tư lớn vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, nhiều hơn số lượng vốn hiện có tính từ sau ngày giải phóng cho đến năm 1980. Với tỷ trọng hơn 70% của chế độ công hữu trong toàn bộ nền kinh tế, song Trung Quốc vẫn giữ mức tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất thế giới, đạt khoảng trên dưới 10% liên tục trong nhiều năm. Áp dụng chính sách mở cửa, Nhà nước Trung Quốc đã có những chính sách rất cụ thể áp dụng cho từng vùng khác nhau. Riêng đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế có thể nói Trung Quốc đã có nhiều mạnh dạn sử dụng các phương pháp đầu tư thu hồi nhanh để tái đầu tư cơ sở hạ tầng. Chỉ tính trong 10 năm gần đây, cơ sở hạ tầng đã được xây dựng mang tính hiện đại đồng bộ ngay từ đầu, ưu tiên làm đường giao thông, đường điện, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, quy hoạch các ô xây dựng nhà ở, các công trình công cộng trước; còn trụ sở làm việc thì xây sau. Một trong những vấn đề đáng quan tâm về huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng là kinh nghiệm của tỉnh Quảng Đông trong việc phát triển giao thông. Chỉ trong vòng 10 năm, theo thống kê chưa đầy đủ đã xây dựng được hơn 293 km đường cao tốc, hàng ngàn km đường cấp I, cấp II và hơn

1.000 cây cầu lớn nhỏ. Nhờ đó đã rút ngắn thời gian đi lại còn khoảng 1/3 so với trước. Có được kết quả đó là nhờ tỉnh Quảng Đông đã áp dụng chủ trương "lấy đường nuôi đường, lấy cầu nuôi cầu" từ rất sớm, trong đó cho phép thu lệ phí đối với tất cả các loại xe cộ khi qua cầu hoặc đường mới xây dựng và nâng cấp. Chỉ trong vòng 10 năm đã thu được hơn 40 tỷ NDT (tương đương 5 tỷ USD). Do việc thu phí cầu đường đạt kết quả tốt nên nhiều công ty nước ngoài đã và đang xây dựng các con đường mới ở Quảng Đông. Đến năm 2000 đã xây dựng khoảng 1.000 km đường cao tốc trong nội bộ tỉnh và đường liên tỉnh. Một điểm đáng chú ý là Trung Quốc đã sử dụng rất hiệu quả công cụ trái phiếu Chính phủ và hình thức kinh tế cổ phần để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông công chính. Các đô thị lớn ở Trung Quốc thường phát hành cổ phiếu huy động vốn để xây dựng các tháp truyền hình, công viên… Đối với các DNCI của Trung Quốc nói chung, Nhà nước chỉ cấp đủ vốn ban đầu cho doanh nghiệp, còn lại mọi vấn đề đều do doanh nghiệp tự lo, kể cả vốn nếu có nhu cầu phát sinh thêm.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí