Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Cấp Huyện


huyện quyết định các định mức chi phù hợp với nhu cầu của họ. Trong quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, nguyên tắc này phải được quán triệt thực hiện trong toàn bộ chu trình quản lý chi ngân sách nhà nước, từ khâu phân cấp quản lý, lập dự toán, phân bổ dự toán, kiểm soát, thanh toán các khoản chi, quyết toán các khoản chi nhằm vừa đảm bảo tập trung, thống nhất quản lý chi ngân sách nhà nước, vừa định mức các khoản chi tiêu hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện.

Hai là, Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả

Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả là nguyên tắc quan trọng trong quản lý tài chính công. Tiết kiệm ở đây được hiểu là sự chi tiêu hợp lý, hợp lệ, đúng mục đích, đúng đối tượng, sáng tạo trong thực hiện để giảm chi phí, tạo ra tác động tích cực đối vớiquá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Khi thực hiện các nội dung chi tiêu công, các cơ quan nhà nước luôn hướng tới việc thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu trên cơ sở lợi ích của toàn thể cộng đồng. Đảm bảo các khoản chi của các cơ quan, đơn vị phải tuân theo chế độ, định mức tiêu chuẩn của nhà nước quy định hoặc theo chế độ, định mức để tổ chức đó hoạt động liên tục và hiệu quả.

Chính quyền địa phương cần phải xây dựng một chính sách chi hợp lý và hiệu quả, phải xác định tính ưu tiên với mỗi khoản chi trong mỗi điều kiện hoàn cảnh cụ thể, xây dựng quy trình cấp phát, kiểm soát và thành toán các khoản chi một cách chặt chẽ khoa học, thực hiện việc kiểm tra quá trình chi và các khoản chi đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả. Vì vậy, việc quản lý chi ngân sách phải đảm bảo xác định được đúng đối tượng chi, nhiệm vụ chi, thứ tự ưu tiên các khoản chi, tiêu chí phân bổ, định mức chi tiêu với cơ cấu phân bổ ngân sách hợp lý.

Ba là, Nguyên tắc công khai, minh bạch


Công khai có nghĩa là để cho mọi người biết, không giữ kín. Minh bạch là làm cho mọi việc trở nên rõ ràng, dễ hiểu, sáng sủa, không thể nhằm lẫn được. Quản lý chi ngân sách nhà nước đòi hỏi phải công khai, minh bạch xuất phát từ đòi hỏi chính đáng của người dân với tư cách là người nộp thuế cho Nhà nước. Việc Nhà nước có đảm bảo trách nhiệm trước dân về huy động và sử dụng các nguồn thu hay không phụ thuộc nhiều vào tính minh bạch của ngân sách.

Chi ngân sách nhà nước cấp huyện phải được quản lý theo quy định của pháp luật đối với tấtcả các khâu: từ lập dự toán, chấp hành dự toán, thanh, quyết toán ngân sách đến kiểm tra, xử lý vi phạm. Việc phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải tuân theo các quy định về tiêu chí, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức phân bổ ngân sách hiện hành. Các đối tượng thụ hưởng ngân sách phải cung cấp thông tin công khai để người dân có thể tham gia giám sát tính đúng đắn, tính hợp pháp của các khâu trong quản lý chi ngân sách, các khoản chi ngân sách nhà nước.

Bốn là, Nguyên tắc quản lý theo phân cấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.


Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 5

Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó. Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này.

Năm là, Nguyên tắc cân đối với thu ngân sách nhà nước

Việc phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện phải tuân thủ nguyên tắc tổng số chi không vượt quá tổng số thu, không được vay để chi thường xuyên. Cân đối ngân sách phải được xác lập ngay từ khâu lập dự toán và luôn kiểm soát trong quá trình điều hành chi ngân sách cấp huyện. UBND huyện phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước cũng như dự báo khả năng thu, đưa ra các giải pháp huy động nguồn thu vào ngân sách, phấn đấu thực hiện đạt và vượt dự toán giao. Trường hợp hụt thu ngân sách, không đảm bảo cân đối nhiệm vụ chi theo dự toán được duyệt, UBND huyện phải xem xét báo cáo HĐND huyện điều chỉnh dự toán chi ngân sách.

Sáu là, Nguyên tắc quản lý theo dự toán

Nguyên tắc quản lý theo dự toán và đảm bảo mục tiêu ưu tiên với điều kiện nguồn lực ngân sách nhà nước cấp huyện có hạn, các nhu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện đặt ra thường vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp huyện. Do đó, vấn đề quan trọng cần phải thực hiện trong quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện là phải xác định được các mục tiêu ưu tiên. Phải phân bổ ngân sách sao cho đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước cấp huyện, đồng thời vẫn phải dành nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm, kế hoạch trung và dài hạn của địa phương, trong đó xác định rõ những nhiệm vụ, lĩnh vực cần được ưu tiên để phân bổ ngân sách cho phù hợp.


1.3. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước

1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện

Tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý có tác động rất lớn đến quá trình quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, nó tác động trực tiếp đến quá trình này từ khâu hoạch định cơ chế chính sách để quản lý chi ngân sách nhà nước; lập và xây dựng dự toán; thẩm định và phê duyệt dự toán; quyết toán chi ngân sách nhà nước.

Tại cấp huyện, bộ máy quản lý nhà nước về chi ngân sách ngân sách nhà nước, gồm: Hội đồng nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân huyện, phòng Tài chính kế hoạch, Kho bạc Nhà nước huyện. Cụ thể như sau:

- Hội đồng nhân dân cấp huyện thực hiện quyết định dự toán, quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện, phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp quận, quyết định các chủ trương, biện pháp để thực hiện ngân sách huyện, quyết định điều chỉnh bố sung ngân sách cấp huyện trong các trường hợp cần thiết, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân huyện quyết định.

- UBND huyện tổ chức quản lý thống nhất ngân sách huyện và các hoạt động tài chính khác của huyện, gồm: lập dự toán ngân sách cấp huyện, phương án phân bổ ngân sách cấp huyện, quản lý thu, chi ngân sách huyện, và quyết toán ngân sách huyện.

- Phòng Tài chính kế hoạch là cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện trong việc tổng hợp dự toán ngân sách huyện và phương án phân bổ dự toán ngân sách huyện, quản lý thu, chi ngân sách huyện và quyết toán ngân sách huyện.

- Kho bạc nhà nước huyện là cơ quan kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo quy định Luật Ngân sách nhà nước.


- Chủ đầu tư là người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Chủ đầu tư là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

HĐND huyện



Phòng Tài chính kế hoạch

Chủ đầu tư

Kho bạc nhà nước huyện

UBND huyện

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện

1.3.2. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện

Có thể phân loại nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện theo các cách tiếp cận sau :

- Theo nội dung kinh tế, nội dung quản lý chi ngân sách bao gồm :

+ Quản lý chi thường xuyên;

+ Quản lý chi đầu tư phát triển ;

+ Quản lý chi khác

- Theo quy trình ngân sách, nội dung quản lý chi ngân sách bao gồm:

+ Lập dự toán chi ngân sách;

+ Tổ chức thực hiện chi ngân sách;

+ Quyết toán chi ngân sách;

+ Thanh tra, kiểm tra, giám sát chi ngân sách.

Trong nghiên cứu này, nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước được tiếp cận theo quy trình ngân sách.

1.3.2.1 Lập dự toán chi ngân sách nhà nước


Lập dự toán chi ngân sách nhà nước là dự trù các khoản chi ngân sách nhà nước bằng tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Lập dự toán ngân sách nhà nước là khâu đầu tiên trong một chu trình ngân sách nhà nước, có ý nghĩa quyết định đối với hai khâu còn lại. Công tác này thực hiện tốt sẽ cho biết tương đối chính xác số tiền cần phải bỏ ra từ ngân sách nhà nước trong một khoảng thời gian để thực hiện những công việc đã được hoạch định sẵn.

Lập dự toán ngân sách là quá trình tính toán, xác định các chỉ tiêu thu chi của nhà nước trong năm kế hoạch, đồng thời đưa ra các biện pháp kinh tế tài chính để bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu này. Việc lập ngân sách dựa trên các cơ sở đánh giá khả năng huy động nguồn lực tài chính, xác định và lựa chọn các nhu cầu chi tiêu, dự kiến phân bổ nguồn lực cho các nhu cầu đó, đồng thời bảo đảm cân đối giữa nguồn lực và chi tiêu. Lập dự toán ngân sách cần phối hợp giữa phần thu và phần chi ngân sách, thống nhất chúng trong một dự toán duy nhất.

Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán là phân tích, đánh giá các khoản thu, chi tài chính trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đưa ra các chỉ tiêu thu, chi tài chính sát với thực tế sao cho có hiệu quả nhất. Điều đó đòi hỏi việc lập dự toán phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản thu, chi dự kiến theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước.

- Việc lập dự toán phải theo từng lĩnh vực thu và lĩnh vực chi.

- Phải đảm bảo nguyên tắc cân đối, chi phải có nguồn đảm bảo.

- Phải đúng theo nội dung, biểu mẫu quy định, đúng thời gian, phải thể hiện đầy đủ các khoản thu chi theo mục lục ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính, gửi kịp thời cho các cơ quan chức năng của nhà nước xét duyệt.

- Dự toán được lập phải kèm theo các báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán.


C n cứ lập dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện hàng n m

- Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của huyện, thị xã, thành phố .

- Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.

- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách huyện.

- Các văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.

- Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.

- Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước của huyện, thị xã, thành phố năm trước.

- Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

Quy trình lập dự toán cấp huyện

Hàng năm, UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của Trung ương, chỉ đạo của UBND cấp tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, trung hạn và dài hạn; căn cứ dự toán thu chi ngân sách của các đơn vị dự toán trực thuộc huyện quản lý và các xã, thị trấn trong huyện, thị xã, thành phố để chỉ đạo phòng Tài chính Kế hoạch phối hợp với Chi cục thuế thực hiện lập dự toán ngân sách huyện, thị xã, thành phố.

Vào tháng 09 hằng năm, phòng Tài chính Kế hoạch huyện phối hợp với Chi cục thuế tham mưu cho UBND huyện hoàn thiện các số liệu dự toán về


thu NSNN trên địa bàn năm kế hoạch. Phòng Tài chính kế hoạch tổng hợp nhu cầu chi và tính toán định mức chi ngân sách huyện cho các đơn vị và các lĩnh vực hoạt động của huyện báo UBND huyện tổng hợp dự toán NSNN huyện để trình HĐND huyện, đồng thời báo cáo UBND tỉnh, Sở Tài chính xem xét làm cơ sở thảo luận dự toán. Trong cùng một thời kỳ ngân sách, việc xây dựng dự toán về cơ bản theo định mức và bổ sung cân đối ngân sách huyện ổn định như năm trước, khi chuyển sang kỳ ngân sách mới cần xác định kỹ các nhiệm vụ phát sinh năm kế hoạch để việc dự báo nhu cầu được chủ động, sát với tình hình thực tế, kịp thời phản ánh với UBND tỉnh và các cơ quan chức năng khi thảo luận dự toán cho năm bắt đầu thời kỳ ổn định mới.

Trên cơ sở báo cáo của UBND cấp huyện, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục thuế tỉnh thảo luận dự toán ngân sách năm kế hoạch với địa phương, thống nhất về số liệu và các nội dung của dự toán thu, chi ngân sách năm kế hoạch với UBND huyện; đồng thời thông báo với Sở Tài chính kiểm tra về dự toán ngân sách đối với UBND huyện, đặc biệt là giao nguồn thu đảm bảo sát với thực tế, tính đầy đủ nhu cầu và định mức, đồng thời bổ sung đầy đủ phần cân đối ngân sách cho huyện. Sau đó, các ngành chức năng của tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê chuẩn. Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành quyết định giao dự toán thu chi NSNN trên địa bàn và các địa phương.

Căn cứ vào dự toán được UBND tỉnh giao, phòng Tài chính Kế hoạch huyện chủ động phối hợp với Chi cục thuế tham mưu cho UBND huyện lập dự toán thu NSNN huyện và xây dựng phương án phân bổ chi ngân sách đối với các đơn vị và các lĩnh vực theo thẩm quyền; Thẩm định, thống nhất số liệu giao dự toán ngân sách cho cấp xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện để UBND huyện trình HĐND huyện xem xét, quyết định phê chuẩn.

- Lập dự toán chi thường xuyên

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 25/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí