Chất Lượng Đánh Giá Theo Các Tiêu Chí Và Theo Hoạt Động Của Cán Bộ Cấp Cơ Sở

Tổng số cán bộ chủ chốt có 145 đồng chí thâm niên giữ chức vụ hiện tại tham gia công tác từ 5-15 năm là 61 đồng chí chiếm 42,1%, từ 16-30 năm là 82 đồng chí chiếm 56,5%, trên 30 năm là 02 đồng chí chiếm 1,4%; dưới 5 năm là 86 đồng chí chiếm 59,3%, từ 5-10 là 46 đồng chí chiếm 31,7%, trên 10 là 13 đồng chí chiếm 9%.

2.2.2. Chất lượng đánh giá theo các tiêu chí và theo hoạt động của cán bộ cấp cơ sở

2.2.2.1. Những ưu điểm

* Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống

Phần lớn cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn của huyện trưởng thành từ phong trào cách mạng của quần chúng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn.

Năng động sáng tạo, hăng hái thực hiện đường lối, chủ trương chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, có kinh nghiệm lãnh đạo chính trị, vận động nhân dân tiếp tục tiến hành đổi mới. Số đông cán bộ vẫn giữ được đạo đức, phẩm chất cách mạng, lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân.

Đa số đều có tinh thần cầu tiến, tích cực và chịu khó học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Phần đông cán bộ vẫn giữ được phẩm chất đạo đức, tư cách và lối sống lành mạnh, khắc phục khó khăn trong điều kiện tiền lương còn thấp mà khối lượng công việc quá lớn.

* Về năng lực lãnh đạo điều hành:

Xếp loại đối với cán bộ, công chức và người lao động cấp xã 2011-2015:

* Năm 2011 có 522 cán bộ, công chức và người lao động; tham gia bình xét, đánh giá, xếp loại 522 người, đạt 100%. Cụ thể như sau:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 103 người, tỷ lệ 19,7%;

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 389 người, tỷ lệ 74,5%;

- Hoàn thành nhiệm vụ: 29 người, tỷ lệ 5,6%;

- Không hoàn thành nhiệm vụ: 1 người, tỷ lệ 0,2%;

* Năm 2012 có 522 cán bộ, công chức và người lao động; tham gia bình xét, đánh giá, xếp loại 522 người, đạt 100%. Cụ thể như sau:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 108 người, tỷ lệ 20,7%;

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 382 người, tỷ lệ 73,2%;

- Hoàn thành nhiệm vụ: 31 người, tỷ lệ 5,9%;

- Không hoàn thành nhiệm vụ: 1 người, tỷ lệ 0,2%;

* Năm 2013 có 522 cán bộ, công chức và người lao động; tham gia bình xét, đánh giá, xếp loại 522 người, đạt 100%. Cụ thể như sau:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 111 người, tỷ lệ 21,3%;

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 372 người, tỷ lệ 71,3%;

- Hoàn thành nhiệm vụ: 38 người, tỷ lệ 7,3%;

- Không hoàn thành nhiệm vụ: 1 người, tỷ lệ 0,2%;

* Năm 2014 có 522 cán bộ, công chức và người lao động; tham gia bình xét, đánh giá, xếp loại 484 người, đạt 92,7%, có 38 không tham gia xếp loại, đạt 7,3%. Cụ thể như sau:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 122 người, tỷ lệ 23,4%;

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 323 người, tỷ lệ 61,9%;

- Hoàn thành nhiệm vụ: 37 người, tỷ lệ 7,1%;

- Không hoàn thành nhiệm vụ: 2 người, tỷ lệ 0,4%;

* Năm 2015 có 547 cán bộ, công chức và người lao động; tham gia bình xét, đánh giá, xếp loại 547 người, đạt 100%. Trong đó cơ quan xếp loại:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 48 người, tỷ lệ 8,8%;

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 463 người, tỷ lệ 84,6%;

- Hoàn thành nhiệm vụ: 36 người, tỷ lệ 6,6%;

- Không hoàn thành nhiệm vụ: 0 người;

Bảng 2.7. Tổng hợp xếp loại công chức từ năm 2011 đến 2015



Năm


SL CC

Không tham gia đánh giá

Đánh giá xếp loại công chức

Xuất sắc

Tốt

HTNV

Không HTNV

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2011

522

0

0

103

19,7

389

74,5

29

5,6

1

0,2

2012

522

0

0

108

20,7

382

73,2

31

5,9

1

0,2

2013

522

0

0

111

21,3

372

71,3

38

7,3

1

0,2

2014

522

38

7,3

122

23,4

323

61,9

37

7,1

2

0,4

2015

547

0

0

48

8,8

463

84,6

36

6,6

0

0,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ cấp cơ sở của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương - 7

Đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, thị trấn của huyện Ninh Giang đã cơ bản đủ về số lượng, trình độ học vấn, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, điều hành công việc ở cơ sở đã được nâng lên một bước. Thông qua hoạt động thực tiễn, nhiều cán bộ đã tích lũy được kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Nhiều tổ chức cơ sở Đảng đã phát huy tốt hơn vai trò hạt nhân chính trị, vai trò lãnh đạo đối với hệ thống chính trị cơ sở. Hoạt động của HĐND, UBND ở các xã, thị trấn có chuyển biến, hiệu quả hơn nhất là trong quản lý, điều hành, cụ thể hóa các nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp vào trong cuộc sống. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có nhiều cố gắng trong công tác vận động quần chúng và tham gia giải quyết những vấn đề mới phát sinh ở cơ sở. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2.2.2.2. Những hạn chế

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường khiến cho các vấn đề kinh tế - xã hội ngày càng trở nên phức tạp, vượt quá khả năng lãnh đạo quản lý của cấp xã, thị trấn. Mặt khác, mặt trái của cơ chế thị trường đã có tác động tiêu cực đến đạo đức lối sống của cán bộ làm cho một số cán bộ dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác - Lênin và CNXH, hoài nghi đường lối của Đảng.

Một bộ phận cán bộ thoái hoá biến chất về đạo đức lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, làm giàu bất chính, lãng phí của công, quan liêu, ức hiếp dân, gia trưởng độc đoán. Có tham vọng cá nhân, cục bộ, cơ hội, kèn cựa địa vị, kém ý thức tổ chức kỷ luật, phát ngôn và làm việc tuỳ tiện, gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng. Đáng chú ý là những biểu hiện tiêu cực này đang có chiều hướng phát triển, làm xói mòn bản chất cách mạng của đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ cơ sở nói riêng làm giảm uy tín của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ.

Nhiều cán bộ lãnh đạo không nghiêm túc tự phê bình, và tiếp thu phê bình, tính chiến đấu kém, có tình trạng nể nang, né tránh, không nói thẳng, nói thật với nhau, bằng mặt mà không bằng lòng.

Tư tưởng cục bộ địa phương, dòng họ còn diễn ra rất nhiều ở các xã. Đặc biệt là đến khi bầu bán thì tư tưởng ngày càng có cơ hội phát tác. Tình trạng mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức còn biểu hiện rất rõ nét trong đội ngũ cán bộ. Những biểu hiện về cơ hội chủ nghĩa, chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ có chiều hướng gia tăng. Một số tệ nạn như “Chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp” còn biểu hiện trong đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng.

Độ tuổi của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của huyện Ninh Giang còn quá cao nên tư duy đổi mới còn quá chậm. Họ còn mang đậm tư duy của thời kỳ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, tư tưởng đó đã ăn sâu bám dễ vào họ, vì vậy việc tiếp cận với thời kỳ đổi mới, hội nhập, cơ chế kinh tế thị trường là rất khó khăn. Có tư tưởng đố kỵ với sự linh hoạt, sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ trẻ. Do đó không quan tâm tới cán bộ trẻ, lực lượng cán bộ trẻ rất ít vì vậy không thể tạo nên sức bật cho quá trình đổi mới.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở của huyện Ninh Giang hiện nay về cơ cấu và chất lượng chưa ngang tầm với yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội còn nhiều hạn chế, thiếu hụt về kiến

thức quản lý nhà nước, kiến thức về pháp luật, kỹ năng hành chính, tin học chưa theo kịp yêu cầu do đó năng suất và hiệu quả lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, nhất là quản lý kinh tế thị trường, nhiều cán bộ lười học, lười nghiên cứu, một số cán bộ chưa đủ trình độ để hiểu các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên vì vậy khi triển khai rất lúng túng. Vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ. Cán bộ thì nhiều, song cán bộ thực sự đủ năng lực: giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về quản lý, giỏi về công tác tổ chức điều hành, am hiểu pháp luật để làm việc thì thiếu trầm trọng. Thực tế còn một bộ phận không nhỏ cán bộ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý yếu kém, rất lúng túng trong việc điều hành công việc. Một bộ phận thì thiếu ý chí vươn lên, thiếu trách nhiệm trong công việc, sa sút về phẩm chất đạo đức, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí… gây bất bình trong nhân dân.

Chính do độ tuổi cao nên tư tưởng trọng nam khinh nữ còn thể hiện rất rõ nét. Toàn huyện chỉ có 3/145 đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ, quan tâm chưa đúng mức tới cán bộ nữ. Cơ cấu, độ tuổi đó liên quan rất nhiều đến năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

Việc bố trí sử dụng cán bộ còn nhiều bất cập: Bố trí sử dụng cán bộ chưa theo sở trường của họ nên rất khó phát huy được năng lực. Tình trạng “vì người chọn việc” còn xảy ra rất nhiều ở cơ sở do quan hệ họ hàng, do còn mang đậm tư tưởng bè phái, cục bộ, địa phương chủ nghĩa.

Trình độ về bằng cấp khác xa so với trình độ thực tế nên một bộ phận cán bộ chủ chốt cơ sở chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, về quản lý hành chính, quản lý kinh tế. Vì vậy, họ quản lý, điều hành không dựa vào pháp luật mà giải quyết công việc chủ yếu dựa vào tình cảm và kinh nghiệm của bản thân.

Tóm lại chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã, thị trấn, của huyện Ninh Giang còn nhiều yếu kém, cơ cấu chưa hợp lý, nhiều độ tuổi cao,

tỷ lệ cán bộ nữ quá thấp, trình độ năng lực về mọi mặt còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Khả năng dự báo và định hướng phát triển còn yếu. Thiếu cán bộ cấp chiến lược. Người đứng đầu địa phương đa phần lớn tuổi nên khả năng thích ứng với cơ chế thị trường, hội nhập còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.

2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế về năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở

2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan

Các cấp uỷ các tổ chức Đảng của huyện Ninh Giang chưa nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của chiến lược cán bộ và tính cấp thiết của việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong từng thời kỳ mới.

Quá trình thực hiện chiến lược cán bộ chưa được tiến hành đồng thời với quá trình đổi mới, tổ chức bộ máy của các cơ quan Đảng và các cơ quan của nhà nước các cấp, đã tạo ra sự chuyển biến đồng bộ cả về tổ chức và cán bộ.

Do mặt bằng dân trí ở xã, thị trấn còn thấp nên rất khó để lựa chọn được người có trình độ cao để tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Mặt khác, chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập, thu nhập thấp không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu nên những người có năng lực sẽ không bao giờ chấp nhận ở lại địa phương để làm cán bộ hoặc đang làm xin nghỉ để làm kinh tế tư nhân (trang trại, xuất khẩu lao động...). trong quá trình công tác luôn tiếp xúc với nhân dân giải quyết các mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể từ đó nảy sinh thù hằn với cán bộ. Do đó chỉ khi họ không còn con đường nào khác để lựa chọn thì họ mới phải ở lại. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng lực của cán bộ xã.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt là do nhân dân bầu, các tiêu chuẩn thì còn chung chung, chưa cụ thể nên việc lựa chọ cán bộ còn theo cảm tính, chưa thực sự khách quan. Mặt khác do tác động của văn hóa làng xã, văn hóa dòng tộc

dẫn đến việc tranh giành, chia chác các ghế chủ chốt trong xã. Việc hiệp thương lựa chọn đại biểu cũng như quá trình bầu cử còn mang tính thỏa hiệp giữa các làng, các dòng họ.

Tư tưởng nhiệm kỳ còn rất nặng nề, họ nghĩ rằng, nhiệm kỳ chỉ có 5 năm, nhiệm kỳ này giữ chức vụ này, nhiệm kỳ sau chắc gì còn giữ được nên cũng không cần phải học hành làm gì mà chủ yếu là kiếm được bao nhiêu hoặc là được nhàn hạ.

Cơ chế kiểm soát của nhân dân đối với cán bộ chủ chốt chưa đủ mạnh để kiềm chế được các hoạt động vi phạm của đội ngũ cán bộ. Việc đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ còn chung chung, hình thức, nể nang, né tránh. Khi cán bộ mắc khuyết điểm thì còn giải quyết theo tình cảm, thiếu chế tài xử phạt nghiêm minh dẫn đến tâm lý trước khi bầu cử thì tìm mọi cách để lấy lòng dân, đến khi trúng cử rồi thì xa dời nhân dân, mặc sức tự do làm theo ý mình để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao theo kiểu cờ đến tay ai người đó phất, phất theo ý của mình.

Mặt trái của cơ chế thị trường có ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức xã hội nói chung trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở. Thu nhập thực tế của cán bộ cơ sở còn thấp nên khó tránh khỏi việc lợi dụng chức quyền để tham nhũng.

2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân tình trạng yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở, Nghị quyết Hội nghị BCH TW lần thứ năm khoá IX đã chỉ rõ: “Những yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở có phần trách nhiệm của bản thân hệ thống chính trị cơ sở, có phần thuộc trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị. Một nguyên nhân quan trọng là từ trung ương đến các cấp các ngành chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò của cơ sở, quan liêu không sát cơ sở, sát dân, không kịp thời bàn bạc, đề ra các chủ trương chính sách để củng cố xây dựng các tổ chức và đội ngũ cán bộ cơ sở [19]

Công tác cán bộ nói chung và công tác cán bộ của huyện Ninh Giang trong những năm qua còn nhiều bất cập.

Thứ nhất, công tác đánh giá cán bộ chưa sâu sắc, còn hình thức

Thực hiện Quyết định số 50/QĐ-TW ngày 3/5/1999 của Bộ Chính trị khoá IX, Ban thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã ban hành qui chế số 05/ QC- TU ngày 20/4/2003 về đánh giá cán bộ.

Các cấp uỷ, tổ chức Đảng ở cơ sở đã cụ thể hóa và xây dựng tiêu chuẩn cho từng loại cán bộ để làm cơ sở cho việc đánh giá cán bộ. Việc đánh giá cán bộ cơ bản đã thực hiện theo quy trình, quy chế công khai theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Đánh giá cán bộ được coi là khâu tiền đề quan trọng nhất nhưng vẫn là khâu khó nhất và yếu nhất ở các địa phương. Khó nhất là đánh giá cái “tâm”, “cái tầm” và bản lĩnh chính trị của cán bộ.

Công tác đánh giá cán bộ của các xã, thị trấn huyện Ninh Giang vẫn còn hình thức, chưa phản ánh đúng thực chất cán bộ, chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá cán bộ, còn cảm tính hình thức, xuê xoa, chiếu lệ, thiếu tính chiến đấu, thiếu tinh thần xây dựng trong đánh giá cán bộ.

Việc đánh giá cán bộ nhiều xã còn mang tính độc đoán, thiếu dân chủ, thậm chí mất dân chủ, còn đố kỵ chưa đánh giá đúng năng lực của đội ngũ cán bộ trẻ và cán bộ nữ.

Thực trạng đội ngũ cán bộ cơ sở chất lượng yếu kém, hiệu quả công việc rất thấp nhưng kết quả đánh giá hàng năm vẫn rất cao, thường khoảng trên 70% cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, 20 % hoàn thành tốt nhiệm vụ, 10% hoàn thành nhiệm vụ, dưới 1% hoặc không có cán bộ nào không hoàn thành nhiệm vụ.

Rõ ràng là kết quả đánh giá và thực trạng đội ngũ là hoàn toàn mâu thuẫn với nhau, chính vì đánh giá không chính xác nên cán bộ không nhìn thấy được mặt mạnh của mình để phát huy và mặt yếu để khắc phục, làm ảnh hưởng rất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2023