Viết Lại Lịch Sử Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Đương Đại

ngôn ngữ vô cùng hài hước, trào lộng, sắc sảo. Tiểu thuyết là những mảnh ghép của vô số lát cắt khác nhau, tạo thành bức tranh đa chiều, đa diện. Tiểu thuyết là một chỉnh thể của tổng thể các mối quan hệ xã hội, mà ở đó, phi trung tâm là thủ pháp. Đi sâu vào bi kịch của đời sống xã hội, và đi qua nó, nhà văn nhằm hướng đến một niềm tin thiết tha vào điều tốt đẹp vượt ra khỏi sự dung tục, tầm thường. Nhắc nhở con người trước cái sai để có định hướng đúng đắn cho những giá trị cao đẹp cần được hướng tới.

3.3.1.2. Đối thoại về văn học nghệ thuật

Đối thoại ở đây bao gồm sự giễu nhại các quy ước văn học, các hình tượng phong cách văn học đã có của các tác giả khác hay của chính mình. Trước hết, tinh thần tự đối thoại được thể hiện ở hành động tự đối thoại với công việc viết văn. Văn chương nói về văn chương, văn chương nói về lí luận phê bình và nói về chính mình. Nguyễn Việt Hà viết “Những thủ pháp nghịch ngợm của hình thức luôn làm bọn nghệ sĩ vui, an ủi họ khi phải độc hành kỳ đạo trong mênh mông pháp trường trắng. Cuối cùng, tất cả những người thụ hưởng nghệ thuật bình thường, luôn vô thức kính trọng nội dung”, “Hình như tôi vẫn bị những cái cũ kỹ bền vững níu kéo. Tôi không chịu được cái bọn sống thì đại ngăn nắp, đại hợp pháp, đại tự sự nhưng cứ mở mồm thì nói là hỗn độn là tiểu tự sự vắng mặt. Vắng mặt cái quái gì mà tối nào cũng thấy có mặt trên tivi.” [52, tr.333]. Cũng một giọng điệu như vậy về lí luận phê bình, nhà văn Thuận thể hiện quan điểm xây dựng nhân vật: “Quan điểm của tôi là không đóng các nhân vật vào những cái khung lỗ vuông, lồng kính rồi treo lên tường.” [126, tr.112]. Thuận nói cả công việc viết văn: “đừng quên mấy cái dấu chấm để độc giả còn được xuống hàng nghỉ ngơi, cũng đừng quên mấy trang lại làm một chương để độc giả có dịp đếm từ một đến mười.” [126, tr.167]; “mày loăng quoăng thế nào thì loăng quoăng đừng để các nhà phê bình đội cho cái mũ phản kháng, đội mũ ấy không về thăm bố mẹ được đâu.” [126, tr.167];... Như vậy Nguyễn Việt Hà, Thuận đều rất quan tâm đến lí luận phê bình văn học. Và luôn đối thoại với các nhà lí luận phê bình về thực trạng lí

luận phê bình văn học hiện nay. Tiểu thuyết trở thành diễn đàn để bày tỏ những chính kiến dưới dạng những quan điểm mang tính cá nhân, thể hiện những suy tư, trăn trở về một nền lí luận phê bình còn non kém cả về chất lượng người phê bình lẫn sản phẩm phê bình.

Một trong những hình thức giễu nhại văn học là giễu nhại bản thân. Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà và Thuận đều có những trang như vậy. Họ cũng có những dằn vặt, trăn trở trong quá trình tìm tòi sáng tạo. Họ cũng có những bất mãn sâu sắc trước thời cuộc. Trong Cơ hội của chúa, Hoàng không phải là nhà văn, viết văn với anh ta thật mơ hồ, trong Khải huyền muộn, qua kiểu nhân vật nhà văn, Nguyễn Việt Hà tập trung vào sự trăn trở với biết bao nhiêu câu hỏi về ngôn từ. Thuận trong nhiều sáng tác của mình cũng trăn trở. Nhà văn đã tiến hành “giễu nhại chính bản thân mình bằng hành vi giễu nhại” [5, tr.30]. Nguyễn Việt Hà trong Thị dân tiểu thuyết quan niệm “Sự liễu phất y khứ. Thâm tàng thân ẩn danh. Cũng như thế, khi viết sách hãy để người ta ám ảnh. Còn khi không viết thì chỉ ba hoa nói tếu thôi, hãy để người đời thấy cái vui nhố nhăng của cái ‘lời nói gió bay’. Thế nhưng rất nhiều những kẻ ngu xuẩn vô minh như ông luôn thích níu kéo lời của gió. Thảo nào văn của ông toàn chuyện phong nguyệt giăng đèn mây mưa.” [53, tr.47]

Nguyễn Việt Hà quan niệm về tiểu thuyết “Tiểu thuyết bắt buộc phải có một giọng riêng. Đã thế anh ta lại cứ nhăm nhắm tới đám đông. Đám đông thì vĩnh viễn không có giọng, vì bản chất của đám đông là vô thanh. Tiếng nói của đám đông luôn móp méo ồn ào huyên náo và nông nỗi nhưng tuyệt không âm sắc.” [53, tr.230] và “nhà văn đâu phải nhà truyền giáo. Đạo đức của ông ta nếu có như cách hiểu bình thường, thì cũng chưa bao giờ và chưa lúc nào có thể cao hơn độc giả. Ông ta đâu có phải là tấm gương sống. Đấy chưa kể là chính ông ta cũng đang nát bét thối rữa. Có điều, nó chỉ khác biệt một ít so với người bình thường, ông ta đau đớn căm hận cái đó. Khi viết là xót xa viết thôi, chẳng phải để khoe khôn khoe dại gì.” [53, tr.231], “văn chương hay vì nó là đạo lý sống. Bởi nhân loại này chứa không biết bao nhiêu đạo lý chết.” [53,tr.233],

“văn chương chỉ là một trạng thái sống bộc lộ trong một lúc nhất thời. Nó hay, nó cao cả nhưng không phải là tất cả. Nó đậm đặc đoạn kiến. Thường thì nó thấp hơn hẳn đời sống. Làm gì có tác phẩm ngang tầm thời đại. Đám lý luận đã cố đóng đinh cho nó bền vững vào cây thánh giá hoang tưởng thiêng liêng.” [53, tr.236-237]. Văn chương là bản sao của cuộc sống. Về điều này, Nguyễn Việt Hà đã khẳng định trong tác phẩm Thị dân tiểu thuyết: “Một nhân vật như cán bộ ngoại giao kia, văn chương lâu nay thường theo lối mòn mà tô hồng cho ông ấy, theo đúng phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhưng nhân vật này trong sách của nó lại có cả mặt sáng và mặt tối. Ái chà, đi chệch phương pháp đã được ấn định cơ đấy.”. Văn chương cần phải bỏ qua nhiệm vụ tô hồng, bỏ qua công cụ tuyên ngôn về chính trị, làm được điều này, thì phương thức giễu nhại trong văn học đóng vai trò không nhỏ.

Đặng Anh Đào cho rằng “Các nghệ sĩ hậu hiện đại có hướng quan niệm thế giới này là đứt đoạn và rời rạc, và họ thể hiện những đặc điểm ấy trong nghệ thuật, đặc biệt qua cái hài và lối viết tự phản tỉnh” [41, tr107], “ngày nay chúng ta sống trong một thế giới mà sự giao tiếp, khả năng thông tin, cũng như những nhu cầu chung của thế giới hiện đại khiến những xứ sở khác nhau không thể hoàn toàn tách biệt, đóng cửa lại với nhau. Chắc chắn rằng khuynh hướng dân chủ hóa tiểu thuyết, nhu cầu trí tuệ của bạn đọc, một nghệ thuật thiên về gợi mở nhiều hơn là miêu tả và bình luận cũng đã xuất hiện nhiều nhà viết truyện trẻ và mới ở Việt Nam mà không phải do ảnh hưởng từ ngoài vào, do sự du nhập kĩ thuật.” [41, tr.107]. Sau năm 1975, cái nhìn của nhà văn nghiêng về thế sự - đời tư, con người được đặt trong vô vàn mối quan hệ với thực tại xung quanh. Đó là mối quan hệ xã hội, quan hệ với tự nhiên và quan hệ với chính mình.

3.3.2. Tiểu thuyết đương đại – “tác phẩm mở”

Tác phẩm mở là quan niệm của U.Eco về nhiều cách diễn giải VB nghệ thuật hiện đại. Nhà văn cố ý trao sự diễn giải cho người đọc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Thế giới trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại đa phần là thế giới mở. Bức tranh phản ánh mở rộng tối đa được thực hiện bằng nhiều thủ thuật khác

nhau, trong đó, giễu nhại là đầu mối quan trọng từ đó mở ra những kết nối thuộc nhiều lĩnh vực trong đời sống. Chính vì điều này sẽ đặt ra yêu cầu đối với người tiếp nhận. Tức vai trò của người đọc hay cụ thể hơn chính là cách đọc của họ. Vai trò của tiếp nhận là yêu cầu quan trọng quyết định giá trị cũng như sự sống còn của tác phẩm văn chương. Trong nền văn học trước cách mạng và sau cách mạng, nhiệm vụ chính trị của mỗi thời kì buộc nhà văn “dùng cán bút làm đòn xoay chế độ”, văn học sử thi sản sinh ra những người đọc sử thi có phương pháp đọc cũng sử thi. Những mô tuýp quen thuộc của văn học cách mạng trở thành mô hình tiếp cận và hình thành lối tư duy phiến diện một chiều và dường như người đọc mê say trong sự say mê của nhà văn về những bài ca cách mạng, ở đó có tốt, có xấu. Trong văn học cách mạng, giễu nhại có chức năng phản ánh những tốt xấu trong khung định hình sẵn của thực tiễn. Bước ra khỏi cuộc chiến, thời cuộc thay đổi, văn học sử thi tan rã nhường chỗ cho thế sự đời tư bước vào văn chương. Vì thế, chức năng của giễu nhại đã thay đổi và vận động cùng với sự tiến trình vận động của lịch sử. Do đó, sự vận động của người đọc là tất yếu để nhanh chóng nắm bắt tư duy của thời đại. Trước hết, người đọc không thể tư duy theo mô hình chính diện, phản diện, về lối kể chuyện mà ngay từ đầu có thể phán đoán được diễn biến và kết thúc. Văn chương giờ đây là trò chơi, tham gia trò chơi này, người đọc cần có sự tỉnh táo và sự vận động tư duy để khám phá tác phẩm văn học. Nếu ví văn học như khối rubic, thì người đọc là người sắp xếp từng viên rubic thành khối, nhà văn là người kiếm tìm những sắc màu khác nhau của từng viên rubic. Thuận đã từng đề cập đến vấn đề diễn này trong quá khứ qua tác phẩm Thang máy Sài Gòn “Bố và mẹ cùng diễn vai đồng chí… Lo âu của thời ấy khác lo âu bây giờ. Người quen của thời ấy khác người quen bây giờ. Người quen của thời ấy nhận mảnh vải, hộp sữa. Người quen bây giờ nhận mỗi đôla” [127, tr.116]

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản - 15

Kundera cho rằng “Ở bên ngoài tiểu thuyết người ta sống trong thế giới của những điều khẳng định, mọi người đều tin chắc ở lời nói của mình: một nhà chính trị, một nhà triết học, một người gác cổng. Trong lãnh địa của tiểu

thuyết, người ta không khẳng định: đây là lãnh địa của trò chơi và những giả thuyết. Sự chiêm nghiệm tiểu thuyết do vậy, trong bản chất của nó, mang tính nghi vấn, giả thuyết.” [75, tr.81-82]. Phân tích trên cho thấy rằng, tính trò chơi sẽ làm biến đổi mối quan hệ giữa hai chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận bằng việc rút ngắn khoảng cách, người đọc trở thành chủ thể đồng sáng tạo khi tham gia vào trò chơi. Trò chơi không thể thiếu vắng người chơi, người đọc tham gia vào cuộc chơi tức người đọc đã cấp phát cho tác phẩm sự sống, tức người đọc tham gia vào việc quyết định sự tồn tại của tác phẩm. Qua giễu nhại, mà nhiều trò chơi của các tác giả tiểu thuyết Việt Nam đương đại được tổ chức hết sức công phu. Nhà văn Hồ Anh Thái bộc lộ suy nghĩ “Với tôi, tiểu thuyết là một giấc mơ dài, nó thuộc về thế giới này nhưng lại như ở đâu đó xa xôi lắm. Tôi thường ví nó là một giấc mơ mà khi tỉnh dậy người ta vừa mừng như thoát được cơn ác mộng, lại vừa tiếc nuối vì phải chia tay với những điều đời thực không thể có” [117, tr.261]

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại hiện nay không phải tác phẩm nào cũng dễ đọc. Bởi tiểu thuyết giờ đây là truyện của nhiều chuyện, VB của nhiều VB, tính phân mảnh của chủ thể, trần thuật phi trung tâm, cố ý lộ rõ sự can thiệp của tác giả vào câu chuyện (Hồ Anh Thái, Thuận), biến tiểu thuyết thành một hệ thống trò chơi của ngôn từ mà rộng hơn là trò chơi của kí hiệu (Thuận chơi với con số 4 và chơi với nhiều con chữ, chơi với kết cấu trong 4 ngày nữa thì hết tháng 4). “Bằng việc lý hội một cách giễu nhại những tác phẩm trước đây mà phần lớn là của chủ nghĩa hậu hiện đại, nhờ việc lý giải hài hước những cốt truyện, thủ pháp và kỹ thuật xử lý chất liệu, nhà văn hậu hiện đại hướng tới độc giả hiểu biết, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.” [5, tr.31]

Tiểu kết

Trong quá trình dân chủ hóa mạnh mẽ của đời sống xã hội cũng như văn học, tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã có những dấu ấn riêng với hình thức giễu nhại nhằm hướng đến tư duy phản biện, kích thích tính đối thoại, tạo ra sự mờ hóa cao độ cho VB gốc nhằm tích cực hướng đến hiệu ứng xã hội. Qua

nghiên cứu hình thức giễu nhại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng tôi nhận thấy các vấn đề sau:

1. Giễu nhại là phương thức quan trọng trong tiến trình LVB và mở ra phạm vi vô hạn mà nó kết nối. Nhà văn dùng ngôn ngữ của chính mình để sáng tạo trên nền ngôn ngữ đã có và xử lý nó ở nhiều kỹ thuật LVB khác nhau. Phương thức giễu nhại được thực hiện chủ yếu bằng một số cách thức cơ bản như: trích dẫn, viện dẫn, ám chỉ. Tuy còn nhiều kĩ thuật khác nhau của LVB, nhưng qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy đây là những kĩ thuật tiêu biểu nhất mà nhiều nhà văn đương đại đang sử dụng để làm mới tiểu thuyết. Ở mỗi cách thức, nhà văn thực hiện việc xử lí tiền VB, tiến hành cung cấp cho nó những ý nghĩa mới trong văn cảnh mới, thậm chí là giải thiêng lại những vấn đề đã được xem là mẫu mực và thiêng liêng. Đối tượng lựa chọn tiền VB thuộc lĩnh vực nào trong đời sống xã hội (văn chương, âm nhạc,...) phụ thuộc vào việc nhà văn nhìn thấy tính vấn đề trong nó từ đó có sự nối kết trong mối quan hệ tương đồng hay tương phản. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại qua quá trình giễu nhại đã chứa đựng những mã rất cao về văn hóa trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội xuyên suốt chiều dài lịch sử mà thậm chí là kiến thức và văn hóa trong mối quan hệ liên quốc gia.

2. Đối thoại chính là thuộc tính tất yếu của giễu nhại. Đối thoại của tiểu thuyết Việt Nam đương đại là đối thoại mang tính LVB. Các nhà văn đương đại qua giễu nhại đã tạo nên quá trình giao thoa, tiếp xúc, ảnh hưởng lẫn nhau, kích thích quá trình tư duy và phản biện. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại tiến hành đối thoại bằng cách đặt ra các phản đề của cuộc sống và con người dưới nhiều hình thức và kỹ thuật nhại. Đối tượng của nhại được thực hiện trên tất cả các mặt của đời sống. Từ văn hóa gia đình đến văn hóa xã hội và rộng hơn là văn hóa dân tộc. Dưới hành vi nhại, những vấn đề mà tác phẩm đặt ra trở nên sâu sắc hơn, ám ảnh hơn với người đọc.

3. Quá trình thực hiện sự kết nối văn hóa đa ngành, đa diện, đa điểm,... thể hiện khả năng tư duy, sự tinh tế, nhạy cảm của nhà văn trước cuộc sống và

vốn sống, vốn tri thức phong phú của người sáng tác. Tuy nhiên, mục đích giễu nhại có đạt được hay không, khả năng “mở” của không phụ thuộc vào tài năng của người viết mà phụ thuộc vào năng lực của độc giả. Với những thông tin được nhà văn sắp xếp, người đọc phải biết cách và tìm cách giải mã ẩn chứa bên trong lớp vỏ ngôn từ đó. Biên độ của cuốn sách được mở ra tới đâu còn phụ thuộc vào vốn kiến thức mà độc giả có được.

Trong thời đại công nghệ, con người có nhiều kênh khác nhau để tra cứu thông tin và tìm hiểu tri thức. Tiểu thuyết ngày nay có thể đảm nhận rất tốt chức năng đó nhờ tính kết nối LVB. Những tác phẩm chứa đựng trong mình nhiều mã, nhiều nguồn, nhiều kết nối, nhiều mạng lưới, nhiều lĩnh vực,… sẽ là kênh thông tin hữu ích để thử thách trí não và tư duy của độc giả từ đó mang người đọc đến một thế giới năng động, phát triển không ngừng. Tuy nhiên, còn tồn tại độ chênh trong nhận thức của người đọc, tất yếu tác phẩm sẽ còn được mở rộng. Nghĩa là tác phẩm văn chương luôn mở rộng và chờ đón sự kết nối mới mẻ từ phía độc giả qua từng giai đoạn khác nhau và thậm chí là sự kết nối trong tương lai.

Chương 4

VIẾT LẠI LỊCH SỬ VÀ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


4.1. Viết lại lịch sử trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

4.1.1. Viết lại như là hiện tượng Liên văn bản

Vai trò dễ thấy nhất của LVB trong lịch sử văn học được thể hiện trong sự tương tác giữa tác phẩm văn học với nhau. Viết lại (rewriting/reprising) đã quy định vai trò của người viết – người đọc trong cùng một mối quan hệ chung: mối quan hệ LVB. Một VB là LVB, ý nghĩa của nó không được chứa đựng trong chính nó mà tồn tại giữa các VB, tức VB có nghĩa trong mối quan hệ đa chiều với nhiều VB khác. Viết lại về bản chất phản ánh sự tồn tại của một dạng tiểu thuyết có cách thức hình thành dưới dạng phản hồi, kể lại, viết lại từ một câu chuyện trước đây, tức từ một tiền VB đã xuất hiện trong quá khứ để tạo ra một VB mới mang tiếng vang của bối cảnh trước và cấp phát những ý nghĩa và giá trị mới cho phù hợp với hoàn cảnh của xã hội đương đại. Từ trong bản chất, luôn có những VB khác có mặt trong VB đang được đọc mà viết lại chính là cách thức để thực hiện quá trình xuyên VB. Viết lại hoàn toàn không phải là một thực hành VB mới, mà đó là quá trình hợp nhất và phát triển của các yếu tố mang tính chất đại diện và các yếu tố mang tính bản sắc do VB mới sinh ra.

Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại mang đậm nét của quá trình viết lại. Tiểu thuyết lịch sử được viết lại/ xây dựng lại từ những nhân vật, sự kiện lịch sử có thật. Nói là có thật nhưng “lịch sử như một thực tại chỉ vĩnh viễn tồn tại trong tưởng tượng và VB đã có” [113, tr.472] và “lịch sử thực chất chỉ là một thứ diễn ngôn” [113, tr.472], “sách sử chỉ là một cách ghi, một điểm nhìn, một lối tu từ, chỉ nhìn một phía, không phải là bản thân sự thật lịch sử hoàn chỉnh, với toàn bộ giá trị của nó.” [113, tr.472]. Quá trình viết lại lịch sử là quá trình nhà văn tiếp tục có những hư cấu, tưởng tượng để lí giải một số vấn đề

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí