Phát triển du lịch cộng đồng bền vững từ góc nhìn lý thuyết các bên liên quan – Nghiên cứu điển hình ở khu vực Tây Bắc Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu về các bên liên quan và vai trò của các bên trong hoạt động chính của phát triển du lịch 32

Bảng 3.1: Số lượng các đối tượng phỏng vấn 48

Bảng 3.2: Bảng điểm trung bình một số tiêu chí của các tình huống nghiên cứu 55

Bảng 3.3: Các giá trị văn hoá truyền thống nổi bật của Bản Lác 59

Bảng 3.4: Tiêu chí đánh giá mức độ bền vững của điểm đến Bản Lác 60

Bảng 3.5: Các giá trị văn hoá truyền thống nổi bật của Mai Hịch 65

Bảng 3.6: Tiêu chí đánh giá mức độ bền vững của điểm đến Mai Hịch 67

Bảng 3.7: Các giá trị văn hoá truyền thống nổi bật của Tả Van 72

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Bảng 3.8: Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển DLBV Tả Van 73

Bảng 3.9: Các giá trị văn hoá truyền thống nổi bật của Nậm Đăm 79

Phát triển du lịch cộng đồng bền vững từ góc nhìn lý thuyết các bên liên quan – Nghiên cứu điển hình ở khu vực Tây Bắc Việt Nam - 2

Bảng 3.10: Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển DLBV Nậm Đăm 80

Bảng 3.11: Thống kê các nội dung phát triển du lịch cộng đồng bền vững trong các điểm đến nghiên cứu 81

Bảng 4.1: Tổng hợp những hoạt động sáng tạo giá trị điển hình ở các tình huống nghiên cứu.. 87 Bảng 4.2: Tổng hợp những biểu hiện chính trong hoạt động chia sẻ giá trị ở các tình huống nghiên cứu 90

Bảng 4.3: Tổng hợp những biểu hiện của hoạt động bảotồn nguồn gốc giá trị ở các tình huống 94

Bảng 4.4: Tổng hợp những hoạt động của chính quyền địa phương trong quá trình phát triển du lịch bền vững 97

Bảng 4.5: Tổng hợp những hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình phát triển du lịch bền vững 102

Bảng 4.6: Tổng hợp những hoạt động của cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch bền vững 106

Bảng 4.7: Tổnghợp những hoạt động của NGOstrong quá trình phát triển du lịch bềnvững 111

Bảng 4.8: Tổng hợp những điểm mạnh và hạn chế của các bên liên quan trong quá trình phát triển du lịch bền vững 119

Bảng 5.1: Tổng hợp những hoạt động chính của các bên liên quan trong quá trình phát triển du lịch bền vững 124


DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 2.1: Mô hình ba trụ cột phát triển bền vững 8

Hình 2.2: Mô hình phát triển du lịch bền vững 13

Hình 2.3: Các bên liên quan trong phát triển du lịch bền vững 24

Hình 2.4: Mối quan hệ giữa các bên liên quan và phát triển điểm đến DLBV 26

Hình 2.5: Mối liên hệ giữa các bên liên quan tham gia hoạt động du lịch 27

Hình 2.6: Khung phân tích các bên liên quan trong phát triển DLBV 38

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 45

Hình 4.1: Các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng bền vững 83

Hình 5.1: Mô hình các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững .. 130 Hình 5.2: Một số đề xuất với Chính quyền địa phương 136

Hình 5.3: Một số đề xuất với Cộng đồng địa phương 139

Hình 5.4. Một số đề xuất với Doanh nghiệp 142

Hình 5.5. Một số đề xuất với NGOs 143


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Sơ đồ 3.1: Vòng đời các điểm du lịch nghiên cứu 44


Biểu đồ 3.1: Biến động lượng du khách đến Bản Lác, giai đoạn 2013-2019 57

Biểu đồ 3.2: Doanh thu từ du lịch ở Bản Lác giai đoạn 2013-2019 58

Biểu đồ 3.3: Biến động lượng du khách đến Mai Hịch, giai đoạn 2013-2019 64

Biểu đồ 3.4: Doanh thu từ du lịch ở CBT Mai Hịch giai đoạn 2013-2019 64

Biểu đồ 3.5: Biến động lượng du khách đến Tả Van, giai đoạn 2013-2019 70

Biểu đồ 3.6: Doanh thu từ du lịch ở Tả Van giai đoạn 2013-2019 70

Biểu đồ 3.7: Biến động lượng du khách đến Nậm Đăm giai đoạn 2013-2019 77

Biểu đồ 3.8: Doanh thu từ du lịch ở Nậm Đăm giai đoạn 2013-2019 78


CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN ÁN


1.1. Lý do lựa chọn đề tài

Hiện nay, du lịch đang được nhiều quốc gia lựa chọn để đầu tư và phát triển như là một ngành kinh tế mũi nhọn vì có khả năng đóng góp lớn vào cơ cấu GDP, mang lại những giá trị là thu nhập từ việc khai thác giá trị tài nguyên và tạo nhiều việc làm cho xã hội. Phát triển du lịch bền vững là chủ đề được quan tâm trong các nghiên cứu gần đây trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, cách tiếp cận phát triển du lịch bền vững gắn liền với khái niệm “phát triển bền vững” do Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) đưa ra vào năm 1987 dựa trên 3 trụ cột chính là kinh tế - xã hội - môi trường. Về mặt thực tiễn, ngành du lịch luôn được đề cập đến như một ngành “công nghiệp không khói” trong khi lĩnh vực này vẫn chứa đựng cả những tác động tích cực và tiêu cực đối với kinh tế và cộng đồng địa phương cũng như môi trường tự nhiên và xã hội Byrd (2007). Trên thế giới, từ những năm 1990, đã có những nghiên cứu áp dụng các lý thuyết về phát triển du lịch bền vững. Những nghiên cứu này nhấn mạnh, nếu chiến lược phát triển du lịch không được hoạch định một cách hợp lý và đúng đắn sẽ tàn phá các nguồn tài nguyên (kinh tế, xã hội và môi trường), đây vốn là nền móng cho sự tồn tại và phát triển của các cộng đồng địa phương (McCool và Moisey, 2008; Inskeep, 1991), từ đó những hình thức phát triển du lịch mới phù hợp đã được đề xuất phát triển, hình thức này có cân nhắc đến các yếu tố và nguyên tắc của phát triển bền vững. Các nghiên cứu về du lịch bền vững được các tác giả thực hiện có xu hướng xoay quanh ba trụ cột phát triển bền vững, đó là phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Trên thực tế, việc đảm bảo cân đối ba trụ cột trên là mục tiêu và kết quả của phát triển bền vững. Làm thế nào để đạt được mục tiêu đó vẫn còn là câu hỏi chưa được trả lời thống nhất, các nghiên cứu vẫn chưa làm rõ các nhóm hoạt động cần thiết và vai trò của các bên trong việc hướng tới mục tiêu trên.

Trong nhiều năm, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng, phát triển du lịch chỉ có thể đạt được bền vững khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên tham gia có lợi ích liên quan. Tuy nhiên, luôn có những trở ngại trong mối quan hệ này vì tồn tại sự khác biệt về cách tiếp cận và nhận thức, thậm chí còn có sự xung đột về mặt lợi ích giữa họ (Markwick, 2000; Ioannides, 1995). Trong lĩnh vực du lịch, rào cản của sự hợp tác hay sự xung đột giữa các bên thường được cho là bởi những nguyên nhân sau: (i) Các quyết định về du lịch trong quy hoạch và phát triển chiến lược thường được xuất phát từ cấp trên áp đặt xuống cấp dưới (top-down), do đó đôi khi không phản ánh đúng


lợi ích và ý muốn của cộng đồng người dân địa phương; (ii) Các quyết định thường được hình thành và thể hiện lợi ích của một số nhóm nhất định, do vậy thường không phản ảnh đúng lợi ích chung của đa số bên liên quan; (iii) Một số bên liên quan có năng lực hoặc nhận thức có phần hạn chế thường không được tham vấn, thậm chí bị đưa ra ngoài trong suốt quá trình ra quyết định mặc dù họ là những người đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực thi các quyết định đó. Nghiên cứu các bên liên quan là một chủ đề quan trọng thu hút được sự quan tâm, tuy nhiên nó vẫn là một “hộp đen” đối với giới nghiên cứu học thuật. Làm sao để chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và du khách đều hành động hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững vẫn là câu hỏi khó, chưa có lời giải cụ thể, chính xác cho các nhà nghiên cứu và quản lý.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm góp phần trả lời câu hỏi về vai trò và hành động của các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững. Du lịch cộng đồng là mô hình du lịch được phát triển hướng đến phát triển du lịch bền vững với sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương vào hoạt động du lịch nhằm mục tiêu giảm nghèo và phát triển cộng đồng. Bản chất của Du lịch cộng đồng là tạo ra một ngành du lịch mà cộng đồng có thể kiểm soát được sự phát triển du lịch, tham gia xây dựng sản phẩm du lịch, là nhà cung cấp tài nguyên và nguồn nhân lực con người cho du lịch (Muhanna, 2007).

Bắt đầu từ những năm cuối của thập niên 90, DLCĐ đã có mặt tại Việt Nam. Sau hơn 20 năm phát triển, hình thức du lịch này đã giúp người dân đạt được nhiều thành tựu kinh tế đáng kể (Đỗ Nguyễn Đệ, 2008). Trong đó, khu vực Tây Bắc Việt Nam là nơi được đánh giá hội tụ đủ các yếu tố cần thiết để thu hút và phát triển thành công mô hình du lịch cộng đồng (Thành Chí, 2020). Tuy nhiên cũng giống như nhiều mô hình du lịch khác, các mô hình du lịch cộng đồng tại khu vực Tây Bắc đang xuất hiện ngày càng nhiều các dấu hiệu thiếu bền vững (Vũ Hà, 2017). Thực tiễn quản lý cũng như các nghiên cứu chưa thực sự làm rõ vai trò của các bên và các nhóm hành động cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của du lịch cộng đồng. Chính vì các lý do trên, tác giả đã thực hiện luận án với đề tài “Phát triển du lịch cộng đồng bền vững từ góc nhìn lý thuyết các bên liên quan: Nghiên cứu điển hình ở khu vực Tây Bắc Việt Nam”.

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án tập trung vào việc xác định vai trò các bên liên quan và các hoạt động chính được thực hiện hướng tới phát triển du lịch bền


vững tại các điểm du lịch cộng đồng ở khu vực Tây Bắc, Việt Nam. Theo đó, một số nội dung cần phải làm rõ như:

- Nhận diện các hoạt động chính được thực hiện để các điểm du lịch cộng đồng phát triển bền vững.

- Xác định các bên liên quan, vai trò của từng bên và đánh giá mức độ tác động của mỗi bên đến sự phát triển bền vững của các điểm du lịch cộng đồng.

- Xác định các khía cạnh thiếu bền vững, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch cộng đồng.

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được 3 mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, luận án tập trung trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu chính sau đây:

1. Phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực Tây Bắc dựa trên các khía cạnh kinh tế

- xã hội - môi trường được thực hiện như thế nào? Những hoạt động nào được thực hiện thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển bền vững?

2. Các bên liên quan chính bao gồm những chủ thể nào? Vai trò của mỗi bên và hoạt động của mỗi bên đã thực hiện trong quá trình phát triển bền vững của các điểm du lịch cộng đồng là gì?

3. Đâu là những khía cạnh thiếu bền vững trong các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng là gì? Cần phải làm gì để phát triển và nâng cao tính bền vững tại điểm đến cho mô hình du lịch cộng đồng trong tương lai?

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là vai trò của các bên liên quan và phát triển du lịch cộng đồng bền vững.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: là các điểm du lịch cộng đồng tại khu vực miền núi Tây Bắc, Việt Nam.

Phạm vi thời gian: luận án tập trung xem xét sự phát triển du lịch cộng đồng bền vững tại các tình huống nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2019.

Phạm vi nội dung: luận án tập trung nghiên cứu về các vấn đề phát triển du lịch cộng

đồng bền vững và vai trò của các bên liên quan trong quá trình phát triển này.


1.4. Cách tiếp cận nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để khám phá và mang lại sự hiểu biết sâu sắc hơn về phát triển du lịch bền vững, các hoạt động hướng tới sự phát triển du lịch bền vững của các bên liên quan tại các điểm du lịch cộng đồng ở miền núi Tây Bắc Việt Nam.

Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, tác giả xác định khoảng trống, câu hỏi nghiên cứu và phát triển khung phân tích của luận án. Dựa trên kết qủa đó, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp nghiên cứu chính để thực hiện luận án.

Giai đoạn 2: Khảo sát thực địa lần 1

Đây là cuộc khảo sát thực địa thí điểm được thực hiện vào tháng 12/2016. Cuộc khảo sát này nhằm hiểu rõ hơn các vấn đề trong nội hàm câu hỏi nghiên cứu, trong đó chú trọng tới câu hỏi phỏng vấn, đối tượng và kỹ thuật phỏng vấn; thể loại và các cách tìm kiếm tài liệu thứ cấp. Sau giai đoạn này, tác giả đã có những thay đổi và điều chỉnh kịp thời để thu nhập tài liệu tốt hơn trong các đợt khảo sát chính thức tiếp theo.

Giai đoạn 3: Khảo sát thực địa lần 2, 3 và 4

Đây là giai đoạn khảo sát thực địa chính thức tại huyện Sa Pa (tỉnh Lào cai, tháng 2/2017), Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang, tháng 4/2017) và huyện Mai Châu (tỉnh Hoà Bình, tháng 4/2018). Các chuyến đi này, tác giả kết hợp thu thập dữ liệu thực địa và dữ liệu thứ cấp từ các cá nhân, tổ chức và đơn vị liên quan phục vụ nghiên cứu sau này.

Giai đoạn 4: Tổng hợp dữ liệu, mô tả các tình huống

Dựa trên kết quả thu được từ giai đoạn 3, tác giả thực hiện tổng hợp, phân tích sơ bộ và lựa chọn 4 tình huống nghiên cứu chính thức, đó là Bản Lác, Mai Hịch (huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình), xã Tả Van (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai), xã Nậm Đăm (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang). Nội dung chi tiết về quá trình phát triển du lịch và sự tham gia của các bên liên quan tại mỗi điểm đến vào quá trình phát triển du lịch bền vững được tác giả tổng hợp và xây dựng thành từng tình huống nghiên cứu riêng biệt. Trong giai đoạn này, tác giả có sử dụng thêm kết quả khảo sát khách du lịch tại các điểm nghiên cứu để tăng thêm tính thuyết phục trong quá trình đánh giá mức độ bền vững của mỗi điểm đến, phục vụ quá trình phân tích ở giai đoạn 5.


Giai đoạn 5: Phân tích, hoàn thành luận án.

Giai đoạn này tác giả tiến hành phân tích theo khung phân tích đã được xây dựng ở giai đoạn 1 dựa trên dữ liệu tương ứng được tổng hợp ở giai đoạn 4. Kết quả thu được phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đề ra, từ đó tác giả khuyến nghị một số giải pháp thực hiện cho các bên liên quan trong lộ trình đạt được sự phát triển du lịch cộng đồng bền vững trong tương lai.

Quy trình nghiên cứu được trình bày chi tiết tại mục 3.1.2 của Chương 3.

1.5. Những đóng góp mới của luận án

Luận án đã có những đóng góp mới về chủ đề phát triển du lịch bền vững trên cả 2 phương diện lý luận và thực tiễn, cụ thể:

Đóng góp về mặt lý luận:

Đề tài luận án là một trong những đề tài đầu tiên thực hiện nghiên cứu định tính về vai trò và các hoạt động các bên liên quan thực hiện để thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng bền vững tại Việt Nam. Những đóng góp mới của đề tài được thể hiện ở các điểm sau đây:

Thứ nhất, từ tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy các nghiên cứu trước đây chủ yếu sử dụng cách tiếp cận dựa trên các khía cạnh phát triển bền vững đơn lẻ để phân tích về phát triển du lịch bền vững. Ngoài ra, các nghiên cứu thường chỉ tập trung phân tích mục tiêu phát triển bền vững là đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường mà chưa chỉ rõ các nhóm hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu trên. Luận án đánh giá sự bền vững của điểm đến, coi sự gắn kết và cân bằng của các khía cạnh phát triển bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường) là mục tiêu, từ đó đi sâu và xác định ba nhóm hoạt động chính để đạt được phát triển du lịch cộng đồng bền vững, đó là sáng tạo giá trị, chia sẻ giá trị và bảo tồn nguồn gốc giá trị.

Thứ hai, luận án chỉ ra rằng, để phát triển du lịch cộng đồng bền vững cần có sự tham gia hiệu quả của các bên liên quan. Sử dụng lý thuyết các bên liên quan, luận án đã xác định có 4 bên liên quan chính tham gia vào quá trình sáng tạo giá trị, chia sẻ giá trị và bảo tồn nguồn gốc giá trị, bao gồm: chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương, và trong một số trường hợp bao gồm cả các tổ chức phi Chính phủ (NGOs). Ngoài ra, luận án còn xác định được vai trò, sự tác động của từng bên liên quan thể hiện trong các nhóm hoạt động đến mức độ bền vững của điểm đến.


Đóng góp về mặt thực tiễn:

Dựa vào các nghiên cứu tình huống về du lịch cộng đồng ở khu vực Tây Bắc, luận án đã có đóng góp sâu sắc về thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung và miền núi Tây Bắc nói riêng. Cụ thể:

Thứ nhất, các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng bền vững được chia thành ba nhóm chính: i) Các hoạt động sáng tạo giá trị; ii) Các hoạt động chia sẻ giá trị; và iii) Các hoạt động bảo tồn nguồn gốc giá trị. Ba nhóm hoạt động này tương tác chặt chẽ với nhau để tạo nên sự phát triển bền vững. Trong đó, hoạt động sáng tạo giá trị hướng nhiều vào mục tiêu phát triển, còn hoạt động chia sẻ giá trị và bảo tồn nguồn gốc giá trị thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Thứ hai, tại 4 điểm nghiên cứu Bản Lác, Mai Hịch, Tả Van, Nậm Đăm, vai trò của các bên liên quan được thể hiện rất rõ trong cả ba nhóm hoạt động ở trên, đồng thời nghiên cứu đã chỉ ra sự đóng góp, mức độ tham gia cụ thể của từng bên, sự gắn kết giữa các bên trong mỗi giai đoạn phát triển. Mức độ tham gia và hiệu quả hoạt động của các bên rất khác nhau trong các tình huống nghiên cứu khác nhau.

Thứ ba, để phát triển và nâng cao mức bền vững tại điểm đến du lịch cộng đồng, luận án đã đề xuất một số khuyến nghị đối với các bên liên quan trong các hoạt động chính phát triển du lịch cộng đồng bền vững. Trong đó, (i) Chính quyền địa phương đóng vai trò chủ yếu trong xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch; đưa ra chính sách, tạo hành lang kết nối cho các bên cùng tham gia hoạt động du dịch; (ii) Doanh nghiệp đóng vai trò chủ chốt cho sáng tạo giá trị như đề xuất ý tưởng, thiết lập mạng lưới hợp tác và tham gia các hoạt động đầu tư phát triển du lịch; (iii) Cộng đồng địa phương đóng vai trò tham gia tích cực trong cả 3 hoạt động chính, tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, xây dựng và thực hiện hương ước để duy trì và bảo tồn nguồn gốc giá trị, gắn liền hoạt động du lịch với phát triển nguồn nhân lực địa phương; (iv) NGOs đóng vai trò kết nối, kích hoạt các hoạt động du lịch ban đầu, thiết lập mạng lưới hoạt động giữa các bên và khuyến khích hướng dẫn người dân tham gia du lịch.

1.6. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mục lục và các bảng danh mục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành 5 chương, bao gồm:

Chương 1: Giới thiệu chung về luận án

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các tình huống nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận, khuyến nghị và đề xuất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023