Nhận Diện Và Đánh Giá Thực Trạng Chính Sách Quản Lý Sản Phẩm, Dịch Vụ Công Ích Với Hoạt Động Đổi Mới Công Nghệ Tại Các Doanh Nghiệp Công

yếu tố như vừa phân tích. Đổi mới công nghệ được coi là thành công nếu nó mang lại hiệu quả kinh tế cho người chủ sở hữu nói riêng và cho xã hội nói chung.

Đổi mới công nghệ tạo ra các cơ hội kinh doanh và đồng thời cũng tạo ra cơ hội cho sự tăng trưởng kinh tế, nhưng đánh giá đầy đủ kết quả của đổi mới công nghệ là một công việc hết sức khó khăn, do những lợi ích mà đổi mới công nghệ mang lại rất đa dạng, trong số đó, có những lợi ích không thể đánh giá một cách chính xác được, bên cạnh đó có những mặt tưởng chừng như có hiệu ứng tiêu cực lúc này nhưng lại là yếu tố tích cực trong tương lai nếu có sự quản lý tốt để khắc phục.

Khi đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, ta phải đánh giá qua so sánh giá trị gia tăng của doanh nghiệp trước và sau khi đổi mới công nghệ. Các chi phí cho đổi mới công nghệ thể hiện ở các chi phí đầu tư cho bốn thành phần của công nghệ, đó là:

1. Chi phí để đổi mới phần kỹ thuật;

2. Chi phí đào tạo nhân lực cho kỹ thuật mới;

3. Chi phí cho thông tin, tư vấn, bí quyết công nghệ;

4. Chi phí đổi mới sắp xếp lại bộ máy quản lý cho phù hợp với yêu cầu của công nghệ mới.

Khi thực hiện đổi mới công nghệ thì chi phí thứ hai chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng chi phí nói chung. ĐMCN đi theo 2 con đường, hoặc tiến hành R&D để đổi mới hoặc nhập khẩu công nghệ mới để thay thế cho công nghệ cũ đã lạc hậu. Đối với các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực kinh tế mạnh thì có thể liên kết với các cơ quan nghiên cứu – triển khai (R&D) để tạo ra các công nghệ mới hoàn toàn chưa từng tồn tại trên thị trường. Việc tạo ra các công nghệ mới này cũng đồng nghĩa với việc chi phí để đào tạo nhân lực có khả năng làm chủ công nghệ. Song hình thức này đòi hỏi chi phí ban đầu rất cao, tiềm lực của tổ chức là rất lớn. Nhưng đối với đa số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì việc liên kết với các cơ quan R&D là điều khó khăn, bởi vậy họ chọn con đường chuyển giao công nghệ bằng hình thức chỉ chuyển quyền sử dụng thông qua hợp đồng license, trong các hợp đồng license có thể có quy định trách nhiệm của bên chuyển giao phải đào tạo nhân lực để có thể làm chủ công nghệ, nhưng trong trường hợp đó tổng giá trị của hợp đồng phải tăng lên rất nhiều. Đối với các doanh nghiệp công ích ĐMCN là điều kiện quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm với nguồn kinh phí chủ yếu hiện nay là do nhà nước cung ứng.

Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với ĐMCN trong các DNCI khi nguồn vốn cho đổi mới công nghệ khá rộng mở, vấn đề là việc cung cấp và sử dụng như thế nào để đảm bảo lợi ích của người dân, những người mua và trực tiếp thụ hưởng HHCC. ĐMCN tất yếu sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh nhân lực trong các doanh nghiệp công ích khi năng lực công nghệ dần trở thành yếu tố quyết định đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Hạn chế sự hình thành của đội quân thất nghiệp từ ĐMCN trong các DNCI là điều cần bàn đến bởi đánh giá về ĐMCN không đơn thuần chỉ xét trên bình diện các giá trị kinh tế mà còn tính đến các giá trị xã hội có liên quan khác.

CHƯƠNG 2. NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH CỦA TP. HỒ CHÍ MINH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.


2.1. Thực trạng chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích tại các doanh nghiệp công ích của Tp. Hồ Chí Minh

2.1.1. Khái quát về hoạt động của các doanh nghiệp công ích

2.1.1.1. Thực trạng DNCI trên cả nước và của Tp. Hồ Chí Minh

Trên thế giới sự tồn tại của DNCI đã được khẳng định qua hệ thống các SP, DVCI do nhà nước cung cấp theo mô hình doanh nghiệp tồn tại từ lâu đời. Ngay tại những nước tư bản phát triển nhất, kết cấu hạ tầng vẫn phải do Nhà nước đảm nhận xây dựng và vận hành. Các quốc gia phát triển ở châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po,... kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò "bà đỡ" cho các doanh nghiệp vào những giai đoạn khó khăn, nhất là trong chuyển giao công nghệ, liên doanh góp vốn với nước ngoài. Tại Mỹ chủ trương "Chính phủ mang tinh thần kinh doanh" nhằm chống lại mô hình "Chính phủ quan liêu" và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của dân, đã đem lại nguồn sinh khí mới cho bộ máy Nhà nước, được dân chúng nhiệt liệt hoan nghênh. Tại Anh, Pháp và nhiều nước khác, người ta tổ chức việc đấu thầu các dịch vụ công, chuyển đại bộ phận giáo dục, đào tạo và y tế… sang chế độ ký hợp đồng với các chủ thể nằm ngoài khu vực Nhà nước tạo nên một xu thế xã hội hóa dịch vụ công rất sôi động. Ở nước Anh, dưới thời Thủ tướng M. Thát-chơ, người ta không thể nào tư nhân hóa được hệ thống đường sắt mà chỉ bán các nhà ga và những đoàn tàu. Chính phủ Anh giữ vai trò chính trong chi tiêu bảo đảm xã hội: trong tổng chi tiêu bảo đảm xã hội của nước Anh chỉ có 1/4 chi phí đến từ phí nộp của các ông chủ, 1/5 đến từ công nhân viên, còn trên 50% số chi tiêu là từ ngân sách của chính phủ. Hàng năm, chính phủ Anh đã chi về phương diện bảo đảm xã hội tới 30% tổng chi tiêu của chính phủ. Trong chi tiêu tài chính của Anh, khoản chi tiêu này được liệt vào hàng số một. Còn ở Pháp, sự thỏa thuận giữa các nhà quản lý và chính quyền cũng hết sức hiệu quả: các nhà quản lý làm chủ các dự án công nghiệp - công nghệ lớn, còn chính quyền thì sử dụng nguồn thu của dịch vụ công cộng làm đòn bẩy điều tiết kinh tế xã hội và làm phương tiện thực hiện chính sách tạo ra các nhà vô địch quốc gia dựa trên chủ nghĩa bảo hộ tấn công. Các hãng Alcatel Alsthom, Framatome, Thomson, Aérospatiale, Dassault… từng trong một thời gian dài được hưởng chế độ ưu đãi của Công ty Điện lực Pháp

(EDF), France Telecom, Air France, Tổng cục Vũ khí… Tại Thụy Điển, các khoản chi đặc biệt để lắp đặt hệ thống điện thoại cần thiết cho những người khiếm thính hay thiểu năng phát âm được trích từ ngân sách xã hội của nhà nước, ngân sách này được hình thành từ nguồn thu là thuế phổ thông (thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng…). Không những ở mỗi quốc gia mà ngay cả các khối liên kết kinh tế cũng đề cao vai trò của dịch vụ công cộng. Tại điều 130A của Hiệp ước Maastricht đã nêu rõ quyền được sử dụng dịch vụ công cộng là một yếu tố góp phần vào việc tăng cường sự liên kết về kinh tế và xã hội của Liên minh Châu Âu.

Quá trình thành lập và phát triển DNNN tại Việt Nam gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng CNXH, tuy nhiên, do sự khác biệt về đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam mà quá trình hình thành cũng có một số điểm đặc thù cả về quy mô, tỷ trọng, tính chất. Bước đầu, các DNNN được hình thành từ việc quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản tư nhân hoặc tiếp quản các doanh nghiệp của chính quyền cũ để lại. Một số doanh nghiệp trong quá trình cải tạo XHCN theo mô hình "công tư hợp doanh", mặc dù không được quốc hữu hóa trực tiếp bằng pháp lý, nhưng trên thực tế do thực hiện cơ chế quản lý doanh nghiệp quốc doanh dần dần cũng biến thành DNNN. Loại thứ hai: Nhà nước tiến hành xây dựng mới các DNNN. Loại này gồm: trước hết nhà nước đầu tư trực tiếp từ ngân sách. Tiếp đến là các DNNN do chính quyền địa phương (tỉnh, huyện) thành lập trong thời kỳ phân cấp quản lý giai đoạn đầu và giữa thập kỷ 80 (các DNNN loại này chủ yếu thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, cơ khí sửa chữa; hầu hết quy mô nhỏ, năng suất, chất lượng, hiệu quả rất thấp). Loại thứ ba: do Nhà nước đầu tư trực tiếp từ ngân sách hoặc vốn viện trợ xây dựng mới, công nghệ và thiết bị chủ yếu từ các nước thuộc hệ thống XHCN trước đây như: Liên Xô, Trung Quốc. Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp loại này dần chiếm lĩnh hầu hết các ngành kinh tế. Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, các DNNN được thành lập ở các địa bàn ít dân cư, cần khai thác tài nguyên đất, rừng với các ngành nghề khác nhau, chủ yếu trồng và khai thác gỗ, các cây công nghiệp dài ngày. DNNN chiếm giữ hầu như toàn bộ các ngành công nghiệp như năng lượng (điện lực, than và dầu khí), khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, sản xuất xi măng, phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất, dược phẩm và công nghiệp phục vụ quốc phòng. Trong các ngành sản xuất hàng tiêu dùng chủ lực, DNNN cũng có tỷ trọng áp đảo. Các ngành xây dựng, vận tải (hàng không, đường sắt, đường biển), xuất nhập khẩu, thương

nghiệp bán buôn… Nhiều DNNN kinh doanh có hiệu quả, trong đó có những DNCI đang góp phần thể hiện rõ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Ngay cả những người "phản biện" nghiêm khắc nhất đối với các DNNN cũng không thể phủ nhận được thực tế đó. Có rất nhiều lĩnh vực và khu vực trong giai đoạn này đòi hỏi có sự đầu tư phát triển để đảm bảo vấn đề công bằng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội song sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân trong nước hoặc nước ngoài đầu tư vào các hạng mục như kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cung ứng những hàng hóa và dịch vụ quan trọng còn khá dè dặt, thậm chí là không có. Đó còn chưa kể đến việc giải quyết các vấn đề xã hội... ở một nước kém phát triển như Việt Nam, tư nhân nào có thể nâng cấp và làm mới các tuyến đường giao thông, các nhà máy điện và các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ; tư nhân hoặc liên doanh nào đến những xã vùng sâu, vùng xa để làm đường ô-tô, xây dựng trạm biến thế, để bán điện với giá tương đương như ở đô thị; hoặc khi thiên tai xảy đến, tư nhân nào có thể cứu hộ, trợ giúp được cả một địa phương, một khu vực. Đất nước ta mới bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân. Khó khăn càng chồng chất, khi quan hệ hợp tác kinh tế với các đối tác quốc tế có trình độ phát triển cao hơn rất nhiều. Việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ phụ thuộc vào năng lực tiếp thu và khả năng nội sinh hóa công nghệ nhập khẩu. Tiềm lực khoa học và công nghệ yếu kém, lẽ đương nhiên, dễ gặp phải những khó khăn, rủi ro hơn trong việc thực thi các hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng như các dự án góp vốn đầu tư hoặc nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Trong hoàn cảnh này, các đối tác nước ngoài có thể lợi dụng ưu thế của họ để khống chế các đối tác nội địa. Chính vì vậy, trong thời gian đầu nếu không có một khu vực kinh tế Nhà nước đủ mạnh thì Nhà nước không thể hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác vươn lên trong cuộc hợp tác và cạnh tranh với các đối tác nước ngoài. Để vươn lên nhằm thoát khỏi tình trạng kém phát triển bằng CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế là hướng đi đúng của nước ta và không có con đường nào khác. Khi làm việc với những đối tác có tiềm lực to lớn, khu vực kinh tế Nhà nước đủ mạnh là điều kiện quan trọng cho hợp tác hiệu quả và giữ vững được sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên hiện nay, tình hình đổi mới hoạt động và tái cấu trúc DNNN diễn ra còn chậm, hiệu quả hoạt động còn nhiều hạn chế. Ngày 23/7/2015 , Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo “Việt Nam chuyển đổi-Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và thị trường của người Việt

Nam (CAMS)” 2014. Theo những số liệu của báo cáo có thể thấy, hình ảnh của các DNNN trong mắt người Việt Nam dường như chưa có sự cải thiện so với lần khảo sát trước (CAMS năm 2011). Nếu như trong CAMS 2011, có 28% người cho biết đóng góp của DNNN là tiêu cực thì trong khảo sát năm 2014 con số này vẫn tương tự. Đáng lo ngại trong khảo sát 2011 có 29% người đánh giá sự đóng góp này là tích cực thì đến năm 2014 tỷ lệ người cùng chung nhận định này giảm xuống còn 19%6.

Báo cáo của 662 công ty TNHH MTV độc lập (bao gồm: 277 doanh nghiệp hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, phục vụ an ninh, quốc phòng và 385 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại) cho thấy:

Doanh thu năm 2014 đạt 137.730 tỷ đồng, giảm 1% so với thực hiện năm 2013. Lợi nhuận kế toán trước thuế: 12.130 tỷ đồng, tăng 12% so với thực hiện năm 2013. Lỗ phát sinh: 287 tỷ đồng; Lỗ lũy kế: 1.328 tỷ đồng. Tổng số phát sinh phải nộp NSNN: 27.355 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2013.


Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, tính chất bao cấp nặng nề và tràn lan, do đó chưa có sự phân biệt DNNN hoạt động công ích và DNNN hoạt động kinh doanh. Từ khi ban hành Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1995, Nhà nước đã phân DNNN thành hai loại: DNCI và DNNN hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở Luật DNNN, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/CP ngày 2/10/1996 xác định cơ chế quản lý đối với DNCI. Như vậy từ năm 1995 ở Việt Nam mới có khái niệm DNCI và DNCI được thừa nhận về mặt pháp lý, nhưng trên thực tế trước năm 1995 đã có nhiều DNNN hoạt động với tính chất là DNCI. Từ sau sự ra đời của Nghị định 56/CP, các DNCI đã có sự phát triển nhanh về số lượng và lĩnh vực hoạt động. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2003 hiện nay cả nước có 732 DNCI (đầu năm 1999 có 617 doanh nghiệp) chiếm 12,77% tổng số DNNN với tổng vốn Nhà nước là 9.896 tỷ đồng, bằng 7,6% tổng số vốn Nhà nước của toàn bộ DNNN. Nhìn chung các DNCI ra đời là phù hợp và thực hiện được mục đích thành lập, hoàn thành được nhiệm vụ kế hoạch hoặc đơn đặt hàng của Nhà nước, góp phần phục vụ đời sống và phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của nhiều DNCI có tiến bộ, phục vụ tốt khách hàng và phần lớn các DNCI có lãi.

6 An Tư, Doanh nghiệp nhà nước đóng góp như thế nào cho nền kinh tế, http://www.baohaiquan.vn/Pages/DNNN-dong-gop-nhu-the-nao-cho-nen-kinh-te.aspx, 25/7/2015

Theo số liệu của Cục Tài chính doanh nghiệp, năm 2003 có tới 82% doanh nghiệp có lãi, 10% doanh nghiệp thua lỗ, giảm nhiều so với năm 2000. Cơ cấu lĩnh vực hoạt động công ích ở nước ta năm 2003: lĩnh vực giao thông công chính chiếm 16%; lĩnh vực quản lý, khai thác, duy tu đường, dịch vụ giao thông vận tải chiếm 20%; lĩnh vực khai thác công trình thủy lợi chiếm 20%; giống cây trồng 20%; phục vụ quốc phòng an ninh 14%; còn lại 10% thuộc các lĩnh vực khác.

