Có Khả Năng Đặt Vấn Đề Và Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề

3- Đánh giá những thay đổi trong công việc: xem người học áp dụng những điều đã học vào công việc như thế nào. Những thay đổi đối với việc thực hiện công việc.

4- Đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức: Việc đào tạo có tác động, ảnh hưởng tới kết quả của tổ chức, hiệu quả của bồi dưỡng như thế nào.

* Một khóa học có chất lượng là một khóa học mà khi kết thúc, cán bộ hình thành được những phẩm chất và năng lực sau đây:

1- Có kiến thức quản lý Nhà nước

Trong phạm vi các khóa bồi dưỡng về quản lý Nhà nước cho cán bộ, tiêu chí đầu tiên để đánh giá chất lượng bồi dưỡng sau khóa học, công chức phải có được những kiến thức cơ bản về Nhà nước và quản lý Nhà nước, xác định đúng chức năng của Nhà nước nói chung, của mỗi hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước nói riêng; xác định được cơ quan, đơn vị mình nằm ở đâu trong hệ thống chính trị, thực hiện chức năng nhiệm vụ gì, và xác định đúng chức trách của công chức trong thực thi công vụ.

2- Có khả năng đặt vấn đề và kỹ năng giải quyết vấn đề

Công việc thực tế của cán bộ trong thực thi công vụ luôn phải đối mặt và giải quyết các vấn đề trong hệ thống và ngoài xã hội. Trong đó, có những vấn đề biểu hiện bên ngoài là giống nhau nhưng đòi hỏi cách giải quyết khác nhau, có những vấn đề đòi hỏi không chỉ một mà nhiều biện pháp giải quyết đồng bộ...Chính vì vậy, người cán bộ hoàn thành nhiệm vụ là người có khả năng phát hiện vấn đề và giải quyết được vấn đề.

Tuy nhiên, kỹ năng là sự kết hợp chín muồi giữa lý thuyết với kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy khó lòng đòi hỏi một công chức dự bị sau khi trải qua một khóa đào tạo tiền công vụ phải có khả năng phát hiện và kỹ năng giải quyết vấn đề như một chuyên viên chính. Thêm nữa, kỹ năng cần có đối với mỗi công chức ở mỗi vị trí công việc, mỗi lĩnh vực công tác khác nhau là khác nhau. Mặc dù có những khác biệt nhất định như vậy, song tiêu chí chung để đánh giá chất

lượng của một khóa đào tạo cán bộ là sau khóa học, người học biết chủ động liên hệ giữa kiến thức đã được tiếp nhận để có những đề xuất cụ thể, sát thực tế trong lĩnh vực công tác, từ đó tìm kiếm được cách thức giải quyết công việc khoa học.

3- Ba là, có thái độ tích cực trong thực thi công vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Tiêu chí thái độ rất quan trọng, nhưng cũng không dễ dàng định lượng. Ở đây, mục tiêu hướng tới của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không phải là đào tạo ra những con người làm việc trong bộ máy phục vụ nhân dân có trình độ, năng lực song lại không muốn phục vụ nhân dân. Việc đào tạo công chức có chất lượng đòi hỏi sau quá trình đào tạo, bồi dưỡng công chức không chỉ có kiến thức, kỹ năng, mà còn phải có mong muốn đem kiến thức, kỹ năng đó áp dụng vào thực thi công vụ nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Hay nói cách khác là có mong muốn cống hiến cho nền công vụ nước nhà.

Tiêu chí này được cụ thể hóa bằng những yêu cầu như sau:

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ cấp cơ sở của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương - 5

+ Có phẩm chất chính trị

Quản lý Nhà nước luôn phải hướng tới mục tiêu chính trị, vì thế cán bộ trong bộ máy Nhà nước rất cần được rèn luyện và củng cố về phẩm chất chính trị. Sau mỗi khóa học, học viên phải thấm nhuần hơn những lý tưởng cao đẹp mà Đảng, Nhà nước và xã hội đang theo đuổi, từ đó xây dựng vững chắc hơn niềm tin vào lý tưởng đó và trung thành với lợi ích mà mục tiêu chính trị đã xác định. Đồng thời xác lập quyết tâm thực hiện mục tiêu chính trị của mỗi tổ chức và toàn hệ thống. Đo lường tiêu chí này có thể là sự thống nhất cao độ hay không của mỗi học viên trong toàn khóa học

+ Có đạo đức xã hội

Các khóa đào tạo, bồi dưỡng công chức thường thiết kế các nội dung về đạo đức công vụ, về công vụ, công chức,... Sau khi kết thúc khóa học, Cán bộ phải ý thức được rằng mình là người làm việc trong bộ máy Nhà nước, người dân nhìn vào mình để đánh giá thương hiệu của từng cơ quan hay cả bộ máy

Nhà nước. Do đó, phải luôn có ý thức giữ gìn hình ảnh, đạo đức, tác phong chuẩn mực trong con mắt quần chúng nhân dân.

+ Có đạo đức nghề nghiệp

Một tiêu chí đánh giá khóa bồi dưỡng cán bộ có chất lượng cao là khi kết thúc khóa học, công chức ý thức được rằng mình là một người lao động làm công việc đặc biệt như: làm việc trong bộ máy Nhà nước, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, phục vụ lợi ích công. Từ đó, họ ý thức được mình là công bộc của dân, cần phải có thái độ tôn trọng nhân dân, có nghĩa phục phục nhân dân. Đồng thời, sau khóa bồi dưỡng công chức giao tiếp có văn hóa hơn với công dân, làm cho họ hài lòng hơn về thái độ và chuyên môn nghiệp vụ trong giải quyết các mối quan hệ hay sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực công...

+ Có “tầm nhìn” chung

“Tầm nhìn” với ý nghĩa: công chức trải qua đào tạo phải nhận thức được đầy đủ mục tiêu mà nền hành chính Nhà nước đang hướng tới là gì, từ đó nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra. Kết thúc khóa bồi dưỡng cán bộ phải biết xác định tầm nhìn mà họ và các đồng sự đang hướng tới phù hợp với định hướng chính trị mà cả ngành hay đơn vị họ đang theo đuổi. Cụ thể hóa của tầm nhìn ở mỗi cán bộ là dự kiến đúng mục tiêu giải quyết vấn đề và các phương án khả thi cho việc giải quyết vấn đề đó. Được như vậy, họ mới tự giác và đồng tâm thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất. Trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay, việc đào tạo cán bộ được coi là có chất lượng khi làm cho công chức có tầm nhìn chung: xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại hóa theo hướng phục vụ dân, từ đó họ tự hào vì mình được góp phần vào việc thực hiện hóa tầm nhìn chung.

1.5.6. Chế độ, chính sách trong công tác bồi dưỡng

+ Hỗ trợ về thời gian: Các chương trình bồi dưỡng hiện nay được thiết kế đa dạng về thời gian, hình thức tổ chức. Có chương trình học tập trung trong khoảng thời gian từ 2-5 ngày có khi đến 2-3 tháng, học tập trung như

chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho chuyên viên, chuyên viên chính. Có chương trình lại kéo dài tới 2 năm, mỗi tháng học 1 tuần như chương trình lý luận chính trị cao cấp. Vì vậy, bố trí sắp xếp công việc để cán bộ có đủ thời gian để theo học các khóa bồi dưỡng là một yêu cầu quan trọng. Điều này phụ thuộc rất lớn vào lãnh đạo cơ quan, thủ trưởng đơn vị trong việc phân công công việc, bố trí sắp xếp cán bộ làm thay công việc của những người đi học.

+ Hỗ trợ về tài chính: Kinh phí cho công tác bồi dưỡng cán bộ do Nhà nước cấp, được phân bổ từ ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quyền, các bộ, ngành địa phương và tiếp tục được phân bổ đến các cơ quan, đơn vị trong hệ thống hành chính Nhà nước. Cán bộ được cử đi bồi dưỡng được hưởng nguyên lương. Như vậy, Nhà nước bao cấp toàn bộ kinh phí cho công tác bồi dưỡng cán bộ. Đây là sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước đối với công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều cán bộ vẫn ngại khi được cử đi bồi dưỡng, nhất là đối với những người được cử đi bồi dưỡng tập trung, xa cơ quan, gia đình. Vì vậy để động viên cán bộ tích cực tham gia và toàn tâm, toàn ý vào nhiệm vụ bồi dưỡng, bên cạnh chế độ, chính sách chung của Nhà nước, mỗi địa phương, cơ quan đơn vị cần quan tâm vật chất cũng như tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tham gia khóa bồi dưỡng.

+ Sử dụng sau khi đào tạo, bồi dưỡng: Mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng là để nâng cao năng lực làm việc cho cán bộ, phát huy năng lực làm việc của mỗi cán bộ. Bên cạnh các yếu tố chủ quan, còn phụ thuộc rất lớn vào việc bố trí, sử dụng. Rõ ràng, nếu cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng về một nghiệp vụ này lại được giao công việc có yêu cầu những nghiệp vụ khác theo kiểu “học một đằng, làm một nẻo” hay đào tạo, bồi dưỡng theo chuẩn chức trách, ngạch bậc cao nhưng lại được giao một vị trí công việc thấp hơn...thì cán bộ rất khó có thể phát huy năng lực của mình. Hơn nữa, điều này còn gây tác động tâm

lý không tốt đến những cán bộ khác trong cơ quan, họ sẽ coi đó là tấm gương và sẽ không có động lực tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng tiếp theo. Như thế có thể nói công tác bố trí, sử dụng cán bộ sau khi đào tạo, bồi dưỡng của cấp ủy, thủ trưởng cơ quan đơn vị có tác động quan trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng.

1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở

1.6.1. Sự quan tâm của cấp ủy, thủ trưởng các đơn vị

Sự quan tâm thể hiện bằng chương trình, kế hoạch hành động, nghị quyết chuyên đề về công tác đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức triển khai thực hiện, trong đó có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra đồng thời có những sự điều chỉnh nếu cần.

Thể hiện ở việc phân bố kinh phí hoạt động cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, đầu tư cải thiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập,... Trong phạm vi cơ quan, vai trò của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị thể hiện từ công tác quy hoạch cán bộ, xem xét nhu cầu cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng các khóa học, đến việc tạo thuận lợi cho cán bộ cấp xã dành thời gian cần thiết cho quá trình học tập.

1.6.2. Các chính sách của địa phương

Các chính sách tác động rất lớn đến hiệu quả công tác bồi dưỡng, để cán bộ tham gia bồi dưỡng xác đinh rõ trách nhiệm của việc bồi dưỡng vùa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi, hoàn thiện bản thân đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại và tương lai.

Các địa phương căn cứ vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo quản lý của từng giai đoạn, nhu cầu đáp ứng thực tiễn công việc để đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đảng ủy ra nghị quyết thực hiện công tác bồi dưỡng kèm theo những chính sách cho nhằm động viên khuyến khích người đi học, như bố trí thời gian công tác, hỗi trợ kinh phí phục vụ cho việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

1.6.3. Nhận thức của các cấp quản lý và nhận thức, nhu cầu của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở về công tác bồi dưỡng cán bộ

Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3 khóa VIII cũng đã nêu “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. [16]Thực vậy, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung, của hệ thống các tổ chức nói riêng suy cho cùng được quyết định bởi năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ. Để phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ đòi hỏi chính quyền các cấp, cá nhân cấp ủy, mỗi cán bộ đảng viên phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ công chức để họ thực thi tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho trước mắt cũng như lâu dài.

Cá nhân cán bộ công chức luôn xác định học tập, bồi dưỡng tự hoàn thiện là nhu cầu để đáp ứng sự hiểu biết của bản thân không bị lỗi thời và đáp ứng công việc được giao, phù hợp với tình hình phát triển không ngừng của xã hội, do đó cần xây dựng một xã hội học tập, thực hiện ''Học nữa, học mãi''.

Thực tế đã chứng minh nơi nào cán bộ, công chức “có tâm, có tầm” hay nói cụ thể có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, phẩm chất đạo đức dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sáng tạo, nhiệt tình lăn lộn với công việc thì nơi đó hiệu quả công việc tốt, vận hành bộ máy hành chính rất trôi chảy, thông suốt đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra thì địa phương ổn định phát triển trên mọi lĩnh vực.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế như hiện nay, để phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ đòi hỏi chính quyền các cấp phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, đào tạo lại bồi dưỡng cán bộ công chức để họ thực thi tốt nhiệm vụ được giao, có bản lĩnh chính trị, năng lực thực tiễn, có phẩm chất và đạo đức cách mạng trong sáng, tác phong làm việc khoa học, hiệu quả. Đảm bảo có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và có kiến thức phù hợp với nhiệm vụ công tác, thích ứng trước yêu cầu của nhiệm vụ mới, năng lực quản lí nhà nước trong cơ chế mới.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phải xác định được nội dung, hình thức các khóa học, tài liệu đào tạo, giảng viên, học viên, thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất, kinh phí, đánh giá và công tác tổ chức quản lý khóa học.

Cần nhận thức rõ các nhân tố tác động đến đào tạo và bồi dưỡng để phát huy khai thác các mặt mạnh, tích cực hạn chế tiêu cực và những tác động xấu.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CẤP XÃ, THỊ TRẤN CỦA HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG‌

2.1. Giới thiệu khái quát về huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Ninh Giang có diện tích là: 135,4 km2; dân số lên tới: 146.780 người; đơn vị hành chính gồm 01 Thị trấn và 27 xã.

Theo đường bộ, Ninh Giang cách thành phố Hải Dương 29km, Hà Nội 87 km. Tiếp giáp các con đường chạy qua 17A, 17B, 217. Từ Ninh Giang đi Hải Dương - Vĩnh Bảo có thể qua con đường 17A, đi Quí Cao - Hải Phòng qua còn đường đường 17B, đi Quỳnh Phụ Thái Bình qua con đường 217, đi Hưng Yên qua con đường quốc lộ 5, đường 36 B, đường 391, 392 và có thể đi bằng ca nô hoặc xuồng qua tuyến sông Luộc.

Là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Hải Dương, Ninh Giang được tách ra từ huyện Ninh Thanh từ ngày 01 tháng 4 năm 1996. Huyện có các mặt tiếp giáp với các huyện khác cùng tỉnh như: Phía Bắc giáp với huyện Gia Lộc, phía Đông Bắc giáp huyện Tứ Kỳ, phía Tây giáp huyện Thanh Miện, riêng phía Đông và Đông Nam giáp huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), phía Nam tiếp giáp với huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình). Huyện Ninh Giang nằm trong vùng kinh tế sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Trong mối quan hệ địa lý của vùng đồng bằng hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng, sông Luộc, sông Cửu An, huyện Ninh Giang là điểm đến của một số tuyến quốc lộ như quốc lộ 17(37), quốc lộ 29 và đường thủy quan trọng sông Luộc đi Hải Phòng, Hưng Yên.... Trong mối quan hệ kinh tế của khu vực, Ninh Giang nằm trong khu vực công nghiệp đang phát triển của cụm công nghiệp Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên.

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Cán bộ và nhân dân Ninh Giang đã năng động sáng tạo, vận

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 01/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí