Hình 2.4: Sơ đồ hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước đối với ngành chè
Cơ quan thẩm quyền chung
Cơ quan thẩm quyền riêng
Doanh nghiệp, xí nghiệp chè Việt Nam
Bộ NN&PTNT
Quản lý Nhà nước về sản xuất, thu hoạch, bảo quản, giống, chế biến, vật tư, phân bón...
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Kế hoạch và đầu tư
Ngân hàng, tài chính, thuế,……….
[35]
Bộ máy quản lý Nhà nước đối với ngành chè
- Các cơ quan tổng hợp chức năng (cơ quan thẩm quyền chung): là những cơ quan có thẩm quyền chung quản lý ở tầm kinh tế quốc dân như: Bộ Kế hoạch & đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh & XH, Bộ KHCN& MT, Bộ Thương Mại v.v.. Hoạt động của các Bộ tổng hợp chức năng rất quan trọng đối với ngành chè nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Các Bộ tổng hợp đề ra chính sách quản lý các doanh nghiệp theo chức năng của mình.
- Cơ quan quản lý ngành (cơ quan thẩm quyền riêng): Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bộ quản lý ngành thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngành được phân công trong phạm vi cả nước, đồng thời thực hiện quản lý các doanh nghiệp ngành chè trực thuộc theo chế độ “Bộ chủ quản”.
Cấp địa phương: cơ quan hành chính cũng cơ cấu giống như cơ cấu hành chính ở cấp Trung ương. Cơ quan thống nhất quản lý Nhà nước trên địa bàn là các UBND (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã). Cơ quan chuyên môn quản lý ngành ở cấp tỉnh là Sở NN&PTNT… Sở này là cơ quan chuyên môn chịu sự
lãnh đạo "song trùng trực thuộc", nghĩa là chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của UBND cấp tỉnh và sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ NN&PTNT. Một cơ cấu tương tự cũng được xây dựng ở cấp huyện.
2.5. Chính sách quản lý
2.5.1. Chính sách của Chính phủ
Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách đổi mới về nông nghiệp, nông thôn, ngành chè, có thể nêu lên một số chủ trương chính sách tác động lớn đến ngành chè như sau:
Vận dụng Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/04/1988 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Ngành chè đã tiến hành giao đất và một số tư liệu sản xuất với quyền thừa kế lâu dài cho người trồng chè.
Thực hiện Nghị định số 13/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về công tác Khuyến nông, Nghị định số 14/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ cho hộ nông dân vay vốn, đã xây dựng thành công nhiều mô hình khuyến nông trong ngành chè mang lại hiệu quả kinh tế và nhân rộng các mô hình điển hình nhanh chóng ra sản xuất.
Quyết định số 960/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/12/1996 về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000 về phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc. Ngành chè được cải thiện về cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, điện, hệ thống giáo dục, y tế, phát triển cây chè trong hệ thống quy hoạch chung với các cây dài ngày khác trong vùng.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 43/1999/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 1999 về kế hoạch sản xuất chè năm 1999-2000 và định hướng phát triển chè đến năm 2005-2010 đã mở hướng cho ngành chè phát triển nhanh theo định hướng thị trường, chất lượng và hiệu quả.
Theo chương trình phát triển ngành chè giai đoạn 2005 – 2010, Chính phủ đầu tư 260,5 triệu USD trong giai đoạn 2002 – 2005 với mục tiêu tăng số
lượng các nhà máy chế biến chè từ 88 (1998) nhà máy lên 180 nhà máy vào năm 2010 và tăng công suất chế biến trung bình lên 12 tấn/ngày.
Trong những năm qua, trong ngành chè đã có mô hình tổ chức tiên tiến thực hiện việc gắn kết chặt chẽ giữa nông dân sản xuất nguyên liệu và công nghiệp chế biến, giúp ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào và hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, nhìn chung, việc khủng hoảng nguyên liệu đối với các nhà máy chế biến chè vẫn xảy ra phổ biến. Điều này cho thấy các khâu trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá chưa thật sự gắn kết với nhau.
Dựa trên những nghiên cứu về ký kết hợp đồng nông sản ở một số nước cũng như tham khảo những bài học thành công của các mô hình tổ chức tiên tiến ở Việt Nam, ngày 24/6/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định Quyết định 80/2002/QĐ - TTg về “Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng”. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên thiết lập cơ sở để tạo dựng mối liên kết bền vững giữa khâu sản xuất và tiêu thụ nông sản nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản cho nông dân và tạo nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định cho các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.
Quyết định 80 khuyến khích liên kết “bốn nhà - Nhà nông, nhà doanh nghiệp, Nhà khoa học và Nhà nước. Mỗi nhà trong “bốn nhà” đều có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa:
- Nhà nông, sau khi ký kết hợp đồng ngay từ đầu vụ, phải sản xuất và cung cấp cho doanh nghiệp nông sản hàng hoá đáp ứng đầy đủ những quy định về số lượng và chất lượng.
- Nhà doanh nghiệp phải đảm bảo cung ứng vốn, vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng và tiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông dân, ngoài ra không được tranh mua hàng hoá với các doanh nghiệp khác, nhằm ổn định nguồn hàng.
- Nhà nước đặc biệt là UBND xã giúp đỡ nông dân và doanh nghiệp, đôn đốc giám sát thực hiện hợp đồng. UBND các cấp, các Bộ, ngành có liên
quan như: Bộ NN&PTNT, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ phát triển, Cơ quan quản lý về giá có trách nhiệm hỗ trợ, tạo môi trường pháp lý thuận lợi (như về đất đai, tài chính, tín dụng, giao thông,…) cho các đối tượng: nhà nông, nhà doanh nghiệp,
- Nhà khoa học tham gia hợp đồng với mục đích chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho nhà nông, gắn quyền lợi với nghĩa vụ trong việc cung ứng giống cây, giống con, thuốc bảo vệ thực vật, thú y… nhằm tăng sản lượng và chất lượng hàng hoá, nâng cao giá trị hàng nông sản.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, sự liên kết giữa các “nhà” trong ngành chè còn chưa thật chặt chẽ gây nên những thiệt hại không đáng có trong ngành.
Trong thập kỷ 1980 và 1990, những rào cản thương mại và giá đã phần lớn được gỡ bỏ như một phần trong quá trình mở cửa thị trường. Một số vụ chè, khi giá giảm mạnh, để giúp nông dân có thu nhập ổn định, chính phủ đã ban hành chính sách giá sàn và các doanh nghiệp nhà nước phải mua chè với giá tối thiểu bằng mức thấp nhất của giá sàn. Tuy nhiên, chính sách này nhìn chung đem lại hiệu quả thấp vì khách mua chè của nông dân chủ yếu là tư nhân.
Về thương mại quốc tế, thuế xuất khẩu chè là 0%, trong khi thuế nhập khẩu là 75% (áp dụng từ ngày 15/01/2002). Trong quá trình tự do hoá thương mại, tiến tới gia nhập AFTA và APEC, Việt Nam dự kiến cắt giảm thuế nhập khẩu xuống 30% trong năm 2000, 20% năm 2001-2003, 15% năm 2004, 10%
năm 2005 và chỉ còn 5% năm 2006.5
Việt Nam không có cơ chế phân bổ hạn ngạch đối với xuất khẩu chè, song các quy định hành chính lại là một hạn chế đáng kể đối với nhập khẩu.
2.5.2. Chính sách của địa phương
5 http://www.ipsard.gov.vn
Hỗ trợ người trồng chè: Mỗi tỉnh có một hình thức hỗ trợ riêng cũng như các hình thức hỗ trợ người trồng chè khác nhau. Ở các tỉnh áp dụng chương trình cải tiến giống chè (Lâm Đồng, Nghệ An, Lào Cai, Phú Thọ, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên), chính phủ hỗ trợ 20 - 25% chi phí cải tiến giống mới. Ở các vùng cao nguyên, nơi cây chè được xem là rừng phòng hộ, chính phủ đã hỗ trợ theo Quyết định năm 1998 về trồng mới rừng. Tại một số vùng như Lâm Đồng, chính phủ hỗ trợ 35% chi phí vận chuyển đối với chè xuất khẩu.
Thuế: Ở một số tỉnh (như Sơn La, Tuyên Quang), chính phủ có chính sách giảm hoặc miễn thuế sử dụng đất cho các hộ trồng lại và mở rộng vườn chè trong vòng từ 6 đến 13 năm. Tại Nghệ An, chính phủ tái đầu tư đất sử dụng thuế thu được trong khuyến nông, giao thông và thuỷ lợi dành riêng cho chè.
Tín dụng: Theo nghị định 43/1999/NĐ-CP, chính phủ đã cho các hộ vay tiền với lãi xuất ưu đãi 9%/năm nhằm khuyến khích trồng lại, trồng mới và khôi phục các đồi chè. Các khoản vay này giao động 15-22 triệu đồng/ha cho trồng mới và 5-29 triệu đồng/ha cho trồng lại và khôi phục các đồi chè.
Giá cả: Ngay từ khi bắt đầu vụ chè mới, chính quyền địa phương đã bảo đảm giá chè tươi cho các nông hộ, qua đó chính phủ quyết định giá thu mua. Giá chè thu mua được các đơn vị tỉnh thông báo (sau khi nhận được hướng dẫn của Uỷ ban vật giá chính phủ). Chính sách này được áp dụng ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và một số tỉnh khác.
Marketing: Chính phủ cho phép Hiệp hội chè Việt Nam xuất bản một cuốn tạp chí mang tên Người làm chè (sau năm 2004 đổi tên thành Thế giới chè) và bán cho nông dân và công nhân trồng chè với giá giảm 50% kể từ tháng 1/2002. Bên cạnh đó, chính phủ cũng ban hành tờ Thông tin thương mại định kỳ hai tháng một lần và miễn phí cho nông dân. Tuy nhiên, những tạp chí này chưa thực sự chứa đựng nhiều thông tin thị trường, đặc biệt là giá chè, nhu cầu và dự báo. Bên cạnh đó, số lượng tạp chí và báo đến với nông dân còn hạn chế.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ VIỆT NAM
1. Những kết quả đạt được
Trước đổi mới, vấn đề hoàn thiện quản lý ngành chè đã được quan tâm, tuy nhiên, những thay đổi đó chưa thực sự rõ nét, chủ yếu tập trung vào việc đổi mới tổ chức quản lý ngành chè, vào nội bộ cơ cấu tổ chức Liên hiệp các xí nghiệp công nông chè Việt Nam. Tuy nhiên, sau đổi mới, quản lý ngành chè nói riêng đã có những bước đột phá đáng kể, đánh dấu bước phát triển của một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng của đất nước. Bộ máy quản lý không còn qua nhiều tầng nấc trung gian mà đã được cải tiến theo hướng gọn nhẹ, theo mô hình quản lý trực tiếp: chủ thể quản lý (Bộ máy nhà nước quản lý ngành chè) - đối tượng quản lý (các doanh nghiệp ngành chè) thông qua các công cụ quản lý. Bên cạnh đó, Ngành còn nghiên cứu và phát triển được một tổ chức liên kết ngành hàng, đó là Hiệp hội chè Việt Nam. Hiệp hội trở thành một tổ chức đại diện mang tính nghề nghiệp của các thành phần kinh tế trong ngành, bảo vệ quyền lợi của những người sản xuất – kinh doanh chè, kinh doanh ngành chè đạt được hiệu quả cao, đồng thời tư vấn cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các chính sách, chiến lược phát triển, cũng như giúp Nhà nước triển khai thực hiện các chính sách đó đến các doanh nghiệp trong ngành. (xem hình 2.5)
Bên cạnh những đổi mới về bộ máy quản lý, chính sách, công cụ quản lý cũng có những thay đổi tích cực. Phải kể đến đầu tiên là chủ trương giao đất và một số tư liệu sản xuất giao khoán vườn chè cùng với quyền thừa kế lâu dài cho người trồng chè, được vận dụng theo Nghị quyết 10 – Bộ Chính trị và Nghị định 169 – HĐBT. Chủ trương này giúp ngành chè tạo ra động lực, giải phóng sức lao động trong nông nghiệp, phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, tận dụng đất đai, tăng thêm của cải cho xã hội và cho đời sống người lao động, đặc biệt đã tạo ra sự đổi mới trong quản lý các nông
trường trồng chè. Các nông trường lúc này chỉ nắm giữ một số công đoạn ban đầu như trồng trọt, chăm sóc, thu hái, chế biến thô.
HIỆP HỘI CHÈ VIỆT NAM
Hình 2.5 : Mô hình quản lý ngành chè hiện nay [35],[23]
Cơ quan thẩm quyền chung | Bộ chuyên ngành (Bộ NN&PTNT) |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Tổ Chức Ngành Chè Trước Đổi Mới
- Mô Hình Tổ Chức Quản Lý Của Ngành Chè Sau Đổi Mới
- Nguồn Hình Thành Và Số Lượng Các Doanh Nghiệp Ngành Chè
- Thiếu Cơ Chế Quản Lý Để Các Doanh Nghiệp Trong Ngành Hợp Tác Thường Xuyên Với Nhau
- Chỉ Tiêu Về Diện Tích, Năng Suất Và Sản Lượng Đến Năm 2010
- Những Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Quản Lý Ngành Chè Việt Nam
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
DNNN | DNTN, C«ng ty TNHH, C«ng ty cæ phÇn | DN cã vèn ®Çu t• n•íc ngoµi, liªn doanh | Hé s¶n xuÊt, chÕ biÕn, thu mua... |
Chó thÝch:
Quan hÖ qu¶n lý trùc tuyÕn, liªn kÕt Quan hÖ tham m•u, t• vÊn
Chính sách ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến ngành chè cũng như các ngành chế biến nông sản thực phẩm hiện nay là chính sách về liên kết “bốn nhà”. Dựa trên những nghiên cứu về ký kết hợp đồng nông sản ở một số nước cũng như tham khảo những bài học thành công của các mô hình tổ chức tiên tiến ở Việt Nam, ngày 24/06/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 80/2002/QĐ - TTg về “Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng”. Đối với ngành chè, đây là văn bản pháp lý đầu tiên thiết lập cơ sở để tạo dựng mối liên kết bền vững giữa khâu sản xuất và tiêu thụ, tháo gỡ những khó khăn cho công nghiệp chế biến trong ngành vẫn tồn tại từ nhiều năm trước đây.
Tuy nhiên, cần nhận thức được rằng những thay đổi trên vẫn chưa có tính đột phá, nhiều hạn chế vẫn được đặt ra để giải quyết về mặt quản lý.
2. Những mặt hạn chế
2.1. Tình hình thiết bị công nghệ
Theo Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường, trình độ công nghệ tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp ngành chè nói riêng rất thấp. Máy móc thiết bị, tuỳ thuộc từng lĩnh vực cụ thể, lạc hậu từ hai đến ba thế hệ so với các nước công nghiệp tiên tiến. Phần lớn công suất máy móc thiết bị sản xuất không được sử dụng tối đa, tỷ lệ cơ khí hoá và tự động hoá thấp, năng suất lao động công nghiệp bình quân thấp hơn nhiều so với mức chuẩn quốc tế. Tình trạng trình độ công nghệ thấp dẫn tới lãng phí nguyên liệu và năng lượng cũng như ô nhiễm môi trường cao. Cụ thể:
- Thực tế có nhiều doanh nghiệp trong ngành đã cố gắng đầu tư hiện đại hoá công nghệ sản xuất điển hình, nhưng do không đồng bộ ở khâu kiểm tra dư lượng chất vô cơ, chất bảo vệ thực vật trong nguyên liệu nên có nhiều lô hàng đã xuất bị trả lại. Điều này cho thấy cần quản lý đồng bộ quy trình công nghệ quản lý chất lượng từ khi trồng trọt, đến chế biến và kiểm tra chất lượng cho hàng hoá xuất khẩu.
- Giữa các doanh nghiệp trong ngành có sự chênh lệch lớn về trình độ thiết bị, kỹ năng lao động, khả năng thông tin, tổ chức và đặc biệt là về năng lực đổi mới công nghệ và sản phẩm. Tại các công ty Liên doanh, 100% vốn nước ngoài và các doanh nghiệp được quyền xuất khập khẩu trực tiếp (Công ty chè Phú Bền, Tổng công ty chè Việt Nam...) có thị trường ổn định và nguồn tài chính đảm bảo nên đã thu hút được đông đảo lao động lành nghề, có vốn để nhập hoặc thuê thiết bị nước ngoài, năng lực công nghệ trên các mặt tiếp thu, hỗ trợ và đổi mới thường cao gấp 2,5 đến 3,5 lần những đơn vị có năng lực thấp.