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu lĩnh vực hoạt động công ích



Đầu những năm 90 mặc dù gặp phải hoàn cảnh hết sức khó khăn khắc nghiệt 1


Đầu những năm 90, mặc dù gặp phải hoàn cảnh hết sức khó khăn khắc nghiệt như: mô hình XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ; Mỹ thực hiện chính sách bao vây cấm vận; khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực năm 1997 - 1998 tác động mạnh; thiên tai liên tiếp xảy ra; việc chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền KTTT định hướng XHCN song Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu to lớn. GDP năm 2000 tăng gấp 2 lần năm 1990; tình hình chính trị - xã hội tương đối ổn định; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện; quốc phòng - an ninh được tăng cường; sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn hơn nhiều so với 10 năm trước. Các DNCI bước đầu đảm bảo cung ứng những sản phẩm dịch vụ quan trọng theo kế hoạch của Nhà nước giao, giải quyết được nhu cầu thiết yếu về HHCC. Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa của đất nước ngày càng nhanh, phát sinh nhiều vấn đề phải giải quyết như: xây dựng và quản lý các dịch vụ công cộng, vệ sinh đô thị, duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng… Chính các DNCI là phương tiện chủ lực của Nhà nước để giải quyết các vấn đề này đáp ứng phục vụ ngày càng tốt hơn cho cuộc sống xã hội. Các DNCI đã có nhiều

đóng góp tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế phát triển: thu nộp ngân sách, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên ở các doanh nghiệp, tạo thêm việc làm cho người lao động. Cơ cấu tài sản của DNCI cũng phát triển theo hướng tích cực, giá trị tài sản cố định phục vụ cho các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp được tăng lên. Hiệu quả sử dụng đồng vốn của các DNCI được tăng lên. Số DNCI làm ăn thua lỗ có xu hướng giảm dần. Theo số liệu thống kê của bảy DNCI ngành Giao thông công chính Hà Nội, trong năm 2004 đã đạt 594 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận 20,2 tỷ đồng, nộp ngân sách đạt 20,1 tỷ đồng, không có doanh nghiệp bị thua lỗ.

Hiện nay Các doanh nghiệp công ích hoạt động trong các lĩnh vực như: cấp, thoát nước; cung ứng dịch vụ vệ sinh, môi trường; xử lý nước thải, rác thải; chiếu sáng đô thị; trồng và chăm sóc cây xanh, vườn hoa công cộng; duy tu, bảo trì các công trình giao thông; cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng; cung ứng dịch vụ khai thác các công trình thủy lợi; cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích đặc thù thuộc các Bộ, ngành; trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng. Các doanh nghiệp công ích trên toàn quốc đang tạo việc làm cho khoảng 111.000 người lao động với mức thu nhập bình quân của người lao động là 7 triệu đồng/người/tháng (tương đương với mức

lương bình quân năm 2013).Tuy nhiên tính đến năm 2015 theo báo cáo của Chính phủ, hiệu quả hoạt động của DNCI nhìn chung là chưa cao, và thực tế đã phản ánh7:

Tổng doanh thu năm 2014 của các doanh nghiệp công ích là 29.646 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2013. Tỷ lệ Doanh thu/Tổng tài sản của các doanh nghiệp công ích là 27%. Trong đó, doanh thu hoạt động cung ứng, dịch vụ sản phẩm công ích là 18.343 tỷ đồng, chiếm 62% tổng doanh thu.

Lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 1.626 tỷ đồng, giảm 3% so với năm 2013. Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu đạt 2%. Lỗ phát sinh là 116 tỷ đồng, chủ yếu tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

Tổng số phát sinh phải nộp NSNN là 1.843 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2013.


Có thể thấy ngoài những lĩnh vực then chốt, DNCI đảm đương những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư kinh doanh. Mặc dù vậy, những lĩnh vực mà DNCI nắm không phải cố định mà thay đổi linh hoạt, khi các thành phần kinh tế khác chưa sẵn sàng đầu tư kinh doanh vào những


7 Minh Anh, Doanh nghiệp công ích hoạt động kém hiệu quả, jhttp://www.baohaiquan.vn/Pages/Doanh-nghiep-cong-ich-hoat-dong-kem-hieu-qua.aspx, 28/11/2015

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí