Quản lý quá trình phát triển đô thị phải tuân thủ quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các khu chức năng được duyệt, gìn giữ và phát huy không gian, cảnh quan truyền thống mang đậmmàu sắc của vùng quê Bắc bộ, đó sẽ là sự khác biệt và là điểm thu hút khách về với mảnh đất Bắc Ninh. Đề xuất việc đôn đốc, kiểm tra của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn thực hiện quy hoạch theo đúng tiến độ.
3.2.2 Phối hợp đồng bộ và chặt chẽ các ngành, các cấp trong quản lý nhà nước về du lịch.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng nên cần có sự phối hợp tốt hơn các lực lượng của các ngành các cấp dưới sự chỉ đạo tập trung của UBND tỉnh mà trực tiếp là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, những nhà quản lý ngành du lịch cần đặc biệt chú trọng sự phối hợp đồng bộ có hiệu quả trong việc tham mưu các cơ chế chính sách, thu hút đầu tư, tổ chức thực hiện các kế hoạch, chiến lược góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch sớm trở thành ngành mũi nhọn, trọng tâm của tỉnh để phát triển kinh tế, xã hội.
Bên cạnh đó, các huyện tập trung điểm du lịch và các địa phương dựa trên cơ sở tiềm năng điều kiện thuận lợi về tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cần có giải pháp liên kết đa dạng. Để xuất việc tổ chức các buổi hội thảo đánh giá tình hình phát triển du lịch giữa liên ngành để đưa ra những giải pháp thiết thực nhất cho việc thực hiện đưa du lịch Bắc Ninh phát triển đúng tầm với những tiềm năng du lịch sẵn có.
3.2.3 Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch
Nhiệm vụ xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch cần được thực hiện với việc thành lập các cơ quan chuyên trách phát triển du lịch tại các địa bàn trọng điểm du lịch. Đối với các dự án phát triển các khu du lịch, công trình quan trọng cần thành lập ban chuẩn bị (kêu gọi, xúc tiến) đầu tư, và sau này trở thành các ban quản lí dự án có năng lực, hoạt động hiệu quả.
Tỉnh cần sớm xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về du lịch (quy chế quản lý các khu du lịch trong tỉnh, quy chế quản lý quy hoạch, quy chế xây dựng các công trình du lịch v.v...) nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn.
Tỉnh cần sớm đầu tư xây dựng và hoàn thành một số quy hoạch chi tiết và thực hiện quản lí chặt chẽ việc xây dựng theo quy hoạch ở các khu du lịch trọng điểm.
Tăng cường công tác thống kê du lịch, xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển du lịch của tỉnh.
Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng (đặc biệt với Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Lào Cai) trong việc thực hiện Quy hoạch dưới sự chỉ đạo thống nhất của UBND tỉnh để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo vệ môi trường tồn khai thác tài nguyên tự nhiên, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh...
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Thị Trường Khách Du Lịch Nội Địa Đến Bắc Ninh Phân Theo Thị Trường Và Mục Đích Chuyến Đi Giai Đoạn 2006 - 2010)
- Đội Ngũ Công Chức Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Đánh Giá Chung Công Tác Qlnn Về Du Lịch Tại Tỉnh Bắc Ninh
- Trần Xuân Ảnh ( 2007) Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Nhà Nước Về Thị Trường Du Lịch, Tạp Chí Quản Lý Nhà Nước, Số132
- Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Bắc Ninh - 12
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
3.2.4 Tăng cường công tác xúc tiến du lịch.
Công tác xúc tiến du lịch cần được quan tâm không chỉ về hình thức, mà quan trọng hơn là nội dung.Tuyờn truyền, giới thiệu rộng rói về đất nước, con người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tớch lịch sử, di tớch cỏch mạng, di sản văn hoỏ, cụng trỡnh lao động sỏng tạo của con người, bản sắc văn hoỏ dõn tộc cho nhõn dõn trong nước và cộng đồng quốc tế, nõng cao nhận thức xó hội về du lịch, tạo mụi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phỏt huy truyền thống mến khỏch của dõn tộc, huy động cỏc nguồn lực để đầu tư phỏt triển cỏc đụ thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đỏo, cú chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hoỏ dõn tộc trong cả nước, từng vựng và từng địa phương; phỏt triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đa dạng hoỏ và nõng cao chất lượng cỏc dịch vụ du lịch, nghiờn cứu thị trường du lịch, xõy dựng sản phẩm du
lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm du lịch.
3.2.5 Hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp du lịch và các điểm tham quan.
Cùng với việc sử dụng và phát huy khả năng điều tiết, chi phối của kinh tế nhà nước, chính quyền tỉnh Bắc Ninh cần phải quan tâm đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn. Trước hết,hoàn thành lộ trình đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch do địa phương quản lý, theo hướng từng bước trở thành các doanh nghiệp kinh doanh hiện đại, có sự liên kết với mạng lưới các hộ kinh doanh cá thể, có khả năng mở rộng các hoạt động du lịch liên vùng, khu vực và kinh doanh lữ hành quốc tế. Mặt khác, đề xuất cần có chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch nhà nước thông qua các hình thức như: Đầu tư vốn thông qua góp vốn cổ phần của các công ty nhà nước, tăng cường cán bộ có năng lực, hỗ trợ một phần kinh phí quảng bá thương hiệu, xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch...
3.2.6 Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực
Đây là vấn đề cấp bách, giúp cho cán bộ công chức ngành du lịch có những kiến thức toàn diện để đóng góp cho việc xây dựng các văn bản pháp luật với mục tiêu: “Tạo một môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển, nhưng đồng thời cũng ngăn chặn kịp thời những biểu hiện kinh doanh không đúng hướng”.
Căn cứ dự báo nhu cầu lao động du lịch, hiện trạng đội ngũ lao động Bắc Ninh đề xuất tiến hành các chương trình:
Hướng nghiệp du lịch tại các trường phổ thông trung học, thậm chí từ năm cuối của cấp trung học cơ sở.
Khuyến khích mở các cơ sở, các khóa đào tạo nghiệp vụ du lịch trong tỉnh kết hợp chính sách cụ thể hỗ trợ, khuyến khích thanh niên tham gia các khóa đào tạo về du lịch ở các trung tâm, cơ sở đào tạo ở Hà Nội và các địa phương khác.
Khuyến khích các doanh nghiệp tự tổ chức các khóa đào tạo mới và tái đào tạo nâng cao nghiệp vụ và ngoại ngữ tại chỗ.
Tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tổng cục Du lịch và các dự án quốc tế.
Sở VHTT & DL chủ động tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức và trang bị các kỹ năng kinh doanh, giao tiếp du lịch cho céng đồng người dân tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch.
Yêu cầu các chủ đầu tư các dự án du lịch lớn xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực ngay từ khi triển khai xây dựng.
Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực với các địa phương và các tổ chức quốc tế.
3.2.7 Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp lu t và thông tin du lịch.
Đề xuất đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và tinh thần đổi mới của tất cả cán bộ, Đảng viên đối với sự nghiệp phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ mới; phát huy mọi năng lực s¸ng tạo thúc đẩy hoạt động du lịch tăng trưởng về chất lượng và phát triển bền vững bằng việc tổ chức quán triệt nghị quyết cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành du lịch nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế. những thách thức, cơ hội của du lịch Việt Nam, du lịch Bắc Ninh khi Việt Nam là thành viên của WTO; Tổ chức các chương trình truyền thông, các cuộc hội nghị, các lớp tập huấn để trao đổi, phổ biến nội dung các cam kết cụ thể trong môi trường kinh doanh du lịch và các lĩnh vực liên quan cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành nhằm nâng cao hiểu biết trong quá trình quản lý và kinh doanh; tích cực tuyên truyền vËn động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng môi trường du lịch văn minh, lịch sự, đảm bảo an ninh, an toàn du lịch thông qua các buổi họp dân phố, trên các phương tiện thông tin
địa phương, các pano bảng biểu quảng cáo và trên các phương tiện truyền thông đại chúng trên địa bàn tỉnh.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh
- Trên cơ sở tài nguyên du lịch và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch các điểm đến du lịch và các điểm tham quan du lịch tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
- Bổ sung biên chế công chức ngành Du lịch cho thành phố, huyện, thị xã có nhiều điểm đến và điểm tham quan du lịch, nơi có hoạt động du lịch phát triển nhằm tăng cường công tác quản lý hành chính nhà nước về du lịch.
- Củng cố và hoàn thiện Trung tâm Xúc tiến Du lịch, đồng thời tăng kinh phí hoạt động cho Trung tâm này để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển du lịch địa phương nhằm tạo điều kiện cho các công chức thuộc các ngành và công chức ngành Du lịch hợp tác giải quyết tốt các vấn đề tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển.
3.3.4 Đối với Tổng Cục Du lịch
- Cập nhật thông tin thống kê, theo dõi và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước ngành Du lịch.
- Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng về quản lý hành chính nhà nước về du lịch cho đội ngũ công chức ngành Du lịch, đặc biệt là đội ngũ công chức trẻ.
- Tổ chức các chuyến đi học tập, bồi dưỡng và khảo sát thực tiễn cho đội ngũ công chức ngành Du lịch.
3.3.5 Đối với Ủy ban Nhân dân Thành phè, HuyÖn
- Quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành Du lịch.
- Tạo điều kiện cho công chức ngành Du lịch được đi học tập, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
- Tạo điều kiện cho công chức ngành Du lịch đi công tác cơ sở nhằm tìm hiểu thực tiễn và giải quyết những khó khăn vướng mắc cho cơ sở.
KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng, có tác động không nhỏ vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của tỉnh. Du lịch của Bắc Ninh những năm qua đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên trong quá trình phát triển, nhiều yêu cầu của hoạt động du lịch vẫn chưa được phát triển đầy đủ. Việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch góp phần quan trọng trong việc phát triển các hoạt động du lịch, qua đó góp phầm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Luận văn đã đạt được những kết quả chính sau:
1: Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động du lịch và quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của chính quyền cấp tỉnh hiện nay. Theo đó, luận văn đã nêu rõ khái niệm, đặc điểm hoạt động du lịch, ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường của hoạt động du lịch, các yếu tố tác động tới hoạt động du lịch, quan niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của chính quyền cấp tỉnh, yêu cầu đối với quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở nước ta hiện nay.
2: Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong khu vực làm tương đối tốt về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh.
3: Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và quản lý nhà nước đối với hoạt dộng du lịch ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013, từ đó rút ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân.
4: Đề xuất phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay.