Kế Hoạch Bồi Dưỡng Cb,cc Cấp Cơ Sở Của Huyện Ninh Giang

Dựa vào 8 tiêu chí sau đây

- Việc chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

- Phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống, tác phong, lề lối làm việc chuẩn mực

- Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; để xảy ra (không để xảy) ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý trong phạm vi quản lý;

-Tinh thần trách nhiệm trong công tác; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực phụ trách đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ được giao;

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; mức độ hoàn thành nhiệm vụ đột xuất;

- Lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức đạt kết quả như thế nào, có tác động như thế nào đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách;

- Có sáng kiến, giải pháp cụ thể nào được áp dụng, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách và được cấp có thẩm quyền công nhận.

Trong 6 chức danh thuộc huyện ủy quản lí cuối năm tổ chức đánh giá xếp loại cho từ đồng chí ở từng địa phương xong việc này đối với Huyện ủy tổ chức xếp loại còn thiếu chính xác; để đánh giá năng lực năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, huyện đã thành lập hội đồng thi đua khen thưởng chủ yếu dựa đăng kí thi đua đầu năm, các đồng chí cán bộ tự đánh giá theo các tiêu chí tự cho điểm, Ban Tổ chức Huyện ủy là cơ quan thường trực tổng hợp trình hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

đồng thi đua khen thưởng của huyện; Hội đồng thi đua dựa vào hiệu quả công việc thực hiện phát triển kinh tế văn hóa, trật tự an ninh... của một địa phương và việc báo cáo kết quả hoạt động của đảng bộ; trong khi đó báo cáo của các đảng bộ còn rất chung chung. Do vậy đánh giá xếp loại, xét khen thưởng cuối năm đôi khi mang tính chủ quan, chưa thực sát với thực tế.

Đánh giá chung phần lớn cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn trong huyện Ninh Giang trưởng thành từ phong trào cách mạng của quần chúng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn.

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ cấp cơ sở của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương - 10

Năng động sáng tạo, hăng hái thực hiện đường lối, chủ trương chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, có kinh nghiệm lãnh đạo chính trị, vận động nhân dân tiếp tục tiến hành đổi mới. Số đông cán bộ vẫn giữ được đạo đức, phẩm chất cách mạng, lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân.

Đa số đều có tinh thần cầu tiến, tích cực và chịu khó học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ được giao, khắc phục khó khăn trong điều kiện tiền lương còn thấp mà khối lượng công việc quá lớn và phức tạp tại địa phương.

Cán bộ chủ chốt điều hành hoạt động của HĐND, UBND ở các xã, thị trấn có chuyển biến, hiệu quả hơn nhất là trong quản lý, điều hành, cụ thể hóa các nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp vào trong cuộc sống.

Tóm lại chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã, thị trấn, của huyện Ninh Giang có những ưu điểm nêu ở trên còn nhiều yếu kém, cơ cấu chưa hợp lý, nhiều độ tuổi cao, tỷ lệ cán bộ nữ quá thấp, trình độ năng lực về một số mặt còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Khả năng dự báo và định hướng phát triển còn yếu. Người đứng đầu địa phương đa phần lớn tuổi nên khả năng thích ứng với cơ chế thị trường, hội nhập còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.

2.4.1.1. Về trình độ văn hóa

Còn 01cán bộ có trình độ THCS chiếm 0,7% chức danh phó chủ tịch HĐND.

2.4.1.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở được biểu hiện thông qua nhiều cấp độ đào tạo: Sơ cấp, trung cấp, đại học, trên đại học. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ thể hiện bề dày kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của mỗi cán bộ, đó là một tiêu chuẩn không thể thiếu được đối với mỗi cán bộ.

Có thể nói rằng, chưa bao giờ đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở lại đứng trước sức ép lớn như hiện nay. Do những thay đổi lớn trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước, do sự phát triển rất mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, do trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, dân cư trên địa bàn cũng không còn thuần nhất như trước đây, các thành phần dân cư, thành phần kinh tế đa dạng, người dân không còn chú trọng vào phát triển nông nghiệp vì vậy sẽ phát sinh rất nhiều sự việc phức tạp đòi hỏi cán bộ, công chức cấp cơ sở phải giải quyết hàng ngày. Nếu không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì cán bộ, công chức cấp cơ sở sẽ không giải quyết được.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang có xu hướng phân cấp mạnh mẽ cho cơ sở một số lĩnh vực quan trọng. Nếu không đủ kiến thức về pháp luật, về quản lý kinh tế, quản lý đất đai, công nghệ thông tin… thì sẽ là một thách thức rất lớn.

Theo số liệu trên trình độ chuyên môn cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, sơ cấp 01 đồng chí chiếm 0,7%, trung cấp có 102 đ/c chiếm 70,3%; còn 02đ/c chiếm 1,4% chưa qua đào tạo. Tỷ lệ cán bộ có trình độ Đại học là tương đối cao về bằng cấp 26,9%, nhưng trình độ thức tế lại không tương xứng với trình độ bằng cấp bởi vì phần lớn cán bộ chủ chốt ở các xã thuộc huyện Ninh Giang có độ tuổi cao, những người này chủ yếu hoàn thành bằng cấp qua các lớp phổ cập,

sau đó học lên trung cấp chuyên nghiệp được cấp 02 bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và trung cấp nghề và Đại học hệ tại chức chất lượng không cao.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở là một yếu tố rất quan trọng, có tính chất quyết định đến năng lực lãnh đạo quản lý của họ. Không có trình độ chuyên môn thực sự, không có hiểu biết gì về lĩnh vực mình đang quản lý thì chắc chắn sẽ không quản lý tốt được.

2.4.1.3. Trình độ lý luận chính trị

Trình độ lý luận chính trị tương đối cao: có 136 đồng chí có trình độ trung cấp lý luận chính trị đạt 93,8%, 100% các đồng chí Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND đều có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Đó là một thuận lợi rất lớn cho công tác chỉ đạo, điều hành. Tốt nghiệp Trung cấp chính trị, cán bộ đã có kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác -Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, có khả năng nắm bắt được chủ trương đường lối của Đảng và Chính sách pháp luật của Nhà nước một cách khoa học, từ đó mới có khả năng truyền đạt nó tới nhân dân và tổ chức thực hiện nó. Hiện tại vẫn còn 9 đồng chí có trình độ sơ cấp chính trị đạt tỷ lệ 6,2%, không có một đồng chí nào được đào tạo cao cấp lí luận chính trị. Đây cũng là một khó khăn cho việc lãnh đạo các tổ chức đảng, đoàn thể. Các tổ chức đảng, đoàn thể có hoạt động tốt thì hệ thống chính trị ở cơ sở mới hoạt động tốt được. Có thể nói, trình độ lý luận chính trị ảnh hưởng rất lớn đến năng lực lãnh đạo, điều hành của cán bộ chủ chốt cơ sở.

Khi Đại hội Đảng cấp xã huyện thành công rực rỡ, Huyện ủy chỉ đạo Ban Tổ chức Huyện ủy tuyển sinh 01 lớp lý luận chính trị trong kế hoạch với 70 học viên, khai giảng 5/2016 học tại trung tâm bồi dưỡng huyện Ninh Giang;

2.4.1.4. Quản lý Nhà nước

Nhìn vào bảng số liệu (Bảng 2.2. trang 36) ta thấy trình độ quản lý nhà nước của cán bộ chủ chốt là chưa cao. Trình độ sơ cấp 35 đồng chí chiếm 24,1%, trung cấp có 55 đ/c chiếm khoảng 38%; đại học 01 đồng chí chiếm

0,7%, còn 55 đồng chí chưa qua đào tạo bồi dưỡng chiếm 38%. Cán bộ chủ chốt là những người phải nắm được chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền cho nhân dân biết và tổ chức nhân dân thực hiện đúng những chủ trương chính sách đó. Cán bộ là người hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với dân, giải quyết những khiếu kiện, thắc mắc của nhân dân về chính sách, chế độ được hưởng. Nếu không có hiểu biết về chính sách pháp luật thì không thể giải quyết được công việc. Thực trạng trình độ quản lý nhà nước của cán bộ cơ sở rất kém. Thiếu hiểu biết về pháp luật, thiếu kiến thức quản lý nhà nước về các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế và đất đai. Trong thời gian qua, ở huyện Ninh Giang gây ra khiếu kiện đông người kéo dài nhiều năm tại xã Ứng Hòe...

Do vậy nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quả lí nhà nước là rất lớn.

2.4.1.5. Ngoại ngữ và tin học

Nhìn vào bảng trên ta thấy, Trình độ ngoại ngữ của cán bộ chủ chốt cơ sở là có tới 06 đồng chí đã có trình độ A, chiếm 4,2%; còn lại chưa qua đào tạo là 139 đồng chí, chiếm 95,8%. Thực tế đại đa số cán bộ chủ chốt cơ sở không có hiểu biết về ngoại ngữ. Trong thời kỳ hội nhập, mở cửa như hiện nay, trình độ ngoại ngữ là rất cần thiết, có trình độ ngoại ngữ sẽ tăng cơ hội hợp tác. Thực sự đây là điểm rất yếu và yếu nhất của đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở nói riêng; thực chất với một huyện thuần nông, kiến thức về ngoại ngữ gần như không có cơ hội để giao tiếp, chỉ phục vụ học tin học..

Cũng tương tự như trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở. Tuổi đời của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở càng cao thì khả năng tiếp cận với thế giới tin học càng chậm chạp. Thực tế, tuổi đời của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở của huyện Ninh Giang đạt mức trung bình, có 79 đồng chí có chứng chỉ A tin học chiếm 54,5% thông qua chứng chỉ hiện có, nên khả năng về tin học rất kém cụ thể đánh văn bản, gửi Gmail, thành lập bảng biểu trên Excel không thực hiện được. Ngày nay khoa học

công nghệ đang phát triển như vũ bão, để hoàn thành được công việc lãnh đạo, quản lý của mình thì công nghệ thông tin là một phương tiện hữu hiệu. Muốn quản lý tốt, nhà quản lý cần phải có thông tin, không có thông tin thì không thể quản lý tốt được, thông tin có thể lấy từ nhiều kênh, một trong những kênh lớn nhất đó là kênh sử dụng tin học. Trong những năm tiếp theo cần đẩy mạnh đào tạo tin học văn phòng, tập huấn các phần mềm ứng dụng để quản lí các lĩnh vực của đời sống.

2.4.2. Kế hoạch bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở của huyện Ninh Giang

Trước tình hình thực tế đội ngũ cán bộ cơ sở (xã, thị trấn) của địa phương, qua việc xác định nhu cầu ĐTBD cán bộ cấp cơ sở, Ban Thường vụ Huyện Ninh Giang đã xây dựng chương trình, kế hoạch ĐTBD Cán bộ cấp cơ sở, dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước về công tác ĐTBD Cán bộ. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã:

* Lý luận chính trị: Trang bị trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho các chức danh cán bộ, ngạch công chức và chức danh lãnh đạo quản lý. Tổ chức phổ biến các văn kiện, nghị quyết của Đảng; bồi dưỡng cập nhật, nâng cao trình độ lý luận theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể 100% cán bộ được đào tạo trung cấp lí luận chính trị - hành chính.

* Trình độ chuyên môn

- 100% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn; 50% trên chuẩn (đại học và sau đại học);

- 100% Cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc;

+ 100% công chức cấp xã có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên;

+ 90 đến 95% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.

- 100% người hoạt động không chuyên trách được bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

- 100% đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017, và cập nhật kiến thức định kỳ hàng năm;

- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước: Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trình quy định cho công chức các ngạch và theo chức vụ lãnh đạo, quản lý. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên ngành và vị trí việc làm theo chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm được quy định.

Hiện tại trình độ sơ cấp 35 đồng chí chiếm 24,1%, trung cấp có 55 đ/c chiếm khoảng 38%; đại học 01 đồng chí chiếm 0,7%, còn 55 đồng chí chưa qua đào tạo bồi dưỡng chiếm 38%. Kế hạch đề ra 100% các đồng chí được đào tạo trình độ sơ cấp; trình độ trung cấp đạt từ 50-55%, đại học từ 15-20%;

* Tin học, ngoại ngữ chuyên ngành;

Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện phối hợp với trung tâm chính trị tỉnh Hải Dương mở các lớp trung cấp chính trị tại chức, liên kết với các trường mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Quy hoạch lại đội ngũ cán bộ cơ sở, những cán bộ chưa đạt tiêu chuẩn hoặc còn thiếu các kiến thức về quản lý nhà nước, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ sẽ được cử đi học các lớp bồi dưỡng. Kế hoạch đặt ra đến năm 2020 đạt 80% cán bộ đạt trình độ chứng chỉ A về tin học, và được bồi dưỡng thường xuyên, động viên cán bộ tích cực tham gia bồi dưỡng tin học;

2.4.3. Thực trạng công tác kế hoạch và chuẩn bị các nguồn lực bồi dưỡng

Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Nội vụ xây dựng giao cho trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, Ban tuyên giáo Huyện ủy thực hiện và tham mưu, Ban Tổ chức Huyện ủy, phòng Nội vụ huyện Ninh Giang chỉ là cánh tay nối dài của trường chính trị tỉnh

Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bồi dưỡng, huyện Ninh Giang có một trung tâm bồi dưỡng chính trị với biên chế 05 đồng chí gồm Giám đốc, phó giám đốc, kế toán và 02 chuyên viên, cơ quan quản lí trực tiếp là

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; khuôn viên trung tâm rộng rãi xanh, sạch, đẹp có 02 phòng học lớn, 01 phòng thư viện và các phòng hiệu bộ, 01 nhà ăn tập thể; các phòng học được trang bị các thiết bị nghe nhìn như máy chiếu, loa máy tăng âm. Tại đây diễn ra tất cả các lớp học bồi dưỡng, các lớp đào tạo trung sơ cấp chính trị hành chính, thực hiện kế hoạch đào tạo của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy. Trường chính trị tỉnh Hải Dương đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo và bồi dưỡng;

Tài chính để phục vụ các lớp bồi dưỡng được cấp từ nguồn nhân sách của nhà nước thông qua Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy lên kế hoạch phục vụ cho chương trình bồi dưỡng cán bộ cho từng năm; học viên cấp ủy chi bộ đi học được cấp kinh phí ăn trưa (40.000đ) và được mượn các tài liệu phục vụ cho học tập.

- Cán bộ cấp ủy từ cấp xã trở lên khi tham gia các khóa bồi dưỡng tập trung về trường chính trị tỉnh Hải Dương được hưởng chế độ tiền ăn nghỉ, tài liệu phục vụ cho học tập theo quy định.

2.4.4. Thực trạng tổ chức lựa chọn các chương trình bồi dưỡng cho các đối tượng cán bộ

- Số lượng cán bộ, công chức xã được cử đi bồi dưỡng theo 26 bộ tài liệu của Bộ Nội vụ. Từ năm 2012, sau khi Bộ Nội vụ ban hành khung về bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo Sở Nội vụ, tập trung mở các lớp bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý và bồi dưỡng theo công tác chuyên môn của 7 chức danh công chức xã. "Nội dung đào tạo, bồi dưỡng tập trung nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ theo bộ tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức xã."[24]

Chương trình bồi dưỡng cấp ủy do Bộ Nội vụ, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành khung chương trình, trường chính trị tỉnh xây dựng nội dung cần bồi dưỡng theo kế hoạch bồi dưỡng của Tỉnh ủy.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2023