Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm Và Dịch Vụ Thông Tin Thư Viện


liệu). Tuy nhiên, số tài liệu này đang ngày một xuống cấp: chữ mờ dần, giấy rách, nhiều bản không còn giữ được nguyên dạng ban đầu làm cho việc bảo quản và khai thác gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, đối với loại hình tài liệu này cần có một kế hoạch cụ thể để khôi phục lại kịp thời bằng cách đánh máy lại, scan và đóng thành quyển.

3.2.5 Hoàn thiện hệ thống tra cứu

Việc khai thác tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập của cán bộ và sinh viên trong Khoa đang gặp nhiều trở ngại, do hệ thống tra tìm tài liệu không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, những trở ngại đó là:

- Hộp phiếu tra tìm mất rất nhiều thời gian.

- Trong quá trình tìm tài liệu, các phiếu đã bị người sử dụng xếp lẫn lộn không theo thứ tự như ban đầu (ví dụ: phiếu về khóa luận cử nhân lại nằm trong hộp phiếu về văn hóa học…).

- Hộp phiếu chỉ sử dụng cho những tài liệu được nhập vào khi thư viện được xây dựng lại (năm 2005), những tài liệu sau đó thì không có trong hộp phiếu, khiến cho việc tìm tài liệu không thực hiện được, tài liệu có trong kho nhưng không thể khai thác.

- Có nhiều phiếu trong hộp phích không được đục lỗ khiến cho các phiếu nằm rời rạc, việc này dẫn đến việc các phiếu rất dễ bị thất lạc.

Biện pháp:

- Đối với hộp phích hiện đang sử dụng cần được sắp xếp lại theo đúng các chuyên ngành đã được sắp xếp từ lúc ban đầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

- Song song với việc tra tìm tài liệu trên hộp phích truyền thống thì tài liệu trong khoa sẽ được nhập dần vào máy bằng phần mềm, thích hợp với quy mô và điều kiện của khoa. Hiện nay, phần mềm được sử dụng phổ biến nhất cho các Thư viện có diện tích nhỏ hoặc phòng tư liệu của các Khoa là phần mềm CDS/ISIS. Đây là phần mềm miễn phí do UNESCO cho ra đời để hỗ trợ thư viện các nước đang phát triển. Do phần mềm miễn phí nên chỉ


Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - 8

đảm bảo việc tìm tài liệu trực tiếp tại máy tính có dữ liệu, không chia sẻ trên mạng được. Tuy nhiên thực hiện phần mềm này tại Khoa mất nhiều công sức vì phải nhập toàn bộ tài liệu có trong Thư viện vào máy (phần này muốn thực hiện được phải có một dự án cụ thể).

- Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành lịch sử phục vụ cán bộ và sinh viên trong Khoa.

- Trong thời gian tới Phòng Tư liệu Khoa cần tiến hành nhập toàn bộ thông tin vào hệ thống CSDL để tiện hơn cho việc tra cứu.

3.2.6 Đào tạo người dùng tin

Hiện nay phòng Tư liệu khoa Lịch Sử còn mang nhiều yếu tố truyền thống cả về mặt tổ chức và hoạt động.

Nguời dùng tin của phòng Tư liệu khoa Lịch Sử chưa có kỹ năng sử dụng các dịch vụ thông tin và khai thác tài liệu trên máy vi tính.Trong thời gian tới phòng Tư liệu khoa Lịch Sử nên có những phương pháp sau để đào tạo người dùng tin.

- Tổ chức buổi huấn luyện cho sinh viên cách tra tìm tài liệu

- Giáo dục ý thức của bạn đọc trong cách tra tìm tài liệu

- Tổ chức trao đổi những thông tin phản hồi từ phía bạn đọc đến cán bộ TT-TV.

3.2.7 Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện

Nhu cầu của người dùng tin về sản phẩm và dịch vụ thông tin ngày một tăng theo chiều hướng phát triển của nguồn lực thông tin. Các sản phẩm và dịch vụ này sẽ giúp người dùng tin tìm và chọn lọc thông tin phù hợp với nhu cầu của mình một cách dễ dàng, thuật tiện và nhanh chóng.

Sản phẩm thông tin

Ngoài những sản phẩm hiện có tại phòng tư liệu nên có kế hoạch tạo ra các sản phẩm thông tin có giá trị cao hơn như:các bản tóm tắt, tổng luận, tổng quan, xây dựng hệ thống mục lục điện tử…


Dịch vụ thông tin

Phòng Tư liệu khoa cần có những dịch vụ thông tin phong phú hơn nữa như: trao đổi thông tin, triển lãm sách, hội nghị bạn đọc, dịch vụ Internet, phục vụ theo chế độ hỏi đáp, theo chế độ chọn lọc hội thảo khoa học, nói chuyện chuyên đề, dịch vụ tra cứu thông tin qua mạng…


KẾT LUẬN

Những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lý giáo dục rất quan tâm. Muốn “dạy thật, học thật” phải có sự thay đổi mang tính hệ thống, trong đó cần thiết phải xây dựng các TTTT-TV trở thành “giảng đường thứ hai” của mỗi nhà trường. Cán bộ phải có đủ bản lĩnh và lương tâm để trở thành những trợ giảng đắc lực cho giáo viên và là người định hướng cho học sinh trong việc tìm thông tin. Phải đưa các TTTT-TV vào hoạt động phục vụ theo mô hình mở thân thiện, lấy người học làm trung tâm, định hướng hội nhập. Muốn đạt được mục tiêu này, các TTTT-TV phải tạo ra được sự chuyển biến về chất, tổ chức hoạt động thông tin thống nhất nhằm phát huy nguồn nội lực, phục vụ có hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn trường.

Cùng với xu hướng phát triển của thời đại, các TTTT-TV đã không ngừng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vu của mình.Với những kết quả đạt được trong hoạt động của mình, các trung tâm đó đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển tri thức của mỗi con người.

Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử - Trường ĐHKHXH&NV là một bộ phận cấu thành của Khoa Lịch sử. Cũng như các cơ quan TT-TV khác, tại đây đã diễn ra mọi hoạt động mang tính chuyên môn nghiệp vụ để xây dựng một kho tư liệu ngày càng đa dạng và phong phú hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của mọi đối tượng hoạt động. Phòng Tư liệu đã tường bước ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ của mình.


Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, song những gì mà phòng Tư liệu đã làm được trong thời gian qua đã đem lại hiệu quả cao trong sự nghiệp giáo dục đào tạo của Trường ĐHKHXH&NV nói chung và của Khoa Lịch sử nói riêng.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước

1. Nghị quyết số 126 – NQ/ĐU ngày 17/12/2002 của Đảng uỷ trường ĐHKHXH&NV về việc chuẩn hoá và hiện đại hoá các mặt công tác của Nhà trường.

2. Pháp lệnh thư viện: Uỷ ban thường vụ Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 28/12/2000 và được chủ tịch nước ký sắc lệnh CTN ban hành ngày 11/01/2000.-H.: Chính trị Quốc gia, 2001.-25tr.

3. Quyết định số 668/ QĐ ngày 14/07/1986 của Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp về tổ chức và hoạt động của thư viện đại học.

Tài liệu tham khảo khác

4. Nguyễn Hữu Giới (1999), Về công tác thư viện: Các văn bản pháp quy trong hệ thống thư viện công cộng, Vụ Thư viện, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Hành (1997), Vài suy về xây dựng mô hình trung tâm thông tin-thư viện trong trường đại học, tạp chí Thông tin – tư liệu, số 1, tr7-10.

6. Nguyễn Văn Hành (1997), Một số vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu tư liệu khoa học trong các Thư viện trường đại học khu vực Hà Nội, Tập san Thư viện, Số 3, tr 20-21.

7. Nguyễn Tiến Hiển, Kiều Văn Hốt (2005), Tổ chức và bảo quản tài liệu,

Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.

8. Tô Hiền, Bài giảng tổ chức và bảo quản vốn tài liệu, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội.

9. Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin từ lý luận đến thực tiễn, Văn hóa thông tin, Hà Nội.

10. Khoa Lịch Sử (2006), Khoa Lịch Sử nửa thế kỷ xây dựng và phát triển (1956-2006), Thế giới, Hà Nội.

11. Khoa Lịch Sử (2006), Một chặng đường nghiên cứu Lịch Sử (2001- 2006), Thế giới, Hà Nội.


12. Vũ Dương Thuý Ngà (2005), Phân loại tài liệu, Văn hóa thông tin, Hà Nội.

13. Phan Huy Quế (1998), Biên soạn bài chú giải và bài tóm tắt tài liệu, Trung tâm Thông tin khoa học & công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

14. Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2007), Tự động hóa trong hoạt động thông tin- thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

15. Vũ Văn Sơn (2000), Giáo trình biên mục mô tả, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

16. Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học : giáo trình dành cho sinh viên ngành thông tin - thư viện và quản trị thông tin /. - In lần thứ 2, có sửa chữa và bổ sung, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Bùi Loan Thùy (2001), Thông tin học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Ngô Đăng Tri (2001), Khoa Lịch sử 45 năm xây dựng và phát triển : 1956-2001, Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

19. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Trung tâm Thông tin khoa học & công nghệ Quốc gia, Hà Nội.


20. Phan Văn (1983), Thư viện học đại cương, Đại Học Tổng Hợp, Hà Nội.


21. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Văn hóa thông tin, Hà Nội.


22. http://ussh.edu.vn/faculty-history/1738


PHỤ LỤC

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2022