Nghệ Thuật Xây Dựng Nhân Vật Lịch Sử.


Rông qua bến Bính, đến Thủy Nguyên… một cách bí mật an toàn”[27.16]. Và không khí của những năm 1936 như một làn gió mới thổi qua thành phố Cảng, các bài đồng loạt đưa tin về sự kiện nóng hổi: “Mặt trận Bình Dân thắng lớn ở Pháp và Tây Ban Nha, người ta bàn luận sôi nổi ở khắp nơi từ công sở đến nhà hàng, quán ăn, từ chợ búa đến nhà trường, công xưởng đến bến cảng ầm ào sóng vỗ”[27.16]. Tất cả những yếu tố đó đã nhen nhóm trong Vân một ngọn lửa yêu nước nồng nàn chỉ đợi có cơ hội là tham gia cách mạng. Mùa xuân năm 1938, Vân đón mùa xuân thứ mười bảy - cái tuổi bẻ gẫy sừng trâu ấy với một dấu son của đời mình. Vân được anh Tô Hiệu bí thư Thành ủy và chị Nguyễn Thị Hợp giới thiệu vào Đảng Cộng Sản Đông Dương: “Trong niềm xúc động thiêng liêng khi Vân giơ cao cánh tay trước Đảng Kỳ, từ trong sâu thẳm của lòng mình Vân hiểu rõ từ giờ phút này mình sẽ hiến trọn đời vì lí tưởng cao đẹp của Đảng, chấp nhận mọi gian khổ hy sinh trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù vì sự nghiệp cao cả giải phóng dân tộc”[27.27]. Từ đây cuộc đời Vân bước sang một hướng mới đó là con đường cách mạng, đấu tranh vì sự nghiệp cao cả của Đảng. Trên con đường đấu tranh của mình, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào chị luôn giữ vững khí tiết của người cộng sản, luôn đấu tranh cho kẽ phải dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tại phiên tòa Hà Nội, Hà Đông trước đại diện toàn quyền Đông Dương chị bình tĩnh, hiên ngang, ngẩng cao đầu dõng dạc tuyên bố:“Nước tôi mất đã lâu, dân tộc tôi bị bóc lột đến tận cùng, sưu cao thuế nặng, tội ác nhất là thuế thân, thứ thuế đánh vào con người, lại không được học hành. Các ông còn dùng thuốc phiện, rượu cồn làm cho dân tộc tôi bị ngu muội để dễ bề cai trị. Chúng tôi đấu tranh để đòi quyền sống, quyền làm người, quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền độc lập như vậy sao gọi là những kẻ nổi loạn? Vì đây là đất nước của chúng tôi…Chẳng lẽ các ông đem nền “văn minh Đại Pháp” sang “khai hóa” cho dân chúng tôi bằng chính sách bóc lột dã man và thái


độ thù địch, trấn áp con người bản xứ như vậy sao?”[27.395,396]; trong nhà tù của thực dân chị vẫn “Tổ chức dạy văn hóa, dạy thêu, đan, bồi dưỡng chính trị nâng cao trình độ Văn hóa - Chính trị cho chị em, nung nấu chí căm thù giặc xâm lược, rèn luyện ý chí đấu tranh cách mạng, phương pháp vận động quần chúng để khi có điều kiện tiếp tục phục vụ sự nghiệp cách mạng được tốt hơn” [27.403].

Trong tác phẩm Hoa bất tử ông đã đặc biệt chú ý và khai thác mối tình huyền thoại của người chiến sỹ cộng sản ưu tú Phạm Thị Vân với người chiến sỹ cộng sản gang thép Hoàng Văn Thụ. Bản tình ca tuyệt đẹp này được nhà văn lấy là nguyên mẫu để đưa vào tiểu thuyết của mình và có thể xếp mối tình của họ vào hàng những bản tình ca đẹp đẽ nhất của người cộng sản như của đồng chí Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai, của Hoàng Đình Giong với Nguyễn Thị Được... Họ đã có một thứ tình yêu đặc biệt cao cả - tình yêu của những con người phi thường, vì nghĩa lớn mà chấp nhận xếp hạnh phúc riêng tư về phía sau, thậm chí hy sinh hạnh phúc, hy sinh một gia đình hạnh phúc trong tương lai - vì một hạnh phúc tương lai của cả dân tộc. Nhưng thực tế tình yêu ấy của họ không bao giờ mất đi nó luôn tỏa sáng và sống mãi cùng sự nghiệp cách mạng của đất nước, trong trái tim của những người đồng chí.

Hoặc nhân vật Trần Bình - dựa theo nguyên mẫu là Trần Như Thường - một người Hưng Yên, sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả, có nề nếp, được học hành chu đáo. Do thời cuộc đưa đẩy Trần Bình phải phiêu bạt kiếm sống và cuộc sống đã đưa đẩy anh lên với Lạng Sơn với “dặm dài biên ải”. Từ một thanh niên yêu nước nhưng có lúc đã phải làm việc cho Nhật rồi làm tay trong cho ta để đánh địch, và cả những lúc chịu oan khiên, thiệt thòi - nhà văn đã lấy nguyên mẫu đó để viết tiểu thuyết Một thời biên ải.

Trong tiểu thuyết thì nhân vật Trần Bình đã từ một chàng trai luôn bị Pháp rình rập, rượt đuổi, luôn căng mình ra cảnh giác trước hiểm họa, nhiều


khi phải co mình lại để tồn tại, mặc cho thời thế xoay vần, cố giữ thân phận cánh bèo nổi chìm theo mặt nước. Vậy mà sau khi “được giác ngộ cách mạng, tôi như một con người khác, cuộc sống không còn đơn độc, khép kín, chờ thời. Từ nay tôi sống có lý tưởng vì sự nghiệp cách mạng, đánh đổ Nhật - Pháp giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, xung quanh tôi, trên dưới, trong ngoài ở đâu cũng có người cách mạng”[24.66]. Và với vị thế từng là một quan chức hàng Tỉnh có cỡ trong hàng ngũ đối địch của cách mạng thế mà khi “được giác ngộ và từng bước nhận thức và trưởng thành, từ đây thực sự cuộc đời Bình bước sang một trang mới mà trước mắt còn đầy những thử thách cam go với lời thể Độc lập và sẵn sàng hiến dâng tuổi hăm bảy của mình vì sự nghiệp cao cả ấy”[24.111]. Ngày 17 tháng 8 năm 1948 Trần Bình được kết nạp Đảng cộng sản Việt Nam do đồng chí Lê Huyền Trang và Lâm Trọng Thư giới thiệu: “Anh như được khai sinh lần thứ hai trong niềm vinh dự tự hào và xúc động đến trào nước mắt đón nhận trách nhiệm thiêng liêng của người chiến sĩ trong đội quân tiên phong của nhân dân”[24.179].

Qua nhân vật chính Trần Bình nhà văn đã khắc họa lại những trang sử vẻ vang, một thời oanh liệt, những sự kiện, những tên người, tên làng, tên núi…mãi mãi không bao giờ quên của quê hương xứ Lạng. Hoặc một số các nhân vật khác nữa trong tác phẩm cũng đã được dựa theo nguyên mẫu có thực như: Năm Trân (tức Trần Năm) có năng khiếu thể thao, hội họa và nhiếp ảnh; Xếp vân (tức Xếp Viên) từ một viên chức có bằng Trung cấp kỹ thuật cầu đường nhưng do thông minh và chịu khó học hỏi đã thành một “Kỹ sư thực hành” rồi nhà thầu các công trình cầu đường có uy tín lớn; bà ba Phủ Đường lai Tây nổi tiếng một thời là người đẹp, ăn chơi quý phái ở sòng bạc Chạc Cẩu Đồng Mỏ…tất cả đều là những con người có thật ở xứ Lạng thời đó đã được nhà văn lấy làm nguyên mẫu đưa vào tác phẩm của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.


Có thể thấy rõ một điều là: tất cả những người anh hùng, những người con ưu tú, những con người đã làm rạng rỡ cho lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của quê hương xứ Lạng đã trở thành cảm hứng để nhà văn Nguyễn Trường Thanh xây dựng các cuốn tiểu thuyết lịch sử của mình. Khi viết về những anh hùng của quê hương xứ Lạng - nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã tập trung phản ánh những phẩm chất cao quí cũng như những nét tính cách bình dị của những người anh hùng dân tộc đó. Trước hết họ là những người yêu nước, mang khát vọng giành độc lập tự do cho đất nước. Đó chính là những người anh hùng của thời đại. Họ giàu bản lĩnh, có trí tuệ và có tinh thần cách mạng bất khuất, kiên cường, có lí tưởng sống cao cả và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ lý tưởng cao quí đó của mình.

Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 10

Như vậy, có thể khẳng định rằng: lịch sử đã mang đến cho con người những cơ hội lớn lao, nhưng lịch sử cũng mang đến cho con người những thử thách không kém phần khốc liệt. Sự thành công hay thất bại trong sự nghiệp bảo vệ đất nước đều là những khả năng có thể đến với con người. Song điều quan trọng là các nhân vật lịch sử đã luôn mang trong mình những khát vọng cháy bỏng là: giành lại non sông đất nước, giành lại sự độc lập tự do cho dân tộc, cho dù phải hy sinh xương máu. Vì thế họ đều trở thành những người anh hùng của dân tộc và họ đã và sẽ tồn tại mãi trong tâm thức của cộng đồng dân tộc của tỉnh Lạng Sơn cũng như của đất nước.


CHƯƠNG III

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRƯỜNG THANH


3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử.

Đối với tác phẩm văn học nghệ thuật, nhân vật có một vai trò hết sức quan trọng.“Nhà văn sáng tạo nhân vật để thực hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định”[9.102]. Cho nên nhân vật là một trong những phương diện đặc sắc thể hiện phong cách nghệ thuật nhà văn, đánh dấu sự trưởng thành của nhà văn trên lộ trình văn học. B.Brecht cho rằng: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống, mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”[2.213]. Bởi văn học không chỉ khám phá, phản ánh hiện thực khách quan, văn học còn là sự hiểu biết, khám phá về con người “không thể lý giải một hệ thống thơ văn mà bỏ qua con người thể hiện trong đó…Vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người thực chất là vấn đề tính năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, lý giải con người bằng các phương tiện nghệ thuật”[20]. Vì thế, trong tác phẩm văn học, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết lịch sử - xây dựng nhân vật là một trong những nhiệm vụ mà nhà văn phải quan tâm nhiều nhất. Bởi vì, nhân vật không chỉ thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà nhân vật còn thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người của nhà văn ở thời điểm lịch sử ấy. Những nhà văn nổi tiếng trên thế giới đều có những phương thức tìm hiểu, chiếm lĩnh và thể hiện con người riêng, rất khác nhau và cũng đã để lại những nhân vật điển hình bất hủ, khác nhau.


Nhà mỹ học G.Lukacs quan niệm: “Các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử phải sinh động hơn các nhân vật lịch sử, vì các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử được trao cho sự sống, còn các nhân vật lịch sử thì đã sống” [7]. Ở tiểu thuyết lịch sử tác giả sử dụng quá khứ “như một khí cụ để vẽ nên những điểm tương đồng giữa quá khứ và hiện tại, và do đó làm sáng tỏ hiện tại”[6.1321]. Theo Nam Dao, con người ở tiểu thuyết lịch sử luôn “ở dạng động của cuộc tồn sinh, nghĩa là luôn tra vấn cái mẫu hình đó ngõ hầu có một tương lai không cáo chung và phi lịch sử”[5]. Muốn làm được điều này, người viết tiểu thuyết lịch sử một mặt vừa bám vào chi tiết lịch sử, tạo nên không gian lịch sử, bối cảnh lịch sử, con người của lịch sử thật như cứ liệu lịch sử đã có, mặt khác “họ đã thế vai Chúa trời trong việc sáng tạo ra cả một thế giới” [17] phát huy đúng cái sở quyền của tiểu thuyết là tưởng tượng và hư cấu.

Như vậy, trong tiểu thuyết lịch sử, nhân vật thường tồn tại cả hai dạng: Đó là những nhân vật có thật trong lịch sử và nhân vật hư cấu. Nhân vật có thật trong lịch sử là tất yếu đối với một tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, nhân vật hư cấu là tất yếu đối với một tiểu thuyết. Kể cả nhân vật có thật, thì nhà văn vẫn phải sử dụng hư cấu, tưởng tượng để cho nhân vật một tâm hồn, một tính cách, một số phận bởi điều quan trọng nhất, trước khi là nhân vật của một tiểu thuyết lịch sử thì phải là nhân vật của một tiểu thuyết. Và đối với kiểu nhân vật hư cấu dù trí tưởng tượng của nhà văn có bay bổng đến đâu cũng không thể thoát ra khỏi không khí lịch sử mà nhà văn đã xác định để tái tạo lại trong tác phẩm, tức là nhân vật ấy phải mang được màu sắc lịch sử của thời đại mà nhà văn mô tả: “Ở đây có thể dùng hình ảnh cánh diều và mặt đất để so sánh. Cánh diều có thể bay vút là hư cấu của nhà văn, mặt đất là sự thật lịch sử. Dù chỉ nối với mặt đất bằng một sợi dây mỏng manh thôi, nhưng phải có sợi dây ấy cánh diều mới theo gió vút cao lên bầu trời được”[14].


Xây dựng nhân vật là một quá trình tìm tòi và sáng tạo. Mỗi nhà văn đều có những thủ pháp xây dựng riêng biệt mang đậm cá tính sáng tạo của mình. Để xây dựng nên một thế giới nhân vật sinh động và đa dạng nhà văn phải sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau. Không chấp nhận những lối mòn trong sáng tác, nhà văn tài hoa luôn dấn thân để thử sức sáng tạo, để tìm ra cho mình sự mới mẻ độc đáo.

Nguyễn Trường Thanh cũng là một nhà văn có cách khám phá, hiểu biết và sáng tạo riêng về con người - trên cơ sở tư tưởng yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc và một quan niệm nghệ thuật về con người (như đã nói trên) để xây dựng thành công các nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của mình.

Đề tài mà tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh thường tập trung vào khai thác là loại đề tài: Chống giặc ngoại xâm để bảo vệ toàn vẹn vùng biên cương của Tổ quốc. Vì thế, trong các tác phẩm của mình - nhà văn thường xây dựng hệ thốngcác nhân vật thành hai tuyến: Chính diện và phản diện. Hai hệ thống nhân vật này thường đối lập và xung đột với nhau. Hệ thống nhân vật chính diện trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh thường là những người anh hùng, những con người ưu tú của các dân tộc thiểu số Lạng Sơn dám xả thân vì sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Thái độ của nhà văn khi viết về nhân vật này là thái độ ngợi ca tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, khả năng lãnh đạo nhân dân và tổ chức kháng chiến chống lại kẻ thù và khi sa vào tay giặc thì anh dũng, ngoan cường, bất khuất không chịu đầu hàng kẻ địch. Khi miêu tả các nhân vật chính diện - những nhân vật lịch sử, những con người yêu nước của dân tộc - nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã miêu tả một cách chi tiết và hết sức sống động, khiến cho người đọc như được tham dự, như được sống cùng với những sự kiện, nhân vật lịch sử ấy. Từ không gian đến thời gian, từ cảnh vật đến phong tục tập quán của xứ Lạng; từ hình dáng nét mặt đến trang phục, đến những lời đối thoại, những


tình cảm, những suy nghĩ…của nhân vật đã thể hiện cái chí khí cao cả cũng như những tài năng kiệt xuất của những nhân vật anh hùng dân tộc thiểu số nơi đây. Khi xây dựng những nhân vật này nhà văn cũng đã chú ý đến việc đề cập những nét tính cách bình dị của họ trong cuộc sống hàng ngày (đó là những con người hiền lành, chất phác, có lòng yêu thương sâu sắc đồng bào, đồng chí của mình…); nhưng trong chiến đấu, họ lại là những người kiên cường, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Còn đối lập với loại nhân vật tích cực là các nhân vật phản diện, đó là: Bọn xâm lược và bè lũ tay sai bán nước, hại dân. Chúng là những kẻ thâm độc và tàn bạo, những kẻ vụ lợi, tầm thường. Khi thắng thế thì oai vệ, vênh váo, khi thất bại thì nhu nhược, thảm hại, cắn xé và đổ lỗi cho nhau…Tất cả các chi tiết viết về các nhân vật phản diện - dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trường Thanh thật sinh động, chân thật, khách quan và có tính điển hình!

3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật là một thủ pháp nghệ thuật truyền thống được dùng phổ biến trong các tác phẩm văn học. Với nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhà văn có cho ta thấy hình dáng nhân vật chi tiết, cụ thể từ hình dáng, phong thái đến cử chỉ, điệu bộ và nét mặt…của nhân vật. Đặc biệt trong thể loại tiểu thuyết lịch sử - để tái hiện lại hình ảnh các nhân vật lịch sử - các vị anh hùng của dân tộc thì biện pháp nghệ thuật này càng được các nhà văn sử dụng một cách triệt để.

Theo khảo sát của chúng tôi - trong các cuốn tiểu thuyết lịch sử của mình - nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã sử dụng nghệ thuật miêu tả ngoại hình một cách độc đáo và sáng tạo để xây dựng nhân vật lịch sử. Ví dụ: Khi miêu tả các nhân vật chính diện - những người anh hùng dân tộc trong thời kỳ phong kiến. Nhà văn đã tập trung miêu tả những nét ngoại hình tiêu biểu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023