Mục Tiêu, Đối Tượng, Nội Dung Của Bồi Dưỡng Cán Bộ Cấp Cơ Sở Đối Tượng Bồi Dưỡng Cán Bộ Cấp Cơ Sở:

năng, nhiệm vụ mà nhà nước đề ra; giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội, đấu tranh ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động; điều hành các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong quá trình hoạt động của bộ máy nhà nước.

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngoài những vị trí, vai trò chung của cán bộ, công chức còn có những vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Tầm quan trọng của đội ngũ này thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, xã, thị trấn là nơi trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa tổ chức Đảng các cấp, giữa Nhà nước với nhân dân, như phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự, xây dựng đời sống mới, giải quyết các chính sách xã hội,... Đây là cấp hành chính cuối cùng đóng vai trò tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quả không phải không có lý khi người ta vẫn nói cấp xã, thị trấn chính là nơi “túi hứng nghị quyết”, quy định các cấp, các ngành để rồi triển khai thực thi.

Thứ hai, xã, thị trấn không thuần nhất về dân cư, sự phân tầng xã hội thể hiện rất rõ nét. Cư trú trên địa bàn xã, thị trấn có đủ các thành phần: công nhân, nông dân, tiểu thương, trí thức, Cán bộ hưu trí, quân nhân xuất ngũ,... Nguồn thu nhập, trình độ học vấn, sự giác ngộ chính trị của các tầng lớp dân cư đó vẫn có khoảng cách đáng kể; phong tục, tập quán, tâm tư tình cảm có khác nhau. Do đó, đòi hỏi cán bộ chủ chốt ở cấp cơ sở phải có năng lực, trình độ, phẩm chất toàn diện, nhất là năng lực vận động quần chúng, thì mới bảo đảm không “bỏ sót lực lượng nào” trong khi dân vận.

Thứ ba, cơ sở là nơi khởi nguồn của các phong trào quần chúng, đồng thời sàng lọc đội ngũ cán bộ, đảng viên ..., giúp cán bộ trưởng thành. Với ý nghĩa đó, xã, thị trấn là môi trường rèn luyện hay đào thải cán bộ.

Thứ tư, xã, thị trấn còn là địa bàn vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đòi hỏi đội ngũ cán bộ cấp này phải sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động thực tiễn. Họ phải biết tập hợp, thu hút trí

tuệ, tài năng của đảng viên và quần chúng, đề ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sát hợp với tình hình thực tế, tổ chức quần chúng thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra.

Theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định về công chức xã, phường, thị trấn. "Trong hệ thống chính quyền 4 cấp của nước ta hiện nay, cấp xã có vị trí, vai trò rất quan trọng. Cấp xã là cấp chấp hành, thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm cầu nối trực tiếp giữa hệ thống chính trị với nhân dân; hàng ngày tiếp xúc và làm việc với nhân dân, nắm bắt và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; tổ chức và vận động nhân dân thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế xã hội, tổ chức đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư." [11, tr 3]

Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã vừa là người lãnh đạo quần chúng nhân dân tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đề ra; đồng thời cũng là đầy tớ trung thành của nhân dân. Mặt khác, từ thực tiễn địa phương, cán bộ, công chức cấp xã cũng là người xây dựng Nghị quyết của tổ chức Đảng, Nghị quyết HĐND và lãnh đạo hệ thống chính trị cơ sở, vận động quần chúng nhân dân theo từng tổ chức chính trị, từng giới để thực hiện Nghị quyết đã đề ra. Giáo dục, tập hợp quần chúng để quần chúng nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình, để mọi người dân thực hiện đầy đủ, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.

1.4.2. Mục tiêu, đối tượng, nội dung của bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở Đối tượng bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

- Cán bộ, công chức đang công tác trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, Nhà nước ở thành phố, ở quận, huyện, thị xã;

- Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định tại Nghị định số

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ cấp cơ sở của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương - 4

92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

- Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Mục tiêu bồi dưỡng Cán bộ cấp cơ sở là nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở có bản lĩnh chính trị, năng lực thực tiễn, có phẩm chất và đạo đức cách mạng trong sáng, tác phong làm việc khoa học, hiệu quả. Đảm bảo có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và có kiến thức phù hợp với nhiệm vụ công tác.

Nội dung bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở gồm:

- Bồi dưỡng về lý luận chính trị.

- Bồi dưỡng về kiến thức kĩ năng quản lý Nhà nước.

- Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.

1.5. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ cấp cơ sở

1.5.1. Đánh giá năng lực quản lý nhà nước của cán bộ cấp cơ sở để xác định nhu cầu, đối tượng cần bồi dưỡng

Xác định nhu cầu, đối tượng bồi dưỡng nhằm trả lời các câu hỏi chính như: Những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc? Những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà cán bộ hiện có? Những kiến thức, kỹ năng còn thiếu của cán bộ đối với vị trí công việc? Làm cách nào để xác định đúng những thiếu hụt đó? Những khóa học nào, đối tượng nào cần tổ chức để khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng cho cán bộ? Để nắm bắt nhu cầu đào tạo cần sử dụng các phương pháp sau:

Phân tích tổ chức, các kế hoạch hoạt động và kế hoạch nguồn nhân lực. Phân tích công việc, Phân tích đánh giá thực hiện công việc.

Điều tra khảo sát đào tạo (Phiếu khảo sát, thảo luận, lấy ý kiến chuyên gia).

Thông thường, người ta thực hiện các hoạt động xác định nhu cầu đào tạo như sau:

1. Làm rõ các yêu cầu. Xác định vấn đề cần bồi dưỡng, quyết định đưa ra những nhiệm vụ mới, làm rõ những mong muốn, nguyện vọng đối với việc bồi dưỡng.

2. Lập kế hoạch thực hiện xác định nhu cầu bồi dưỡng.

3. Đánh giá thực trạng về thực hiện công việc.

4. Xác định những sai sót, thiếu hụt trong thực hiện nhiệm vụ và những hành vi sai lệch.

5. Xác định nhu cầu bồi dưỡng từ các bước 2, 3 so sánh với bước 4.

6. Xác định các mục tiêu và nội dung bồi dưỡng.

1.5.2. Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các nguồn lực bồi dưỡng

Xây dựng kế hoạch cho hoạt động bồi dưỡng:

Bất kì một hoạt động nào muốn đạt kết quả cao nhất trước khi thực hiện phải lên kế hoạch cụ thể.

Kế hoạch phải được xây dựng, căn cứ trước hết vào chủ trương, nghị quyết của cấp ủy Đảng liên quan đến công tác bồi dưỡng, tiếp theo phải căn cứ vào việc xác định nhu cầu bồi dưỡng, nguồn lực hiện có (tài chính, thời gian,...)

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi chính như: Mục tiêu kế hoạch? Nội dung là gì? Ai thực hiện? thời gian và địa điểm tiến hành? Cách thức thực hiện? Kinh phí? Kiểm tra đánh giá như thế nào?

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phải xác định được nội dung các khóa học, tài liệu đào tạo, giảng viên, học viên, thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất, kinh phí, đánh giá và công tác tổ chức quản lý khóa học.

Để giúp cho việc thực hiện công tác tổ chức bồi dưỡng, người ta đưa ra các công việc cần thực hiện trong thiết kế chương trình đào tạo, như sau:

Liệt kê những mục tiêu đối với chương trình đào tạo.

Xem xét về số lượng học viên, nghiên cứu lấy ý kiến của họ về chương trình. Liệt kê những cách thức, hoạt động để đạt được mục tiêu.

Quyết định loại hình thức đào tạo nào: tại cơ quan (đào tạo trong công việc) hay tập trung ngoài cơ quan.

Quyết định hình thức phương pháp đào tạo - như huấn luyện, kèm cặp hướng dẫn …

Thảo luận về Chương trình, kế hoạch với những người liên quan, với chuyên gia, học viên và những người lãnh đạo quản lý họ.

Hoàn thiện Chương trình.

Kết thúc giai đoạn kế hoạch cần tiến hành công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện, phân tích rõ nguyên nhân những mục tiêu đã thực hiện được, mục tiêu chưa thực hiện được, xác định trách nhiệm rõ ràng và rút ra những bài học cần thiết cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo.

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học: Diện tích, mặt bằng cơ sở đào tạo - bồi dưỡng được quy hoạch hợp lý, có đủ hội trường, phòng học, thư viện, kí túc xá, phòng làm việc và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động dạy và học, đảm bảo việc sử dụng vệ sinh, an toàn, đủ ánh sáng, thông gió. Hệ thống trang thiết bị cần thiết phục vụ cho giảng dạy theo phương pháp mới là những yếu tố tác động ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo - bồi dưỡng, vì đây là những điều kiện ban đầu đảm bảo để cơ sở chủ động chiêu sinh, nhưng cũng là điều kiện cần thiết cho cả quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng.

Trong xu thế đổi mới, nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng người ta quan tâm nhiều hơn đến việc trang bị các phương tiện giảng dạy hiện đại như các phương tiện nghe, nhìn, trang thiết bị phục vụ như máy chiếu, máy quay video, bàn ghế, các thiết bị âm thanh phục vụ việc thực hành giáo án điện tử cũng như áp dụng các phương pháp sư phạm hành chính khác.

1.5.3. Phát triển chương trình bồi dưỡng cho các đối tượng cán bộ

+ Chương trình đào tạo, bồi dưỡng: chương trình có vai trò quan trọng trong bồi dưỡng cán bộ đạt chất lượng và hiệu quả. Sự phù hợp của chương trình đào tạo gắn với sứ mạng và mục tiêu của bồi dưỡng. Bồi dưỡng cán bộ hành chính và quản lý Nhà nước một cách khái quát nhất chính là đào tạo nghề, mà cụ

thể là nghề công chức, do vậy, chương trình bồi dưỡng phải hướng vào đào tạo nghề công chức. Điều đó hoàn toàn đúng với tinh thần của Bộ nội vụ: "chương trình bồi dưỡng phải được xây dựng trên nền tảng cách tiếp cận khả năng thực thi công vụ cho cán bộ với mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ của hoạt động công vụ đã được quy định rõ ràng cho từng chức danh và ngạch cán bộ trong các văn bản có liên quan của Nhà nước." [3]

Chương trình phải đạt được yêu cầu thiết thực, phù hợp với đối tượng theo các vùng, miền khác nhau. Giáo trình, tài liệu không những là tài liệu học tập mà còn là cẩm nang để cán bộ tra cứu khi cần thiết. Hiện nay, theo quy định các chương trình, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức hành chính và quản lý Nhà nước cho cán bộ do Bộ Nội vụ tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành, do vậy cần phân biệt chương trình tổng thể với chương trình cụ thể khóa bồi dưỡng do cơ sở bồi dưỡng trực tiếp tổ chức thực hiện. Như vậy, các cơ sở đào tạo - bồi dưỡng của các bộ, ngành, địa phương tổ chức các khóa bồi dưỡng theo nội dung, chương trình đã được phê duyệt có sự vận dụng đặc điểm về chức năng và thực tế công tác quản lý Nhà nước của từng bộ phận, ngành địa phương như sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng, của cơ sở đào tạo - bồi dưỡng. Điều này sẽ có tác dụng thiết thực để nâng cao công tác bồi dưỡng.

Chương trình bồi dưỡng cán bộ cần phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người học là cán bộ, nội dung phải sát thực tế đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực làm việc, nhất là chú trọng bồi dưỡng những kỹ năng cụ thể cho mỗi loại cán bộ; thời gian cho mỗi khóa bồi dưỡng phải hợp lý, không quá dài gây ảnh hưởng đến thời gian cho công việc của cán bộ.

1.5.4. Tổ chức các khóa bồi dưỡng cho các loại đối tượng cán bộ

Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi cơ bản như: Có những hoạt động cụ thể nào? Phân công phối hợp như thế nào cho có hiệu quả? Tổ chức sao cho chi phí phù hợp để kết quả cao?

Do đó, để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, cần phân tích kế hoạch bồi dưỡng thành các công việc cụ thể: từ ra quyết định tổ chức khóa học, triệu tập

học viên, in ấn tài liệu, mời giảng viên, tổ chức chọn địa điểm, điều phối chương trình, theo dõi các hoạt động giảng dạy, chi phí thanh toán, đánh giá, báo cáo sơ tổng kết, thanh quyết toán.

- Lựa chọn và phân công các đơn vị, cá nhân tham gia tổ chức các khóa bồi dưỡng;

Xuất phát từ nhu cầu cần bồi dưỡng, kế hoạch, đối tượng… cần phối hợp với các đơn vị và cá nhân tham gia tổ chức bồi dưỡng. Xác định rõ trách nhiệm các đơn vị, cá nhân đứng ra tổ chức công tác bồi dưỡng, hiện nay công tác bồi dưỡng tập trung tại trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, tỉnh; các đơn vị đứng ra tổ công tác bồi dưỡng phối thời các cơ quan ngành dọc như ban tổ chức tỉnh ủy, huyện ủy, sở, phòng nội vụ, đảng ủy cơ sở, tiến hành tổ chức mở lớp bồi dưỡng.

- Lựa chọn các cơ sở bồi dưỡng và giảng viên;

+ Đội ngũ giảng viên hành chính và quản lý hành chính Nhà nước:

“Không thầy đố mày làm nên” câu tục ngữ này đã nói lên vai trò của người thày trong cơ sở giáo dục nói chung và cơ sở đào tạo - bồi dưỡng cán bộ nói riêng. Ở đây phải có nhận thức rõ vai trò của người “thầy” và “học viên” trong đào tạo - bồi dưỡng, những khác biệt với quá trình giảng dạy nói chung trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vai trò của người thầy và học viên trong hoạt động đào tạo - bồi dưỡng là hướng dẫn, trao đổi thông tin quản lý, người thầy không chỉ truyền đạt tri thức mà chủ yếu là tổ chức quá trình trao đổi thông tin một cách hiệu quả nhất và nhiệm vụ của học viên là trao đổi kinh nghiệm quản lý, công tác, cùng nhau bàn bạc, thảo luận tìm phương pháp giải quyết vấn đề một cách tối ưu. Do vậy, đạo đức, trình độ, kinh nghiệm công tác, xử lý tình huống và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên quản lý Nhà nước có vai trò quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng đào tạo - bồi dưỡng cán bộ.

Bên cạnh đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ quản lý cũng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo - bồi dưỡng. Họ là những

người trực tiếp quản lý đội ngũ học viên theo quy trình quản lý đào tạo, nắm vững những khó khăn, thuận lợi của từng học viên trong quá trình đào tạo - bồi dưỡng, là nơi để học viên trao đổi, phản ánh, đóng góp ý kiến về chương trình, phương pháp giảng dạy của giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ quá trình học tập. Chính vì vậy cán bộ quản lý phải trở thành cầu nối giữa học viên với giảng viên, với cơ sở đào tạo - bồi dưỡng.

- Lựa chọn các hình thức tổ chức bồi dưỡng....

Từ nội dung chương trình cần bồi dưỡng, số lượng, vị trí công tác của học viên do đó xác định loại hình bồi dưỡng cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất sao cho cán bộ vừa hoàn thành công việc ở vị trí công tác vừa tham gia bồi dưỡng. Có nhiều hình thức bồi dưỡng như tự bồi dưỡng, bồi dưỡng tập trung, trực tuyến, từ xa…

1.5.5. Giám sát và đánh giá hiệu quả các hoạt động bồi dưỡng

Đánh giá bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi chính như: bồi dưỡng có đạt mục tiêu không? Nội dung có phù hợp không? Chương trình có phù hợp không? Giảng viên có đáp ứng được yêu cầu của chương trình bồi dưỡng không? Học viên có tham gia vào quá trình bồi dưỡng không? Công tác tổ chức có tốt không? Học viên học được những gì và họ áp dụng được những điều đã học vào thực tế công việc không? Hiệu quả của chương trình bồi dưỡng?

* Theo các nhà nghiên cứu, có 04 cấp độ đánh giá chương trình đào tạo như sau:

1- Đánh giá phản ứng của người học: Họ đánh giá như thế nào về bồi dưỡng vào các thời điểm trước, trong, cuối khoá đào tạo và vào những thời điểm sau đào tạo.

2- Đánh giá kết quả học tập: Xem học viên đã tiếp thu những gì từ khóa học. Kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2023