Cảm Hứng Từ Những Nhân Vật Lịch Sử, Những Người Anh Hùng Có Thực Của Xứ Lạng


tiến, các tướng đều hăng hái liều thân. Phia Lũy, Chi Lăng oai hùng vang dội” (Phú Lương Giang). Còn trong Bình Ngô đại cáo - người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã sảng khoái viết: “Ngày mười tám, Liễu Thăng bị quân ta đánh thất thế ở Chi Lăng. Ngày hai mươi, Liễu Thăng bị quân ta đánh bại, bị giết chết ở núi Mã Yên”. Hoặc như một đoạn văn trong Kinh Đạo Nam - một tài liệu tuyên truyền cách mạng (viết dưới hình thức lời tiên giáng) vào những năm 20 của thế kỷ XX: “Rừng Chi Lăng, Lê thái tổ dấy quân, đầu Liễu Thăng bêu ngược lưỡi gươm thần, giặc Minh ấy gà vừa phải cáo. Sóng Bạch Đằng, Trần đại vương ra trận, máu Ô Mã chảy đầy dòng nước bạc, quân Nguyên này chim đã sợ cung”.

Sau này, với sự kiện chống quân Pháp đánh chiếm lên Lạng Sơn, nhân dân các dân tộc Lạng Sơn - dưới sự chỉ huy của người anh hùng Hoàng Đình Kinh đã đứng dậy chiến đấu anh dũng bảo vệ quê hương mình. Nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã viết thành công cuốn tiểu thuyếtKỳ tích Chi Lăng để nói về sự kiện lịch sử này. Đất Cai Kinh, núi Cai Kinh mang tên người anh hùng hào kiệt dân tộc thiểu số tượng trưng cho tinh thần yêu nước, chí khí quật cường của nhân dân các dân tộc vùng Việt Bắc - đã luôn kề vai sát cánh cùng đồng bào cả nước liên tiếp đứng lên chống lại bọn xâm lược Pháp, suốt từ nửa thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX. Trong tác phẩm Kỳ tích Chi Lăng, tác giả Nguyễn Trường Thanh đã mô tả lại những trận đánh xuất quỉ nhập thần của những nghĩa binh thiểu số ấy như: “Ngay giữa ban ngày, những kỵ binh áo đỏ, khăn xanh quấn ngang đầu, tay cầm gươm, vai đeo cung, tế ngựa như bay từ trong rừng, ùa ra chân thành như một cơn lốc, ném chết chóc lên đầu bọn xâm lược. Khi chúng định thần, ngóc đầu lên khỏi chiến hào, bắc súng máy vãi đạn theo họ thì đoàn kỵ binh đã biến mất như ảo ảnh”[21.159]; hoặc: “Hai phát súng nổ vang…một đoàn kỵ binh áo đỏ, vốn là nỗi khiếp sợ đối với lũ lính thực dân Pháp suốt nửa thế kỷ xâm lược nước ta ở đây, như


một cơn lốc từ rừng sâu ào ra. Quan quân, tớ thày không kịp trở tay xéo lên nhau chạy tháo trở lại”[21.164].

Với một tình yêu Lạng Sơn tha thiết, lại được sống trên mảnh đất đã ghi bao chiến công oanh liệt của cộng đồng các dân tộc nơi đây - nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã ghi lại một cách chân thực cụ thể những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc ta ở đầu thế kỷ XX. Đó là khi đất nước ta phải chịu sự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp. Trên mảnh đất này, những người con ưu tú của quê hương của quê hương xứ Lạng đã ý thức được một cách sâu sắc trách nhiệm của những người bị dân mất nước nên đã đi tìm đường cứu nước (đồng chí Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri…) và đã giác ngộ đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn khi có Đảng lãnh đạo. Những sự kiện quan trọng này đều được ghi trong lịch sử của dân tộc Việt Nam và được tác giả Nguyên Trường Thanh phản ánh trong cuốn tiểu thuyết lịch sửHoa trong bão, Tướng không phong hàm đầy tính chân thực và đầy xúc động của mình.

Trong tiểu thuyết của ông, sự kiện lịch sử: “Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Bắc Sơn được thành lập ngày 25 tháng 9 năm 1936 tại thôn Mỏ Tát, xã Vũ Lăng và chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Tràng Định được thành lập ngày 11 tháng 4 năm 1938” [23.147 ] đã được tác giả nhắc tới và mô tả một cách đầy trang trọng, xúc động lòng người. Hai chi bộ Đảng này đã góp phần lãnh đạo quần chúng cách mạng ở Lạng Sơn đấu tranh trước sự đàn áp tàn bạo của thực dân Pháp: “Tám giờ tối ngày 27 tháng 9 năm 1940đồng bào đồng chí Bắc Sơn anh dũng, bất khuất, đã đứng lên khởi nghĩa, mở đầu một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ khởi nghĩa vũ trang tiến tới đánh đổ bọn đế quốc, Phát xít sài lang giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than”[22.105,109]. Khởi nghĩa Bắc Sơn là phong trào đấu tranh vũ trang đầu tiên do Đảng ta lãnh đạo. Đảng đã tổ chức được những đơn vị vũ trang đầu


tiên mà sau này phát triển thành lực lượng vũ trang nhân dân của cả nước. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã có một quá trình chuẩn bị lâu dài đầy gian khổ trải qua nhiều thử thách thăng trầm. Cuộc khởi nghĩa càng cho ta thêm nhận thức sâu sắc rằng, bọn xâm lược dù có máy bay, xe tăng, tàu bò, đại bác, nhà lao, gông cùm tra tấn, tù đày, bắn giết vẫn không thể dập tắt được lòng yêu nước thương nòi, ý chí quyết đòi giải phóng của nhân dân ta. Tay không vũ khí thô sơ, đồng bào Bắc Sơn ta vẫn diệt được giặc, cướp vũ khí địch đánh địch: “Nếu như bọn vua quan hèn đớn quỳ gối đầu hàng dâng đất nước cho giặc, làm tay sai cho giặc, sợ giặc hơn sợ cọp thì đồng bào Bắc Sơn ta đã đánh đuổi cọp. Nếu như một tuổi, Đảng bộ Nghệ Tĩnh đã làm nên Xô Viết Nghệ Tĩnh với tiếng chống cứu nước vang dậy non sông thì Đảng bộ Bắc Sơn bốn tuổi, Ban cán bộ Châu ủy Bắc Sơn một tuổi đã lãnh đạo nhân dân vũ trang khởi nghĩa Bắc Sơn ta hòa chung với tiếng súng chống phát xít của phe dân chủ hòa bình cùng với tiếng súng của các chiến sỹ du kích Pháp yêu nước chống phát xít giữa lúc thống chế Pê- tanh đã quỳ gối dâng đất nước cho Đức”[ 22.110].

Vì thế, sự kiện về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta. Bắc Sơn cũng là địa danh mà nhà văn Nguyễn Trường Thanh gắn bó nhiều năm, nhà văn đã bỏ ra rất nhiều công sức cho việc tập hợp các nguồn tư liệu về các chiến sỹ Bắc Sơn, về các yếu nhân của Đảng trước cách mạng tháng Tám. Nhà văn đã sống với đồng bào dân tộc nơi đây và sống lại không khí của khởi nghĩa Bắc Sơn. Đọc tác phẩm độc giả luôn xúc động trước những tình cảm chân thật, đôn hậu, trước tình yêu mà tác giả dành cho nhân vật của mình, nhất là những người xuất thân từ quần chúng lao động và chiến sỹ cách mạng. Tấm lòng của tác giả còn thể hiện ở sự miêu tả lòng chất phác, đôn hậu, sự giác ngộ sâu sắc của nhân dân lao động Bắc Sơn, những gia đình cơ sở, những chiến sỹ Bắc Sơn một lòng theo Đảng,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.


những ông bố, bà mẹ người dân tộc đã cất giấu, chăm sóc các cán bộ cách mạng trong thời kỳ ấy, là những tấm lòng vàng, những địa chỉ đỏ đáng tin cậy.

Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 7

Tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã tái hiện một cách trung thực, chính xác cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lạng Sơn và sự đấu tranh khôn khéo của một chính quyền non trẻ với kẻ thù xâm lược. Trong tiểu thuyết Một thời biên ải nhà văn đã phản ánh khí thế của cách mạng tháng Tám, cùng với nhân dân cả nước nhân dân các dân tộc Lạng Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng: “Đêm 24 rạng ngày 25 tháng 8 năm 1945 Chi đội Giải phóng quân từ chiến khu Ba Xã tiến về giải phóng thị xã Lạng Sơn”[24.107]. Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi trên toàn quốc. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại vườn hoa Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấm dứt gần một thế kỷ bị thực dân Pháp xâm lược, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập tự do. Riêng ở Lạng Sơn chiến sỹ và đồng bào các dân tộc nơi biên thùy của Tổ quốc, sau gần một thế kỷ mất nước, lần đầu tiên với vị thế của người làm chủ nhân của đất nước, bước vào trận chiến đấu mới, đón tiếp hơn hai mươi vạn quân Tưởng - một đội quân như một phóng viên nước ngoài từng viết: “Trên hai mươi vạn quân Tưởng ấy, chân đi đất, bụng đói và quyết tâm nhờ vào của cải của người Việt Nam, chúng lấy những gì chúng cần hay chúng muốn, bất kỳ thức đó là của người Pháp, người Việt hay của người Hoa Kiều, bất kể giàu hay nghèo”[24.112] với danh nghĩa là quân Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật đang tràn ngập Tỉnh lỵ miền biên ải. Lời thề độc lập đang tỏa sáng trong tâm trí và mọi hành vi của mỗi con người nơi đầu sóng ngọn gió.

Và sự kiện thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đêm ngày 19 tháng 12 năm 1946 của


Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng trước đó ngày 20 tháng 11 năm 1946 trước sự khiêu khích và tấn công của thực dân Pháp nhân dân Lạng Sơn đã: “Nổ súng kiên quyết chặn đánh quân giặc, chiến đấu quả cảm trước quân địch đông hơn, trội hơn hẳn về vũ khí trang bị, tỏ rõ ý chí ngoan cường quyết chiến đấu bảo vệ thành phố thân yêu của mình, trong khói lửa, ở khắp các công sở lá cờ của Tổ quốc vẫn tung bay trên bầu trời thị xã cổ vũ các chiến sỹ ta đánh giặc” [24.166 ]; và: “Ngày 25 tháng 9 năm 1947 thực hiện âm mưu đánh thọc sâu vào địa phương của ta. Pháp huy động lực lượng gồm 300 binh lính sĩ quan lê dương với trang bị khí giới tối tân tiến quân từ Thất Khê thoe đường Áng Mò, vượt Kéo Quan Nâm khe Mốc đánh vào Hưng Đạo, Bình Gia…Quân ta bất ngờ nổ súng quyết liệt, sau hai giờ đồng hồ, ta tiêu diệt tại chỗ 42 tên địch, trong đó có cả tên quan ba chỉ huy của chúng”[25.82]; và những trận đánh “phục kích bộ binh và xe cơ giới trên đường số 4 thắng lợi liên tiếp của tiểu đoàn 23, tiểu đoàn 374, trung đoàn 28 làm náo nức lòng quân dân trong tỉnh và vang xa, thắng lợi trận Bông Lau, Lũng Phầy lần 1, lần 2 và lần 3. Chỉ riêng tại Bản Nằm 1 ta đã tiêu diệt tại chỗ 200 tên địch, bắt hàng trăm tù binh, thu nhiều vĩ khí quan trang quân dụng của địch để trang bị cho ta”[25,92]…

Gắn với những chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã ghi lại những sự kiện lịch sử ở những địa danh như: Bông Lau, Lũng Phầy, Bản Nằm, Bố Củng, Lũng Vài, Đông Khê và những chiến dịch như: Chiến địch đông bắc (25.11.1948), Chiến dịch Đường số 4, những trận đánh trên địa bàn Lạng Sơn (Ngôi nhà của cha) đã thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa tiền phương và hậu phương, giữa bộ đội và dân quân du kích, chứng minh sức mạnh kỳ diệu của tình quân dân. Tất cả những sự kiện đó đã được nhà văn Nguyễn Trường Thanh phản ánh trung thực, chính xác.


Mảnh đất Xứ Lạng giàu đẹp, hùng vĩ, chiếm vị trí chiến lược kinh tế quan trọng của đất nước, mảnh đất mà mỗi tấc đất, mỗi mỏm núi, mỗi con đường, mỗi tảng đá, mỗi hang động, dòng suối … đều in dấu vết lịch sử oai hùng của dân tộc. Những chiến công hiển hách, kể cả từ khi Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh quân Mã Viện, cho đến những chiến thắng của cha ông ta từ thuở chống Tống, Nguyên, Minh, Thanh đã gắn liền với nhiều địa điểm, nhiều di tích lịch sử trên mảnh đất này. Vì thế từ xưa tới nay đã có biết bao nhiêu tác phẩm viết đất nước con người nơi đây (trong cả thơ ca và văn xuôi). Và đến nay mảnh đất này vẫn là một nguồn cảm hứng mãnh liệt cho các cây bút văn học sáng tác, đặc biệt là các cây bút tiểu thuyết. Cảm xúc dân tộc, cảm xúc lịch sử gợi lên từ đất Lạng Sơn luôn luôn thường trực ở trong lòng nhà văn Nguyễn Trường Thanh. Và chính việc phản ánh các sự kiện lịch sử oanh liệt và bi tráng của Lạng Sơn trong tiểu thuyết lịch sử của mình - đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào lịch sử dân tộc và niềm yêu thương, kính trọng sâu sắc đối với những người anh hùng dân tộc của nhà tiểu thuyết Nguyễn Trường Thanh.

2.2.2. Cảm hứng từ những nhân vật lịch sử, những người anh hùng có thực của xứ Lạng

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh là con người lịch sử, con người trong quá khứ, có mối quan hệ chặt chẽ với các dân tộc ở nơi này. Tìm hiểu, khám phá, phản ánh những nhân vật này vào trong tác phẩm, nhà tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh đã tập trung ca ngợi những nét tính cách bình dị của những người anh hùng trong cuộc sống hàng ngày (đó là bản chất hiền lành, chất phác, có lòng yêu thương sâu sắc đồng bào, đồng chí của mình…), nhưng trong chiến đấu - họ là những người anh dũng, kiên cường, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng.


Như trên đã nói, Lạng Sơn là mảnh đất biên cương địa đầu của Tổ quốc, nơi đã ghi dấu bao chiến công chống ngoại xâm của các triều đại phong kiến và trong thời kỳ hiện đại các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ…đều gắn liền với mảnh đất và con người xứ Lạng. Tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh không chỉ tái hiện trên bề mặt các sự kiện lịch sử mà còn soi chiếu ở nhiều góc nhìn, ở cả bề rộng và chiều sâu của các sự kiện. Những vùng sự thật ở phía “sau khuất” của lịch sử cũng đã được trình bày, bên cạnh sự phân tích sâu sắc dưới nhiều góc độ của người viết để có thể phản ánh được một cách chân thực, sinh động số phận của những con người nơi đây, cũng như số phận của cả dân tộc qua các giai đoạn lịch sử nước nhà như: người anh hùng Thân Cảnh Phúc, Đại Huề, Đại Liệu, Hoàng Đình Kinh, Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri cùng các đồng chí Hoàng Văn Hán, Hoàng Văn Kiểu, Nguyễn Văn Ninh…những con người của quê hương xứ Lạng, là hạt nhân yêu nước đầu tiên đi theo cách mạng góp phần để làm nên những kỳ tích lịch sử của quê hương, đất nước. Hình ảnh các chiến sỹ cách mạng sáng chói trong tác phẩm là tinh thần yêu nước, ở sự nhìn nhận tinh tế, hoạch định chủ trương thích hợp và khi sa vào tay giặc thì kiên nghị, bất khuất. Mỗi cử chỉ và mỗi lời nói của họ ẩn chứa một ngọn lửa vô hình, một sức mạnh kỳ lạ thấm đượm lòng yêu nước, yêu Tổ quốc nhân dân, thấm đượm lí tưởng cao cả của người chiến sĩ cách mạng, những người đã chọn con đường hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh của họ khiến cho nhà văn xúc động viết lên những cuốn tiểu thuyết lịch sử đầy ý nghĩa. Có thể nói rằng chính những sự kiện lịch sử, chính những nhân vật lịch sử này đã là nguồn cảm hứng mãnh liệt lớn nhất cho nhà văn Nguyễn Trường Thanh sáng tác một cách thành công những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử của mình.


Quay về với quá khứ lịch sử bằng sự ngợi ca những cuộc kháng chiến thần thánh, những vị anh hùng dân tộc, cũng như lòng căm thù bọn cướp nước, bán nước - nhà văn muốn đánh thức hiện tại nêu một tấm gương lớn nhằm khích lệ những người đương thời. Cho nên tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh thường viết về những người anh hùng có thật, những sự kiện lịch sử gắn liền với mảnh đất và con người xứ Lạng. Ví dụ như: người anh hùng Thân Cảnh Phúc sinh ra trong một gia đình mà cả ba đời (ông, cha, con) đều được kén làm phò mã của ba đời vua nhà Lý. Gia đình anh hùng này có công rất lớn trong việc lãnh đạo dân chúng Châu Lạng bảo vệ quê hương, bảo vệ cộng đồng dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược; hoặc hai anh em người anh hùng Đại Huề, Đại Liệu đã cùng nghĩa binh dân tộc nơi đây đã chiến đấu chống quân Minh ở thế kỷ XV. Họ là thủ lĩnh dân binh Chi Lăng đã cùng với triều đình đánh giặc, lập được nhiều chiến công lớn tại quê hương; hoặc như người anh hùng Hoàng Đình Kinh, xuất thân trong gia đình người dân tộc Tày, từ nhỏ đã nổi tiếng tài trí, ông được cử làm cai tổng Thuốc Sơn, sau đó làm tri huyện Hữu Lũng từ lúc còn rất trẻ. Thời kỳ cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XIX, bọn phì Cờ vàng, Cờ trắng, Cờ đen, tàn quân của “Thái bình thiên quốc” (Trung Quốc) tràn vào phía Bắc nước ta cướp của, giết người gây nên bao đau thương cho nhân dân ta. Hoàng Đình Kinh đã đứng lên triệu tập lực lượng bảo vệ quê hương, đánh tan bọn tàn quân “Thái bình thiên quốc”. Vào những năm 1882 - 1884 thực dân Pháp đẩy mạnh việc đánh chiếm Bắc kỳ. Tỉnh Lạng Sơn là vùng tranh chấp căng thẳng giữa quân Pháp và quân nhà Thanh, nhân dân vô cùng cực khổ. Với cương vị là quan tri huyện, Hoàng Đình Kinh đã dựng cờ khởi nghĩa, tập hợp lực lượng đánh quân xâm lược bảo vệ quê hương. Nghĩa quân đã thu hút được nhiều nghĩa sỹ và thủ lĩnh các phong trào khắp nơi về tụ nghĩa như: Đề Hả (Lương Văn Nắm), Bá Thức, Thống Luận,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023