Tổng Quan Về Sản Phẩm Dịch Vụ Phi Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại.


5.2. Phương pháp nghiên cứu chính:

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học: Sử dụng thông qua các công cụ thống kê, tổng hợp kết hợp sơ đồ bảng biểu, so sánh và phân tích.

Bên cạnh đó, đề tài sử dụng phương pháp điều tra khảo sát: Mô hình nghiên cứu sử dụng trong đề tài là mô hình SERVQUAL của Parasuraman để làm thước đo chất lượng dịch vụ và các câu trả lời khảo sát dựa trên thang đo Likert 5 điểm để tìm ra mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ phi tín dụng của BIDV Tiền Giang. Từ đó có cái nhìn tổng quát để đánh giá và đưa ra các giải pháp để phát triển dịch vụ phi tín dụng tại BIDV Tiền Giang trong thời gian tới.

6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

Thời gian gần đây, hoạt động dịch vụ phi tín dụng ngày càng được các ngân hàng chú trọng phát triển tuy nhiên những dịch vụ còn nhiều hạn chế. Do đó, vấn đề phát triển dịch vụ phi tín dụng đang là vấn đề mang tính chiến lược đối với hoạt động của các ngân hàng. Hiện nay, phát triển dịch vụ phi tín dụng đã được một số nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm. Song bên cạnh đó, tại Việt Nam hoạt động phi tín dụng chỉ bước đầu được các ngân hàng quan tâm nên đề tài nghiên cứu về lĩnh vực còn hạn chế. Theo thống kê của tác giả, hiện chưa có luận văn nào nghiên cứu về dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã chú trọng kế thừa và chọn lọc những ý tưởng liên quan đến đề tài nhằm phục vụ cho việc phân tích làm rò những vấn đề lý luận cơ bản và giúp cho tác giả trong quá trình đề xuất những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang trong thời gian tới. Một số công trình nghiên cứu mà tác giả kế thừa gồm:

“Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tác giả Phạm Anh Thủy (2013), Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM.


“Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng”, Tác giả Lê Nguyễn Anh Đào (2013), Trường Đại học Đà Nẵng.

“Vai trò phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Đào Lê Kiều Oanh và Phạm Anh Thuỷ (2012), bài nghiên cứu trao đổi đăng tải trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 6 (29) - tháng 9-10/2012

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

“Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long”, tác giả Phạm Thị Anh Hoà (2010), Học viện Ngân hàng.

“Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Sở giao dịch 1 BIDV”, tác giả Lê Thị Tuyết Nga (2009), Đại học Quốc gia Hà Nội.

Dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang - 3

“Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam”, tác giả Phan Thị Linh (2015), Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

“Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang”, tác giả Nguyễn Minh Luân (2012), Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

Cho đến nay, các đề tài nghiên cứu về lĩnh vục phi tín dụng đứng ở nhiều khía cạnh, góc độ, thời gian khác nhau. Do đó, đề tài không bị trùng lắp với các nghiên cứu trước.

7. Những đóng góp mới của luận văn


Trên cơ sở kế thừa nền tảng lý luận và thực tiễn của nhiều nghiên cứu trước, luận văn có những điểm mới khác biệt so với những nghiên cứu trước đây, cụ thể như sau:

- Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng về mặt lượng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2011-2015.

- Tác giả đã thực hiện khảo sát ý kiến khách hàng giao dịch tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tiền Giang và xử lý số


liệu để biết được mức độ hài lòng của khách hàng về mặt chất lượng mà Chi nhánh đang cung cấp dịch vụ phi tín dụng, đồng thời, tác giả đã thống kê một số ý kiến phản hồi từ việc cung cấp dịch vụ phi tín dụng của Chi nhánh. Từ đó, tìm ra những mặt mạnh để duy trì và phát huy hơn nữa, cũng như tìm ra những mặt hạn chế cần khắc phục tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới.

- Từ thực trạng hiện tại của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tiền Giang, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhằm giúp Chi nhánh phát triển dịch vụ phi tín dụng về cả mặt lượng và chất trong thời gian tới.

- Ngoài ra, luận văn góp phần vào hoạt động ngân hàng tại tỉnh Tiền Giang về lĩnh vực hoạt động phi tín dụng, cũng như là tiền đề cho các luận văn khác về dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang.

8. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương và các phụ lục. Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang.

Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang.



CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1. Tổng quan về sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại.

1.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng [3]

Dịch vụ là lĩnh vực rất rộng nó được định nghĩa theo nhiều khía cạnh khác nhau nhưng cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa nào thống nhất. Trong Kinh tế học, dịch vụ là những thứ tương tự như hàng hoá nhưng là phi vật chất, có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Theo Philip Kotler định nghĩa, “dịch vụ là mọi hành động, kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất”.

Về dịch vụ ngân hàng (DVNH), theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã phân loại dịch vụ thành 12 ngành và DVNH đặt trong nội hàm của dịch vụ tài chính được xếp vào phân ngành thứ 7 trong 12 phân ngành. Cụ thể: 1. Dịch vụ kinh doanh, 2. Dịch vụ liên lạc, 3. Dịch vụ xây dựng và thi công, 4. Dịch vụ phân phối,

5. Dịch vụ giáo dục, 6. Dịch vụ môi trường, 7. Dịch vụ tài chính, 8. Dịch vụ xã hội và liên quan đến y tế, 9. Dịch vụ du lịch và liên quan đến lữ hành, 10. Dịch vụ giải trí, văn hoá, thể thao, 11. Dịch vụ vận tải, 12. Các dịch vụ khác chưa được thống kê ở trên. Vậy DVNH là sản phẩm vô hình, là bộ phận của dịch vụ tài chính thuộc lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, cung cấp các nghiệp vụ ngân hàng theo nhu cầu tiện ích cho khách hàng như nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán, các dịch vụ về ngoại hối, bảo lãnh, tư vấn...

1.1.2. Phân loại dịch vụ ngân hàng theo tính chất nguồn thu:


Căn cứ vào khoản thu nhập của ngân hàng bao gồm thu nhập từ hoạt động tín dụng và thu nhập từ các hoạt động khác ngoài tín dụng. Ta có thể chia DVNH thành 2 hình thức: Dịch vụ tín dụng và dịch vụ phi tín dụng.


1.1.2.1. Dịch vụ tín dụng [5]:


Quan hệ tín dụng thể hiện sự vay mượn, là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị tài sản của người khác sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở tín nhiệm người sử dụng tài sản hiệu quả để có khả năng hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu (bao gồm: tiền gốc và lãi). Cụ thể, trong nền kinh tế, có người tạm thời thừa vốn (có nhu cầu cho vay) và cũng có người tạm thời thiếu vốn (có nhu cầu vay), điều này làm phát sinh quan hệ tín dụng trực tiếp. Tuy nhiên do quan hệ tín dụng trực tiếp có nhiều hạn chế về mặt không gian, thời gian, khối lượng, loại tiền, lãi suất, độ tin cậy lẫn nhau nên không thể phát triển được. Từ đó, các tổ chức tín dụng mà trong đó chủ yếu là các NHTM thực hiện chức năng trung gian, đứng vai trò là người thứ ba chắp nối nhu cầu vay và cho vay trong nền kinh tế, thông qua việc đứng ra huy động toàn bộ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và cấp tín dụng cho người có nhu cầu cần vốn tạm thời. Như vậy, với chức năng này, ngân hàng giữ vai trò là người đi vay và cũng giữ vai trò người cho vay, thực hiện luân chuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Đây là quan hệ tín dụng gián tiếp.

Vậy, dịch vụ tín dụng ngân hàng là DVNH cung cấp để đáp ứng nhu cầu tài chính, tiền tệ của khách hàng thông qua hoạt động cấp tín dụng dưới hình thức: Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác. Cụ thể:

- Cho vay: NHTM xem xét và cấp tín dụng theo yêu cầu khách hàng dựa trên tiêu chí xếp hạng tín dụng khách hàng. Căn cứ vào thời hạn, cho vay bao gồm 2 loại: Cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn.

- Chiết khấu: Ngân hàng thực hiện chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn cho các doanh nghiệp hoặc có thể thực hiện tái chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với ngân hàng khác. Đây là nghiệp vụ cho vay gián tiếp, ngân hàng sẽ cung ứng vốn cho một chủ thể và chủ thể khác thực hiện việc trả nợ.


- Bảo lãnh: Đây là hình thức tín dụng bằng chữ ký. Ngân hàng thực hiện việc lập một văn bản cam kết bảo lãnh với bên thụ hưởng bảo lãnh, nếu bên được bảo lãnh không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng (hợp đồng của bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng bảo lãnh) thì ngân hàng sẽ đứng ra thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Và đồng thời, người được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả lại cho ngân hàng theo thỏa thuận. Bên được bảo lãnh có thể là tổ chức hoặc cá nhân muốn ngân hàng bảo lãnh.

- Cho thuê tài chính: Đây là hình thức tín dụng trung dài hạn thông qua việc tài trợ vốn. Trong đó bên cho thuê dùng vốn của mình hoặc phát hành trái phiếu để mua tài sản theo yêu cầu của bên đi thuê và chuyển giao cho bên đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã thỏa thuận. Bên đi thuê phải có nghĩa vụ thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê theo định kỳ. Sau khi hết thời hạn hợp đồng, bên đi thuê được quyền mua, hoặc gia hạn hoặc trả lại tài sản cho bên cho thuê.

1.1.2.2. Dịch vụ phi tín dụng


Dịch vụ phi tín dụng (DVPTD) là bất kỳ sản phẩm dịch vụ nào cung cấp từ các tổ chức tài chính mà không phải dịch vụ tín dụng như: Dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ kinh doanh ngoại hối, dịch vụ khác: tài trợ thương mại, Western Union, hoa hồng bảo hiểm, dịch vụ tư vấn,...

- Dịch vụ thanh toán: Là dịch vụ mà ngân hàng cung ứng các phương thức thanh toán trong và ngoài nước.

+ Dịch vụ thanh toán trong nước: Thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán song phương, các dịch vụ thanh toán khác: dịch vụ trả lương tự động, dịch vụ trả gốc và lãi vay tự động, thanh toán hóa đơn, thanh toán vé máy bay, nạp tiền điện thoại,...

+ Dịch vụ thanh toán quốc tế như: thư tín dụng, thanh toán nhờ thu,...


- Dịch vụ ngân quỹ: Là những dịch vụ do NHTM cung cấp nhằm đáp ứng các nhu cầu về tiền tệ kho quỹ, thực hiện và kiểm soát thu chi dòng tiền an toàn hiệu quả. Thông qua dịch vụ này khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí, giảm rủi ro vận chuyển và kiểm đếm. Khi sử dụng dịch vụ khách hàng sẽ đóng một khoản phí từ đó ngân hàng tăng nguồn thu của mình. Các dịch vụ ngân quỹ phổ biến như: Thu hộ, chi hộ, thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, dịch vụ bảo quản tài sản quý, giấy tờ có giá, dịch vụ cho thuê két sắt,...

- Dịch vụ thẻ: Là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mà khi đó người sử dụng có thể rút tiền, chuyển khoản, vấn tin số dư,... tại máy rút tiền tự động (ATM) thông qua thẻ ngân hàng và có thể thanh toán tiền tại các điểm chấp nhận thẻ qua các máy chấp nhận thẻ (POS/EDC). Ngày nay, dịch vụ thẻ ngày càng được các ngân hàng tập trung phát triển góp phần công cuộc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt hiệu quả phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.

- Dịch vụ ngân hàng điện tử: Là DVNH hiện đại qua đó khách hàng có thể thực hiện giao dịch với ngân hàng mọi lúc mọi nơi. Dịch vụ mang nhiều tiện ích thay vì khách hàng phải tốn kém chi phí đến tận trụ sở, phòng giao dịch của ngân hàng trong giờ hành chính để giao dịch thì khách hàng chỉ cần có máy tính hay điện thoại thông minh kết nối internet là có thể thực hiện được hầu hết các DVNH một cách nhanh chóng thuận tiện và không bị hạn chế bởi khoảng cách địa lý. Đồng thời dịch vụ ngân hàng điện tử giúp ngân hàng giảm áp lực giao dịch với khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ tiêu biểu như: Dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking.

- Dịch vụ kinh doanh ngoại hối: Là dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngoại hối cho khách hàng, giúp ngân hàng tạo ra lợi nhuận và điều hòa cung cầu ngoại tệ trên thị trường, góp phần ổn định tỷ giá. Từ đó tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động khác của nền kinh tế. Các hình thức kinh doanh chủ yếu: giao dịch ngoại hối giao ngay, giao dịch ngoại hối kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn ngoại tệ, giao dịch ngoại hối tương lai.


- Dịch vụ bảo lãnh (thu phí từ dịch vụ): Thông qua dịch vụ cấp tín dụng bảo lãnh cho khách hàng thì ngân hàng sẽ thực hiện thu phí bảo lãnh và phần phí này được xem là thu nhập từ hoạt động phi tín dụng của ngân hàng.

- Dịch vụ khác: Các dịch vụ khác như tài trợ thương mại, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ môi giới tiền tệ, dịch vụ bảo quản vật có giá, dịch vụ kinh doanh chứng khoán, dịch vụ cho thuê và quản lý kho, dịch vụ chi trả kiều hối, dịch vụ tư vấn du học, ...

1.1.3. Cơ sở hình thành dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng thương mại:


Theo nguyên lý về sự phát triển của Mác - Lênin, các sự vật luôn luôn vận động và phát triển không ngừng theo hướng tiến bộ. Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới. Sự ra đời của dịch vụ phi tín dụng cũng thế, nó được hình thành trên sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của khoa học công nghệ ngân hàng và nhu cầu sử dụng DVNH của khách hàng. Ngoài ra, do hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vậy sự ra đời và phát triển của dịch vụ phi tín dụng là sớm muộn nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, tăng hiệu quả kinh doanh của NHTM.

1.1.4. Khái niệm dịch vụ phi tín dụng:


Từ điển thuật ngữ ngân hàng của Nhà xuất bản giáo dục Barron, xuất bản lần thứ 5 của Thomas P.Fitch (trích Phạm Anh Thủy 2013) định nghĩa về dịch vụ phi tín dụng: Dịch vụ phi tín dụng (non-credit banking services) là các dịch vụ ngân hàng dựa trên lệ phí không liên quan đến việc mở rộng tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho các ngân hàng đại lý hoặc khách hàng doanh nghiệp. Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng có thể là một nguồn thu đáng kể cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Theo Phạm Anh Thủy 2013, Dịch vụ phi tín dụng là các dịch vụ ngân hàng mang lại nguồn thu cho ngân hàng ngoài nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng, nguồn thu đó bao gồm các khoản thu từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ bảo lãnh, tài trợ thương mại, dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ủy thác, dịch vụ tư vấn,...

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí