Ngôn Ngữ Đời Thường, Thông Tục Suồng Sã

ông An (Sống với thời gian hai chiều của Vũ Tú Nam), những day dứt trong hành trình đi tìm tình yêu của Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu), sự nhận thức đau đớn của Nhĩ (Bến quê của Nguyễn Minh Châu)… Những day dứt ấy làm se thắt trái tim người đọc, tạo sự rung cảm mãnh liệt và kích thích những khát vọng sống đẹp. Ngoài ra, trong Sắm vai, khi miêu tả sự lố bịch, kệch cỡm trong hành động của nhà văn T, Nguyễn Minh Châu sử dụng giọng điệu hài hước; còn Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp thì giọng trở nên nghiêm nghị, xót xa trước những sự vô tâm của con người trong cuộc sống; giọng điệu suồng sã, đời thường với nhân vật Khúng trong Khách ở quê ra; rồi chuyển sang trầm tĩnh, day dứt đầy triết lí trong Bức tranh Dấu vết nghề nghiệp...

Sau 1985, nhà văn Nguyễn Minh Châu không còn hào sảng, say mê, bay bổng mà trở nên trầm tĩnh hơn, xen lẫn chút chiêm nghiệm và suy ngẫm. Các nhân vật đầy suy tư, trăn trở khi nói về mình và mọi người. Dự một cuộc gặp gỡ sau hai mươi năm giữa hai mẹ con, đáng lẽ vui mừng cảm động, thì lại giống như một phiên tòa đại hình, nhân vật trong truyện ngắnMùa trái cóc ở miền Nam (sau 1985) cảm thấy “lòng mình bị tổn thương nặng nề và hình như cả con người tôi tự nhiên bị ngập chìm trong lo âu, một nỗi lo âu sao mà lớn lao và đầy khắc khoải về con người” và thấp thoáng trước mặt anh là người mẹ chỉ có một mình vì “con người có những lúc rất cần cô độc, cũng là để đi trốn cái thế giới loài người đầy nhiễu sự và cũng để sống hết với con người mình” [30, 99].

Nhìn chung, giọng điệu truyện ngắn giai đoạn 1975 - 1985 chưa phải hoàn toàn đổi mới, nhưng nó không còn là hôm qua hay nói cách khác là đang vỡ giọng (Nguyễn Đăng Điệp) cho thời kỳ đổi mới từ 1986.


3.2.2. Ngôn ngữ .

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu

cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ” [67, 216]. Với tư cách là công cụ, là cái vỏ của tư duy, sự biến đổi của ngôn ngữ văn học liên quan chặt chẽ đến sự biến đổi của tư duy văn học. Vì vậy, nhà văn bao giờ cũng là tấm gương lớn về sự hiểu biết ngôn ngữ, sự sâu sắc trong việc sử dụng ngôn từ. Tài năng, phong cách và cá tính sáng tạo của nhà văn được thể hiện thông qua quá trình sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm văn học. Khác với mọi hình thái, ngôn ngữ văn học mang ý nghĩa thẩm mĩ gồm những thuộc tính như: tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và biểu cảm. Đánh giá về bước phát triển của ngôn ngữ văn xuôi hiện nay, Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong lần nói chuyện với cán bộ, sinh viên khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 16 4 1994 cho rằng: “Lớp trẻ đã có ngôn ngữ mới. Nguyễn Huy Thiệp là người thực sự cách tân ngôn ngữ truyện ngắn. Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh cũng thế”. Nhưng cũng “nhiều người phản ứng, hoảng sợ, họ thấy văn Nguyễn Huy Thiệp dung tục, kinh tởm, văn Phạm Thị Hoài là văn của người nhìn đời Việt Nam bằng con mắt Do Thái. Tiếng Việt trong sáng nhờ được mỹ lệ hoá hay chính xác hoá, nhờ sự khu biệt hay khả năng hội nhập” [20, 108]. Vấn đề này cho đến nay trong giới nghiên cứu vẫn còn nhiều ý kiến, bàn cãi đa chiều rất thú vị. Sau đây, người viết xin nêu một số đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985 trong khuôn khổ của một luận án.


3.2.2.1. Ngôn ngữ đời thường, thông tục suồng sã

Trước 1975, khuynh hướng sử thi với cảm hứng ngợi ca đã quy định loại ngôn ngữ giàu chất thơ, trang trọng, mĩ lệ. Sau 1975, với mạch cảm hứng thế sự, đa dạng hoá các phạm trù thẩm mĩ và tư duy tiểu thuyết đã cho phép ngôn ngữ đời sống ùa vào văn học. Ngôn ngữ truyện ngắn trở nên gần với ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày. Người đọc nhận thấy lối nói thẳng tuột,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

cách gọi đích danh sự vật, giọng suồng sã, có lúc thô và sỗ trong văn Nguyễn Khải, dung nạp nhiều thành ngữ, tục ngữ, lối nói khẩu ngữ, những câu chửi tục trong văn Ma Văn Kháng, Dương Thu Hương, Lê Lựu, giàu cá tính, gai góc trong văn Nguyễn Huy Thiệp… Khẩu ngữ, tiếng lóng, ngôn ngữ chợ búa được sử dụng ngày càng nhiều đã thể hiện sinh động bức tranh đời sống con người. Từ sự chuyển đổi đó, người đọc nhận thấy nhân vật có hình bóng thật trong cuộc sống, thậm chí có thể thấy dáng dấp của mình trong tác phẩm. Nhân vật trở nên thật hơn, gần với người đọc. Rò ràng, từ ngôn ngữ hào hùng, thi vị, lãng mạn đến ngôn ngữ sinh hoạt đời thường, các nhà văn đã rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và dòng chảy xô bồ của đời sống.

Theo đó, có thể thấy mảng đề tài thế sự, đời tư cũng dần trở về đúng vị trí của nó và ngày càng chiếm ưu thế trên văn đàn. Có thể tác phẩm viết về chiến tranh, nhưng dưới góc nhìn và ngôn ngữ đời thường. Đọc truyện ngắn của Thái Bá Lợi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Xuân Thiều, Ma Văn Kháng, Dương Thu Hương, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nhật Tuấn, Lê Minh Khuê… độc giả đã nhận thấy những chuyển biến mới mẻ trong cách sử dụng ngôn ngữ. Hướng chuyển đổi ngôn ngữ của những nhà văn này, đã tiền trạm cho nhiều cây bút trẻ tiêu biểu ở lớp sau. Mặc dù giới phê bình có nhiều ý kiến đánh giá trái chiều, nhưng những tác phẩm này là hiện tượng được công chúng quan tâm. Phải chăng, nó đã đáp ứng một phần nào của hiện thực cuộc sống sau chiến tranh ngổn ngang ánh sáng và bóng tối.

Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 14

Sự thông tục hoá ngôn ngữ truyện ngắn xuất phát từ thế giới quan và nhân sinh quan của nhà văn. Quan niệm về xã hội, đạo đức và thẩm mĩ thay đổi, con người vỡ mộng với hành trình đi tìm cái đẹp tuyệt đỉnh, phải đối diện với hiện thực hỗn độn, ngổn ngang. Ở đó không còn những đại tự sự, tất cả các diễn ngôn đều bị đời thường hoá, cá nhân hoá đến tận cùng. Ngôn

ngữ trong Giữa bình thường của Nguyễn Mạnh Tuấn là một khuynh hướng vận động của tư duy và ngôn ngữ. Con người trong văn học thời kì này không còn là khúc hát ngợi ca anh hùng mà trở về gần với cái bình thường, ngôn ngữ văn học được bình dân hoá, dân gian hoá. Nhiều nhà văn không ngần ngại đưa vào các sáng tác của mình với hàm lượng lớn lối nói khẩu ngữ quen thuộc, thông tục suồng sã.

Nhiều truyện ngắn khác cũng thưa dần lớp từ chính trị xã hội, tăng dần lớp từ thông tục, suồng sã của cuộc sống đời thường. Trong Con chim biết chọn hạt của Nhật Tuấn, nhân vật Hoa được ca ngợi là một mẫu người năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất và quyết đoán trong ứng xử, nhưng trong một tình huống biết mình bị liệt vào phần dôi ra về nhân sự, cô phản ứng bằng lời lẽ rất đời thường, phù hợp với tâm trạng. “Cô cau màu lạu bạu: - Không hiểu cái thằng ngu nào đang đề nghị giám đốc xếp em vào loại nhân vật dôi ra. Thật sôi tiết lên được; cô gặng: - Sao? Anh thấy chuyện ấy thế nào? Làm sao mà anh cứ ngồi ì ra như thế” [83, 125]. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật được miêu tả hết sức sinh động, phù hợp với hoàn cảnh, tâm trạng của một người bị đối xử thiếu công bằng. Sau đó tại phòng giám đốc, cô ứng xử rất nhanh nhạy, thông minh và thể hiện mình là người tài năng, luôn vì công việc chung. Qua đó cho ta thấy một môi trường làm việc lạc hậu, trì trệ, quan liêu bao cấp, đòi hỏi con người phải thô nhám lên để phù hợp. Cũng với kiểu ngôn ngữ suồng sã, đời thường, Đợi chờ của Ma Văn Kháng thể hiện cảm hứng bi kịch gắn với nỗi buồn nhân thế. Tác phẩm là sự chiêm nghiệm sâu sắc về những nỗi đau thương, điều mất mát, những rủi ro bất hạnh của con người trong đời thường. Đó là bi kịch về sự bất lực của lòng tốt, của những nghĩa tình ruột thịt thiêng liêng cao cả trước sự nguội lạnh của tâm hồn con người trong xã hội hiện đại.

Ngôn ngữ trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu cũng rất đời thường với bi kịch của người đàn bà sông nước trong cuộc mưu sinh

đầy nhọc nhằn, vất vả. Người đàn bà ấy đã phải chấp nhận những đau đớn về thân thể, nhưng vẫn xin toà đừng bắt con bỏ nó, để giành sự sống cho các con mình. Trong nỗi đau riêng cũng là niềm hạnh phúc của một người mẹ khi thấy con mình được ăn no, được sống yên ổn trước sóng to gió cả. Ở Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, nhà văn tỏ ra là cây bút có khả năng phân tích và thể hiện được những biến động khá phức tạp của một tâm hồn không đơn giản như Quỳ. Ông chọn cho câu chuyện của mình bằng dạng thức tự kể của nhân vật chính. Đó là ngôn ngữ kể chuyện chân thành rất đời thường của Quỳ. Rồi cứ thế cả thiên truyện dần hiện ra cùng vói việc khám phá phần cốt lòi phức tạp đầy biến động của nội tâm nhân vật Quỳ. Hay trong Sắm vai, nhà văn T là một người có bề dày kinh nghiệm, trước kia anh từng tước bỏ đi mọi cái phù phiếm, vô bổ, tất cả những cái gì có thể lừa dối mình. Vậy mà cũng có lúc anh chấp nhận đóng vai một người chồng hoàn hảo để vừa lòng cô vợ trẻ. Nhưng rồi cuối cùng anh thấy mình là một diễn viên tồi, không thể cả cuộc đời đóng trọn vai đó được. “Già rồi mà còn chơi trống bỏi, chắc anh đang vừa cười tôi, lại vừa chửi tôi như thế” [26, 134].

Trong truyện ngắn từ 1986, với sự cổ vũ của Đảng là nhìn thẳng và nói thật, nhiều tác phẩm chống tiêu cực ra đời. Ngôn ngữ bắt đầu bớt đi vẻ trang trọng, ít du dương, ít rào đón mà gần gũi với đời thường, chân thật trong giọng điệu, thô nhám trong từ ngữ. Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp như một hiện tượng lạ, “ngoài khả năng biến ảo của một bút pháp đa dạng, đa tầng, tác giả này còn gây cú sốc thực sự cho ngôn ngữ văn học. Lối nói cộc lốc, sắc bén và hàm súc, câu văn ngắn gọn, dồn dập, hạn chế tối đa các liên từ, nén năng lượng làm rung chuyển lối văn mực thước, trang trọng hoặc rào đón, đưa đẩy” [20, 110] xưa nay. Ngòi bút tác giả này như không hề biết đến những gửi thưa kiểu cách, những nghi thức nhiều khi rất nhiều khách sáo, mặc nhiên khẳng định tư thế bình đẳng, dân chủ giữa con

người với con người, lối văn đó phù hợp với cái hiện thực đời thường mà ông mô tả. Chẳng hạn, tác giả tả đám cưới của anh chàng lái xe bò kết hôn với cô mẫu giáo con ông vụ phó: “đám cưới ngoại ô lố lăng và khá dung tục. Ba ô tô. Thuốc lá đầu lọc nhưng gần cuối tiệc hết sạch, phải thay bằng thuốc lá cuốn. Năm mươi mâm cỗ nhưng ế mười hai. Chàng rể mặc com lê đen, cravát đỏ. Tôi phải cho mượn cái cravát đẹp nhất trong tủ áo. Nói là mượn nhưng chắc gì đòi được. Đầu tiệc là dàn nhạc sống chơi bài Ave Maria. Một anh cùng hợp tác xã xe bò thằng Tuân nhảy lên đơn ca một bài khủng khiếp…” [199].


3.2.2.2. Ngôn ngữ giàu tính thông tấn

Sau 1975, về cơ bản cuộc sống của nhân dân đã chuyển sang hoà bình, tâm trạng của đông đảo nhân dân có sự biến đổi. Vì vậy, cách nhìn, cách nói của nhà văn về hiện thực cuộc sống cũng có nhiều đổi thay là không tránh khỏi. Trong xu hướng chung của nền văn học, các truyện ngắn giai đoạn này đã thể hiện ngôn ngữ nhạy bén, gắn bó với cuộc sống đương đại. Nhà văn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải vốn gắn bó lâu năm với chiến tranh, nay đi vào tâm lý xã hội, đã bộc lộ những trăn trở trước bao số phận con người đời thường. Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê, Ma Văn Kháng báo hiệu những bi kịch gia đình và xã hội; nguy cơ sụp đổ những giá trị đạo đức truyền thống trước sự tác động bởi mặt trái của nền kinh tế hàng hoá bắt đầu hình thành. Nguyễn Mạnh Tuấn đi thẳng vào cuộc đấu tranh sôi động của những người lao động ở đồng bằng sông Cửu Long trong xu thế vươn tới cái mới. Có thể thấy, việc đi sâu phản ánh con người bình thường trong cuộc sống với những mối quan hệ phong phú, phức tạp là hướng khai thác, tìm tòi, thể nghiệm chính của ngôn ngữ truyện ngắn. Đó là những con người cá nhân được nhìn nhận từ nhiều chiều, nhiều hướng khác nhau: vừa cao cả, phi thường lại vừa giả dối, đớn hèn. Bởi viết về con người bình

thường là chạm đến những nỗi niềm, những băn khoăn về hạnh phúc cá nhân, về nhân phẩm, về cuộc đời từ những số phận riêng.

Theo đó, ngôn ngữ với nhu cầu gia tăng tính tốc độ và thông tin đặt ra như một đòi hỏi chính đáng và tất yếu ở thời đại bùng nổ thông tin, thời đại của công nghệ kỹ thuật, liên quan đến nhịp sống hiện đại, nhất là nhịp điệu của cơ chế thị trường. Tính tốc độ thể hiện ở cách vào truyện nhanh, diễn đạt ngắn gọn, nén thông tin. Ở phương diện ngôn ngữ, có thể nhận thấy việc sử dụng các điển cố, ước lệ tượng trưng, các thuật ngữ đã thưa dần, mà thay vào đó là ngôn ngữ mang tính thời sự, báo chí trong diễn đạt. Với Bức tranh, ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Minh Châu mang đậm màu sắc thời sự của những năm trước đổi mới. Đó là phục vụ số đông hay vì một người, vì tập thể hay cá thể. Quá trình suy ngẫm của người hoạ sỹ diễn ra khá phức tạp và gay gắt trong hoàn cảnh hết sức khó xử, thậm chí là trớ trêu. Người hoạ sỹ đã quên lời hứa đem bức tranh đến cho bà mẹ của người chiến sỹ kia, khiến bà trở lên mù loà, thì bỗng dưng gặp lại người chiến sỹ, giờ là thợ cắt tóc cho mình. Từ tình huống này, quá trình đấu tranh nội tâm của người hoạ sỹ bắt đầu diễn ra gay gắt. Ông ta tìm cách tự biện minh cho mình “tôi là một nghệ sỹ chứ đâu phải là một anh thợ vẽ truyền thần. Công việc cuả người hoạ sỹ là phục vụ cả số đông, chứ không phải chỉ phục vụ một người” [30, 127]. Cuộc tự vấn lương tâm bị đẩy lên đến đỉnh điểm trong đoạn đối thoại với chính mình mà người hoạ sỹ tưởng tượng ra. Ở đó những thái cực đối lập nhau có điều kiện tranh biện, người hoạ sỹ nhận ra “trong con người tôi đang sống, lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” [30, 133]. Qua đó, chúng ta thấy vấn đề đặt ra rất thời sự, thông tấn là vì tập thể hay cá thể trong một xã hội loay hoay tìm lối ra.

Ngoài ra, ngôn ngữ thông tấn cũng tràn ngập trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 như: Bến Quê, Người đàn bà trên chuyến tàu

tốc hành, Sắm vai… Nhà văn T (Sắm vai) là một nhà văn có bề dày kinh nghiệm trong cuộc đời và trong nghề nghiệp, trước kia anh từng tự tước bỏ đi hết mọi cái phù phiếm, những lớp vỏ bề ngoài vô bổ, tất cả những cái gì có thể lừa dối mình. Vậy mà cũng có lúc anh chấp nhận đóng vai một người chồng hoàn hảo để vừa lòng cô vợ trẻ. Nhưng rồi cuối cùng anh thấy mình là một diễn viên tồi, không thể cả cuộc đời đóng trọn vai đó được. Anh tự nhìn thấy cái lố bịch của mình già rồi vẫn còn chơi trống bỏi để quyết tâm trở lại chính mình. Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, cô Quỳ cả cuộc đời lang thang đi tìm những giá trị tuyệt đối, sau đó mới đau đớn nhận ra rằng: “tôi đã không coi họ là những con người đang sống giữa cuộc đời mà lại đòi hỏi nơi họ một thánh nhân. Tôi đã đi tìm cái tuyệt đối không bao giờ có” [30, 148]. Với ngôn ngữ thông tấn nhưng đầy triết lý, tự nhận thức, suy ngẫm trong một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu làm cho người đọc thêm trăn trở về cuộc sống hôm nay, về nhân tình thế thái.

Ngoài phong cách ngôn ngữ Nguyễn Minh Châu, ta gặp Dương Thu Hương cũng đang hướng vào cái vi mô trong tâm hồn con người. Đó là vấn đề hạnh phúc cá nhân, thân phận tình yêu. Chị xây dựng một kiểu nhân vật cô đơn đi tìm kiếm hạnh phúc, thứ hạnh phúc không thể với được trong tầm tay (Ngân- Những bông bần li). Truyện ngắn Dì Út của Thanh Quế cũng là một số phận mang đầy tính bi kịch. Chồng tập kết Miền Bắc, chị luôn phải chịu cả nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, thường xuyên bị bọn Mỹ nguỵ bắt đi tù, đánh đập tra khảo. Nhưng đau đớn hơn cả là đứa con gái duy nhất cũng bệnh và chết khi chị đang trong tù. Sau ngày giải phóng, chị vẫn nuôi mẹ chồng và chờ chồng trở lại, nhưng anh ta giờ đã là một quan chức và sắp đi nước ngoài. Để leo lên được vị trí đó, anh ta sẵn sàng bày ra nhiều trò bỉ ổi, bịa ra một cái thư giả của một người đã chết vu oan, bêu xấu vợ. Khi chị biết chuyện, anh ta một mặt đổ thừa cho hoàn cảnh, mặt khác quỳ xuống van vỉ chị bỏ qua. Những người thân muốn chị vạch mặt kẻ dối trá đê tiện

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí