Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên - 9


điều mà mọi địa phương, mọi quốc gia đang phát triển quan tâm, trong đó có tỉnh Thái Nguyên.

Chín là, vì FDI được hoạt động kinh doanh theo những ngành cụ thể trong xã hội, nên cùng với nó là các phương tiện vật chất, nhân lực và nhiều nguồn lực khác mà sự hoạt động của chúng đòi hỏi phải có sự đáp ứng về nguồn lực từ phía địa phương sở tại. FDI làm gia tăng các hoạt động mới trong kinh doanh ở địa phương tiếp nhận. Mối quan hệ này được bộc lộ ở những điểm sau:

- Cơ cấu FDI trong nội bộ các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế của địa phương sở tại. Như vậy, trong mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi thành phần kinh tế đó phải xét đến FDI chiếm tỷ trọng như thế nào và chúng có thể tác động đến các mặt trang bị công nghệ mới của ngành, vùng, thành phần ra sao, chiếm tỷ trọng nhập khẩu và xuất khẩu trong đó như thế nào.

- Cần phải xét đến tỷ trọng FDI trong mỗi ngành, mỗi thành phần, lĩnh vực và mỗi vùng kinh tế trong toàn bộ FDI như thế nào; trình độ, mức độ của mỗi nhóm ngành, vùng, thành phần trong mối tương quan với cơ cấu chung của nền kinh tế.

Tóm lại, có thể nhận thấy rằng khả năng tiếp nhận FDI của đối với tỉnh Thái Nguyên vẫn cao hơn là FDI hiện tại đang vào Việt Nam. Do vậy, tỉnh Thái Nguyên cần tạo ra những “điểm chờ” về CCKT để có thể tiếp nhận được FDI mà hiện nay trong nước không có, đặc biệt là những ngành công nghệ cao, công nghệ nguồn và các nghiệp vụ cao cấp trong các ngành dịch vụ. Điều đó là cần thiết cho CDCCKT và tạo nên được khả năng tiếp nhận được FDI vào những lĩnh vực mà hiện nay tỉnh Thái Nguyên chưa có.

Nghiên cứu tác động FDI tới CDCCKT trở nên cấp bách đối với tỉnh Thái Nguyên, đòi hỏi phải có những biện pháp quyết liệt để thu hút FDI (nhưng không thu hút bằng mọi giá) vào những ngành nghề mà xã hội còn thiếu và điều chỉnh để CDCCKT sang các lĩnh vực mới. Muốn vậy, phải thực hiện quy hoạch ngành, quy hoạch vùng kinh tế nhằm hạn chế những ngành nghề có sự phát triển không hiệu quả, phát triển những ngành nghề, những thành phần và những vùng kinh tế địa phương có lợi thế so sánh.


FDI làm cho nơi tiếp nhận tham gia mạnh mẽ hơn vào quá trình phân công lao động quốc tế, từ đó có những quan niệm mới về điểm mạnh, điểm yếu của mình theo mức độ phát triển và có đối sách mới phát triển các ngành kinh tế có liên quan để CDCCKT, đồng thời có những biện pháp hướng thu hút FDI vào những ngành nghề có lợi thế so sánh, có hàm lượng công nghệ cao, bảo vệ được môi trường. Điều này làm nổi bật vai trò của FDI. Đối tác nước ngoài có nhu cầu họ sẽ có những tính toán riêng. Địa phương tiếp nhận vốn FDI sẽ có lợi thế về địa điểm, có vai trò chủ động của địa phương trong sự hình thành các thị trường nội địa.

Bên cạnh tác động của FDI tới CDCCKT của địa phương thì bản thân CDCCKT cũng sẽ tác động tới thu hút FDI, điều đó được thể hiện như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

- Để có thể thu hút FDI một cách có hiệu quả cần phải thực hiện CDCCKT theo hướng đáp ứng được các yêu cầu của FDI. CDCCKT cần phải phát triển đồng bộ các ngành, các thành phần và các vùng kinh tế có lợi thế so sánh trong thu hút FDI, phát huy các ngành truyền thống đồng thời cũng phải tạo ra những ngành kinh tế mới phù hợp với xu thế phát triển, phù hợp với khả năng và thế mạnh của nhà đầu tư nước ngoài.

- CDCCKT nếu chú ý đến việc tạo ra môi trường thu hút FDI và chuyển giao công nghệ, đặc biệt nếu chú ý đến tính quy hoạch tổng thể kinh tế ngành hướng vào thu hút FDI thì sẽ có hiệu quả.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên - 9

- CDCCKT nếu đạt tới một cơ cấu hợp lý thì sẽ tạo động lực cho thu hút FDI và giải quyết kịp thời sự phát triển không cân đối các ngành, các vùng và các thành phần trong tổng thể nền kinh tế.

Hơn nữa, FDI với CDCCKT còn có thể xem xét dựa trên một số mô hình FDI với CDCCKT, đó là:

Các công cụ toán học là rất cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách thấy được sự cần thiết để làm những gì có thể đảm bảo CCKT sẽ được chuyển dịch hợp lí và lành mạnh khi thực hiện thu hút nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là FDI [16].

Vai trò của các mô hình kinh tế là để cho các nhà hoạch định chính sách của các tổ chức kinh tế lớn, của nhà nước và địa phương đánh giá được thực trạng cơ cấu kinh tế và khả năng của CCKT có hợp lí hay không trong từng giai đoạn nhất


định, đồng thời thấy được những vấn đề có liên quan để có thể có định hướng và các giải pháp giải quyết trong tương lai. Có khi những doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm cho các ngành khác mà trong nước sản xuất được, gây nên việc phá hoại nỗ lực phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nền kinh tế, có khi những điều kiện không được đáp ứng. Vấn đề không còn là của một nhánh riêng biệt mà cần phải có cái nhìn chung, để xác định được những xu hướng thu hút FDI và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của nước sở tại và địa phương tiếp nhận vốn FDI, phù hợp với sự phân công lao động quốc tế.

i) Mô hình cổ điển - FDI làm tăng sản lượng tiềm năng

FDI là hình thức làm tăng vốn dưới dạng tiền và tài sản cho nền kinh tế, do đó góp phần làm tăng sản lượng của nền kinh tế. Theo mô hình cổ điển, trong trường hợp lợi tức không đổi theo quy mô, yếu tố vốn nước ngoài tìm kiếm được sản phẩm biên nhưng cũng làm tăng thu nhập quốc gia của nước tiếp nhận, đó là thu nhập của các yếu tố sản xuất trong nước. Hình 1.1 trình bầy cách phân tích này đối với nền kinh tế của một khu vực. Trục hoành biểu diễn khối lượng vốn đầu tư (kí hiệu là K), trục tung biểu diễn tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư (R) với đường giá trị sản phẩm biên của vốn (VMPK) được vẽ tương ứng với một lượng nhất định các yếu tố sản xuất khác. Giả sử ban đầu lượng vốn trong nước là K0, do FDI vào nên làm cho lượng vốn tăng lê đên K1. Dòng vốn FDI di chuyển vào phân phối lại thu nhập giữa vốn trong nước và các yếu tố sản xuất khác (hình chữ nhật R1R0AB) và làm tăng thu nhập quốc gia – đó là giá trị thu nhập được tạo ra của tất cả các yếu tố sản xuất. Sự gia tăng GDP do luồng vốn FDI di chuyển vào được biểu diễn bằng phần diện tích hình thang ACK1K0 nằm dưới đường VMPK (∆GDP= ∑VMPKk từ K0 đến K1)

A

C

B

VMPK

R R0

R1


0 K0 K1

Hình 1.1: Mô hình cổ điển về điều chỉnh cơ cấu kinh tế [16]


Trong đó, hình chữ nhật BCK1K0 là giá trị dành cho các nhà đầu tư nước ngoài do bỏ vốn FDI (lượng vốn K1-K0 với tỷ suất sinh lời R1), tam giác ABC biểu thị phần gia tăng trong thu nhập quốc gia do gia tăng tỷ lệ vốn trên các yếu tố khác. Phần gia tăng thu nhập quốc gia phụ thuộc vào quy mô dòng vốn nhập khẩu và độ dốc của đường cầu phát sinh của vốn. Đường VMPK càng dốc thì thu nhập quốc gia tăng càng nhiều. Phân tích đơn giản trên có thể được mở rộng để lựa chọn điểm tối ưu trong thu hút FDI. Một quốc gia có đường cung về vốn hoàn toàn co dãn sẽ tiếp nhận vốn đến điểm mà ở đó VMPK bằng đúng chi phí về vốn của thế giới. Nhưng nếu đường cung dốc lên, chi phí vốn gia tăng đòi hỏi hạn chế dòng vốn vào thấp hơn mức cạnh tranh.

Mô hình trên thích hợp với việc phân tích chi phí và lợi ích của các dạng vốn nước ngoài nói cung ở các quốc gia đang phát triển. Nhưng lợi ích của FDI vượt xa tác động về phía cung như đã phân tích ở trên. Các khoản lợi ích của FDI đối với nước tiếp nhận phụ thuộc vào mức độ phù hợp và tác động lan truyền của nó; trong trường hợp này, dòng vốn vào không chỉ làm di chuyển từ A xuống B mà còn làm cho đường VMPK dịch chuyển ra phía ngoài.

Mô hình này cho thấy FDI theo cơ cấu kinh tế là đối tượng qua trọng phải xét đến trong việc phát triển kinh tế của một nước hoặc một địa phương.

ii) Mô hình tân cổ điển

Mục đích của mô hình này là tìm mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng thu hút các nguồn lực để phục vụ cho tốc độ tăng trưởng đó trong nền kinh tế quốc dân như thế nào. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng có thể dung nạp được các nguồn lực từ bên ngoài (trong đó có vốn FDI) như thế nào.

Ở các giai đoạn phát triển dài hạn, khi giá tương đối các yếu tố sản xuất thay đổi và có sự thay thế tương ứng giữa chúng, mô hình tăng trưởng tân cổ điển sẽ được sử dụng để phân tích. Hàm sản xuất thể hiện mối quan hệ phụ thuộc của sản lượng quốc gia (Y) vào vốn sẵn có (K), lao động (L) và trình độ kĩ thuật (A):

Y = f (A,K,L) (1.7)

Như vậy, tốc độ tăng trưởng (g) được biểu diễn theo hàm sau:

g =f (a, I/Y, gL) (1.8)

Trong đó:

a: là trình độ phát triển khoa học công nghệ


I/Y: Là tỷ lệ đầu tư trên GDP

gL: là tỷ lệ tăng lực lượng lao động

Trong phân tích so sánh về tốc độ tăng trưởng ở các nước đang phát triển có khuynh hướng thay a bằng tỷ lệ xuất khẩu trên tổng sản phẩm quốc gia (X/Y) hay tốc độ tăng của xuất khẩu (∆X/Y) với giả định thị trường xuất khẩu đòi hỏi hiệu quả cao hơn. Mặt khác, có thể thay thế tổng đầu tư (I) bằng tổng tiết kiệm trong nước

(S) và tiết kiệm từ nước ngoài (∑F) để chuyển từ đầu tư sang nguồn tài trợ cho nó:

g = f (X/Y, S/Y, ∑Fi/Y, gL) (1.9) Fi là các dòng vốn vào khác nhau như viện trợ phát triển chính thức (ODA),

FDI ...

Đây là hình thức cơ bản của phương trình được kiểm định. Do nội dung

chính của đề tài là tập trung vào tác động của FDI đến CDCCKT, nên có thể tách

∑F ra làm hai phần đó là FDI là F1 và các khoản đầu tư gián tiếp khác là F2. Như vậy, ∑F = F1+ F2.

iii) Mô hình cơ bản về các hạn chế tăng trưởng ở các nước đang phát triển

Nhiều lí thuyết nghiên cứu về chiến lược phát triển tập trung vào những khó khăn của các quốc gia nghèo trong quá trình thúc đẩy và duy trì tốc độ tăng trưởng. Một quốc gia kém phát triển bắt đầu quá trình chuyển đổi nền kinh tế, nếu không dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, nó phải tự cung cấp tất cả các nguồn lực để đẩy mạnh tăng trưởng. Sự thành công như thế đòi hỏi sự gia tăng đồng thời trong kĩ thuật quản lí, kĩ năng lao động, tiết kiệm trong nước, thu nhập từ xuất khẩu, cũng như sự phân phối các nguồn lực gia tăng này phù hợp với sự thay đổi nhu cầu. Những cố gắng nhằm tăng sản lượng có thể bị mất tác dụng khi một trong các nỗ lực trên thất bại, kể cả trong trường hợp các yếu tố khác thành công. Nhiều lí thuyết kinh tế cho rằng nguồn vốn nước ngoài có thể tháo gỡ các hạn chế này, làm cho việc sử dụng các nguồn lực trong nước đạt hiệu quả cao hơn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mức tăng trưởng cao sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng các nguồn lực kinh tế, do đó những thiếu hụt về nguồn lực trong nước bù đắp được tạm thời bằng nguồn lực bên ngoài.

Tác động của FDI đến nền kinh tế của nước tiếp nhận có thể được đánh giá qua việc khai thác và phân bổ các nguồn lực sản xuất. Ba loại nguồn lực cần phân biệt (i) nguồn cung các kĩ năng và năng lực tổ chức, (ii) nguồn cung tiết kiệm trong


nước, (iii) nguồn cung hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu. Số liệu ở nhiều nước đang phát triển cho thấy tỷ lệ đầu tư tăng nhanh hơn nhiều so với tỷ lệ tiết kiệm. Số liệu đó phản ánh thực tế rằng các nguồn lực từ bên ngoài vào, trong đó có FDI đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế hiện đại ở các nước đang phát triển.

Do đó, mô hình tăng trưởng tổng hợp chủ yếu dựa vào mức tiết kiệm, mà trong một nền kinh tế đáng cửa mức tiết kiệm này quyết định mức đầu tư. Tuy nhiên, khi tiếp nhận FDI lại xuất hiện các ràng buộc khác đối với khả năng gia tăng đầu tư. Đó là giới hạn về nguồn cung lao động, kĩ năng quản lí, hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, còn các yếu tố khác hạn chế khả năng đảy mạnh tăng trưởng là khó khăn của các quốc gia trong việc thay đổi cơ cấu sản xuất nhằm đáp ứng sự thay đổi nhu cầu trong nước và quốc tế. Mặc dù vấn đề này có thể là không quá quan trọng đối với các nền kinh tế chậm phát triển, bởi vì hầu hết máy móc, thiết bị, nguyên liệu và các tư liệu sản xuất khác đáp ứng cho cầu tăng trưởng nhanh đều được nhập khẩu.

Khi tốc độ tăng trưởng càng cao thì nhu cầu phân phối lại lao động và vốn càng lớn. Nếu sự phân phối lại này không kịp thời, sự thiếu hụt hàng hoá nhập khẩu sẽ hạn chế việc tăng trưởng hoàn toàn khác với hạn chế do tiết kiệm trong nước thấp. Sự hạn chế này phản ánh khả năng thấp của nền kinh tế trong việc cung cấp các thành phần đầu ra (các nguồn lực trong nước cộng với nhập khẩu) đáp ứng mức thu nhập, tỷ lệ đầu tư, phương thức tiêu dùng. Nếu sự thiếu hụt hàng nhập khẩu gay gắt, nền kinh tế sẽ không thể chuyển đổi tiết kiệm thành đầu tư vì các nguồn cung tư liệu sản xuất không đủ.

Nền kinh tế của các nước kém phát triển với đặc trưng là tình trạng thiếu hụt khá lớn về nguồn lực như đã mô tả ở trên, có thể được kết luận do thiếu linh hoạt về cơ cấu. Trong ngắn hạn, một nền kinh tế như thế sẽ được mô tả bằng một tập hợp các quan hệ tuyến tính theo mô hình Harrod - Domar. Trong dài hạn, mô hình sử dụng nguồn nhập khẩu có thể thay thế bằng các nguồn lực trong nước, mặc dù với năng suất giảm dần. Mô hình thứ hai này có sự tác động của việc giảm nhu cầu về FDI cho bất kì kiểu tăng trưởng định trước nào. Hầu hết các nguồn lực của các quốc gia kém phát triển đều rơi vào đâu đó giữa hai trường hợp, nên việc dùng hai mô hình để phân tích các tác động của FDI là cần thiết.


iv) Mô hình ba khoảng cách biệt – FDI và tăng trưởng

Mô hình cơ bản về vai trò của FDI trong quá trình chuyển đổi được phát triển thành hai nước. Đầu tiên, xét trường hợp chỉ có hai giới hạn là giới hạn kĩ năng và giới hạn tiết kiệm. Điều này được mô tả là đầu tư giới hạn mức tăng trưởng qua mô hình Harrod - Domar hay mô hình một khoảng cách biệt. Trong mô hình này, nguồn tiết kiệm bên ngoài hỗ trợ cho tiết kiệm trong nước để đạt tỷ lệ đầu tư cần thiết, được gọi là giới hạn tiết kiệm. Giới hạn này ảnh hưởng đến tác động của vốn nước ngoài lên cân bằng bên trong. Sau đó, cả cân bằng bên trong và bên ngoài được xem xét qua mô hình hai khoảng cách biệt. Với sự cân bằng bên trong và bên ngoài, dòng vốn vào góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt ngoại tệ cần thiết cho nhập khẩu các tư liệu sản xuất và giới hạn mậu dịch. Thêm vào đó, vấn đề tài chính cũng được xem xét trong mô hình ba khoảng cách biệt. Khoảng cách biệt thứ ba này được lí giải như sau, tiết kiệm của chính phủ trong các quốc gia kém phát triển thường rất nhỏ, thậm chí là số âm và khoản vay mượn trong nước của chính phủ cũng rất hạn chế, vì thị trường tài chính chưa phát triển. Tài trợ cho nhu cầu vay mượn trong nước của chính phủ từ việc in thêm tiền sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát, điều đó cuối cùng sẽ làm hạn chế tiết kiệm ở khu vực tư nhân vì khó kì vọng một lãi suất thực dương cho các khoản tiền gửi. Dòng FDI vào có thể làm tăng các khoản chi tiêu của mình mà không phải thông qua biện pháp phát hành tiền. Theo White (1994) [64; tr. 64], đầu tư của Chính phủ được xem như là một biến nội sinh và nó kết hợp với các chính sách về khu vực tư nhân tạo ra giới hạn tài chính. Nếu đầu tư của chính phủ nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và chính sách của chính phủ thuận lợi cho khu vực tư nhân sẽ có tác động làm gia tăng đầu tư tư nhân. Trong trường hợp này, đầu tư của chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân. Ngược lại, nếu đầu tư của chính phủ tập trung vào những lĩnh vực mà tư nhân có thể hoạt động tốt, cách đầu tư này sẽ chiếm các cơ hội đầu tư tư nhân. Trong trường hợp này, đầu tư của chính phủ lấn át đầu tư tư nhân. Như vậy, cách đầu tư của chính phủ và chính sách của chính phủ đối với khu vực tư nhân xác định tình trạng có sự giới hạn tài chính hay không.

Dòng vốn FDI vào có thể góp phần giải quyết vấn đề tiết kiệm trong nước thấp, thiếu ngoại tệ và đặc biệt là những khó khăn về vốn đầu tư của chính phủ. Do


đó, FDI đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng [16]. Trong mô hình này có các biến nội sinh và các tham số chính như sau:

Các biến số:

Yt Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm t Ct Tiêu dùng năm t

I Tổng đầu tư năm t

St Tổng tiết kiệm trong nước năm t S Tổng tiết kiệm tiềm năng

X Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ năm t Mt Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ năm t M Nhu cầu nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Ft Dòng FDI năm t

Các tham số:

gt Tốc độ tăng trưởng năm t

g Tốc độ tăng trưởng mục tiêu

t Tiết kiệm trung bình của năm t (St/Yt) α Tốc độ tăng đầu tư tối đa

Sm Tiết kiệm biên

k Tỷ số ICOR (=∆K/∆Y= I/∆Y)

mYt Nhập khẩu trung bình trên 1 đơn vị GDP (MYt/Yt) mIt Nhập khẩu trung bình trên 1 đơn vi I (MIt/It)

MmY Nhập khẩu biên theo Y (∆MY/∆Y) MmI Nhập khẩu biên theo I (∆MI/∆I)

gx Tốc độ tăng xuất khẩu

xt Xuất khẩu trung bình (Xt /Yt ) ft Tỷ lệ FDI trên GDP (Ft /Yt )

Mô hình cơ bản được vận dụng để đánh giá hoạt động FDI hiện thời ở các nước đang phát triển có thể trình bầy chi tiết bởi nhiều phương trình để xác định:

- Đầu tư giới hạn tăng trưởng

- Giới hạn của thương mại đối với tăng trưởng

- Tài chính giới hạn tăng trưởng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/09/2022