Thực Trạng Năng Lực Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Của Cán Bộ Quản Lý Trường Thcs Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên

trải, có kinh nghiệm trong chuyên môn, trong quản lý, đây là một điểm mạnh của GD huyện Đồng Hỷ. Tuy nhiên với trên 40% số Hiệu trưởng có độ tuổi trên 50 tuổi và số này có thâm niên quản lý trên 10 năm, chủ nghĩa kinh nghiệm trong quản lý sẽ là một khó khăn cho GD huyện Đồng Hỷ trong quá trình đổi mới công tác quản lý, tiếp thu học tập những tri thức quản lý mới, đặc biệt trong đổi mới chương trình GD phổ thông trong thời gian tới.

CBQL có trình độ chuyên môn trên chuẩn đạt 90.12%, trong đó trình độ đại học 100%; 100% CBQL được qua đào tạo lớp bồi dưỡng công tác quản lý, trung cấp chính trị. 100% CBQL đều là đảng viên. Đây là những điều kiện rất thuận lợi trong công tác quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng trường THCS.

2.1.2. Tổ chức khảo sát

2.1.2.1. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá đúng năng lực, thực trạng bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước của cán bộ quản lý trường THCS, trên cơ sở đó xác định nhu cầu bồi dưỡng, nội dung chương trình bồi dưỡng, các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý trường THCS

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát năng lực quản lý hành chính nhà nước của cán bộ quản lý trường THCS Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Khảo sát thực trạng bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho cán bộ quản lý trường THCS Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

2.1.2.3. Phương pháp bồi dưỡng

Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, kết hợp với phỏng vấn sâu và sử dụng một số phần mềm để xử lý số liệu thống kê, nghiên cứu sản phẩm quản lý.

2.2. Thực trạng năng lực quản lý hành chính nhà nước của cán bộ quản lý trường THCS huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Sử dụng câu hỏi phần phụ lục về đánh giá của giáo viên đối với năng lực quản lý hành chính nhà nước của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THCS huyện Đồng Hỷ, thực hiện khảo sát trên 300 giáo viên của 7 trường THCS, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.1. Đánh giá của giáo viên về năng lực quản lý hành chính nhà nước của CBQL trường THCS

Năng lực quản lý hành chính nhà nước

của CBQL trường THCS

Mức độ đạt được


TB

1

2

3

4

5

1.Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo

dục của nhà trường

1.1. Năng lực lập kế hoạch dài hạn, trung

hạn, ngắn hạn phát triển giáo dục nhà trường.

75

90

35

75

25

2,61

1.2.Năng lực quy hoạch phát triển nhà trường, quy hoạch đội ngũ giáo viên, cán bộ

quản lý.


85


78


62


55


20


2,49

1.3.Năng lực đánh giá cán bộ, giáo viên, thực

trạng của nhà trường

90

85

76

44

5

2,29

1.4. Năng lực xác định tầm nhìn, sứ mạng

của nhà trường

110

95

60

35

0

2,06

2.Khai thác và bảo đảm các điều kiện cho các hoạt động dạy học, giáo dục

toàn diện học sinh THCS

2.1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ

GV đáp ứng yêu cầu giảng dạy, giáo dục

95

84

76

28

17

2,29

2.2.Quản lý cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu

dạy học, giáo dục.


85


78


62


55


20


2,49

2.3. Xây dựng môi trường giáo dục

50

32

90

95

33

3,09

2.4.Xây dựng cơ chế giám sát, quản lý hoạt

động dạy học, giáo dục

95

84

76

28

17

2,29

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - 6

của CBQL trường THCS

Mức độ đạt được


TB

1

2

3

4

5

3.Quản lý các hoạt động dạy học, giáo dục và các hoạt động khác theo

chức năng nhiệm vụ của Hiệu trưởng

3.1.Quản lý lập kế hoạch dạy học của GV

20

22

90

135

33

3,46

3.2. Quản lý nền nếp dạy và học

35

40

82

108

35

3,23

3.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức

tổ chức dạy học

85

78

62

55

20

2,49

3.4. Chỉ đạo nâng cao năng lực giáo viên

86

92

73

32

17

2,34

3.5. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập của học sinh

91

87

79

33

10

2,28

3.6. Chỉ đạo quản lý học sinh trong môi

trường dạy học tích cực

95

84

76

28

17

2,29

4. Thực hiện kiểm tra, đánh giá các kết quả giáo dục và các hoạt động

của nhà trường

4.1.Kiểm tra công tác xây dựng phát triển

đội ngũ

35

40

82

108

35

3,23

4.2. Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động

dạy học

40

35

82

110

33

3,22

4.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động

giáo dục

86

92

73

32

17

2,34

4.4. Kiểm tra, đánh giá mối quan hệ giữa nhà

trường, gia đình và xã hội trong giáo dục HS

189

94

8

5

4

1,47

4.5. Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý tài

chính, cơ sở vật chất của nhà trường

60

38

74

103

25

2,98

Năng lực quản lý hành chính nhà nước

Từ kết quả đánh giá cho thấy cán bộ quản lý các trường THCS đã thực hiện tốt một số chức năng quản lý nhà trường nên những năng lực thể hiện thực hiện các chức năng liên quan được giáo viên đánh giá cao đó các năng lực sau đây:

Quản lý lập kế hoạch dạy học của giáo viên đạt điểm trung bình là 3,46 điểm. Quản lý nền nếp dạy và học đạt điểm trung bình là 3,23 điểm.

Kiểm tra công tác xây dựng phát triển đội ngũ đạt điểm trung bình là 3,23 điểm.

Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động dạy học đạt điểm trung bình là 3,22 điểm.

Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý tài chính, cơ sở vật chất của nhà trường đạt điểm trung bình là 2,98.

Kiểm tra, đánh giá mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh đạt điểm trung bình thấp là 1,47

Xây dựng cơ chế giám sát, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục có điểm trung bình là 2,29.

Chỉ đạo quản lý học sinh trong môi trường dạy học tích cực đạt điểm trung bình là 2,29.

Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đạt điểm trung bình 2,49.

Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục đạt trung bình là 2,34 điểm.

Để xác định những kết quả đánh giá nêu trên về năng lực quản lý hành chi nhs nhà nước của CBQL trường THCS, chúng tôi sử dụng bảng hỏi để CBQL tự đánh giá về năng lực quản lý của mình, kết quả thu được ghi ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tự đánh giá năng lực quản lý hành chính nhà nước của CBQL trường THCS

Năng lực quản lý hành chính nhà nước của

CBQL trường THCS

Mức độ đạt được

TB

1

2

3

4

5

1.Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục của

nhà trường

1.1. Năng lực lập kế hoạch dài hạn, trung

hạn, ngắn hạn phát triển giáo dục nhà trường.

10

12

8

7

4

2,58

1.2.Năng lực quy hoạch phát triển nhà trường, quy hoạch đội ngũ giáo viên, cán bộ

quản lý.


13


11


7


7


3


2,41

1.3.Năng lực đánh giá cán bộ, giáo viên, thực

trạng của nhà trường

14

13

6

5

3

2,27

1.4. Năng lực xác định tầm nhìn, sứ mạng của nhà

trường

16

14

5

4

2

2,07

2.Khai thác và bảo đảm các điều kiện cho các hoạt động dạy học, giáo dục

toàn diện học sinh THCS

2.1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ

GV đáp ứng yêu cầu giảng dạy, giáo dục

13

13

8

5

2

2,27

2.2.Quản lý cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu

dạy học, giáo dục.

12

12

7

7

3

2,44

2.3. Xây dựng môi trường giáo dục

7

7

10

11

6

3,05

2.4.Xây dựng cơ chế giám sát, quản lý hoạt

động dạy học, giáo dục

14

12

6

7

2

2,29

3.Quản lý các hoạt động dạy học, giáo dục và các hoạt động khác theo

chức năng nhiệm vụ của Hiệu trưởng

3.1.Quản lý lập kế hoạch dạy học của GV

4

4

10

15

8

3,46

3.2. Quản lý nền nếp dạy và học

4

7

11

14

5

3,22

CBQL trường THCS

Mức độ đạt được

TB

1

2

3

4

5

3.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức

tổ chức dạy học

12

12

9

4

4

2,41

3.4. Chỉ đạo nâng cao năng lực giáo viên

12

13

8

4

4

2,39

3.5. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập của học sinh

14

13

6

5

3

2,27

3.6. Chỉ đạo quản lý học sinh trong môi

trường dạy học tích cực

13

14

6

5

3

2,29

4. Thực hiện kiểm tra, đánh giá các kết quả giáo dục và các hoạt động

của nhà trường

4.1.Kiểm tra công tác xây dựng phát triển

đội ngũ

4

7

11

13

6

3,24

4.2. Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động

dạy học

2

2

11

14

12

3,78

4.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động

giáo dục

13

12

8

5

3

2,34

4.4. Kiểm tra, đánh giá mối quan hệ giữa nhà

trường, gia đình và xã hội trong giáo dục HS

20

16

2

2

1

1,73

4.5.Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý tài

chính, cơ sở vật chất của nhà trường

4

6

10

11

10

3,41

Năng lực quản lý hành chính nhà nước của


Nhìn vào kết quả tự đánh giá của cán bộ quản lý cho thấy tất cả các năng lực được đánh giá đều có nét tương đồng với kết quả đánh giá của giáo viên.

Kết hợp với tự đánh giá của một số cán bộ quản lý thông qua phỏng vấn, trao đổi thực tiễn, tác giả luận văn nhận thấy những kết quả đánh giá của giáo viên về năng lực của cán bộ quản lý với tự đánh giá của cán bộ quản lý có nét tương đồng. Cụ thể khi trao đổi với cán bộ quản lý của các trường THCS: Hóa

Thượng, Linh Sơn, Văn Hán, Hợp Tiến, Văn Lăng, Sông Cầu, Trại Cau chúng tôi được biết cô nhận xét về những hạn chế trong công tác hiện nay của mình là: Chưa giám sát chặt chẽ việc thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục của trường mà chủ yếu là kiểm tra theo kế hoạch, chưa kiểm soát được mối quan hệ thường xuyên giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với cha mẹ học sinh; chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học chưa hiệu quả vv…

Đánh giá chung: cán bộ quản lý trường trung học cơ sở được giáo viên đánh giá có các năng lực quản lý nhà nước như lập kế hoạch dạy học, quản lý nền nếp dạy học và kiểm tra hồ sơ dạy học của giáo viên, kiểm tra công tác phát triển đội ngũ, kiểm tra hoạt động dạy học và quản lý cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường. Đây là những năng lực được cán bộ quản lý thường xuyên bởi hằng năm Phòng Giáo dục - Đào tạo thường xuyên kiểm tra, đánh giá những nội dung hoạt động trên. Bên cạnh đó các năng lực về giám sát hoạt động dạy học, giáo dục, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học; Kiểm tra, đánh giá mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh; Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục chưa được giáo viên đánh giá cao, coi đây là những hạn chế về năng lực của cán bộ quản lý trường THCS.

2.3. Thực trạng công tác bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên

2.3.1. Thực trạng nhận thức về công tác bồi dưỡng năng lực của cán bộ quản lý trường THCS Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên

Khảo sát trên 38 cán bộ quản lý cấp trường và 5 cán bộ quản lý cấp phòng về bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS và cán bộ thuộc diện quy hoạch hiệu trưởng, tác giả thu được kết quả ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý trường THCS huyện Đồng Hỷ về mức độ cần thiết của bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước‌

cho hiệu trưởng


Các mức độ nhận thức

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

29/43

67,4%

14/43

32,6%

0,0

Qua kết quả khảo sát trên 43 cán bộ quản lý cấp trường và cấp phòng với ba mức độ của hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho hiệu trưởng trường THCS, chúng tôi thu được kết quả đánh giá như sau:

Có 29/43 ý kiến cho rằng hoạt động bồi dưỡng là rất cần thiết, chiếm tỷ lệ 67,4% ý kiến

14/43 ý kiến cho rằng hoạt động bồi dưỡng là cần thiết, chiếm tỷ lệ 32,6% ý kiến.

Nhận xét chung 100% cán bộ quản lý cấp trường và cấp phòng đều nhận thức đúng về mức độ cần thiết phải tiến hành nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực cho hiệu trưởng trường THCS về quản lý hành chính nhà nước về giáo dục của nhà trường. Đây là cơ sở thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng được tiến hành hiệu quả.

2.3.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho hiệu trưởng trường THCS

Qua nghiên cứu hồ sơ quản lý của Phòng Giáo dục - Đào tạo, tác giả luận văn thu được các thông tin sau đây:

Hằng năm Phòng Giáo dục - Đào tạo có tổ chức triển khai khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ quản lý trường THCS và cán bộ quản lý thuộc diện quy hoạch của các trường, kết quả thu được ở bảng 2,4.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí