Thống Kê Số Cán Bộ Quản Lý Các Cấp Và Cán Bộ Chuyên Môn Nghiệp Vụ Được Phát Triển Từ Công Nhân Kỹ Thuật Năm 201136


hướng dẫn các tổ trưởng SX, các công nhân lành nghề cách thức SX sản phẩm mới. Các tổ trưởng và các công nhân lành nghề sẽ kèm cặp lại các công nhân khác trong tổ hoặc trong phân xưởng của mình để đảm bảo mọi công nhân đều nắm vững và thực hành được cách thức SX loạt sản phẩm mới. Cách làm này đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo triển khai SX nhanh, đúng tiến độ mà tiết kiệm chi phí đào tạo.

3.2.1.2. Thực trạng phát triển công nhân kỹ thuật

Đào tạo nâng bậc

Đào tạo nâng bậc CNKT là một hoạt động rất quan trọng trong DN, nhằm nâng cao kiến thức và tay nghề cho CNKT, từ đó xét tăng lương, thăng tiến trong nghề nghiệp với CNKT. Trong số các DN khảo sát, có 72 DN (chiếm 66,9% tổng số) tiến hành thi nâng bậc cho CNKT hàng năm. Tuy nhiên, có 24 DN tổ chức thi nâng bậc 2 năm một lần (chiếm 22,7% số DN khảo sát). Thậm chí, có đến 11 DN được khảo sát chỉ tiến hành thi nâng bậc 3-4 năm một lần (chiếm 10,4%). Nguyên nhân các DN không tổ chức thi nâng bậc hàng năm chủ yếu do khó khăn về tài chính, hoặc do số CNKT đến kỳ hạn nâng bậc ít.

Các DN thường quy định thời gian giữ bậc ở mỗi bậc thợ cụ thể. Thời gian giữ bậc là khoảng thời gian tối thiểu mà công nhân đảm nhận công việc ở bậc thợ tương ứng, đảm bào hoàn thành nhiệm vụ ở mức đạt yêu cầu, mới được xét thi nâng bậc. Quy định này nhằm đảm bảo công nhân thành thạo tay nghề ở bậc công nhân đó. Thời gian giữ bậc của công nhân bậc 1 là 1 năm, công nhân bậc 2 là 2 năm, công nhân bậc 3 là 3 năm, công nhân bậc 4 là 4 năm, công nhân bậc 5 là 5 năm và công nhân bậc 6 là 6 năm. Ngoài ra, các DN cũng quy định thợ bậc cao (bậc 4,5,6) cần thi giữ bậc trước khi thi nâng bậc.

Thi nâng bậc cho CNKT bao gồm hai phần: học ôn lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành, sau đó, DN tổ chức thi đánh giá hiểu biết của CNKT về lý thuyết và tay nghề trong thực hành.

Học ôn lý thuyết và thực hành

Tại hầu hết các DN khác, CNKT có thể được tập trung học lý thuyết khoảng 1-2 ngày. Nội dung học: Lý thuyết chủ yếu kiến thức về quy định công nghệ, thao tác, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm… Thực hành về rèn luyện các bước vận hành máy, các thao tác tiên tiến. Sau đó, CN tự thực hành rèn luyện tay nghề ngay trên máy hoặc dưới sự hướng dẫn, kèm cặp của CNKT tay nghề bậc cao hơn. Tại Tcty May 10, CNKT được học lý thuyết tại Trường Cao đẳng nghề Long Biên. Phần thực hành, Cty bố trí CN bậc cao hơn hướng dẫn rèn luyện tay nghề. Tổng thời gian học là 30 ngày.


Tuy nhiên, do điều kiện tài chính và cơ sở vật chất, không phải DN nào cũng cho CNKT học và chuẩn bị tốt trước khi thi nâng bậc. Ví dụ tại CTCP Thương mại Đà Lạt, CNKT phải tự học ôn lý thuyết, tự rèn luyện kỹ năng thực hành mà không có sự kèm cặp của CN bậc cao, thời gian từ 3 đến 15 ngày. Tại CTCP May Đáp Cầu, CNKT đủ số năm giữ bậc không được học ôn để rèn luyện tay nghề mà chỉ được thi nâng bậc.

Tổ chức thi và đánh giá

Thi lý thuyết: đề thi là những câu hỏi tổng hợp ( không quá 5 câu) về những nội dung: các môn kỹ thuật cơ sở; lý thuyết nghề chuyên môn; hiểu biết về thiết bị, dụng cụ dùng trong nghề; kỹ thuật an toàn và những biện pháp bảo hộ lao động trong SX; hiểu biết về Bộ luật lao động; trách nhiệm của người CNKT trong SX và đối với sản phẩm mình làm ra. Đối với CNKT bậc cao, ngoài những nội dung trên còn thêm một trong những câu hỏi về: tổ chức, quản lý sản xuất; kinh nghiệm sản xuất, sửa chữa; các vấn đề mới về công nghệ; việc áp dụng sáng kiến cải tiến trong sản xuất... Thời gian thi lý thuyết từ 120 đến 180 phút tùy theo nghề, theo bậc. Những người thi lý thuyết không đạt yêu cầu (dưới 5/10 điểm) sẽ không được dự thi thực hành.

Thi thực hành: giao cho người thi chế tạo, sửa chữa một chi tiết hoặc thực hiện một công việc để đánh giá về các mặt: lập và giải thích tiến trình công nghệ gia công sản phẩm hoặc thực hiện một công việc; kỹ năng vận hành thiết bị, sử dụng các trang thiết bị công nghệ; tay nghề sử dụng các dụng cụ, phương tiện đo kiểm; chất lượng sản phẩm hoặc công việc làm ra (đối chiếu với bản vẽ và yêu cầu kỹ thuật); thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật; tác phong công nghiệp (nhận xét về trình độ tổ chức nơi làm việc và quản lý công việc); kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động.

Ví dụ về đề thi nâng bậc của công nhân nghề cắt từ bậc 1 lên bậc 2 ở CTCP May 19 năm 2011 như sau:

Lý thuyết

- Kiểm tra về khả năng nhận biết mẫu, phối kiện mặt bàn các chi tiết trên mẫu và phương pháp trải vải đối với các loại vải kẻ dọc.

- Kiểm tra về khả năng phân biệt canh sợi, mặt trái và mặt phải của vải

- Kiểm tra về phân biệt bảng màu và lấy tâm kẻ theo bảng màu của phòng kỹ thuật

Thực hành

- Kiểm tra về dùng mẫu xoa phấn, vẽ mẫu

- Thi đọc hiểu yêu cầu kĩ thuật từ bản vẽ và cắt hoàn chỉnh một mã hàng kẻ dọc

- Thi cắt được các chi tiết đồ vật bằng máy cắt vòng chính xác.

Nhìn chung, trong các DN DM HN, hoạt động đào tạo nâng bậc chiếm tỷ trọng khá lớn về số lượt người được đào tạo và thi nâng bậc. Hoạt động này ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động của DN, đồng thời ảnh hưởng đến tiền công, phúc


lợi, tiền lương hưu của CNKT nên nhận được sự quan tâm rất lớn của cả DN và người công nhân. Tuy nhiên, ở các DN quy mô lao động lớn, có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo, SXKD ổn định, hoạt động này có xu hướng được triển khai đều đặn và hợp lý hơn. Một số DN mới thành lập, hoặc quy mô lao động nhỏ, hoặc gặp khó khăn trong SXKD, hoạt động này còn chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện chưa hợp lý, gây nhiều thiệt thòi về quyền lợi cho NLĐ và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực CNKT của DN.

Đào tạo nghề 2 cho CN đã thành thạo một nghề

Đào tạo nghề thứ 2 cho công nhân đã thành thạo một nghề là giải pháp hợp lý nhất đối với DN vì hiện nay các DN thiếu lao động, gặp khó khăn trong tuyển lao động mới. Đào tạo nghề 2 cho CN đã thành thạo một nghề giúp DN vừa thỏa mãn nhu cầu lao động của DN, vừa sử dụng số CNKT hiện có linh hoạt hơn trong các tình huống thiếu, thừa lao động. Hơn nữa, đối với NLĐ, công nhân được đào tạo thêm nghề thứ hai vừa có cơ hội tăng thu nhập, vừa được nâng cao năng lực và hiểu biết, và do vậy phát triển nghề nghiệp tốt hơn. Đào tạo thêm nghề thứ 2 cũng dễ dàng hơn đào tạo mới vì công nhân đã có những kiến thức và kỹ năng cơ bản, vì thế, chỉ cần kèm cặp họ trong khoảng 2- 3 tháng.

Chi phí đào tạo nghề thứ hai cũng thấp hơn so với đào tạo nghề ban đầu, thông thường dao động khoảng 1 đến 1,8 triệu đồng/công nhân sợi – dệt, xấp xỉ 1 triệu/ công nhân nghề may. Với Tcty May 10, đào tạo nghề thứ hai là một phần của chủ trương “Giỏi một việc, biết nhiều việc” trong quản lý và phát triển CNKT.

Thi tay nghề, thi thợ giỏi

Với mục đích tìm kiếm những công nhân giỏi để bồi dưỡng phát triển và khuyến khích phong trào thi đua nâng cao tay nghề của CNKT, các DN thường tổ chức hoạt động thi tay nghề, thi thợ giỏi hàng năm. Nội dung của thi tay nghề, thi thợ giỏi cũng căn cứ vào tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật. Nếu như thi nâng bậc chỉ yêu cầu ở mức độ tối thiểu thì thi tay nghề, thi thợ giỏi yêu cầu ở mức độ khó hơn, và thường yêu cầu công nhân phải hoàn thành toàn bộ sản phẩm trong thời gian ngắn nhất.

Xem xét tại CTCP May 19, Hội đồng chấm thi thợ giỏi bao gồm: Tổng Giám đốc Cty (chủ tịch hội đồng) và các thành viên hội đồng: giám đốc xí nghiệp, Trưởng phòng Tổ chức, Trưởng phòng Kỹ thuật, Chủ tịch Công đoàn Công ty. Đề thi tay nghề thợ giỏi được phòng kỹ thuật ra đề, căn cứ chặt chẽ vào văn bản ISO, bao gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành. Lý thuyết đòi hỏi công nhân phải am hiểu toàn bộ kiến thức về máy móc thiết bị, cách vận hành, bảo quản; thành thạo các kỹ năng cần


thiết của nghề như kỹ năng đo, kỹ năng may... Thi thực hành yêu cầu công nhân thực hiện thao tác cho toàn bộ sản phẩm từ cắt tới may và hoàn thiện sản phẩm với thời gian ngắn nhất. Ví dụ về đề thi thợ giỏi năm 2011 của CTCP May 1935:

Lý thuyết Thi tay nghề

- Kiểm tra về khả năng nắm vững và hiểu rõ tính năng tác dụng của máy may 2 kim, máy là hơi. Quy trình vận hành cũng như quy trình bảo dưỡng.

- Công nhân phải đề xuất tối thiểu 1 phương pháp sử dụng thiết bị một cách hợp lý, tận dụng được tối đa công suất và năng lực của thiết bị

- Cắt may hoàn chỉnh một bộ complet nam kiểu mới, đạt yêu cầu kỹ thuật (theo số đo cho trước) trong thời gian 15 giờ.

Những công nhân đạt kết quả cao sẽ nhận được nhiều đãi ngộ về cả vật chất và tinh thần như: công nhân đạt giải cao trong hội thi thợ giỏi cấp cty, sẽ được tham dự hội thi thợ giỏi cấp Quân chủng, hoặc những công nhân đó nếu gần đủ thời hạn giữ bậc thợ, sẽ được ưu tiên dự thi nâng bậc trước thời hạn, hoặc nếu công nhân mới lên bậc đạt giải thi thợ giỏi thì sẽ được tiền thưởng liên tục trong 6 tháng tiếp theo (mức tiền thưởng từ 300.000 – 500.000 đồng/ tháng)

Phát triển CNKT lên vị trí quản lý các cấp và phát triển CNKT thành cán bộ chuyên môn-kỹ thuật trong DN

Bảng 3.3. Thống kê số cán bộ quản lý các cấp và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ được phát triển từ công nhân kỹ thuật năm 201136


CBQL

cấp cơ sở

CBQL

cấp trung

CBQL

cấp cao

CB chuyên

môn, kỹ thuật

Số CNKT được phát

triển (người)

540

64

2

420

Tổng số (người)

569

228

27

1.841

Tỷ lệ (%)

94,9

28,1

7,4

22,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may Hà Nội - 11

Số liệu khảo sát tại 7 DN DM HN điển hình (bảng 3.3) cho thấy hầu hết CBQL cấp cơ sở được phát triển từ CNKT (tỷ lệ 94,9%). Họ đã có kinh nghiệm nhiều năm trong thực tế sản xuất, nắm chắc chuyên môn của mình, do vậy, có lợi thế đi sâu, đi sát, nắm vững tình hình và thúc đẩy công nhân làm việc. Tỷ lệ CBQL cấp trung được phát triển từ CNKT cũng chiếm 28,1% tổng số CBQL cấp trung hiện có.

Số cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật công nghệ được trưởng thành từ CNKT cũng chiếm 22,8%. Thậm chí, có 2 CBQL cấp cao được phát triển từ CNKT. Điều này cho thấy khi môi trường công tác thuận lợi và điều kiện phát triển tốt, DN có thể phát triển CNKT lên các vị trí quản lý rất phù hợp nhưng đòi hỏi rất nhiều nỗ


35 Nguồn: Tài liệu đào tạo nâng bậc năm 2011, CTCP May 19

36 Bảng 13, phụ lục 2


lực nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp và năng lực quản lý cho họ. Phân tích các tấm gương điển hình về phát triển nghề nghiệp và phát triển quản lý37 sau đây sẽ chứng minh nhận định này.

A. Phát triển công nhân kỹ thuật thành cán bộ quản lý cấp cơ sở

1. Chị Lương Thị Huyền, trưởng ca, Tcty May 10-CTCP.

Chị Huyền bắt đầu làm việc cho công ty từ năm 1998. Lúc đó, chị đã là CNKT bậc 2 do tốt nghiệp nghề may tại Cao đẳng nghề Long Biên. Năm 2005, chị là thợ bậc 4 và được tham gia chương trình đào tạo cho cán bộ nguồn của Tcty. Năm 2006, chị giữ chức vụ tổ trưởng sản xuất. Năm 2007, chị được luân chuyển làm tổ trưởng một tổ may khác trong chuyền may. Năm 2008, chị giữ vị trí chuyền trường chuyền may của xí nghiệp may 2. Năm 2009, chị tiếp tục được đào tạo về quản lý và được đề bạt lên vị trí trưởng ca xí nghiệp 2. Từ khi làm tổ trưởng SX đến nay, chị luôn trực tiếp tham gia đào tạo CNKT với tư cách là giáo viên dạy thực hành.

3. Chị Đặng Thị Xoan, tổ trưởng tổ hoàn thiện I, CTCP Thương mại Đà Lạt

Năm 2004, chị Xoan làm việc ở CTCP Thương mại Đà Lạt. Trước khi làm việc với cty, chị từng làm thợ may ở nhà. Công việc của chị ở Cty là May- Linking. Do đã biết nghề từ trước, chị được kèm cặp thêm ngay trong SX để nâng cao tay nghề. Trong dịp học và thi nâng bậc 3, chị Xoan đạt thành tích xuất sắc, nên được tiếp tục đào tạo và đề bạt lên làm tổ trưởng tổ hoàn thiện II. Cty đã cho chị Xoan theo học khóa học quản lí tại trường Cao đẳng kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội trong vòng 3 tháng. Sau đó, năm 2010, chị quản lý tổ hoàn thiện số 2 với số lượng công nhân là 100 người.

4. Anh Trần Đình Cường, tổ trưởng SX, CTCP Dệt Công nghiệp

Bắt đầu vào làm ở CTCP Dệt Công nghiệp năm 1996, anh được dạy nghề nghề công nhân đứng máy cán nhiệt theo phương pháp chỉ dẫn công việc. Năm 1998, anh Cường được tham gia khóa đào tạo thi nâng bậc của công ty từ bậc 1 lên bậc 2, đạt thợ bậc 2. Trong các năm tiếp theo, năm 1999, học và thi nâng bậc từ bậc 2 lên bậc 3; năm 2002, từ bậc 3 lên bậc 4; năm 2005, từ bậc 4 lên bậc 5. Năm 2009, anh được kèm cặp kỹ năng quản lý và được đề bạt làm tổ trưởng SX. Từ khi có tay nghề bậc 4, anh Cường bắt đầu được kèm cặp huấn luyện kỹ năng thực hành cho công nhân mới. Việc này giúp anh nâng cao tay nghề của bản thân.

5. Anh Trần Văn Đức, trưởng ca, Phân xưởng văng sấy, CTCP Dệt 10-10.

Năm 1997, sau khi hoàn thành khóa học nghề văng sấy của CTCP Dệt 10-10, anh Đức bắt đầu tham gia SX. Đến năm 2003, anh đã đạt CNKT bậc 4 và nắm giữ


37 Chi tiết xin xem phụ lục 3.


chức vụ tổ trưởng sản xuất và tham gia kèm cặp thực hành nghề cho công nhân mới tuyển. Anh cho biết việc kèm cặp nghề giúp anh hiểu hơn về công việc của mình, thấy yêu nghề hơn, đồng thời giúp anh thi nâng bậc tốt hơn. Năm 2007, anh thi đỗ bậc CNKT 5/6. Năm 2008 đến nay, anh giữ chức vụ trưởng ca.

6. Chị Phạm Thu Bé, trưởng ca, CTCP Dệt Hà Đông, Tcty Dệt May Hà Nội

Trước khi vào công ty năm 2006, chị Bé đã tốt nghiệp lớp trung cấp nghề Dệt – May. Năm 2009, chị được đề bạt lên làm trưởng ca. Trong giai đoạn 2006 – 2009, chị Bé đạt một số kết quả cao tại các cuộc thi tay nghề, thi thợ giỏi tại công ty và tham gia rất tích cực vào việc dạy nghề cho học sinh học nghề tại Tcty. Hiện tại, chị đang được đề nghị xét duyệt đi học đại học tại chức để có cơ hội phát triển hơn.

Phân tích 7 tấm gương điển hình phát triển từ CNKT lên tổ trưởng SX hoặc trưởng ca cho thấy các CNKT được dạy nghề theo phương pháp kèm cặp (trường hợp chị Xoan, anh Cường, chị Miêng) vẫn đảm nhận công việc tốt như CNKT được đào tạo ban đầu theo phương pháp dạy nghề, lớp cạnh doanh nghiệp hoặc học ở trường dạy nghề.

B. Phát triển công nhân kỹ thuật thành cán bộ quản lý cấp trung

1. Chị Lê Thị Thu Hường –Tổ trưởng sản xuất, CTCP May 19, chuẩn bị thăng chức lên vị trí Giám đốc xí nghiệp may 2 của Công ty.

Do được ông ngoại dạy nghề may từ trước nên khi được tuyển vào CTCP May 19 năm 2001, chị Hường tiếp cận công việc khá nhanh. Bên cạnh tham gia các lớp học do công ty tổ chức, chị tích cực học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Chị liên tục đứng đầu Công ty trong các hội thi thợ giỏi, thợ sáng tạo, bàn tay vàng... Năm 2009, chị được đào tạo về kỹ năng quản lý theo khóa học do Công ty tổ chức, sau đó, được bổ nhiệm vị trí tổ trưởng sản xuất tổ 4 phân xưởng may 2. Năm 2010, chị cùng 4 công nhân khác được chọn làm đại diện cho gần một nghìn công nhân của CTCP May 19 vào Thành phố Hồ Chí Minh thi cùng 30 thí sinh đến từ 7 đoàn thuộc ngành may của quân đội. Chị Hường đã hoàn thành xuất sắc các phần thi, giành danh hiệu “Bàn tay vàng” cấp toàn quân. Chị đã được cty nâng từ bậc thợ 5/6 lên bậc 6/6 để ghi nhận thành tích phấn đấu của chị. Tháng 4 năm 2011, chị được Cty gửi theo học chương trình đại học tại chức của trường Đại học Công đoàn. Khi học xong, chị sẽ được thăng chức lên làm Giám đốc xí nghiệp may 2 của cty.

2. Chị Lê Thị Là, Giám đốc xí nghiệp May 5- CTCP May 19.

Chị Là tốt nghiệp khóa dạy nghề may 3 tháng tại Trung tâm Dạy nghề Thanh Xuân và bắt đầu làm việc tại CTCP May 19 từ năm 1998. Chị được đánh giá là công


nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, nhiều lần tham gia thi thợ giỏi của Cty. Năm 2002, chị được cử đi học hệ đại học tại chức của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Sau khi được hướng dẫn của cán bộ quản lý phòng nhân sự về công tác quản lý, và sự kèm cặp tay nghề của Giám đốc xí nghiệp lúc đó, chị được giao vị trí tổ trưởng SX. Ở vị trí này, chị cũng tham gia tích cực vào việc dạy nghề cho công nhân mới của Cty. Từ năm 2005 đến nay, chị là giám đốc xí nghiệp May 5 của CTCP May 19.

3. Ông Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc xí nghiệp 3 – CTCP May Đáp Cầu

Năm 1987, ông Tuấn được nhận vào cty. Do chưa biết nghề, ông Tuấn được bố trí làm thợ phụ và được một công nhân lành nghề trong tổ hướng dẫn. Sau 3 năm, thành thạo tay nghề, ông Tuấn được đề bạt lên vị trí tổ phó đảm nhận công tác quản lí lao động trong tổ và đảm bảo chất lượng của các mặt hàng sản xuất. Từ năm 1990 đến 1996, ông thường xuyên được công ty cử đi học các lớp ngắn hạn về kĩ năng quản lí, điều hành sản xuất nhằm nâng cao tầm hiểu biết, và khả năng lãnh đạo. Năm 1996, ông được cử đi học bổ sung kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ tại Trường cao đẳng may Dâu Keo trong 2 tuần. Sau đó, ông được chuyển lên làm cán bộ kỹ thuật tại phòng Kĩ thuật công việc nghiên cứu tài liệu, tiến hành thiết kế, giác mẫu, may mẫu… Sau 1 năm, ông được đề bạt thành Trưởng phòng kĩ thuật. Năm 2000, ông là Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật sản xuất của cty. Năm 2003, ông được giao vị trí Phó giám đốc Xí nghiệp may Kinh Bắc 1. Năm 2006, ông trở thành Giám đốc của Xí nghiệp may Kinh Bắc(bao gồm Kinh Bắc 1 và Kinh Bắc 2). Năm 2009, ông đảm nhận vị trí Phó giám đốc Công ty May Đáp Cầu – Yên Phong. Được điều động, luân chuyển đến nhiều vị trí khác nhau, ông Tuấn vừa có cơ hội thử sức mình trong vai trò mới lại tăng thêm vốn hiểu biết về chuyên môn. Năm 2010, ông cùng 37 cán bộ cấp trung khác được công ty cử đi học lớp văn hóa doanh nghiệp và quản trị kinh doanh tại Khoa Kinh Tế, Đại học Bách khoa Hà Nội. Tới cuối năm 2011, ông lại trở về công ty CP may Đáp Cầu làm Giám đốc Xí nghiệp 3 cho tới nay.

4. Anh Nguyễn Hải Sinh, Trưởng phòng Kỹ thuật, CTCP Dệt Hà Đông, Tcty Dệt May Hà Nội

Năm 1995, anh Sinh bắt đầu làm việc tại Hanosimex, bậc thợ là 2/6 vì anh đã từng làm ở công ty khác cùng ngành. Sau 8 năm, anh lần lượt được xét thi nâng bậc lên bậc 3 và 4, và làm trưởng ca. Năm 2003, anh đăng kí tham gia học tại chức tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, khoa kỹ sư Sợi - dệt. Năm 2008, sau khi hoàn


thành và có bằng kỹ sư Sợi-dệt, anh được đề bạt làm phó phòng Kỹ thuật. Từ 2010 đến nay, anh là trưởng phòng Kỹ thuật.

Phân tích 3 tấm gương điển hình trên cho thấy để phát triển CNKT lên CBQL cấp trung, các DN cần gửi NLĐ tham gia các khóa đào tạo dài hạn và ngắn hạn ở các cơ sở đào tạo chính quy, kết hợp với bồi dưỡng và rèn luyện kinh nghiệm thực tế trong thời gian khá dài (khoảng 10-15 năm). Bên cạnh đó, bản thân NLĐ cũng phải có năng lực, khả năng học hỏi và ý chí vươn lên, cùng nhiều nỗ lực.

C. Phát triển công nhân kỹ thuật thành cán bộ quản lý cấp cao

Ông Lương Văn Thư - Chủ tịch HĐQT, TGĐ CTCP May Đáp Cầu

Năm 1985 đến 1987, ông Lương Văn Thư theo học lớp trung cấp may tại Hà Nội. Kết thúc khóa học, ông được phân công về CTCP May Đáp Cầu. Sau 4 năm làm việc và tích lũy kinh nghiệm, ông được đề bạt lên Phó quản đốc Xí nghiệp May

1. Từ năm 1993 đến 1996, ông được cty cử đi học lớp kĩ sư thực hành may tại Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Sau khi hoàn thành khóa học, ông được đề bạt lên Giám đốc Xí nghiệp May 1. Từ năm 2000 đến 2003, ông được đề bạt làm trưởng phòng Kĩ thuật, được xếp vào nhóm cán bộ nguồn và tiếp tục được cử đi học lớp đào tạo Giám đốc doanh nghiệp, tại khoa Kinh tế, Đại học Bách khoa Hà Nội. Từ 2003 đến 2005, ông được điều động làm Giám đốc Xí nghiệp May Kinh Bắc. Năm 2005-2006, ông là Giám đốc điều hành CTCP may Đáp Cầu. Tháng 10/2006-2009, ông giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Công ty – Uỷ viên HĐQT. Năm 2010, ông Thư được giao trọng trách là chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc công ty.

D.Phát triển công nhân kỹ thuật thành cán bộ chuyên môn kỹ thuật

1. Anh Nguyễn Khắc Ba – cán bộ phòng kỹ thuật CTCP May 19

Ban đầu, anh Ba làm công nhân vận hành máy may công nghiệp CTCP May

19. Trong thời gian làm việc tại đây, anh phát hiện ra mình có đam mê đặc biệt với những mẫu thiết kế may đo. Do vậy, anh tích cực tham gia những khóa học may đo do Công ty tổ chức. Một cán bộ phòng kỹ thuật nhận thấy được khả năng của anh, đã chỉ dẫn cho anh rất nhiều kiến thức và cung cấp cho anh những tài liệu về bản vẽ, mẫu thiết kế kỹ thuật. Sau một thời gian tự nghiên cứu học hỏi, anh đã thiết kế được nhiều mẫu mã sản phẩm, có những sáng kiến chỉnh sửa áp dụng rất tốt vào trong sản xuất, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Năm 2000, Công ty gửi anh đi học tại trường Đại học Bách khoa, khoa Công nghệ Dệt May và Thời trang. Hiện tại, anh đang là cán bộ phòng Kỹ thuật. Công việc của anh là thiết kế bản vẽ mẫu và chỉ dẫn

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 23/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí