trình độ lý luận chính trị: cao cấp 7 người chiếm 0,15%, trung cấp 2.190 người chiếm 46%, sơ cấp 2.123 người chiếm 45%. Trong những năm qua, được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đã được đào tạo và trưởng thành về mọi mặt, từng bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Tuy nhiên đánh giá một cách tổng quát thì đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Hải Dương còn nhiều hạn chế, bất cập; khả năng vận dụng, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước vào thực tiễn còn nhiều hạn chế, nhất là các kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp ứng xử với các tổ chức và công dân trong quá trình thực thi công vụ...chưa thực sự đáp úng được yêu cầu của cải cách hành chính hiện nay.
Đối với huyện Ninh Giang từ thời điểm 6/2010 với 3/2015 thấy được hiệu quả công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí nhà nước đối với cán bộ chủ chốt cấp xã:
Bảng 2.8. Thống kê trình độ chuyên môn cán bộ chủ chốt cấp xã
Số lượng | Trình độ | ||||||||
Văn hóa | Chuyên môn | ||||||||
Tiểu học | THCS | THPT | Chưa qua ĐT | Sơ cấp | Trung cấp | Cao đẳng | Đại học | ||
Năm (2010) | 145 | 7 | 138 | 14 | 6 | 98 | 4 | 23 | |
Năm 2015 | 145 | 0 | 1 | 144 | 2 | 1 | 102 | 1 | 39 |
So sánh Giảm (G) Tăng (T) | 0 | 0 | G 6 | T6 | G 12 | G 5 | T 4 | G 3 | T16 |
Theo % | 0 | 0 | 4,1 | 4,1 | 8,3 | 3,4 | 3 | 2,1 | 11,1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mặt Trận Tổ Quốc, Các Đoàn Thể Chính Trị - Xã Hội
- Chất Lượng Đánh Giá Theo Các Tiêu Chí Và Theo Hoạt Động Của Cán Bộ Cấp Cơ Sở
- Thực Trạng Đối Tượng, Mục Tiêu Nội Dung Công Tác Bồi Dưỡng Cán Bộ Cấp Xã, Thị Trấn Trên Địa Bàn Huyện Ninh Giang
- Kế Hoạch Bồi Dưỡng Cb,cc Cấp Cơ Sở Của Huyện Ninh Giang
- Thực Trạng Tổ Chức Các Khóa Bồi Dưỡng Cho Các Loại Đối Tượng Cán Bộ
- Đánh Giá Đội Ngũ Cán Bộ Và Xác Định Nhu Cầu Bồi Dưỡng Cho Các Đối Tượng
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
(Nguồn: BTC HU)
- Trình độ văn hóa: THCS giảm 6 đồng chí chiếm 4,1%, THPT tăng 6 đồng chí chiếm 4,1% (Do nghỉ công tác, học trung học chuyên nghiệp được cấp hai bằng tốt nghiệp THPT, bằng nghề)
- Trình độ chuyên môn: chưa qua đào tạo giảm 12 đồng chí chiếm 8,3%, sơ cấp giảm 5 đồng chí chiếm 3,4%, trung cấp tăng 4 đồng chí chiếm 3%, đại học tăng 16 đồng chí chiếm 11.1%.
Bảng 2.9. Thống kê trình độ lí luận chính trị cán bộ chủ chốt cấp xã
Số lượng | TRÌNH ĐỘ | |||||||
Lý luận chính trị | Quản lý hành chính | Ngoại ngữ | Tin học | |||||
Sơ cấp | Trung cấp | Sơ cấp | Trung cấp | Đại học | ||||
Năm (2010) | 145 | 26 | 119 | 27 | 42 | 1 | 3 | 64 |
Năm 2015 | 145 | 9 | 136 | 35 | 55 | 1 | 6 | 79 |
So sánh Giảm (G) Tăng (T) | G 15 | T 17 | T8 | T12 | 0 | T3 | T15 | |
Tính % | 10,3 | 11,7 | 5,5 | 8,3 | 0 | 2,1 | 10,3 |
- Lý luận chính trị: sơ cấp giảm 15 đồng chí chiếm 10,3%, trung cấp tăng 17 đồng chí chiếm 11.7%.
- Quản lí hành chính:sơ cấp tăng 8 đồng chí chiếm 5.5%, cấp tăng 12 đồng chí chiếm 8.3%.
- Trình độ ngoại ngữ chứng chỉ A tăng 3 đồng chí chiếm 2,1%.
- Trình độ tin học văn phòng tăng 15 đồng chí chiếm 10,3% Nhìn lại đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, thị trấn trong huyện cho thấy:
- Phần lớn cán bộ cơ sở có phẩm chất đạo đức tốt, nhiều đồng chí là bộ đội, đảng viên xuất ngũ về địa phương. Tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, không dao động trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới, không mơ hồ về chính trị. Mặc dù còn có khó khăn về nhiều mặt, nhưng đa số cán bộ cơ sở vẫn rất nhiệt huyết tận tụy với công việc, khắc phục khó khăn, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật và có uy tín với nhân dân.
- Trong cơ chế mới, đội ngũ cán bộ cơ sở từng bước đổi mới và trẻ hóa. Một bộ phận cán bộ có bước trưởng thành nhanh chóng, chủ động, năng động tháo gỡ khó khăn đưa sản xuất ở cơ sở phát triển, tạo điều kiện cho tình hình
kinh tế - xã hội có bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước ở cơ sở.
- Qua thực tế công tác, qua bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở, trình độ và năng lực công tác ngày càng được nâng cao. Trong đó, 100% có trình độ văn hóa từ phổ thông cơ sở trở lên, số đông có trình độ văn hóa phổ thông trung học. Ngày càng nhiều cán bộ được đào tạo cơ bản về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, nghiệp vụ chuyên môn, có khả năng nhanh, nhạy nắm bắt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, làm việc năng động và có hiệu quả hơn. Một bộ phận cán bộ cơ sở biết làm kinh tế đi đầu trong phong trào xóa đói, giảm nghèo, có nhiều đóng góp trong quá trình đổi mới.
Từ năm 2010 đến năm 2015:
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thường xuyên được quan tâm, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên; trong nhiệm kỳ các cấp ủy đã cử 979 cán bộ huyện và cơ sở đi đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, trong đó phối hợp với trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mở 5 lớp trung cấp lí luận hành chính với 433 học viên; mở 205 lớp bồi dưỡng cán bộ ngắn hạn cho cán bộ và đảng viên với 19 336 lượt học viên.
Trường Chính trị tỉnh Hải Dương đã phối với với các trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện đã mở được 63 lớp trung cấp lí luận - hành chính với 5 074 học viên.
Trung tâm tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề liên kết đào tạo mở 01 lớp quản lí đất đai với số lượng 52 học viên; 01 lớp đại học công tác xã hội với 79 học viên.
* Những tồn tại, hạn chế
Tuy nhiên, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, yêu cầu lãnh đạo quản lý nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đội ngũ cán bộ cơ sở cũng bộc lộ nhiều điều bất cập.
- Chất lượng, hiệu quả hoạt động năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ Đảng, hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền cơ sở còn chưa cao, có cán bộ sa sút ý chí, thoái hóa biến chất, mất uy tín, vi phạm kỷ luật bị quần chúng chê trách.
- Trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý Nhà nước tuy đã được nâng lên nhưng vẫn còn một số chưa được đào tạo bồi dưỡng. Năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Việc quản lý điều hành của chính quyền ở một số địa phương còn mang nặng tính hành chính, còn có biểu hiện thụ động, trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên. Một bộ phận cán bộ được đào tạo trong cơ chế cũ khi chuyển sang cơ chế mới không còn phù hợp nữa, được đào tạo lại và bổ sung.
- Việc bồi dưỡng cán bộ trong những năm gần đây dù đã được tỉnh quan tâm nhưng số được đào tạo cơ bản chưa được nhiều, chưa đồng bộ và chưa gắn chặt giữa đào tạo với quy hoạch, kế hoạch sử dụng cán bộ. Vì vậy, một số cán bộ còn thiếu những kiến thức cơ bản, lúng túng trong xử lý các vấn đề phức tạp xảy ra ở cơ sở, một số cán bộ còn có biểu hiện quan liêu, xa rời quần chúng.
* Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Do lịch sử để lại, đội ngũ cán bộ cơ sở được hình thành qua bầu cử thiếu những tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, năng lực. Qua các kỳ bầu cử đại hội biến động nhiều, thiếu ổn định, chưa được chuyên môn hoá, thiếu yên tâm trong công tác. Sự phân công, phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương ở một số nơi chưa thật rõ ràng, cụ thể. Việc hướng dẫn của cơ quan cấp trên có việc còn chưa thật thống nhất, chưa sát thực tế, gây lúng túng cho địa phương khi triển khai thực hiện chưa cụ thể hóa cơ chế: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.
- Quy mô, đặc điểm của các xã, thị trấn khác nhau, đặc điểm dân cư, ngành nghề khác nhau…nhưng mô hình tổ chức bộ máy, công tác chỉ đạo lại
giống nhau, vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn cách mạng mới.
- Trong thực tiễn hiện nay công tác bồi dưỡng cán bộ chưa trở thành quy chế bắt buộc đối với từng loại cán bộ. Chưa có quy hoạch và kế hoạch dài hạn về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ. Nội dung, chương trình đào tạo còn mang nặng tính lý luận chung, chưa thật chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho từng chức danh cụ thể. Chính sách cho người dạy, người học chưa đồng bộ và chưa khuyến khích được người dạy giỏi, học giỏi.
- Do tác động mặt trái của kinh tế thị trường cộng với sự yếu kém trong việc tu dưỡng của một số cán bộ cơ sở, công tác quản lý cán bộ có nơi còn chưa chặt chẽ, việc thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm chưa kịp thời, có trường hợp chưa nghiêm. Tệ quan liêu, cửa quyền, thiếu dân chủ, tình trạng tham ô, lãng phí đã xuất hiện ở một số cán bộ cơ sở… làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
2.3.2. Nội dung bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở
Trên cơ sở Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Từ năm 2012, sau khi Bộ Nội vụ ban hành khung về bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, UBND tỉnh đã tập trung mở các lớp bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý và bồi dưỡng theo công tác chuyên môn của các chức danh công chức xã. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng tập trung nâng cao kiến thức lý luận chính trị, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ theo bộ tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.
2.3.2.1. Bồi dưỡng về lý luận chính trị
Có rất nhiều yếu tố làm nên sức mạnh của Đảng, nhưng vấn đề cơ bản đó là trình độ lý luận chính trị của Đảng. Đảng ta được Hồ Chí Minh sáng lập và
lãnh đạo, là Đảng tiên phong, được trang bị lý luận tiên phong, nhờ đó mà Đảng đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ tiên phong.
Đảng ta xác định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, do đó cần trang bị trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho các chức danh cán bộ, ngạch công chức và chức danh lãnh đạo quản lý. Trong 5 năm qua huyện đã phối hợp đào tạo được 5 lớp trung cấp lí luận hành chính với 433 học viên, đây là một thành tích vượt bậc từ trước tới nay. Tổ chức bồi dưỡng chính trị với những nội dung cơ bản sau:
+ Những nội dung lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
+ Những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình chính trị thời sự cho cán bộ, đảng viên.
Bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ chủ chốt cơ sở nói riêng hiện nay là yêu cầu cấp thiết, cần có nội dung phong phú, với hình thức, biện pháp vô cùng sáng tạo. Vấn đề cơ bản là chúng ta cần làm cho cán bộ, đảng viên tự giác nhận thức được sự cần thiết và bổ ích cho chính mình để có ý thức tìm hiểu sâu những nội dung, quan điểm khoa học lý luận chính trị hiện nay; thấy rõ trách nhiệm và yêu cầu đối với người cán bộ, đảng viên trước những thời cơ và thách thức mới của đất nước, từ đó phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, phát huy mạnh mẽ tính tích cực xã hội của người đảng viên. Có như vậy mới thực sự góp phần làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh và việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên mới thực sự có ý nghĩa và có kết quả.
Chương trình bồi dưỡng các chức danh chuyên trách công tác Đảng, đoàn thể gồm nhiều chuyên đề như sau:
- Tổng quan về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.
- Thực hiện dân chủ và chính sách tôn giáo ở xã, thị trấn.
- Vai trò của hệ thống chính trị trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn…..
- Thông qua học nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ các cấp.
- Thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo sự định hướng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, sinh hoạt theo chủ đề trong khi họp chi bộ.
- Quá trình tự học thông qua các kênh thông tin truyền hình, tạp chí, báo chí;
2.3.2.2. Bồi dưỡng về kiến thức và kĩ năng quản lý Nhà nước
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước là: Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trình quy định cho công chức các ngạch và theo chức vụ lãnh đạo, quản lý. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên ngành và vị trí việc làm theo chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm, nội dung bồi dưỡng gồm một số chuyên đề cơ bản như sau:
- Cải cách hành chính và tổ chức hoạt động chính quyền cấp xã.
- Hoạt động của HĐND trong lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp nông thôn, tài nguyên môi trường, văn hóa - giáo dục, y tế cộng đồng, hành chính tư pháp, An ninh quốc phòng.
2.3.2.3. Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện phối hợp với trung tâm chính trị tỉnh Hải Dương mở các lớp trung cấp cao cấp lí luận chính trị, liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Kĩ năng soạn thảo văn bản.
- Kĩ năng tiếp dân và thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Kĩ năng chủ trì và điều hành các cuộc họp.
- Kĩ năng lãnh đạo, quản lí trong công tác Đảng và các tổ chức chính trị xã hội.
- Kĩ năng kiểm tra giám sát, thuyết trình.
- Kĩ năng ra quyết định về phát triển kinh tế xã hội ở cấp xã.
- Kĩ năng điều hành công việc của HĐND.
- Kĩ năng giải quyết khiếu lại tố cáo.
- Kĩ năng giải quyết tranh chấp đất đai tại cấp xã.
Hàng năm rà soát, bổ sung quy hoạch lại đội ngũ cán bộ cơ sở, những cán bộ chưa đạt tiêu chuẩn hoặc còn thiếu các kiến thức về quản lý Nhà nước, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ sẽ được cử đi học các lớp đào tạo bồi dưỡng như sau:
- Trung cấp lí luận Chính trị - Hành chính;
- Đại học luật; Đại học Công tác xã hội;
- Đại học Nông nghiệp.
- Đại học Hành chính; quản lý xã hội.
2.4. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ cấp cơ sở huyện Ninh Giang
2.4.1. Đánh giá chung
Nội dung đánh giá cán bộ theo khoản 1 điều 28 bộ luật cán bộ công chức, cán bộ được đánh giá theo các nội dung sau đây:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
- Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
- Tinh thần trách nhiệm trong công tác;
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tiêu chí phân loại đánh giá cán bộ ở 4 mức hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành, không hoàn thành nhiệm vụ, căn cứ vào điều 11,12,13,14 Nghị định số 56/2015, ngày 9/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ công chức viên chức