Miêu Tả Thế Giới Nội Tâm Nhân Vật


mang tính truyền thống về hình dáng bên ngoài như: Lê Hoàn vị anh hùng dân tộc có “bộ râu hùm…rung rinh sau làn gió lạnh, và đôi mắt phượng ánh lên nụ cười mãn nguyện”[21.11]; hoặc nhân vật Trần Quốc Tuấn với: “Khuôn mặt quắc thước của vị tướng già từng trải, vị chỉ huy tối cao trí dũng song toàn, tài kiêm văn vũ sáng bừng lên. Giọng nói của ông ngân vang như chuông đồng, chuông bạc, át cả tiếng gió rừng”[21.49 ]; hay Nguyễn Trãi có: “Dáng tầm thước, vẻ mặt khôi ngô tuấn tú. Trên khuôn mặt hiền từ, đức độ là một vần trán cao, rộng, tai to, đôi môi mím chặt, nghiêm nghị khuôn mặt vẫn rất đỗi hiền từ. Duy có đôi mắt là khác người, đôi mắt đẹp và trong sáng lạ lùng”[21.70]; hoặc ông Phủ Đinh - một vị quan tri phủ yêu nước đã tập hợp nhân dân đứng lên chiến đấu trước sự xâm lược của kẻ thù là: “Một người to lớn, sức vóc hơn người, dáng quắc thước, tiếng nói âm vang, đi đứng đàng hoàng”[23.23]; hoặc thủ lĩnh Hoàng Đình Kinh có “sức vóc to khỏe hơn người, tính cách mạnh mẽ vậy mà lại rất khéo léo trong cung kiếm và đan nát”[23.35]... Đó chính là những khuôn mặt, dáng vẻ, tác phong, tính cách… tiêu biểu - thường được các nhà văn xưa nay dùng để để miêu tả hình tượng những người anh hùng (mang tính ước lệ, tượng trưng).

Tuy nhiên, bên cạnh đó - Nguyễn Trường Thanh đã có sự sáng tạo riêng khi xây dựng hình tượng những nhân vật lịch sử với lối miêu tả mang tính hiện đại, vì thế mà các nhân vật này đã hiện lên thật sống động, gần gũi với chúng ta. Ví dụ khi miêu tả những chiến sỹ cách mạng, những nhân vật anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ của dân tộc tác giả đã sử dụng các hình ảnh sinh động, có sức gợi rất lớn, khắc họa rõ nét như: Hình ảnh đồng chí Hoàng Văn Thụ với những nét: “Khôi ngô, tuấn tú, da trắng, môi hồng như con gái, đôi mắt đẹp, với ánh nhìn thăm thẳm ấm áp, đầy tự tin sáng lấp lánh”[27.15]; hình ảnh đồng chí Lương Văn Tri: “Người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn hoạt bát, vần trán cao, đôi mắt sáng, cằm vuông, gương mặt


cương nghị”[27.41]; hay hình ảnh đồng chí Hoàng Đình Giong: “Một thanh niên cao lớn trắng trẻo, hồng hào, rất điển trai, trán rộng, mắt sáng có đôi tai to như tai Phật”[27.92]; và các chiến sỹ Bắc Sơn như: Dương Quốc Vinh là một thanh niên “tráng kiện, da trắng hồng, đẹp trai, đi đứng nhanh nhẹn, nhẹ nhàng như con báo, lên cầu thanh như cái bóng lướt qua”[22.62]; Dương Văn Vân: “là một người nông dân Tày tiêu biểu, vóc người tầm thước, trán cao, mặt chữ điền, mắt sáng nhanh nhẹn vào dẻo dai”[22.73]; đồng chí Nguyễn Khang “với khuôn mặt thanh toát, vầng trán rộng và cao, đôi mắt sáng nhìn thẳng sâu thẳm ưu tư, phảng phất và láp lánh một sức mạnh nội tại như lôi cuốn, như thu hút người khác”[22.120]; đồng chí Phùng Chí Kiên “với khuôn mặt đẹp như tượng, đôi mắt sáng thông minh, nụ cười lúc nào cũng rạng rỡ trên môi, cơ thể đẹp, rắn chắc dẻo dai, trí tuệ sắc sảo, tiếng nói ấm áp, đằm thắm”[22.141]; đồng chí Hoàng Quốc Việt “tầm thước, mắt sáng, trán cao, cử chỉ khoan thai nho nhã”[27.15]; đồng chí Tô Hiệu “ tráng kiện, khuôn mặt đẹp, nụ cười tươi thân tình”[27.15]; đồng chí Trần Chí “quan sát bề ngoài thì khó có ai nhận ra anh là một cán bộ công an có tầm cỡ, chất thư sinh, nho nhã, khiêm nhường lịch lãm, nhạy cảm, cẩn trọng và sâu lắng”[25.70]; đồng chí Hà Văn Thư chủ nhiệm thành bộ Việt Minh “đôi mắt rất sáng, tri thức uyên bác, dáng đi nhanh nhẹn, giọng nói ấm áp, khúc triết, rõ ràng, đầy sức thuyết phục”[24.65]…

Qua khảo sát bước đầu chúng tôi nhận thấy: Khi miêu tả các nhân vật chính diện - nhà văn thường đặc biệt chú ý mô tả khuôn mặt, ánh mắt.. qua đó hé mở những nét tính cách và phẩm chất của nhân vật. Bên trong cái dáng hình đó là cả một trái tim nồng nàn cháy bỏng tình yêu thương đồng chí, đồng bào, là ý chí phi thường của người cộng sản trước mọi khó khăn thử thách; là đức hi sinh quên mình vì sự nghiệp cách mạng; là những người có bộ óc sắc


sảo, một trí tuệ mẫn tiệp - luôn lãnh đạo nhân dân các dân tộc đi đúng hướng, đánh đúng kẻ thù mang lại nền độc lập tự do cho dân tộc.

Còn khi miêu tả ngoại hình những nhân vật phản diện thì nhà văn đã cố gắng phác họa một ngoại hình phù hợp với bản chất thâm độc, tàn ác, mưu mô, sảo quyệt của bọn chúng. Có thể đó là những tên xâm lược có một dáng vẻ lịch sự, văn minh, nhưng sau những vẻ đẹp ngoại hình đó là bộ mặt thật của những kẻ thâm độc tàn ác. Nhà văn đã sử dụng những chi tiết cụ thể, sinh động để miêu tả bề ngoài của chúng như: Nhân vật Đờ Lóoc - một tên cáo già trong làng mật thám Đông Dương, một kẻ có bản lĩnh thực dân cao, biết giấu kín những suy nghĩ, âm mưu của mình dưới vẻ lịch lãm, đàng hoàng với: “Dáng người to đậm, dáng đi đường bệ, khuôn mặt tròn trịa, hồng hào càng giống một ông chủ cỡ bự của một hãng buôn, xí nghiệp nào đó hơn là một mật thám có cỡ của sở mật thám Bắc Kỳ này”[22.7]; hay Đăng Uýt - một tên thực dân điển hình, một tên thực dân cáo già mà tâm địa, sự dã man tàn ác, mọi thú tính được giấu kín trong “cái hình hài rất đẹp mã, mềm mỏng, ngọt ngào như lời thuyết giáo của cha cố”[22.260]; hoặc Xitơ - chánh sở mật thám Hải Phòng với “gương mặt sáng sủa, da đỏ au, căng mịn… đôi mắt xanh màu ngọc bích, rất giảo, mũi khoằm, cằm nhọn, mái tóc màu hạt dẻ bồng bềnh như nghệ sỹ” [26.130,131]; còn tên Chánh sứ lại được miêu tả với vẻ lọc lõi của một kẻ cai trị có thâm niên: “Với tầm vóc cao, trán hói, chiếc mũi diều hâu trên gương mặt dài, cằm lẹm, đôi mắt xanh lơ có cái nhìn linh động sắc sảo thông minh như xuyên thấu mọi vật và nhụ cười tủm tỉm trên cặp môi mỏng dính càng tô đậm thêm sự từng trải, lọc lõi của một viên quan cai trị có tầm, có cỡ”[22.185]; hay Chánh mật thám Bắc Kỳ La Néc - một kẻ nổi tiếng đa mưu, túc kế, từng lập những chiến công lừng lẫy trong làng tình báo Pháp ở xứ Đông Dương được miêu tả có một hình hài khá hoàn mỹ: “Phong độ ung dung, tự tin thư thái như một giáo sĩ, dưới vầng chán rộng là đôi mắt xanh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

biếc như nhìn thấu tâm can người khác, nụ cười bí hiểm trên môi, mọi lời nói ngọt mà như cạm bẫy”[22.8]; và “gương mặt hồng hào, đôi mắt xanh biếc màu nước biển, mái tóc vàng như tơ được cắt tỉa rất khéo, chải mượt, cái mũi khoằm động đậy, y cười nửa miệng vẻ mãn nguyện, dương dương tự đắc, giọng trầm, khoát tay vẻ lịch lãm”[27.410]…

Còn đối với những tên Việt gian bán nước, làm tay sai cho giặc áp bức, bóc lột tàn bạo chính đồng bào mình cũng đã được nhà văn khắc họa một cách sinh động, cụ thể như: tên Phán Sinh - một kẻ khét tiếng về thanh sát cách mạng là: “Một người to lớn bệ vệ, râu xồm”[22.207]; hay bọn chúa ngục là: “Những thằng đệ tử lực lưỡng, da ngăm đen, có thằng lông mày sếch, có thằng mắt đỏ vằn tia máu vì rượu, thằng thì mắt trắng môi thâm”[22.271]; hoặc tên Quang - mật thám Lạng Sơn thì: “Cao ngồng, mặt quắt sát xương, mắt trắng, môi tái nhợt”[24.100]; hay tên Đội Ấn - mật thám Lạng Sơn với: “Dáng cao, to, oai vệ…bàn tay to như hộ pháp, đôi mắt lạnh”[24.50]…Như vậy, chúng ta thấy khi miêu tả những tên xâm lược hay những kẻ Việt gian bán nước hại dân làm tay sai cho kẻ thù tác giả đã miêu tả đúng bản chất tâm độc, tàn ác của chúng mặc dù có thể chúng được che đậy bằng những dáng hình hoàn mĩ.

Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 11

Qua việc miêu tả ngoại hình nhân vật cả chính diện và phản diện nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã khắc họa rõ, trung thực, sống động ngoại hình các nhân vật lịch sử. Với mỗi loại nhân vật thông qua việc miêu tả ngoại hình nhà văn đã khiến cho nhân vật bộc lộ rõ tính cách, bản chất và gây ấn tượng mạnh hơn cho người đọc. Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh đều mang ý nghĩa tượng trưng. Ông đã “mã hóa” ngoại hình của nhân vật để trở thành chân dung tâm lý hoặc tính cách. Dùng ngoại hình để khắc họa nội tâm, bản chất nhân vật không phải là mới mẻ nhưng điều đáng nói là Nguyễn Trường Thanh đã biến một số


chi tiết ngoại hình của nhân vật thành những bức họa tự ý thức của nhân vật. Đó cũng chính là quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật, tái hiện “con người trong con người” của nhà văn.

3.1.2. Miêu tả thế giới nội tâm nhân vật

Miêu tả thế giới nội tâm nhân vật là thủ pháp nghệ thuật đòi hỏi nhà văn phải nắm bắt được những diễn biến tâm lí phức tạp, tinh tế trong đời sống tâm hồn của con người, qua đó mới có thể miêu tả được thế giợi nội tâm của nhân vật. Trước hết, đó là miêu tả tâm lí nhân vật qua lời tả và lời kể là chủ yếu. Nhà văn thường đặt nhân vật trước một tình thế, một thử thách và miêu tả phản ứng chứ không phải quá trình đưa đến phản ứng, hay nói cách khác, cái nhà văn quan tâm là kết quả của quá trình tâm lí chứ không phải bản thân quá trình đó. Ở phương thức miêu tả này, vai trò của tác giả giữ vị trí đặc biệt, tác giả thường đóng vai trò là người biết hết và kể lại về nhân vật. Vậy nên, tâm lý nhân vật không tự vận động mà chỉ có phản ứng tâm lí đối với hoàn cảnh bên ngoài và do nhà văn ghi lại. Bên cạnh phương thức tả và kể nhà văn miêu tả những diễn biến tâm lí phức tạp, tinh tế ở những nhân vật có cuộc đời, số phận éo le, phức tạp và phát triển ngòi bút phân tích tâm lý. Nhân vật không chỉ hướng ngoại mà còn có xu hướng quay vào nội tâm để tìm hiểu, cân nhắc, đánh giá các diễn biến tâm trạng, các động cơ hành động, tự bộc lộ những nỗi niềm suy tư sâu kín và bày tỏ cách nhìn nhận thế giới của riêng mình.

Như vậy, với nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật cho phép nhà văn có thể miêu tả kỹ hơn những suy nghĩ, những giằng xé, vật vã bên trong cũng như quá trình vận động, biến đổi tâm lí của nhân vật. Trong tiểu thuyết lịch sử khi sử dụng nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật thì nhà văn có thể phản ánh rõ hơn, sâu sắc hơn phẩm chất anh hùng của nhân vật lịch sử cũng như bản chất tàn ác của kẻ thù xâm lược. Thế giới nội tâm nhân vật


trong tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh thường thể hiện ở những suy nghĩ, những lời nói (đối thoại), những lời độc thoại của nhân vật (cả nhân vật chính diện và phản diện).

Khác với các nhà sử học, để khắc họa tính cách nhân vật lịch sử, ngoài việc miêu tả ngoại hình hay hành động động của nhân vật nhà tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh còn hay sử dụng biện pháp miêu tả nội tâm nhân vật thông qua hình thức đối thoại và độc thoại của các nhân vật.

Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh là những người anh hùng nhưng rất giầu tình cảm, rất yêu thương con người và sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp cách mạng. Vì thế những lời đối thoại của nhân vật với kẻ thù đã thể hiện rất rõ những phẩm chất cao quý đó. Ví dụ khi trả lời tên Chánh mật thám - La Néc - trong nhà tù đế quốc, chúng ta thấy rất rõ lí tưởng cao đẹp và phẩm chất anh hùng của đồng chí Hoàng Văn Thụ thông qua những lời đối thoại đanh thép của nhân vật: “Chúng tôi là những người Cộng sản. Chúng tôi có đường lối, chủ trương rất rõ ràng quang minh chính đại nên được dân tộc tôi ủng hộ, được quốc tế và cả những người Cộng sản Pháp đồng tình ủng hộ. Chúng tôi chống Phát xít Nhật như nhân dân Pháp đang chống Phát xít Đức chiếm đóng. Các ông tử tế và thức thời thì nên chống Phát xít Nhật, không nên đàn áp những người cộng sản”[27.415]; hay lời nói đanh thép, sắc sảo đầy tính chất buộc tội, vạch mặt kẻ thù của ông khiến cho người đọc cảm phục, sung sướng: “Nếu ngài Pê Tanh và Chính phủ của ông ta quỳ gối đầu hàng dâng nước Pháp cho phát xít Đức thì những người yêu nước của nhân dân Pháp không chịu khuất phục đâu, họ sẽ chiến thắng phát xít Đức xâm lược. Chính nghĩa sẽ tất thắng. Ngày tàn của phát xít và bọn xâm lược đã điểm...”[27.416]. Lời nói đó thể hiện bản lĩnh của người cộng sản và như là một lời thề thiêng liêng quyết chiến đấu để giành lại non sông đất nước.


Hoặc cuộc đối thoại giữa đồng chí Lương Văn Tri với tên Chánh sứ trong nhà tù thực dân ở Cao Bằng - đã khẳng định niềm tự hào dân tộc, lí tưởng chiến đấu và lòng yêu nước nồng nàn của người chiến sỹ cách mạng: “Máu của ông cha tôi, lớp cha ngã xuống, lớp con đứng lên. Máu của những người yêu nước đã đổ xuống đất nước. Ông cha vì đánh đuổi bọn xâm lược, giành độc lập cho non sông đất nước, giải phóng kiếp nô lệ lầm than cho dân tộc mình, sẽ mãi mãi thơm danh vạn cổ nó hun đúc mãi mãi hồn thiêng sông núi Việt Nam”[23.263]. Và lòng tự hào về dân tộc anh hùng: “Lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc tôi chưa bao giờ khuất phục bất cứ kẻ thù xâm lược nào, dù họ đông hơn, mạnh hơn hàng trăm lần”[23.263,264], và khẳng định sự tất thắng của cuộc đấu tranh chống kẻ thù: “Máu của những người chiến sỹ yêu nước Việt Nam đã và đang kết thành sức mạnh nội tại, những đài hoa cho ngày toàn thắng”[23.263,264]; hay khi viết về tinh thần bất khuất của những chiến sỹ cách mạng Bắc Sơn trước mũi súng của kẻ thù nhà văn đã để cho nhân vật Hoàng Đình Ruệ nhắn nhủ đồng đội, đồng chí của mình: “Ngày mai chúng có thể sẽ xử bắn tôi và đồng chí Tần trước, cũng có thể chúng xử bắn nhiều hơn, nhưng tất cả các đồng chí đều phải chuẩn bị sẵn sàng tìm cách vượt ngục, chưa thoát được khỏi gông cùm chuẩn bị sẵn sàng hy sinh vì Đảng và Tổ quốc. Chúng ta phải tỏ rõ khí phách của người chiến sỹ cộng sản trước quan thù không hề nao núng, khuất phục mà ngẩng cao đầu với khẩu hiệu cách mạng. Nhân dân Bắc Sơn còn thì Tổ quốc còn, cách mạng đang đến giai đoạn cuối cùng chỉ tiếc chúng ta ngã xuống trước ngày chiến thắng. Nhưng cũng như các anh hùng, liệt sỹ tiền bối, họ ngã xuống thành tảng đá lát đường cho cách mạng tiến lên”[22.260]…

Bên cạnh việc miêu tả đối thoại để khẳng định phẩm chất anh hùng của những người anh hùng, nhà văn còn miêu tả những lời đối thoại của kẻ thù, để qua đó bộc lộ bản chất thâm độc đầy chất giả dối, mua chuộc của bọn chúng.


Ví dụ như những lời đối thoại của tên Đăng-Uýt với Dương Thần Tần: “Anh được học hành chu đáo thông minh, đẹp trai, có khi còn chưa yêu nữa, và còn trẻ quá. Chết uổng quá. Tôi cũng có một thời trai trẻ như anh, cũng đầy khát vọng và ước mơ làm những việc lớn lao, cũng dám xả thân vì mục đích mà mình theo đuổi. Nhưng phỉ sống đã thì mới mong đến đích”[22.255,256]; hay lời Chánh mật thám La Néc nói với đồng chí Hoàng Văn Thụ: “Chúng tôi rất trọng người tài, thực lòng không muốn họ phải chết uổng phí cho một tương lai mờ mịt”[Hoa bất tử, tr. 415]; và “Bây giờ anh nên nói thật đi, tương lai huy hoàng đang mở ra trước mắt anh đấy! Mời anh nói thật đi”[27. 415]; hoặc lời tên Công sứ Cao Bằng với đồng chí Lương Văn Tri: “Ông là một đấng nam nhi tài trí hơn người từng bôn ban hải ngoại để về xúi giục dân chúng đứng lên đánh đổ nhà nước đại Pháp chúng tôi. Nhưng như ông biết đấy, gần một trăm năm nay, hàng ngàn cuộc nổi dậy chống lại chúng tôi đều đón lấy kết cục bi thảm trong lửa và máu”[23.262]; và: “Tốt, rất tốt! Quả là khẩu khí của một nhà chính khách, ông nói tiếp đi”[23.262]; hay lời tên Chánh mật thám Hải Phòng Xi-tơ với đồng chí Hoàng Đình Giong: “Mời ông Hoàng Đình Giong ngồi, rất tiếc tôi đi công vụ về muộn nên thuộc hạ của tôi đánh ông quá tay, mong ông bỏ quá choÀ! Không, với ông thì khác, ông là vị “khách đặc biệt” của tôi, mời ông hút thuốc”[26.130]; “Đây là hồ sơ của chúng tôi về ông. Xin lỗi ông dùng cà phê hay trà?”[26.131]; “Tôi khuyên ông nên “thức thời” một chút… hãy về với chúng tôi, ông cần một ghế quan Thị lang hay Thượng thư ở Nam Triều chúng tôi bố trí ngay. Nếu không muốn sẽ có một ghế quan cao cấp trong bộ máy nhà nước Bảo hộ cũng có ngay”[26.135]. Như vậy, chúng ta thấy lời đối thoại của kẻ thù rất nhẹ nhàng, lịch sự, khôn khéo, luôn tỏ ra tôn trọng những người chiến sỹ cộng sản nhưng ẩn chứa đằng sau những lời nói đường mật đó là những âm mưu đen tối, sảo

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí