Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ cấp cơ sở của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương - 13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp

,công chức hành chính cấp cơ sở của huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương là yêu cầu quan trọng và cấp thiết đòi hỏi phải có những đổi mới sâu sắc về nhận thức và thực hiện nhiều giải pháp khác nhau trong đó cần chú ý xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp xét ở các khía cạnh: Chủ thể đào tạo, bồi dưỡng; đối tượng đào tạo, bồi dưỡng và nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. Các giải pháp này có quan hệ chặt chẽ với nhau, là tiền đề, cơ sở của nhau và đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ mới phát huy được vai trò và hiệu quả trong thực tế.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Cán bộ giữ vai trò hết sức quan trọng, có tính chất quyết định sự thắng lợi của cách mạng. Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn chăm lo công tác cán bộ. Trong sự nghiệp đổi mới, vấn đề cán bộ được coi là khâu then chốt. Trong đó, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở được đặt lên hàng đầu.

Xuất phát từ thực tiễn cách mạng, Đảng ta đã chỉ rõ, phải tạo sự chuyển mạnh mẽ từ cơ sở, coi trọng sự phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu để ổn định chính trị xã hội. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cán bộ chủ chốt cơ sở ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ là việc làm không chỉ riêng của Đảng mà là trách nhiệm của tất cả các cấp các ngành, các đoàn thể trong hệ thống chính trị và phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Công tác cán bộ là một quá trình lâu dài, không ngừng hoàn thiện và đổi mới. Nhận thức đúng vai trò quan trọng của cấp cơ sở và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là một bước tiến quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Chất lượng của đội ngũ cán bộ được đánh giá bằng phẩm chất đạo đức cách mạng, bằng trình độ năng lực, hiệu quả công việc, bằng sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.

Ninh Giang là một huyện nghèo của tỉnh Hải Dương, là một huyện thuần nông, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Vì vậy, quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới có đạt hiệu quả hay không, kinh tế- xã hội của huyện có phát triển hay không và phát triển đến mức độ nào, phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của huyện Ninh Giang nói riêng đã có những bước trưởng thành đáng kể, nhưng đứng trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, nhất là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã của huyện Ninh Giang còn nhiều vấn đề bất cập, trình độ, năng lực chưa tương xứng với vị trí, vai trò và nhiệm vụ được giao. Để xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, cần xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở thực sự có phẩm chất đạo đức và năng lực làm việc tốt, năng động, sáng tạo, linh hoạt và khả năng thích ứng cao trong thời kỳ hội nhập. Do đó cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ cán bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới. Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn ở Huyện Ninh Giang “vừa hồng vừa chuyên” góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, là nhiệm vụ cấp bách của `toàn Đảng, toàn quân, toàn dân huyện Ninh Giang.

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ cấp cơ sở của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương - 13

Từ những kiến thức được học tập nghiên cứu ở trường Sư phạm Thái Nguyên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán cấp cơ sở của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương”.với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Ninh Giang, đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ cấp bách của giai đoạn cách mạng mới.

2. Kiến nghị

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Ninh Giang nói riêng và cả nước nói chung. Tôi xin kiến nghị với các cấp có thẩm quyền một số vấn đề sau:

2.1. Đối với Trung ương

Cần xây dựng tiêu chuẩn của từng chức danh cán bộ và tiêu chí chi tiết đánh giá đối với từng đối tượng cán bộ.

Cần phải có chương trình kế hoạch dài hạn, thường xuyên bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo quản lý.

Về đào tạo cán bộ: Nhà nước cần đầu tư kinh phí cho các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ Tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị Huyện, Trung tâm giáo dục thường xuyên, …và hỗ trợ kinh phí đào tạo cho cán bộ cơ sở nhất là cán bộ ở địa bàn nông thôn, miền núi, biên giới hải đảo từ ngân sách Trung ương.

Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và các viện nghiên cứu phối hợp với các địa phương, biên soạn giáo trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cơ sở phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện chế độ tiền lương cho đội ngũ cán bộ cơ sở một cách hợp lý và thỏa đáng, đáp ứng được những điều kiện cần thiết cho cán bộ yên tâm thực thi nhiệm vụ.

2.2. Đối với Tỉnh ủy Hải Dương

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác cán bộ, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ cấp xã nói riêng, tiếp tục thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ cơ sở. Những địa phương nguồn thu ngân sách hạn chế thành phố cần hỗ trợ kinh phí đào tạo từ nguồn ngân sách cấp thành phố

Chỉ đạo trường chính trị tỉnh phối hợp các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong và ngoài địa bàn, các chuyên gia xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên môn, lý luận, kiến thức về luật pháp, khoa học quản lý, kiến thức về kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của trường chính trị tỉnh và trung tâm bồi dưỡng các Huyện.

Chỉ đạo Huyện ủy, UBND huyện phối hợp chặt chẽ với trường chính trị tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Nội vụ để khảo sát, đánh giá nhu cầu, kiến thức, các kỹ năng... cần đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng phù hợp với địa phương Ninh Giang.

2.3. Đối với Huyện ủy Ninh Giang

Trước hết cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể cấp Huyện: toàn thể cán bộ và Đảng viên phải nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò vị trí của đội ngũ cán bộ cơ sở từ đó chỉ đạo thực hiện tốt các quy trình công tác cán bộ một cách chủ động và có hiệu quả.

Xây dựng những tiêu chí hết sức cụ thể về đánh giá, nhận xét; xây dựng quy trình quy hoạch; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ làm cơ sở cho công tác cán bộ đi vào nề nếp và có hiệu quả.

Ban Tổ chức Huyện ủy và Phòng Nội vụ tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn giúp đỡ các cấp ủy cơ sở trong việc đánh giá, nhận xét; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ đồng thời tham mưu cho cấp ủy xem xét, kiện toàn bộ máy, sắp xếp bố trí lại cán bộ ở những nơi để xảy ra mất đoàn kết nội bộ, phong trào yếu kém.

Chỉ đạo Trung tâm bồi dưỡng chính trị Huyện xây dựng đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm chức đảm bảo tiêu chuẩn điều kiện để tham gia bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng cán bộ.

2.4. Đối với cơ sở

Tiến hành rà soát xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ nay cho đến 2020 và những năm tiếp theo, cụ thể hóa các quy định của cấp trên trong việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với địa phương mình. Dành một phần kinh phí cho công tác bồi dưỡng cán bộ./.

DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO


1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2003), Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.

2. Bộ Nội vụ (2003), Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 và các văn bản triển khai.

3. Bộ Nội vụ (2003), Cơ sở lý luận và thực tiễn của viêc xây dựng quy chế đào tạo bồi dưỡng công chức trong giai đoạn hiện nay.

4. Bộ tài chính(2010) Thông tư 139/2010/TT-BTC "Lập dự toán và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức"

5. Ngô Thành Can (2010), "Những yêu cầu cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức", Tạp chí Tổ chức nhà nước, (5).

6. Chính phủ (2009) Những quy định về công chức, xã phường, thị trấn Chính phủ (2003), Quyết định số 161/2003/QĐ-CP về quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.

7. Chính phủ (2003), Nghị định số 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng và quản lý viên chức trong các đơn vị cơ sở sự nghiệp của nhà nước.

8. Chính phủ (2008), Nghị định số 14/2008/NĐ-CP về Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

9. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP về quy định những người là công chức.

10. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

11. Chính phủ (2010), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP quy định về công chức xã phường thị trấn

12. Bùi Đoàn Dũng (2007), Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở quận Cầu giấy, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

13. Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Tỉnh đảng bộ lần thứ XVIII.

14. Đảng bộ tỉnh Hải Dương, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khoá VII).

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 - khoá VIII về Chiến lược cán bộ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 - khoá IX về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.

20. Hồ Chí Minh (1974), Bàn về cán bộ, Nxb Sự thật, Hà Nội.

21. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Học viện Hành chính Quốc gia (2008), Tài liệu tài liệu tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Hà Nội, tr 207-214.

23. Học viện Hành chính Quốc gia (2004),Tài liệu bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã về quản lý nhà nước, Nxb Lao động- xã hội, Hà Nội.

24. Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương (2007), Nghị quyết số 103/2007/NQ- HĐND ngày 31/5/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhâp kinh tế quốc tế giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2015.

25. Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương (2008), Nghị quyết số 187 - NQ/HĐND điều chỉnh mức hỗ trợ cho cán bộ, công chức đi học, quy định mức ưu đãi thu hút người có trình độ cao về tỉnh công tác

26. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2010), "Tăng cường công tác đào tạo giảng viên các Trường Chính trị", Tạp chí Lý luận chính trị, (4).

27. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Võ Duy Quý (2008), Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp tỉnh ở Bình Thuận, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

29. Quốc hội (2008), Luật cán bộ, công chức năm 2008.

30. Quyết định 1374/QĐ –CP. Phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015

31. Sở nội vụ Hải Dương (2011), Báo cáo thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, huyện giai đoạn 2006-2011.

32. Sở nội vụ Hải Dương (2011), Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết 07- NQ/TU về công tác đào đạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, huyện giai đoạn 2006-2011.

33. Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Nguyễn Văn Trung (2009), "Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ở một

35. Thủ tướng Chính phủ (1994), Chỉ thị số 442/TTg về việc tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý và công chức nhà nước.

36. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 137/QĐ-TTg về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế.

37. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 40/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010.

38. UBND tỉnh Hải Dương (2008) Quyết định 4088/2008. Đề án đào tạo đội ngũ cán bộ công chức có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 01/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí