Tiểu Thuyết Lịch Sử Từ Đầu Thế Kỉ Xx Đến 1945


tinh hoa của văn xuôi tự sự trung đại, giữ vị trí quan trọng trong dòng tiểu thuyết lịch sử chương hồi Việt Nam. Trong tác phẩm, bức tranh thời đại được vẽ nên từ những, sự kiện lịch sử và những nhân vật lịch sử chân thực, sinh động cụ thể. Các tác giả đã tái hiện trung thực một giai đoạn lịch sử phức tạp của dân tộc với các biến cố trọng như sự sụp đổ của các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh

- Nguyễn và công cuộc thống nhất đất nước của người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Thành công nổi bật nhất của Hoàng Lê nhất thống chí là đã xây dựng được một thế giới nhân vật sinh động với hàng trăm nhân vật, bao gồm vua chúa, văn thần, võ tướng, cung tần mĩ nữ, trí thức, con buôn… Trong đó những nhân vật như Trịnh Sâm, Trịnh Cán, Quận Huy, Đặng Thị Huệ, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ … là những nhân vật được khắc hoạ có cá tính, để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Nhân vật được khắc hoạ không chỉ ở phương diện con người lịch sử gắn với các sự kiện mà còn được khắc hoạ ở cả phương diện con người xã hội gắn với sinh hoạt đời thường.

Có thể khẳng đinh rằng Hoàng Lê nhất thống chí có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của văn học dân tộc. Các tác giả Ngô gia đã vượt lên trên sự ghi chép các sự kiện lịch sử, thể hiện sự kết hợp giữa tính chân thực lịch sử và tính chân thực văn học. Nó không chỉ khẳng định vị thế của thể loại tiểu thuyết lịch sử mà nó còn khơi thông mạch nguồn để thể loại này tiếp tục phát triển một cách mạnh mẽ và gặt hái nhiều thành tựu hơn ở những chặng đường tiếp theo.

1.1.2.Tiểu thuyết lịch sử từ đầu thế kỉ XX đến 1945

Sang đầu thế kỉ XX, văn học dân tộc chứng kiến sự chuyển mình lớn lao của công cuộc hiện đại hoá văn học dân tộc. Văn học Việt Nam chuyển từ phạm trù trung đại sang phạm trù hiện đại, chuyển từ văn học chữ Hán sang văn học


viết bằng chữ quốc ngữ. Trong phạm trù văn học hiện đại có những thể loại văn học không tiếp tục tồn tại, có những thể loại mới xuất hiện và có những thể loại được định hình từ trước nay mới thực sự nở rộ. Tiểu thuyết lịch sử mặc dù đã xuất hiện từ thời kì trung đại nhưng phải đến thời kì hiện đại mới thực sự phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu to lớn và trở thành một trong những thể loại trung tâm của đời sống văn học.

Thời kỳ này, tiểu thuyết lịch sử phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng với những tác phẩm gây được tiếng vang như: Trùng Quang tâm sử (Phan Bội Châu), Đêm hội Long Trì, An Tư (Nguyễn Huy Tưởng); Chiếc ngai vàng, Ai lên phố Cát, Gái thời loạn, Đỉnh non thần, Treo bức chiến bào, Trong cơn binh lửa (Lan Khai); Hòm đựng người, Loạn kiêu binh, Bà Chúa Chè (Nguyễn Triệu Luật); Lê Thái Tổ, Thoát cung vua Mạc, Bà quận Mỹ (Chu Thiên), Tiếng sấm đêm đông, Đinh Tiên Hoàng, Vua Bố Cái (Nguyễn Tử Siêu), Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (Ngô Tất Tố)…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Trong các cuốn tiểu thuyết lịch sử này, đối tượng được ưu tiên thể hiện vẫn là lịch sử. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm là những người anh hùng xuất hiện trong cảm hứng ngợi ca, sùng bái một chiều của cả cộng đồng. Nhân vật được khắc hoạ nhằm mục đích thể hiện lịch sử nên họ đều đẹp một cách lý tưởng. Anh Phấn, cô Chí trong Trùng Quang tâm sử, hay các nhân vật Lê Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng… trong các tiểu thuyết cùng tên kể trên là những nhân vật như thế.

Vấn đề “nhận thức lại” về các nhân vật lịch sử chưa hề xuất hiện trong tiểu thuyết lịch sử thời kì này. Trong nhiều tác phẩm, lịch sử thường không được tái hiện đúng như nó có mà là lịch sử được dựng lên theo ý tưởng lãng mạn và theo tinh thần của thời đại nhằm kí thác, gửi gắm nhiệt huyết cứu nước của tác giả. Thành công lớn nhất của tiểu thuyết lịch sử thời kì này là gắn với cảm hứng

Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh - 3


ngợi ca, sùng bái nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước, giáo dục truyền thống đạo đức, truyền thống cách mạng cho thế hệ sau.

Ngoài khai thác chủ đề lịch sử - dân tộc, nhiều cuốn tiểu thuyết lịch sử đã khai thác cả những yếu tố đời tư, thế sự. Tiêu biểu như Đêm hội Long Trì (Nguyễn Huy Tưởng), Bà Chúa Chè (Nguyễn Triệu Luật), Bà quận Mỹ (Chu Thiên)… Yếu tố hư cấu và nhân vật hư cấu đã xuất hiện. Tuy nhiên, đó là những hư cấu nhằm thuyết phục người đọc tin rằng hư cấu ấy “như thực”, làm cho người đọc cảm thấy mình đang thực sự chứng kiến hiện thực ấy, cảm thấy những tình tiết, sự kiện trở nên sống động như là có thật.

Có thể thấy rằng, tiểu thuyết lịch sử từ đầu thế kỉ XX đến 1945 bước đầu đã có ý thức cách tân về nghệ thuật nhằm hiện đại hoá thể loại. Nhưng nhìn chung, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này vẫn kết cấu theo mạch thời gian biên niên, người kể chuyện ở ngôi thứ ba, ngôn ngữ theo lối biền ngẫu…Tiểu thuyết lịch sử thời kì này vẫn chưa thoát khỏi sự chi phối sâu sắc của nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử truyền thống, “cổ điển”.

1.1.3. Tiểu thuyết lịch sử từ 1945 đến 1985

Trước yêu cầu thúc bách của đời sống đấu tranh, của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả là tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và ý chí đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Do đó, tiểu thuyết lịch sử thời kì này mang đậm âm hưởng sử thi. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như: Sống mãi với thủ đô, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung (Nguyễn Huy Tưởng); Quận He khởi nghĩa (Hà Ân), Bóng nước Hồ Gươm (Chu Thiên), Núi rừng Yên Thế (Nguyên Hồng), Cờ nghĩa Ba Đình (Thái Vũ)…

Trong tiểu thuyết lịch sử thời kì này, điều các nhà văn quan tâm nhất và ưu tiên hàng đầu vẫn là lịch sử, con người chưa được quan tâm đúng mức. Chẳng


hạn trong Bóng nước Hồ Gươm, Chu Thiên đã tái hiện lại không khí bi hùng của Hà Nội những ngày cuối thế kỉ XIX. Khí tiết trung trinh, lòng yêu nước thiết tha, sâu nặng trong lòng sĩ phu Bắc Hà được nhà văn thể hiện hết sức sâu sắc. Chu Thiên đã rất thành công trong việc thể hiện “chất lịch sử” trong cuốn tiểu thuyết này nhưng “chất tiểu thuyết” vẫn còn khá mờ nhạt.

Hay trong Cờ nghĩa Ba Đình, Thái Vũ đặc biệt quan tâm đến sự kiện lịch sử, đến toàn cảnh phong trào chống thực dân Pháp của nghĩa quân Ba Đình. Tác phẩm là một bộ tiểu thuyết lịch sử công phu và nghiêm túc với một hệ thống tư liệu chính xác. Thế giới nhân vật trong Cờ nghĩa Ba Đình cũng hết sức đa dạng, phong phú. Song do đích đến của nhà văn vẫn là thể hiện lịch sử nên nhà văn chưa đi sâu vào thể hiện nhân vật, chưa xây dựng được những nhân vật có chiều sâu, có sức ám ảnh lớn đối với độc giả.

Thành tựu quan trọng của tiểu thuyết lịch sử thời kì này có tác động không nhỏ trong việc cổ vũ động viên nhân dân đấu tranh dành độc lập. Các tiểu thuyết lịch sử lấy đề tài từ lịch sử dân tộc đã thể hiện một tinh thần yêu nước thiết tha và niềm tự hào về truyền thống dân tộc, góp tiếng nói vào phong trào đấu tranh của nhân dân. Tuy nhiên, do chịu sức ép của “nhiệm vụ chính trị”, cách thể hiện của nhà văn về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử trong tác phẩm là cái nhìn một chiều, mang dấu ấn chung của cả cộng đồng dân tộc, thống nhất với cái nhìn của các sử gia chính thống. Nhà văn thường đứng trên một lập trường tư tưởng mang tính phân định rõ ràng giữa tốt - xấu, khen – chê. Bởi vậy, sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử mới chỉ hiện lên một nửa, hoặc tốt hoặc xấu, trong khi đó bản thân lịch sử và con người có đời sống hết sức phong phú, chứa đựng biết bao nhiêu phức tạp, bao nhiêu biến động thăng trầm, bao mâu thuẫn, xung đột.

Tiểu thuyết lịch sử từ 1945 đến 1985 nhìn chung không có gì độc đáo, chưa có những sự bứt phá về nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật. Tiểu


thuyết lịch sử thời kì này vẫn chú trọng tới “bề mặt sự kiện”, tới con người “bề ngoài” của nhân vật. Các tác giả tập trung bao quát hiện thực đời sống với chiều kích vĩ mô của tư duy “đại tự sự” nhằm mục đích minh hoạ cho lịch sử. Cái nhìn của nhà văn về lịch sử là cái nhìn sơ lược, phiến diện, một chiều và mang dấu ấn chung của cộng đồng dân tộc. Các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc kể về các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, nhằm mục đích làm hấp dẫn dẫn hơn, sinh động hơn về lịch sử. Một số cuốn tiểu thuyết đã xây dựng được những nhân vật lịch sử đa dạng về tính cách, có chiều sâu nội tâm nhưng tựu trung lại về cơ bản, tiểu thuyết lịch sử thời kì này vẫn là sự tiếp nối tiểu thuyết lịch sử thời kì trước, chưa có được những vượt thoát, bứt phá so với tiểu thuyết lịch sử thời kì trước đó.

1.2. Tiểu thuyết lịch sử trong thời kì đổi mới

Trong bầu không khí dân chủ của tinh thần đổi mới, tiểu thuyết lịch sử thời kì này không còn bị chi phối bởi ý thức cộng đồng, không còn bị bó buộc trong những gánh nặng tư tưởng chính trị đã hướng đến khám phá lịch sử ở “bề sau, bề sâu, bề xa”. Các tác giả tiểu thuyết lịch sử thời kì đổi mới đã có nhiều thể nghiệm, cách tân độc đáo nhằm đem lại sự chuyển biến mới mẻ, sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật tiểu thuyết.

Tiểu thuyết lịch sử đương đại đã thực sự tạo được một vị thế quan trọng trong đời sống văn học với các tác phẩm tiêu biểu như: Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác), Gió lửa (Nam Dao), Vằng vặc sao Khuê (Hoàng Công Khanh), Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Vương triều sụp đổ (Hoàng Quốc Hải), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Vạn Xuân (Yveline Feray - nữ văn sĩ Pháp), Vua Minh Mạng (Hoài Anh), Mạc Đăng Dung (Lưu Văn Khuê)…Tiểu thuyết lịch sử đương đại còn mở rộng về lĩnh vực văn hoá phong tục của dân tộc. Trong xu hướng này


này, Đàn Đáy của Trần Thu Hằng và Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh...là những tác phẩm ấn tượng và nổi bật nhất.

Các tác giả tiểu thuyết lịch sử đương đại khám phá lịch sử với ý thức cá nhân cao độ, đó không phải là lịch sử sự kiện với những nhân vật khoác lên mình “bộ cánh chính trị” mà là lịch sử với tất cả sự phong phú, phức tạp, sự bí ẩn, khuất lấp. Tiểu thuyết lịch sử đương đại không ngừng “tra vấn”, “nhận thức lại về lịch sử”, đưa ra những cách nhìn nhận “phi truyền thống”, “phi sử thi” về lịch sử. Lịch sử không phải là những điều đã khép kín, đã xác tín, đã hoàn kết mà nó vẫn đang mở ra trường đối thoại.

Chẳng hạn trong tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ, Nguyễn Mộng Giác đã đưa ra một cách nhìn nhận mới, luận giải mới về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. Nguyễn Mộng Giác không chú trọng tái hiện lại các sự kiện lịch sử và phẩm chất anh hùng của nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ, mà ở đây nhà văn đi vào lý giải các sự kiện lịch sử, đi sâu vào thế giới bên trong của người anh hùng đằng sau những chiến công, những biến thiên của thời đại. Bên cạnh một Nguyễn Huệ anh hùng, vĩ đại còn có một Nguyễn Huệ gần gũi, đời thường luôn ấp ủ những xúc cảm về tình yêu thuần khiết với An, hiếu nghĩa với thầy giáo cũ và có những lúc thật cô đơn, yếu lòng. Hay “trước khi quyết định một việc liên hệ đến sinh mệnh bao nhiêu vạn người, đảo lộn cả lịch sử, xáo động cả tình ruột thịt, rung động cả lòng người, ông lại cảm thấy cô đơn và yếu đuối…”[2,947].

Nguyễn Xuân Khánh khi viết về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly cũng vậy. Hồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử mà 600 năm qua, hậu thế vẫn không ngớt tranh cãi về ông. Trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, Hồ Quý Ly được nhà văn xây dựng với những kiến giải rất riêng, lý giải theo một giác độ mới, đó là một vị anh hùng đa mưu túc trí, nhiều tham vọng, lắm toan tính, một nhà tư tưởng lớn, một con người có đời sống nội tâm phong phú.


Trong Giàn Thiêu, Võ Thị Hảo viết về Nguyên phi Ỷ Lan dưới thời nhà Lý. Với cuốn tiểu thuyết này, nhà văn đã khai mở những điều khuất tối, những “sự thật” còn chưa được biết đến về Ỷ Lan. Võ Thị Hảo không phủ nhận Nguyên phi Ỷ Lan là một nữ thánh, có công lớn với Đại Việt. Ngoài “phần sáng” người đời đã biết, nhà văn còn cho ta biết cả những “phần tối” với những tội ác, những mưu mô thâm hiểm của Ỷ Lan. Nhà văn đã cho người đọc biết về một thời điểm lịch sử trong quá khứ với cả những điều “bất khả tín”nhằm đánh giá lại, nhận thức lại lịch sử trên tinh thần dân chủ, bởi “lịch sử là cuốn tiểu thuyết đã viết xong” còn “tiểu thuyết là lịch sử có thể diễn ra như thế”.

Có thể thấy rằng, tính chất “ngoại sử” là đặc điểm nổi bật nhất của tiểu thuyết lịch sử đương đại. Khi sáng tác, lịch sử chỉ được dùng như cái nền để tác giả đi sâu vào miêu tả cuộc sống đời tư cá nhân của con người. Nhân vật là những con người sống động cụ thể, đầy đủ những tính cách và tình cảm của con người đời thường. Điều này khiến cho tiểu thuyết lịch sử đương đại mới mẻ so với tiểu thuyết lịch sử truyền thống.

Bakhtin đã từng phân biệt giữa tiểu thuyết và sử thi cổ điển ở chỗ, sử thi thể hiện quá khứ anh hùng dân tộc mà cơ sở của nó là truyền thống, còn tiểu thuyết miêu tả cuộc sống không ngừng biến đổi sinh thành, là cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư, yếu tố đời tư càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng. Đó là điểm khác biệt và cũng là điểm mạnh của tiểu thuyết lịch sử so với khoa học lịch sử. Với cách thể hiện lịch sử mới mẻ, với bút pháp hiện đại, đầy sáng tạo, tiểu thuyết lịch sử đương đại ngày càng chiếm được cảm tình và sự yêu thích của đông đảo bạn đọc.

1.3. Sự xuất hiện tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh

Từ sau đổi mới, tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã được thổi vào một nguồn năng lượng dồi dào, một sức sống mới. Tuy có những thời đoạn, tiểu


thuyết đương đại rơi vào im lặng với câu hỏi hoài nghi: “Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?”. Sự im lặng của tiểu thuyết làm bạn đọc chờ đợi, hy vọng sự xuất hiện của những cây bút tài năng với những tác phẩm đủ sức xua tan đi bầu không khí yên ắng của đời sống văn học. Đúng lúc đó, Nguyễn Xuân Khánh đã “đột ngột xuất hiện, như thể ông vừa bước ra từ một huyền thoại nào đó, từ một sự ẩn mình đâu đó lâu lắm, như loài trầm hương trong rừng sâu kia, một ngày nhoài lên từ lớp mùn và mục gỗ để đi về phía ánh sáng mặt trời và đem theo mùi hương quý giá”[25]. Năm 2000, ông ra mắt bạn đọc cuốn Hồ Quý Ly, đến 2006 là Mẫu thượng ngàn. Cả hai cuốn tiểu thuyết đều đã tạo nên những cơn “địa chấn” làm độc giả bừng tỉnh và phá tan đi sự bình lặng trong đời sống văn học.

Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933 tại làng Cổ Nhuế, Hà Nội. Ngòi bút của ông khá đa dạng, bao gồm truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết và dịch thuật, trong đó đáng chú ý như Rừng sâu (tập truyện ngắn, NXB Văn học, 1962), Miền hoang tưởng ( tiểu thuyết, NXB Đà Nẵng, 1990), Hồ Quý Ly ( tiểu thuyết, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2000), Mẫu thượng ngàn (tiểu thuyết, NXB Phụ nữ, Hà Nội 2006), Hai đứa trẻ và con chó Mèo xóm núi (NXB Nhi đồng, Hà Nội, 2002), Mưa quê (NXB Nhi đồng, Hà Nội, 2003).

So với nhiều nhà văn cùng thời, Nguyễn Xuân Khánh tuy sáng tác không nhiều nhưng những sáng tác của nhà văn thực sự là những viên ngọc quý của tiểu thuyết lịch sử và của văn học Việt Nam thời đổi mới. Nguyễn Xuân Khánh nay đã là một “lão mai” ở cái tuổi “thất thập”. Đối với Nguyễn Xuân Khánh, có lẽ văn chương là nghiệp và cũng là duyên, bởi con đường văn chương của ông dù gặp nhiều trắc trở nhưng ông vẫn không nản lòng. Thành công vang dội của Hồ Quý Ly Mẫu thượng ngàn đã chứng tỏ sự tâm huyết, tài năng, nội lực văn chương Nguyễn Xuân Khánh. Những giải thưởng mà hai cuốn tiểu thuyết này nhận được đã đưa Nguyễn Xuân Khánh đến đỉnh cao của vinh quang nghệ

Ngày đăng: 18/09/2023