Thực Tiễn Áp Dụng Các Quy Định Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn

Tương tự như vậy, quy định về phí trước bạ cũng tạo ra tâm lý e ngại cho vợ chồng khi lựa chọn hình thức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Tại Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 cũng như Nghị định số 176/1999/NĐ-CP trước đây của Chính phủ quy định các trường hợp không phải nộp phí trước bạ đều không rõ ràng, cụ thể về trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng:

Tài sản của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng khi đăng ký lại quyền sở hữu, sử dụng không phải nộp lệ phí trước bạ trong những trường hợp sau đây:…tài sản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng của hộ gia đình khi phân chia tài sản đó cho các thành viên hộ gia đình đăng ký lại… [5, Điểm c Khoản 16 Điều 4].

(Điểm c Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 176/1999/NĐ-CP cũng quy định giống Điểm c Khoản 16 Điều 4 Nghị định số 45/2011/NĐ-CP).

Như vậy, việc đăng ký lại quyền sở hữu, sử dụng tài sản của vợ, chồng có thuộc trường hợp không phải nộp phí trước bạ hay không còn tùy thuộc vào việc vợ chồng có phải là một hộ gia đình hay không? Hộ gia đình có thể gồm nhiều thành viên, thuộc nhiều thế hệ khác nhau, có thể chỉ là hai vợ chồng. Tiêu chí để xác định hộ gia đình là việc các thành viên có tài sản chung, đóng góp công sức để tiến hành các hoạt động kinh tế chung… (Điều 106 BLDS năm 2005). Trên thực tế, để xác định hộ gia đình cũng như các thành viên trong hộ gia đình, ta thường xác định theo sổ hộ khẩu gia đình bởi "sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú" [41, Điều 24]. Như vậy, vợ chồng có thể là hộ gia đình độc lập hoặc là các thành viên trong một hộ gia đình. Áp dụng quy định tại Điểm c Khoản 16 Điều Nghị định số 45/2011/NĐ-CP (hay Điểm c Khoản 8 Điều 3 Nghị định 176/1999/NĐ-CP trước đây), thì nếu vợ chồng là một hộ gia đình thì khi vợ, chồng đăng ký lại tài sản sau khi vợ chồng chia tài sản chung sẽ không phải nộp phí trước bạ. Ngược lại, nếu vợ chồng không phải là hộ gia đình độc lập mà chỉ là các thành

viên trong hộ thì dù tài sản đó là tài sản của vợ chồng cũng không thuộc trường hợp không phải nộp phí trước bạ theo quy định vừa nêu.

Những quy định kể trên đã vô tình khiến cho tình trạng vợ chồng "né tránh" làm văn bản thỏa thuận chia tài sản chung và hiện các giao dịch giả dưới các hình thức khác như tặng cho, ủy quyền…diễn ra ngày một nhiều trong thực tế.

Về quy định khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng, việc pháp luật quy định cho vợ chồng sau khi chia tài sản chung có thể thỏa thuận để khôi phục chế độ tài sản chung đã tạo điều kiện cho vợ chồng chủ động trong việc điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tài sản chung phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của vợ chồng và gia đình. Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung được quy định khá chi tiết tại Điều 10 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Theo đó, thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung được được chia thành nhiều trường hợp khác nhau tương ứng với các thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trước đó. Tuy nhiên, sự thiếu sót đã xảy ra trong quá trình liệt kê các thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung. Đó là trường hợp trước đó, vợ chồng đã chia tài sản chung bằng một bản án hoặc quyết định của Tòa án. Trong thực tế, khi rơi vào trường hợp này, nếu muốn khôi phục chế độ tài sản chung, vợ chồng có thể tự thỏa thuận được không hay phải có bản án hoặc quyết định của Tòa án về việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng; việc khôi phục chế độ tài sản chung sẽ có hiệu lực vào thời điểm nào? Pháp luật còn đang bỏ ngỏ câu trả lời cho những câu hỏi trên mà thực tế đặt ra. Sự thiếu sót đó sẽ làm cho vợ chồng lúng túng và khó khăn cho Tòa án khi áp dụng pháp luật. Ví dụ, vợ chồng anh A, chị B đã yêu cầu Tòa án giải quyết cho chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và quyết định cho chia tài sản chung có hiệu lực từ ngày 5/8/2010. Đến tháng 12/2011 vợ chồng anh chị muốn khôi phục chế độ tài sản chung. Anh chị đã làm thỏa thuận khôi phục theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Anh A muốn làm đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng để

một mặt Tòa án hủy bỏ hiệu lực của quyết định cho chia tài sản chung trước đó mặt khác tránh những tranh chấp về tài sản chung, tài sản riêng có thể phát sinh sau này. Chị B không đồng ý vì cho rằng pháp luật không quy định phải yêu cầu Tòa án ra quyết định cho khôi phục hoặc quyết định công nhận văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng. Vậy, nếu anh A yêu cầu Tòa án giải quyết cho khôi phục hoặc công nhận thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng anh, Tòa án có thụ lý không và nếu có thì căn cứ vào quy định nào để thụ lý và giải quyết? Nếu vợ chồng anh A chị B không yêu cầu Tòa án giải quyết thì thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng anh chị có hiệu lực không và thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục là khi nào?

Như vậy, thực tế đã cho thấy các quy định về khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng cần được bổ sung, điều chỉnh hợp lý để nó được áp dụng hiệu quả và phù hợp với thực tiễn.

2.2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Sau gần ba mươi năm đổi mới, kinh tế đất nước có những bước phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều gia đình có đời sống khá giả. Cùng với sự giàu lên về kinh tế, với tác động nhiều mặt của kinh tế thị trường, gia đình cũng có nhiều biến động về cơ cấu, quan niệm, lối sống… tình trạng ly hôn cũng gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Trước thực tế đó, các quy định pháp luật về ly hôn trong Luật HN&GĐ cũng dần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. So với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 đã có nhiều quy định cụ thể, chi tiết hơn, các vấn đề được kết cấu thành các điều luật tương ứng tạo điều kiện cho việc tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

- vấn đề phức tạp và dễ phát sinh tranh chấp, đã được Luật dành nhiều điều luật quy định. Bên cạnh quy định chung về nguyên tắc chia tài sản chung, Luật cũng đã quy định cụ thể một số trường hợp chia điển hình, phức tạp tạo cơ sở pháp lý cho vợ chồng thỏa thuận cũng như các cơ quan có thẩm quyền

Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện - 9

giải quyết tranh chấp ví dụ như quy định chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình (Điều 96); chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng (Điều 97); chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng (Điều 98)…

Tuy nhiên, thực tiễn ở nước ta nhiều năm qua cho thấy, cùng với sự gia tăng của các vụ ly hôn, các vụ tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đặc biệt là các tài sản có giá trị lớn như quyền sử dụng đất, nhà ở…cũng không ngừng gia tăng. Tài sản chung của vợ chồng được hình thành từ khi kết hôn và kéo dài đến khi hôn nhân chấm dứt. Đó là quá trình tài sản chung chịu nhiều biến động, có khi được bổ sung phát triển nhưng cũng có thể có giai đoạn bị giảm sút. Khi vợ chồng hòa thuận, vấn đề quyền sở hữu tài sản thường không được đặt ra "tất cả đều là của chúng ta". Thế nhưng, khi sợi dây tình cảm không còn, vợ chồng đưa nhau ra tòa ly hôn thì "cuộc chiến" tranh chấp tài sản "của anh, của tôi, của chúng ta" diễn ra hết sức gay gắt, quyết liệt.

Với những quy định pháp luật đang dần được hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn và phù hợp hơn với thực tiễn, TAND các cấp đã áp dụng, giải quyết một lượng lớn các vụ việc HN&GĐ như năm 2007 TAND các cấp đã giải quyết sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm được 73.174 vụ việc trong số 77.561 vụ việc; năm 2008 là 79.143 vụ việc trong số 83.856 vụ việc… [48], trong đó có nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến tranh chấp tài sản chung của vợ chồng. Nhiều Tòa án đã áp dụng đúng các quy định pháp luật về xác định tài sản chung, vận dụng các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng để giải quyết hợp tình, hợp lý các vụ việc. Có thể kể đến vụ ly hôn giữa chị Nguyễn Thị Tuyết Mai và anh Phạm Văn Hiền. Anh chị kết hôn năm 1986 trên cơ sở tự nguyện. Năm 2010, do mâu thuẫn trầm trọng, anh chị có đơn gửi TAND quận Hai Bà Trưng xin ly hôn. Về con chung, anh chị thỏa thuận để chị Mai nuôi, anh Hiền cấp dưỡng nuôi con 2.000.000/tháng; tài sản chung là động sản, công nợ anh chị tự thỏa thuận, không yêu cầu Tòa án giải quyết. Về bất động sản, mảnh đất tại thôn Thế Trạch, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, anh chị đã tự thỏa thuận sẽ bán và chia đôi giá trị. Tuy nhiên, về căn hộ chung số 24B tập thể viện 108, Ngõ 203 phố Kim Ngưu, phường

Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, tại phiên hòa giải ngày 07/07/2010 anh chị thỏa thuận anh Hiền được sử dụng căn nhà và thanh toán 1/2 giá trị nhà cho chị Mai, nhưng đến phiên hòa giải ngày 19/07/2010 anh lại yêu cầu ngăn đôi nhà để ở với lý do để anh ở gần bố mẹ đẻ và anh không đủ khả năng thanh toán 1/2 giá trị nhà cho chị Mai và nếu chị Mai thanh toán 1/2 giá trị nhà cho anh thì anh cũng không đủ tiền để mua căn hộ khác. Vì anh Hiền thay đổi như vậy nên chị Mai đề nghị được nhận nhà để nuôi con và thanh toán cho anh Hiền 1/2 giá trị căn nhà. Qua điều tra, xác minh cho thấy, căn hộ 24B anh chị mua của ông Kim và bà Thuần năm 1999, hai bên chỉ làm giấy viết tay, chưa làm thủ tục sang tên. Nhưng ông bà xác nhận đã nhận đủ tiền, giao nhà và các giấy tờ liên quan cho anh chị, anh chị đã sống tại căn hộ từ đó đến nay không có tranh chấp gì và nay anh chị ly hôn ông bà cũng không có ý kiến gì, tùy anh chị thỏa thuận hoặc Tòa án giải quyết. Về yêu cầu ngăn đôi nhà của anh Hiền Tòa cũng đã tiến hành thẩm định phòng 24B - đây là khu nhà tập thể 5 tầng, cấu trúc căn hộ đặc biệt một nửa lòng nhà nằm trong một nhà khác liền kề, nhà chỉ có một cửa ra vào duy nhất, một công trình phụ thiết kế chung của cả tầng, do đó việc ngăn đôi, cải tạo sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc toàn ngôi nhà, không thể thực hiện được đồng thời lý do không đủ tiền thanh toán cho chị Mai cũng không hợp lý vì anh chị đã thống nhất bán mảnh đất tại Sóc Sơn để thanh toán. Trên cơ sở đó, bản án 47/2010/LHST ngày 24/08/2010 của TAND quận Hai Bà Trưng đã xác định căn hộ số 24B tập thể Viện 108 là tài sản chung của vợ chồng anh Hiền, chị Mai và giao cho chị Mai được sở hữu và sử dụng toàn bộ căn hộ. Chị có trách nhiệm thanh toán cho anh Hiền 1/2 giá trị căn nhà - 658.187.500đ (theo giá của Hội đồng định giá) và làm thủ tục sang tên sở hữu nhà theo quy định pháp luật.

Như vậy, để giải quyết vụ ly hôn trên, TAND quận Hai Bà Trưng đã tiến hành xác minh cụ thể về nguồn gốc tài sản chung, hiện trạng thực tế tài sản chung, thành lập Hội đồng định giá theo yêu cầu của vợ chồng…để đưa ra được quyết định phù hợp, đảm bảo các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng được Luật quy định như phù hợp hoàn cảnh mỗi bên, tình trạng tài sản;

bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên… Vì vậy, bản án đưa ra "hợp tình, hợp lý", không có kháng cáo, kháng nghị.

Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy, tình trạng các vụ ly hôn phải kéo dài nhiều năm, qua nhiều lần xét xử do đương sự không nhất trí với các phán quyết của Tòa án về phần tài sản vẫn phổ biến. Thực trạng trên bắt nguồn từ tính chất phức tạp của các tranh chấp tài sản chung, sự hạn chế về trình độ của một số thẩm phán…và đặc biệt là từ những quy định chưa thực sự đi vào cuộc sống của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Trong phạm vi phần này, chúng ta sẽ cùng xem xét sự phản chiếu của thực tiễn khi áp dụng những quy định pháp luật nói trên.

2.2.1. Thực tiễn áp dụng quy định về xác định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Chia tài sản chung khi ly hôn là trường hợp chia phổ biến nhất trong ba trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng. Hiện nay, hầu hết các vụ tranh chấp khi ly hôn đều "vướng" ở phần phân chia tài sản khiến cho các vụ tranh chấp này ngày một gia tăng và sự tranh chấp ngày càng trở nên gay gắt.

Khi phân chia tài sản chung, công việc khó khăn nhất đó là xác định một tài sản là "của chung" hay "của riêng". Thực tế cho thấy, khi đã xác định đúng các tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng, việc áp dụng các nguyên tắc phân chia tài sản chung trở nên đơn giản và thuận lợi hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu xác định tài sản chung không chính xác, việc phân chia tài sản chung không những không đảm bảo được quyền lợi của các bên mà còn làm phát sinh tranh chấp liên quan đến chia tài sản chung của vợ chồng.

Nguồn gốc tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 và các quy định khác có liên quan là căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng khi có tranh chấp. Tuy nhiên, thực tế đời sống phong phú, đa dạng nảy sinh nhiều vấn đề, nhiều tình huống mà pháp luật chưa điều chỉnh kịp hoặc quy định chưa cụ thể khiến cho việc thực hiện gặp nhiều khó khăn.

Xác định tài sản chung trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận tài sản chung hoặc nhập tài sản riêng vào tài sản chung

Theo quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 "Tài sản chung vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao độngvà những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung" [34]. Căn cứ xác định tài sản chung theo quy định tại Điều 27 nói trên, khi áp dụng vào thực tiễn, do thiếu vắng những chứng cứ để một thỏa thuận trong thực tế có thể trở thành một thỏa thuận có giá trị pháp luật, đang gây ra nhiều tranh chấp tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn. Trong cuộc sống chung hàng ngày, nhiều cặp vợ chồng tình nguyện đưa tài sản riêng của mình ra để "mưu sinh" cho gia đình hoặc để gia đình cùng sử dụng. Qua thời gian, có thể chính họ cũng không còn phân biệt đâu là tài sản riêng của mình, đâu là tài sản chung vợ chồng. Thế nhưng, khi vợ chồng ly hôn, họ lại "chợt nhớ" đó là tài sản riêng của mình và tranh chấp tài sản chung, tài sản riêng bắt đầu. Do luật không quy định bắt buộc việc thỏa thuận về tài sản chung vợ chồng này phải được lập bằng văn bản nên thỏa thuận một tài sản là tài sản chung của vợ chồng có thể được lập bằng văn bản nhưng cũng có thể chỉ bằng lời nói hoặc hành vi của người có tài sản. Khoảng trống này của pháp luật khiến cho việc xác định tài sản chung trở nên khó khăn. Vợ hoặc chồng đưa tài sản riêng vào sử dụng chung trong suốt một thời gian dài, vợ chồng cùng sử dụng, có khi là cùng định đoạt tài sản có được coi là thỏa thuận tài sản chung (thỏa thuận bằng hành vi) hoặc được coi là vợ, chồng (bên có tài sản) nhập tài sản riêng vào tài sản chung không? Thậm chí, trường hợp vợ chồng đã có thỏa thuận miệng về việc coi một tài sản riêng của một người là tài sản chung thì khi ly hôn nếu bên có tài sản không thừa nhận thì người còn lại cũng rất khó chứng minh được sự tồn tại của một thỏa thuận như vậy giữa hai vợ chồng. Ngược lại, người có tài sản cũng khó chứng minh được mình không đồng ý (không thỏa thuận) coi tài sản riêng này là tài sản chung của vợ chồng nếu người kia quả quyết vợ chồng đã thỏa thuận đó là tài sản chung. Như vậy, mặc dù pháp luật thừa nhận vợ chồng có thể thỏa thuận về tài sản chung của mình để trên cơ sở đó xác định được khối tài sản chung

vợ chồng, nhưng thiếu những quy định có tính chất chứng cứ chứng minh cho "thỏa thuận" đó, việc áp dụng căn cứ nói trên đã khiến tình trạng tranh chấp tài sản không chỉ tăng lên về số lượng, mà còn ngày càng gay gắt hơn về mức độ. Tình trạng khó phân biệt tài sản chung, riêng như trên càng nghiêm trọng hơn đối với những tài sản không đăng ký quyền sở hữu ví dụ tivi, tủ lạnh....

Trên đây là việc xác định tài sản chung trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận. Đối với trường hợp vợ, chồng nhập tài sản riêng vào tài sản chung cũng còn những quy định chưa rõ ràng, dễ nảy sinh tranh chấp trên thực tế. Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định "việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc quyền sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng" [4]. Tuy nhiên giá trị tài sản là bao nhiêu sẽ được coi là tài sản có giá trị lớn để việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung phải lập thành văn bản, thì pháp luật lại chưa quy định khiến việc áp dụng quy định nói trên gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, về mặt thủ tục, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử đất, cơ quan có thẩm quyền có phải yêu cầu vợ chồng xuất trình văn bản nhập tài sản riêng vào tài sản chung không? Câu hỏi này cũng chưa thể trả lời với những quy định pháp luật hiện hành. Ngoài ra, về mặt áp dụng pháp luật, quy định trên của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP về việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử đất chỉ áp dụng đối với trường hợp vợ, chồng nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng hay áp dụng cả với trường hợp vợ chồng thỏa thuận tài sản chung?

Sự chưa rõ ràng của pháp luật liên quan đến việc xác định tài sản chung vợ chồng chưa dừng lại ở những điều khoản trên. Khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 có quy định "Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận" và Khoản 2 Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định "Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung". Vậy, thỏa thuận trong quy định tại Khoản 1 Điều 27 có đồng nhất với việc nhập tài sản riêng quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000 hay

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí