Bảng Thống Kê Sách Giáo Trình Và Sách Tham Khảo Theo Lĩnh Vực Chuyên Môn.



7

Khoa học Cơ bản

3.270

8


8

Chính trị

857

2

9

Triết học, Macxit

4.197

10

10

Ngoại ngữ

45

0,1

11

Pháp luật

294

0,6

12

Các lĩnh vực khác

5.828

13,6


Tổng số

42.643

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.


Hình 5: Bảng thống kê sách giáo trình và sách tham khảo theo lĩnh vực chuyên môn.

Nhìn vào bảng thống kê tài liệu theo lĩnh vực chuyên môn, có thể thấy Trường ĐH CNGTVT là một Trường Đại học đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực kỹ thuật, trong đó ngành đào tạo chính của Trường như: Công trình với số bản sách chiếm tỉ lệ lớn nhất là 40% trong tổng số lượng sách có trong thư viện, sách ngành Cơ khí chiếm tỉ lệ cao thứ 2 là 11% trong tổng số sách có trong thư viện. Sách về Ngoại ngữ chiếm 0,1%.

Bên cạnh đó, tài liệu thuộc lĩnh vực Triết học, Pháp luật, Khoa học Cơ bản (Toán, Lý, Hóa), Chính trị cũng chiếm tỉ lệ khá, bởi vì đây là những lĩnh vực Cơ bản và nền tảng mà mổi sinh viên trong trường đều phải học để hoàn thành khóa học của mình.

Tài liệu thuộc lĩnh vực Kinh tế, Công nghệ thông tin, Điện tử, Điện cũng chiếm tỉ lệ khá trong bảng số liệu, bởi vì đây cũng là những lĩnh vực đào tạo chủ chốt của trường, các lĩnh vực này chỉ chiếm tỉ lệ sau lĩnh vực Công trình và Cơ khí



CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN-THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI


2.1 Sản phẩm thông tin - thư viện tại Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải

Sản phẩm thông tin-thư viện là kết quả của quá trình xử lý thông tin, do một cá nhân/tập thể nào đó thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin.[5,tr.21]

Sản phẩm thông tin-thư viện ra đời để đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng tin. Sản phẩm TT-TV phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu tin và sự vận động biến đổi của nó. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, sản phẩm thông tin-thư viện không ngừng phát triển và hoàn thiện để thích ứng với những nhu cầu tin mà sản phẩm TT-TV hướng tới.

Thông thường, các sản phẩm Thông tin-Thư viện bao gồm:

Hệ thống tra cứu thủ công; Thư mục; Tạp chí tóm tắt; Chỉ dẫn, trích dẫn khoa học; Danh mục; Tổng luận; Cơ sở dữ liệu và Một số các sản phẩm khác trên mạng.

Qua quá trình khảo sát tại Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải, Thư viện Trường ĐH CNGTVT hiện có 4 sản phẩm TT-TV sau:

1. Hệ thống mục lục:

- Mục lục dạng phiếu

- Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC)


2. Danh mục tài liệu.

3. Cơ sở dữ liệu thư mục.

4. Trang chủ.

Sau đây, là phần trình bày từng loại sản phẩm TT-TV cụ thể:

2.1.1 Hệ thống mục lục

2.1.1.1 Mục lục dạng phiếu (Mục lục phân loại)

Mục lục phân loại là loại mục lục trong đó các phiếu mục lục được sắp xếp theo các lớp trong trật tự logic của một sơ đồ (khung/bảng) phân loại sách nhất định. [5, tr.41]

Tủ mục lục trong các thư viện là 1 công cụ tra cứu rất quan trọng khi NDT muốn tra tìm tài liệu. Tủ mục lục chứa đựng các phiếu mục lục, phiếu mục lục chính là một phiếu mô tả thông tin thư mục về tài liệu và tạo nên một điểm truy cập tới tài liệu được phản ánh.

Mục lục được sử dụng tại Thư viện Trường ĐHCNGTVT là mục lục phân loại, mục lục được sắp xếp theo các môn loại tri thức theo Khung phân loại DDC (Dewey Decimal Classification).

Theo hình thức xuất bản của tài liệu, mục lục của Thư viện Trường ĐH

CNGTVT là Mục lục phân loại dạng Sách, hình thức trình bày dưới dạng tủ mục lục phân loại, có 30 hộp phiếu mục lục.

Tủ mục lục của Thư viện được rất nhiều bạn đọc sử dụng vào việc tìm tài liệu, vì đây chính là công cụ tra tìm tài liệu chính tại thư viện. Thư viện trường ĐH CNGTVT chưa sử dụng hình thức tra tìm tài liệu trên phần mềm Libol vì dữ liệu chưa cập nhật hoàn tất.

Hiện tại, thư viện có 1 tủ mục lục đặt tại phòng đọc trên tầng 3 của thư viện. Trung bình mổi ngày có khoảng 150 lượt bạn đọc sử dụng tủ mục lục vào việc tra tìm tài liệu thư viện.

Cấu tạo mục lục phân loại của Thư viện gồm 2 phần: Phần các đề mục chính và phần các ô tra chủ đề chữ cái.


- Phần các đề mục chính: gồm các phiếu miêu tả có kèm theo ký hiệu phân loại và các phiếu ngăn cách, các phiếu ngăn cách được thiêt kế có màu sắc khác với các phiếu miêu tả để NDT phân biệt dễ dàng hơn.

- Phần các ô tra chủ đề chữ cái: gồm các phiếu mô tả ghi tên các chủ đề, được sắp xếp theo vần chữ cái tên chủ đề.

- Các chủ đề được sắp xếp dựa vào các lĩnh vực thuộc ngành học của Trường như: Cơ học công trình, xây dựng, kinh tế vận tải, ngân hàng, kinh tế, luật, xác xuất thống kê, chính trị, kế toán,...

- Đặc thù của tủ mục lục tại Thư viện Trường ĐHCNGTVT : các phiếu có ký hiệu phân loại giống nhau được tập hợp thành từng nhóm; mổi nhóm phiếu giống nhau được lập thành một chủ đề. Nhìn chung mục lục phân loại của Thư viện dễ tra cứu và còn đơn giản.

Dưới đây là bảng liệt kê tên chủ đề của tủ mục lục phân loại tại Thư viện Trường ĐH CNGTVT:


Tên chủ đề

Giai cấp XH; lịch sử thế giới, luật tư pháp

Luật quân sự, thương mại

Kinh tế

Xác xuất thống kê; Thuế; Kinh tế quốc tế

Ngân hàng; Tiền; Kiểm toán; Kinh tế vĩ mô

Quản lý

Điện

Vật lý

Thi công đường bộ

Cầu; Công nghệ thủy lực; Kỹ thuật thủy lợi

Cơ học Toán; Động học; Vận tải sắt; Vẽ kỹ thuật

Năng lượng

Kỹ thuật máy




Tài chính


Điện tử

Marketing

Luật học

Từ điển

Đảng phái chính trị; Luật hình sự

Xe cộ trên mặt đất

Định mức; Thi công Xây dựng

Đường sắt

Hoạt động xây dựng

Sách nghề (công nghệ sản xuất kim loại)

Kết cấu xây dựng

Tin học

Hóa học; Nhiệt kỹ thuật

Cơ học công trình

Kế toán

Văn học Việt Nam


Hình 6: Danh sách các chủ đề trên tủ mục lục Thư viện.


Hình 7 Tủ mục lục của thư viện Mục lục của Thư viện Trường ĐHCNGTVT 1


Hình 7 : Tủ mục lục của thư viện

Mục lục của Thư viện Trường ĐHCNGTVT giúp NDT thuận tiện trong việc tra tìm nhanh chóng và chính xác tài liệu họ mong muốn. Thông qua mục lục, cán bộ thư viện có thể thống kê được tài liệu sách giáo trình và sách tham khảo có trong các kho tài liệu, giúp họ quản lý tốt nguồn tài liệu thư viện.

2.1.1.2 Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC)

Mục lục trực tuyến (tên tiếng Anh là Online Public Access Catalog, viết tắt là OPAC), ra đời từ kết quả của sự phát triển của các tiêu chuẩn biên mục và sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ máy tính và truyền thông.

Theo Từ điển Thông tin Thư viện học trực tuyến-ODILIS: “OPAC là một CSDL gồm các biểu ghi thư mục mô tả sách hoặc các tài liệu khác được sở hữu bởi một thư viện hoặc hệ thống thư viện mà người dùng có thể truy cập qua các trạm làm việc hoặc thiết bị đầu cuối thường tập trung ở gần bàn tra cứu hoặc dịch vụ tra

cứu để giúp họ yêu cầu trợ giúp từ cán bộ tra cứu dễ dàng ”.


Hình 8 Giao diện mục lục trực tuyến OPAC của Thư viện Trường ĐH CNGTVT 2

Hình 8 : Giao diện mục lục trực tuyến OPAC của Thư viện Trường ĐH CNGTVT.

Mục lục trực tuyến OPAC của thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải:

- Mục lục trực tuyến OPAC được thiết kế bởi Công ty cổ phần Công nghệ Tinh Vân; OPAC được thiết kế phù hợp với nhu cầu tin của NDT, với hoạt động tổ chức quản lý các sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện và phù hợp với mục tiêu đào tạo của Trường ĐHCNGTVT.

- Mục lục trực tuyến OPAC được quản lý bởi cán bộ thư viện Phòng Nghiệp vụ và Phòng Mutimedia của thư viện. OPAC hiện nay chưa đưa vào sử dụng vì đang trong quá trình cập nhật hoàn tất các biểu ghi, sau đó mới có thể tiến hành đưa vào phục vụ bạn đọc.

- CSDL trên Mục lục trực tuyến OPAC của Thư viện Trường ĐHCNGTVT được thiết kế dưới dạng các biểu ghi, được trình bày vời mục đích giúp bạn đọc tra cứu tài liệu dễ dàng với các mục:

TÀI NGUYÊN gồm có các mục: dữ liệu thư mục, sách, bài trích, báo-tạp chí, sách tham khảo, sưu tập số, toàn văn, duyệt đề mục.


DỊCH VỤ gồm các mục: Z39.50, mua tài liệu, ILL.

- Toàn bộ CSDL của OPAC là CSDL sách, bao gồm sách giáo trình và sách tham khảo, cho phép NDT truy cập trực tiếp đến các CSDL này qua máy tính điện tử của thư viện; cung cấp các trợ giúp tra cứu; hiển thị kết quả tìm dưới

dạng dễ hiểu; thông tin về cộng đồng; cho phép truy cập bằng các điểm truy cập khác nhau như: tên tác giả, từ khoá, tên nhan đề, năm xuất bản, ký hiệu phân loại, chỉ số ISSN hay ISBN, …

- Số lượng biểu ghi: khoảng 1088 biểu ghi. Số lượng biểu ghi này do cán bộ thư viện phòng nghiệp vụ biên mục.

- OPAC của thư viện cung cấp 3 giao diện tra cứu: tìm đơn giản, tìm chi tiết và tìm nâng cao, cho phép tìm tin theo một vài ngôn ngữ khác nhau. Riêng Tiếng Việt cho phép sử dụng sử dụng các bộ chữ khác nhau (Unicode, VNI, TCVN), cho phép tìm tin theo các toán tử Bool (AND, OR, NOT), có khả năng truy cập theo tiêu chuẩn Z39.50

- OPAC hiển thị đầu ra theo một số kết quả khác nhau, ngắn gọn, đầy đủ theo khổ mẫu biên mục MARC; có thể hạn chế số lượng biểu ghi trên màn hình từ 50, 100, 200,... hoặc toàn bộ biểu ghi; có thể sắp xếp biểu ghi theo các tiêu chí khác nhau như: nhan đề, năm xuất bản, tác giả,... ; hiển thị biểu ghi theo cách đơn giản hoặc theo ISBD.

2.1.2 Danh mục tài liệu

Danh mục là một bảng liệt kê cho phép xác định được thông tin về một

/một nhóm đối tượng nào đó thuộc các lĩnh vực hoạt động xã hội hoặc/và khu vực địa lý.[4, tr.72]

Đối tượng phản ánh của Danh mục: là các tài liệu điện tử của Thư viện.

Hiện nay, Thư viện Trường ĐHCNGTVT sử dụng danh mục vào việc thông báo các tài liệu điện tử của các khoa-ngành trong trường, ngoài ra còn có các tài liệu khác ngoài lĩnh vực đào tạo của trường dùng để bạn đọc tham khảo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2022