Tác Động Của Cơ Cấu Nguồn Vốn Đến Rủi Ro Tài Chính Của Doanh Nghiệp

Tuy nhiên, khi DN càng tăng nợ vay trong CCNV cũng sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn riêng biệt, từ đó làm tăng WACC. Điều này có thể được giải thích như sau:

Đối với chủ nợ khả năng nhận được phần thu nhập giảm do nguy cơ mất khả năng thanh toán lãi vay của DN tăng. Đối với CSH, sự gia tăng về mức biến động cổ tức cũng tăng lên do phải trả mức tiền lãi cố định cao hơn. Nếu DN có một năm làm ăn khó khăn, việc tăng lãi vay ảnh hưởng đến khả năng trả cổ tức cho CSH. Do đó, chủ nợ và CSH đều đòi hỏi mức sinh lời cao hơn. Xét từ góc độ DN khi tăng nợ vay, gánh nặng lãi vay làm tăng khả năng vỡ nợ, nguy cơ DN bị phá sản cao hơn. Khi đó, nếu chủ nợ và CSH xem xét đén khả năng bị phá sản, họ sẽ cần sự bù đắp cho phần rủi ro tăng thêm đó. Bên cạnh đó, khi DN tăng nợ vay, chi phí lãi vay cao trong khi kết quả kinh doanh thấp có thể làm triệt tiêu hết phần lợi thuế từ lãi vay do thu nhập chịu thuế âm. Tại điểm thu nhập chịu thuế bằng 0, một sự trả lãi tăng thêm sẽ không nhận thêm được sự giảm bớt thuế. Đây là điểm DN bắt đầu bị kiệt quệ thuế, chi phí sử dụng nợ vay sau thuế tăng lên bằng chi phí sử dụng nợ vay trước thuế.

Tóm lại, khi xác định CCNV để WACC thấp nhất, nhà quản trị cần phải lưu ý những vấn đề sau:

- Tăng thêm nợ vay sẽ thay thế nguồn VCSH có chi phí sử dụng vốn cao hơn bằng nguồn vốn vay có chi phí sử dụng vốn thấp hơn. Điều này tác động làm giảm WACC của DN.

- Tăng thêm nợ vay sẽ làm tăng rủi ro cho CSH và chủ nợ, tăng rủi ro tài chính cho DN. Điều này tác động làm tăng WACC của DN.

- Vậy sự giảm bớt WACC do thay thế nguồn vốn có chi phí thấp hơn hay sự gia tăng WACC do rủi ro tài chính có hiệu ứng tốt hơn?

Kết quả quan trọng khi nghiên cứu vấn đề này được thể hiện ở 2 điểm sau:

Một, về mặt khái niệm chi phí sử dụng vốn và WACC: Phân tích trên cho thấy, có thể tiếp cận thuật ngữ chi phí sử dụng vốn từ 2 góc độ: góc độ người cung vốn (bán vốn) và góc độ của người cầu vốn (mua vốn). Theo đó, chi phí sử dụng vốn là số tiền người bán đòi hỏi hoặc số tiền người mua phải trả cho việc sử dụng một số vốn trong khoảng thời gian nhất định. Với người bán vốn, chi phí sử dụng vốn chính là tỷ suất sinh lời đòi hỏi cho việc sử dụng số vốn. Với người mua vốn, chi phí sử dụng vốn chính là mức lãi suất phải trả để được sử dụng số vốn.

WACC là chi phí sử dụng vốn trung bình của các nguồn vốn riêng biệt DN huy động cho HĐKD. WACC thể hiện một chi phí cơ hội mà nhà đầu tư (chủ nợ và cổ đông) đòi hỏi cho việc DN sử dụng số vốn của họ vào HĐKD nhất định thay vì đem đầu tư nơi khác có cùng mức độ rủi ro.

WACC được xác định theo công thức tổng quát sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

WACC =

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam - 8

Trong đó:

- ri là chi phí sử dụng vốn của nguồn vốn i;

- wi là tỷ trọng vốn của nguồn vốn i trong tổng nguồn vốn của DN;

- i là nguồn tài trợ tính theo thứ tự (i= ).

Hai, về sự tác động của CCNV đến WACC: Phương trình chỉ ra có 2 yếu tố tác động đến WACC: CCNV (wi) và chi phí sử dụng vốn của từng nguồn riêng biệt (ri). Trong đó, CCNV vừa tác động trực tiếp đến WACC. Đồng thời, CCNV cũng tác động đến chi phí sử dụng vốn từng nguồn, qua đó gián tiếp tác động đến WACC. Cơ chế tác động của CCNV đến WACC vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa cùng chiều vừa ngược chiều nên việc lượng hoá được mức độ tác động là hết sức khó khăn. Song, vấn đề cần lưu ý ở đây đó là quan điểm của nhà quản trị về CCNV tối ưu của DN. Nếu nhà quản trị cho rằng DN không tồn tại một CCNV tối ưu thì việc nghiên cứu tác động của CCNV đến WACC ít có ý nghĩa. Khi đó CCNV chỉ là kết quả của việc lựa DN lựa chọn các nguồn vốn. Căn cứ nhà quản trị lựa chọn nguồn vốn huy động đó là giảm tính bất cân xứng thông tin, giảm chi phí đại diện, giảm chi phí sử dụng vốn từ đó tăng giá trị DN hay giá cổ phiếu trên thị trường. Ngược lại, nếu nhà quản trị tin tưởng DN có tồn tại một CCNV tối ưu thì việc nghiên cứu, lượng hoá tác động của CCNV đến WACC là hết sức quan trọng. Một mặt, điều này giúp DN có căn cứ xây dựng CCNV tối ưu sao cho tối thiểu hoá WACC để tối đa hoá giá trị DN. Mặt khác, khi xác định được CCNV tối ưu thì đó sẽ là kim chỉ nam để DN huy động vốn, ước định WACC làm căn cứ lựa chọn dự án đầu tư, xác định hiệu quả kinh doanh và định giá DN. Trong trường hợp này, để đảm bảo tính nhất quán khi xác định cũng như sử dụng WACC cần lưu ý các tiêu chuẩn sau:

- Sự nhất quán giữa WACC và dòng tiền. Tiêu chuẩn này đòi hỏi WACC phải thể hiện chi phí cơ hội của tất cả các nhà đầu tư nói chung bao gồm: chủ nợ, CSH, và nhà đầu tư khác vì dòng tiền thuộc về tất cả các nhà đầu tư- những người kỳ vọng phần bù rủi ro tương ứng họ gặp phải.

- Chi phí sử dụng vốn của từng nguồn (ri) phải được đưa về sau thuế. Tiêu chuẩn này đảm bảo sự nhất quán giữa các nguồn vốn riêng biệt bởi chi phí sử dụng vốn chủ được tính sau thuế và dòng tiền cũng được tính sau thuế.

- Tỷ trọng của từng nguồn vốn (wi) cần được xác định theo giá trị thị trường hơn là sử dụng giá trị sổ sách. Tiêu chuẩn này đảm bảo tính nhất quán khi ước định chi phí sử dụng vốn từng nguồn riêng biệt để huy động vốn. Tuy nhiên, để đơn giản hoá có thể sử dụng CCNV theo giá trị sổ sách khi giá trị sổ sách gần đúng với giá trị thị trường.

- Chi phí sử dụng vốn từng nguồn phải dựa trên lạm phát kỳ vọng (tính đến yếu tố lạm phát) bởi dòng tiền được ước định đã tính đến ảnh hưởng của lạm phát.

- Tất cả lợi ích hoặc chi phí tài chính liên quan như tấm chắn thuế, … không được đưa vào dòng tiền mà phải đưa vào chi phí sử dụng từng nguồn hoặc xác định bằng giá trị hiện tại điều chỉnh. Tuy nhiên, trong trường hợp ngoại lệ khi DN có CCNV biến động quá mạnh có thể tác động lớn đến WACC, DN có thể cân nhắc về tiêu chuẩn này.

- Phải có sự phù hợp giữa thời gian huy động vốn với sử dụng vốn.

Như vậy, CCNV vừa là kết quả của việc DN lựa chọn các nguồn vốn, đồng thời CCNV cũng có thể là căn cứ để nhà quản trị lựa chọn các nguồn vốn huy động. CCNV được xem là tối ưu khi tại đó WACC là thấp nhất hoặc giá trị DN là cao nhất. CCNV được xem là hợp lý khi không tác động làm giảm giá trị DN, làm giảm giá cổ phiếu của DN trên thị trường.

1.2.5.2. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp

Các nghiên cứu đã chỉ ra, CCNV liên quan chặt chẽ đến rủi ro cho cả chủ nợ và CSH. Giả sử không tính đến lợi ích cá nhân, nhà quản lý nghiên cứu CCNV quan tâm đến rủi ro cho CSH hơn là rủi ro cho chủ nợ. Nói chính xác hơn, nhà quản lý quan tâm tác động của CCNV đến rủi ro tài chính của DN. Rủi ro tài chính là sự dao động hay biến thiên của ROE (hoặc EPS) làm tăng thêm nguy cơ mất khả năng thanh toán khi DN sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợ khác có chi phí tài chính cố định (Bùi Văn Vần & Vũ Văn Ninh, 2015).

CCNV tác động đến khả năng thanh toán của DN được thể hiện qua các điểm sau đây: (1) Khi DN sử dụng càng nhiều nợ vay thì chi phí lãi vay càng lớn. Gắnh nặng lãi vay làm tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán lãi vay cho DN; (2) Khi DN sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn làm mất cân đối về thời gian trong việc huy động và sử dụng vốn. CCNV không tương ứng với cơ cấu tài sản dẫn đến lệch pha về dòng tiền thu chi tác động làm tăng rủi ro thanh toán cho DN. Rủi ro thanh toán cao hơn trong trường hợp DN có cơ cấu tài sản thiên về tài sản dài hạn. (3) Khi DN sử dụng càng nhiều nợ ngắn hạn thì áp lực thanh toán trong ngắn hạn tăng lên. Nguy cơ mất khả năng thanh toán sẽ được giảm nhẹ nếu DN có kết quả kinh doanh tốt, có lợi nhuận cao, khả năng tạo tiền tốt có thể sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn trong CCNV.

CCNV tác động khuếch đại sự biến thiên của ROE (hoặc EPS). DN sử dụng càng nhiều nợ vay, lãi vay là một khoản chi phí tài chính cố định có nghĩa DN đã dùng đòn bẩy tài chính. Điều này tác động làm tăng rủi ro tài chính. DN sử dụng đòn bẩy tài chính càng cao rủi ro tài chính càng lớn. ROE (hoặc EPS) càng nhạy cảm trước sự thay đổi của EBIT. Chỉ tiêu mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) thường được sử dụng để lượng hoá sự tác động này.

DFL được xác định theo công thức sau:

DFL =( )

( )

=

Trong đó: Q là sản lượng; P là giá bán đơn vị sản phẩm; v là chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm; F là chi phí cố định kinh doanh; I là chi phí lãi vay.

DFL cho biết khi EBIT của DN thay đổi 1% thì ROE (hoặc EPS) thay đổi DFL %. Các DN khác nhau có DFL khác nhau và cùng một DN ở các mức EBIT khác nhau DFL cũng có thể khác nhau.

Như vậy, có thể thấy CCNV thiên về nợ vay trước hết làm tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán lãi vay, từ đó tác động làm tăng rủi ro cho chủ nợ. Đồng thời, CCNV thiên về nợ vay cũng khuyếch đại làm tăng rủi ro cho CSH. Do đó, nếu DN càng tăng nợ vay sẽ tác động làm tăng rủi ro tài chính cho DN. Khi đó chi phí phá sản kỳ vọng của DN cũng tăng lên.

1.2.5.3. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Tổng quan nghiên cứu đã làm rõ sự tác động của CCNV đến ROE là không có sự thống nhất cả về mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm. Cùng một DN, tại các ngưỡng nợ vay khác nhau cũng có thể có tác động khác nhau đến ROE. Kết luận một cách chung nhất, DN sử dụng nợ, một mặt bù đắp sự thiếu hụt vốn trong HĐKD, mặt khác hy vọng gia tăng được tỷ suất lợi nhuận VCSH. Tuy nhiên việc sử dụng nợ vay không phải lúc nào cũng đưa lại kết quả tích cực cho CSH DN. Tác động của CCNV đến tỷ suất lợi nhuận VCSH được minh hoạ qua công thức sau:

ROE = [BEP +D/E (BEP – rd)] (1-t)

Trong đó: ROE là tỷ suất lợi nhuận VCSH; BEP là tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản; D/E là hệ số nợ trên VCSH; rd là lãi suất vay vốn và t là thuế suất thuế TNDN.

Qua công thức trên cho thấy (1 - t) là một hằng số dương. Do vậy, tỷ suất lợi nhuận VCSH phụ thuộc vào BEP, D/E và rd. Có 3 trường hợp có thể xảy ra như sau:

- Nếu BEP > rd thì DN càng sử dụng nhiều nợ càng gia tăng được ROE. Trong trường hợp này đòn bẩy tài chính khuyếch đại tăng ROE đồng thời cũng ẩn chứa rủi ro tài chính lớn đối với DN.

- Nếu BEP < rd thì DN càng sử dụng nhiều nợ càng làm giảm ROE. Trong trường hợp này đòn bẩy tài chính khuyếch đại giảm ROE đồng thời cũng vẫn ẩn chứa rủi ro tài chính lớn đối với DN.

- Nếu BEP = rd thì DN sử dụng nhiều nợ hay ít nợ đều có ROE bằng nhau. Nói cách khác CCNV không ảnh hưởng đến ROE của DN, đồng thời ứng với các CCNV khác nhau DN cũng sẽ có rủi ro khác nhau.

Như vậy, nhà quản trị có thể lựa chọn hệ số nợ để gia tăng lợi ích cho CSH theo 2 cách: (1) chiếm đoạt một phần lợi ích của chủ nợ khi BEP > rd; (2) chiếm đoạt một phần thuế của Nhà nước nhờ tấm chắn thuế của nợ vay. CCNV được xem là phù hợp khi tác động tích cực làm tăng được lợi ích cho CSH. CCNV được xem là tối ưu khi tối đa hoá được lợi ích cho CSH.

1.3. Hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu của doanh nghiệp

1.3.1. Khái niệm cơ cấu nguồn vốn mục tiêu

Việc hoạch định cơ cấu nguồn vốn dựa trên nền tảng nguyên lý đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận: Sử dụng nhiều nợ hơn làm gia tăng rủi ro của DN trong việc tìm kiếm lợi nhuận, nhưng với hệ số nợ cao nói chung sẽ đưa đến tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao. Rủi ro gia tăng có khuynh hướng làm giảm giá trị DN, trong khi đó tỷ suất sinh lời cao có khuynh hướng làm gia tăng giá trị DN. Theo tác giả Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh (2015), “CCNV tối ưu là CCNV làm cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời dành cho CSH, qua đó tối đa hoá được giá trị công ty hay giá cổ phiếu công ty trên thị trường”. CCNV tối ưu được thể hiện bằng một hệ số nợ cụ thể của doanh nghiệp nên rất khó để xác định một con số chính xác. Trên thực tế có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng và làm thay đổi hệ số nợ của doanh nghiệp. Do đó, CCNV tối ưu không phải là một hằng số bất biến mà nó cần được xác định đặt trong điều kiện kinh doanh và từng giai đoạn phát triển cụ thể của doanh nghiệp. CCNV mục tiêu hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là CCNV tối ưu phù hợp với mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ của doanh nghiệp. Do đó, CCNV mục tiêu có thể hiểu theo nghĩa hẹp là một hệ số nợ mục tiêu mà DN kỳ vọng đạt được trong một giai đoạn nhất định. Thực tế nếu đạt được hệ số nợ mục tiêu đó doanh nghiệp có thể gia tăng giá trị doanh nghiệp, giảm chi phí sử dụng vốn và phù hợp mục tiêu hoạt động cụ thể trong từng giai đoạn phát triển. CCNV mục tiêu cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn khi nó thể hiện một khoảng dao động tối ưu cho hệ số nợ. DN duy trì được hệ số nợ trong khoảng giới hạn đó có nghĩa đạt mục tiêu đề ra khi hoạch định CCNV mục tiêu.

1.3.2. Tầm quan trọng của việc hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu

Một số DN không xây dựng các phương án huy động và tổ chức nguồn vốn trong dài hạn mà xem chính sách huy động vốn là quyết định chủ quan của nhà quản trị tài chính. Những doanh nghiệp này sẽ phải đối mặt với những thách thức đáng kể khi phát sinh nhu cầu đầu tư dài hạn hoặc gặp phải những cú sốc vĩ mô. Hoạch định CCNV không chỉ giúp DN chủ động trong huy động, tổ chức và sử dụng vốn, mà còn giúp DN lựa chọn CCNV mục tiêu mang lại lợi ích cao nhất cho DN, chủ sở hữu, củng cố vị thế của DN trên thị trường vốn, nâng cao uy tín tài chính cho DN.

Xét về mặt lý thuyết, nhà quản trị tài chính nên xác định CCNV tối ưu cho DN. Trong thực tiễn, việc xác định một CCNV tối ưu là vô cùng khó khăn, đặc biệt là việc nhà quản trị tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc về mặt lý thuyết. Những DN thuộc các ngành khác nhau sẽ có sự khác biệt đáng kể về CCNV. CCNV cũng chịu tác động của rất nhiều nhân tố, bao gồm cả sự điều chỉnh mang tính chất cá nhân của nhà quản trị. Những nhân tố này mang tính chủ quan, phức tạp, định tính, và không phải lúc nào cũng tuân thủ theo lý thuyết bởi thị trường vốn là không hoàn hảo và các quyết định được đưa ra dưới

điều kiện hiểu biết không hoàn hảo và rủi ro. Hội đồng quản trị hoặc giám đốc tài chính nên xây dựng một CCNV mục tiêu phù hợp trong từng giai đoạn của vòng đời doanh nghiệp nhằm duy trì sự phát triển bền vững cho DN cũng như mang lại lợi ích tối đa cho các chủ sở hữu.

1.3.3. Các nguyên tắc cơ bản hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu

Việc hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu của doanh nghiệp về bản chất là việc đưa ra một cơ cấu nguồn vốn làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp nhằm tối đa hoá lợi ích cho các CSH. Khi hoạch định CCNV mục tiêu, nhà quản trị cần xét đến những nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc đảm bảo tính tương thích

Do thời gian đáo hạn của các nguồn tài trợ là khác nhau trong khi đó thời gian tạo ra các dòng tiền của các loại tài sản cũng không giống nhau. Để đảm bảo khả năng thanh khoản và giảm thiểu rủi ro tài chính, việc hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu cần có sự tương thích giữa thời gian được chuyển quyển sử dụng với chu kỳ sinh lời của tài sản đầu tư. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là các nguồn tài trợ vốn cho doanh nghiệp phải có thời gian hoàn vốn phù hợp với chu kỳ sinh lời của những tài sản đầu tư.

- Nguyên tắc cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro

Do tác động hai mặt của các loại đòn bẩy đến hoạt động của doanh nghiệp: vừa có thể giúp doanh nghiệp có các bước nhảy vọt nhưng cũng có thể đưa doanh nghiệp mau chóng đến bờ vực phá sản. Vì vậy, trong trường hợp này thì phải xem xét mức độ chấp nhận mạo hiểm và chấp nhận đánh đổi của nhà quản lý doanh nghiệp như thế nào để đưa ra cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.

- Nguyên tắc đảm bảo quyền kiểm soát doanh nghiệp

Xuất phát từ việc chủ sở hữu hiện hành luôn có mục tiêu nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp không muốn chia sẻ và lệ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, nên doanh nghiệp thường có xu hướng sử dụng VCSH để tài trợ trước, sau đó mới sử dụng đến các nguồn khác. Tuy vậy, việc sử dụng nguồn tài trợ cần xem xét đến việc chấp nhận đánh đổi về sự an toàn tài chính trong doanh nghiệp; trong một số trường hợp nhất định, các chủ sở hữu phải chấp nhận chia sẻ quyền kiểm soát, để có thể nâng được tỷ lệ nợ vay trong cơ cấu nguồn vốn.

- Nguyên tắc tài trợ linh hoạt

Dựa theo sự nhận định tình hình của người quản lý doanh nghiệp có thể điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp theo từng thời kỳ kinh doanh. Ví dụ: Các công ty sản xuất mặt hàng tiêu dùng, hoạt động sử dụng vốn trong năm sẽ được ổn định nhưng đến các dịp gần Tết Nguyên đán, theo tập quán của dân tộc thì vào thời điểm này công ty sẽ đầu tư

nhiều vốn hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhưng thời gian này thường ngắn và trong năm cũng không liên tục, nên trong thời gian này các doanh nghiệp lại tăng sử dụng nợ vay ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động của mình.

- Nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn

Chi phí sử dụng vốn phản ánh mức giá cả của quyền sử dụng vốn trên thị trường, cho nên khi hoạch định cơ cấu nguồn vốn cho doanh nghiệp phải đảm bảo tối thiểu hóa các khoản chi phí, nhằm tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu. Việc xem xét về chi phí sử dụng vốn này bị ảnh hưởng lớn về trình độ của nhà quản lý doanh nghiệp do khả năng dự báo tình hình biến động của thị trường vốn, từ đó đưa ra một cơ cấu nguồn vốn hợp lý.

1.3.4. Trình tự và phương pháp hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu cho doanh nghiệp

Hoạch định chính sách tài trợ vốn là một trong ba trụ cột của hoạch định chiến lược tài chính. Trong đó nội dung quan trọng nhất là xây dựng CCNV mục tiêu làm kim chỉ nam cho việc thực hiện, tổ chức các quyết định tài trợ. Tiếp cận ở phạm vi hoạch định chiến lược nói chung, quy trình hoạch định và thực thi CCNV mục tiêu được tiến hành qua bốn bước như sau.

Sơ đồ 1.6. Quy trình hoạch định CCNV mục tiêu từ góc độ chiến lược


Bước 1:Thực hiện dự báo tài chính để xác định thặng dư/thâm hụt tài

chính

-Xem xét những nhân tố tác động đến dòng tiền gồm biến động CF trong tương lai và rủi ro theo nguyên tắc dự báo và phân tích độc lập; dưới sự kiểm soát của HĐQT

Bước 2:Xác định hệ số nợ tối ưu và lựa chọn cách thức huy

động nợ

-Thiết lập mức xếp hạng tín dụng mục tiêu. Áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định hệ số nợ

Bước 3:Phân tích kiểm tra CNNV trong các tình huống

khác nhau

-Phát triển thử nghiệm CCNV mục tiêu. Xây dựng mức giới hạn cho hệ số nợ tín nhiệm thông qua phân tích tình huống

Bước 4:Điều chỉnh CCNV

Thực hiện điều chỉnh CCNV

tạm thời và trong dài hạn

(Nguồn:McKinsey & Company, T.Koller, M.Goedhart and D.Wessels, Valuation: Measuring and Managing the Value of Companies (2005))

1.3.4.1. Thực hiện dự báo tài chính để ước tính thặng dư/thâm hụt tài chính

Bước này sẽ thực hiện dự báo các dòng tiền trong tương lai dựa trên kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính từ cơ cấu nguồn vốn hiện tại nhằm ước tính thâm hụt hoặc thặng dư tài chính.

DN sẽ phát triển một mô hình phân tích dòng tiền điều chỉnh theo rủi ro thông qua việc dự báo bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, từ đó để tạo ra các mô hình dòng tiền linh hoạt điều chỉnh theo rủi ro của doanh nghiệp. Mô hình sẽ giúp ước lượng dòng tiền mặt tự do của doanh nghiệp (FCFF), kiểm tra khả năng đáp ứng của FCFF trong việc đáp ứng chi trả các khoản nợ hiện có, mức cổ tức kỳ vọng và nợ tăng thêm từ việc thiếu hụt nguồn tiền nội sinh cũng như duy trì mục tiêu về khả năng thanh toán lãi vay trong biên độ nhất định. Mô hình sẽ giúp giám đốc tài chính kiểm tra các phương án tài trợ khác nhau (bằng nợ vay và vốn cổ phần) của công ty, các phương án thanh toán cổ tức khác nhau, có sự xem xét đến mục tiêu về biên độ dao động của cơ cấu vốn hoặc tỷ số khả năng thanh toán lãi vay.

Để thực hiện bước này, DN phải thực hiện những công việc sau:

- Xác định khoảng thời gian thực hiện dự báo tài chính và dự báo dòng tiền: Sự lựa chọn cơ cấu vốn phù hợp phụ thuộc chủ yếu vào sự hợp lý của những ước tính dự báo tài chính. Vì vậy, các DN cần thực hiện chuẩn bị các kế hoạch kinh doanh, các ước tính về nhu cầu đầu tư, báo cáo kết quả kinh doanh, tình hình tài chính và dòng tiền trong thời gian 3 – 10 năm tới.

- Xây dựng chiến lược tăng trưởng hợp lý: Xác định một tập hợp các dự án cụ thể và tiến độ triển khai là cơ sở tiên quyết cho việc hoạch định nhu cầu đầu tư hàng năm của doanh nghiệp. Việc lựa chọn dự án nào sẽ được triển khai, trình tự thực hiện và quy mô vốn thực hiện hàng năm cần được hoạch định cẩn trọng, tập trung vào những lĩnh vực DN có lợi thế cạnh tranh và đảm bảo nguyên tắc gối đầu, tránh đầu tư dàn trải. Việc lựa chọn cụ thể dự án tiềm năng nào trong tương lai và tiến độ hoàn thành dự án cũng là cơ sở để ước lượng dòng tiền thu và chi từ hoạt động kinh doanh hàng năm.

- Ảnh hưởng của kế hoạch tái cấu trúc hoặc thanh lý tài sản đến dòng tiền (nếu có): Nếu một DN đang gặp phải khó khăn về tài chính và phải thực hiện các kế hoạch tái cấu trúc, ví dụ như thanh lý các dự án đầu tư, DN cần lượng hoá ảnh hưởng của kế hoạch này đến dòng tiền.

- Xây dựng chiến lược dài hạn về cổ tức.

- Nhận diện những biến số then chốt quyết định đến mức thâm hụt hay thặng dư tài chính và thực hiện phân tích các rủi ro then chốt bao gồm rủi ro nguyên vật liệu đầu vào, rủi ro luật pháp, rủi ro doanh thu, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá hối đoái.

- Dự phòng cho tính linh hoạt tài chính: Việc xác định cơ cấu nguồn vốn phù hợp phải xem xét đến nhu cầu cho tính linh hoạt tài chính của DN. Mức độ linh hoạt tài chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023