Mán rừng theo cộng sản này đi…”[22.222]; và địch biến cả vùng chiến khu Bắc Sơn thành trại tập trung và nhà tù bằng sức mạnh sắt thép và tàn sát man rợ cả các cụ già và em nhỏ, chúng không từ một thủ đoạn đê hèn nào với mục tiêu “xóa sổ đất thánh của cộng sản”. Thâm độc và tàn ác hơn chúng còn dùng những biện pháp cai trị nhân dân thuộc địa: “Phải chỉ đường cho nam nữ thanh niên vào các thứ vui đam mê tửu, sắc, cờ bạc, hội hè, đình đám mở các cuộc thi sắc đẹp, thi leo cột mỡ, liếm chảo ăn tiền hoặc các trò chơi khác cho chúng không màng đến chính trị, xa rời bọn cộng sản tránh cho chúng khỏi bị cộng sản tiêm nhiễm ý thức chống đối, nổi loạn” [22.254].
Tội ác của chúng không thể nào dập tắt được lòng yêu nước và khát vọng tự do độc lập của bà con các dân tộc Lạng Sơn, mà ngược lại còn khơi sâu và làm bùng cháy cao hơn ngọn lửa căm thù quân cướp nước, thúc đẩy bà con Lạng Sơn xiết chặt hàng ngũ dưới ngọn cờ cách mạng của Đảng. Những tấm lòng trung trinh với Đảng, ý chí cách mạng bất khuất, ngoan cường, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng và máu của chiến sỹ và đồng bào Lạng Sơn đã biến thành ngọn lửa bùng sáng giữa đêm đen nô lệ, mở đầu cho giai đoạn cách mạng mới, thời kỳ mà toàn dân tộc sẽ tiến lên tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành lại non sông, đất nước.
Như vậy, những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu góp phần thể hiện thành công hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh là: Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật qua việc miêu tả ngoại hình, miêu tả đời sống nội tâm nhân vật, qua ngôn ngữ nhân vật, qua các hành động của nhân vật. Trong quá trình sáng tác nhà văn Nguyễn Trường Thanh có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thi pháp cổ điển và thi pháp hiện đại trong cách xây dựng nhân vật lịch sử trong các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử của mình.
3.2. Đặc điểm về kết cấu cốt truyện
Mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc bao gồm nhiều yếu tố, nhiều thành phần phức tạp. Toàn bộ những yếu tố, thành phần đó được sắp xếp, gắn kết với nhau, chịu sự chi phối của những ý đồ, những đòi hỏi nội tại theo một kiểu tổ chức nhất định gọi là kết cấu của tác phẩm. Có thể nói, kết cấu là logic của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.
Cuốn Lí luận văn học của nhóm tác giả Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam định nghĩa: Kết cấu “là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu tác phẩm không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng tác phẩm”[15.295]
Cuốn giáo trình Lí luận văn học do tác giả Hà Minh Đức chủ biên định nghĩa: “Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục tác phẩm, là sự tổ chức, sự sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung các tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiếu hướng tư tưởng nhất định”[10]
Trong cuốn Thuật ngữ nghiên cứu văn học, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1992 định nghĩa:“Kết cấu là toàn bộ tổ chức, phức tạp bao gồm mọi mối quan hệ giữa chỉnh thể và bộ phận, giữa bộ phận và bộ phận trong một tác phẩm văn học. Bất kỳ một tác phẩm nào cũng có kết cấu. Kết cấu là một trong những nhân tố trọng yếu thể hiện giá trị nghệ thuật của tác phẩm”[18,123].
Có thể bạn quan tâm!
- Nghệ Thuật Xây Dựng Nhân Vật Lịch Sử.
- Miêu Tả Thế Giới Nội Tâm Nhân Vật
- Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 12
- Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 14
- Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 15
- Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 16
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi quan niệm: “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm văn học. Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà
còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm”[12.131,132]
Kết cấu trong tác phẩm văn học phụ thuộc vào đặc trưng nghệ thuật, quan điểm nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật mà nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu nhằm làm nổi bật nội dung tác phẩm và tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Xét về phương diện hình thức và căn cứ vào thực tế sáng tạo nghệ thuật, chúng ta có thể tìm thấy nhiều loại kết cấu như kết cấu theo trình tự thời gian đơn tuyến và một hướng, kết cấu tuyến dọc, kết cấu tuyến ngang, kết cấu theo diễn biến tâm lí nhân vật…
Như vậy, kết cấu tác phẩm văn học bao gồm cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Ở phương diện hình thức kết cấu là bố cục, cách sắp xếp các sự kiện, tình tiết. Đó là kết cấu của cốt truyện. Ở phương diện nội dung là cách thể hiện hình tượng để bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm, hay còn gọi là “tứ’, là kết cấu ngầm. Nghiên cứu kết cấu tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh, chúng tôi chủ yếu xem xét đặc điểm kết cấu tác phẩm ở cấp độ hình thức, tức là phương diện kết cấu của cốt truyện (bởi vì đặc trưng của thể tài này là viết về những sự kiện và nhân vật lịch sử, đòi hỏi nhà văn phải bao quát một số lượng nhân vật lớn cùng nhiều sự kiện, do đó yếu tố cốt truyện rất được coi trọng). Từ góc độ này có thể thấy tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh có hai kiểu kết cấu truyện cơ bản sau đây:
3.2.1. Dạng kết cấu theo trình tự thời gian tuyến tính
Ở dạng kết cấu này, thời gian cơ học là cái trục chính để dẫn dắt sự kiện, biến cố cũng như số phận của các nhân vật trung tâm. Tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh hầu hết kết cấu theo trình tự thời gian tuyến tính nhưng ít nhiều có sự đổi mới so với tiểu thuyết truyền thống hoặc tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Nhà văn lấy câu chuyện về cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm làm cốt lõi và gắn các sự kiện, các nhân vật lịch sử xoay quanh cái trục lõi ấy một cách có hệ thống.
Theo kiểu kết cấu này, mở đầu nhà văn giới thiệu một sự kiện, có khi có thực trong lịch sử, có khi là một sự kiện do chính nhà văn hư cấu và sáng tạo ra. Do đặc trưng của thể loại tiểu thuyết phải bao quát một không, thời gian và những sự kiện, nhân vật đã lùi xa vào quá khứ, kết cấu theo trình tự thời gian là cách tốt nhất để nhà văn đảm bảo sự rõ ràng của logic lịch sử và tất nhiên cũng thuận lợi nhất để người đọc có thể dõi theo và nhớ được cốt truyện của tác phẩm. Đây là lối kết cấu thời gian đơn tuyến, một hướng thường gặp ở tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh.
Tiểu thuyết Tướng không phong hàm gồm 12 chương tái hiện một cách sinh động cuộc đời hoạt động cách mạng 31 năm của đồng chí Lương Văn Tri. Về bố cục, tác phẩm gồm ba phần. Phần 1 gồm 4 chương đầu kể về tuổi thơ và quá trình học tập từ trường huyện đến khi học tập dưới mái trường tiểu học Pháp - Việt đến năm 1927. Phần 2 ( từ chương 5 đến chương 8) quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Lương Văn Tri ở Trung Quốc đến năm 1938. Phần kết (từ chương 9 đến chương 12), nhấn mạnh vào sự kiện đồng chí Lương văn Tri nhận nhiệm vụ về nước xây dựng lực lượng vũ trang ở chiến khu Bắc Sơn đến khi đồng chí hi sinh ngày 29 tháng 9 năm 1941 tại nhà tù Cao Bằng. Như vậy, bố cục cho thấy cấu trúc tác phẩm gắn chặt với cách tổ chức cốt truyện sự kiện. Các sự kiện của cốt truyện được kể theo trục tuyến tính của thời gian, sắp sếp theo trật tự trước sau. Điều đáng nói là bên cạnh việc tái hiện sự kiện lịch sử, cuộc đời của đồng chí Lương Văn Tri Tướng không phong hàm còn khắc họa đời sống tâm tư, tình cảm của một số nhân vật cụ thể như đồng chí Phùng Chí Kiên, Hoàng Văn Thái.... Điều này khiến tác phẩm tránh được sự đơn giản, không minh họa một chiều về sự kiện lịch sử.
Đối với kiểu kết cấu theo trật tự thời gian tuyến tính, cốt truyện lịch sử thường gắn liền với các chặng đường đời của nhân vật lịch sử. Chẳng hạn cuốn Một thời biên ải gồm 17 chương được tổ chức kết cấu theo trình tự thời gian. Bố cục của tác phẩm mang tính cổ điển. Chương I: Tuổi thơ; Chương II: Tai họa; Chương III: Xa nhà; Chương IV: Vào đời; Chương V: Dặm dài biên ải; Chương VI: Những nẻo đường gặp gỡ; Chương VII: Biến động; Chương VIII: Ngã ba cuộc đời; Chương IX: Vòng xoáy; Chương X: Trước cơn bão; Chương XI: Bão; Chương XII: Thử thách; Chương XIII: Nhiệm vụ mới; Chương XIV: Vào trận; Chương XV: Chiến khu; Chương XVI: Thử thách mới; Chương XVII: Chiêm nghiệm. Về cơ bản tác phẩm gồm ba phần. Phần mở đầu tái hiện lại khung cảnh đất nước Việt Nam dưới ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp. Trần Bình từ một thanh niên xuất thân trong một gia đình giàu có, gia đình gặp tai biến, anh phải lăn lộn với nhiều nghề để kiếm sống và sống trong tâm trạng lo lắng vì là con của chính trị phạm. Phần hai tái hiện lại thời điểm những năm 40 của thế kỷ XX và cuộc sống của bà con dân tộc xứ Lạng nơi Trần Bình dừng chân trong cuộc đời của mình. Được giác ngộ cách mạng lúc này Trần Bình làm việc cho Nhật nhưng là “tay trong” cho ta. Phần cuối, tái hiện phong trào đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Lạng Sơn trong cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ của nhân dân Lạng Sơn. Rõ ràng, ở đây lối kết cấu theo trật tự thời gian đã chi phối cuộc đời của nhân vật lịch sử. Mỗi chặng đường đời của nhân vật Trần Bình luôn song hành và có liên hệ trực tiếp với các sự kiện lịch sử của đất nước nửa đầu thế kỷ XX đặc biệt ở vùng đất Lạng Sơn. Vì vậy, dẫu tập trung khắc họa nhân vật Trần Bình nhưng cuốn tiểu thuyết đã phần nào miêu tả khá tỉ mỉ diễn biến của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Lạng Sơn trong cuộc kháng chiến chống Pháp và cho thấy hoàn cảnh lịch sử, xã hội và đời sống của nhân dân Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XX.
Cuốn tiểu thuyết Ngôi nhà của cha cũng tuân thủ nghiêm ngặt lối kết cấu theo trình tự thời gian. Ngay nhan đề các chương đã cho thấy thời gian là trục chính để dẫn dắt sự kiện. Chương I: Tuổi thơ; Chương II: Lập nghiệp; Chương III: Bước ngoặt cuộc đời; Chương IV: Kết. Về cơ bản tác phẩm gồm ba phần. Mở đầu là giới thiệu về hoàn cảnh gia đình, quê hương và tuổi thơ của nhân vật Nguyễn Văn Ninh. Tiếp theo là quá trình làm việc ở cung đình Huế, Sài Gòn, Đà Lạt và được giác ngộ cách mạng. Kết thúc là quá trình hoạt động cách mạng từ khi tham gia cướp chính quyền ở tỉnh Lâm Viên (Lâm Đồng) đến khi về quê hương Lạng Sơn và Hà Nội hoạt động cách mạng. Đây là lối biên niên lịch sử rất cụ thể. Nhà văn ghi chép chính xác về năm tháng xảy ra câu chuyện. Ví như: “Đất nước của nhân dân tròn 20 ngày tuổi thì ngày 23 tháng 9 năm 1945 Nam Bộ đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Thực dân Pháp từ Ban Mê Thuật tấn công đánh chiếm Lâm Đồng”[25,55]; và: “Ngày 25 tháng 9 năm 1947 thực hiện âm mưu đánh thọc sâu vào dịa phương của ta. Pháp huy động lực lượng gồm 300 binh lính lê dương với trang bị khí giới tối tân tiến quân từ Thất Khê theo đường Áng Mò, vượt Kéo Quan Nâm khe Mốc đánh vào Hưng Đạo, Bình Gia”[25,81].
Tác phẩm Hoa bất tử gồm 16 chương, kết cấu nương theo các chặng đường đời của nhân vật trung tâm. Tuy mối quan tâm chính của nhà văn là nhân vật lịch sử Hoàng Văn Thụ và Phạm Thị Vân nhưng nhà văn đã khéo léo làm sống dậy cả một thời đại lẫy lừng trong lịch sử dân tộc nửa đầu thế kỷ XX: từ các phong trào đấu tranh tự phát của nhân dân với thực dân Pháp đến khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và khởi nghĩa của phong trào cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ của dân tộc. Rõ ràng, các chặng đường đời của nhân vật lịch sử Hoàng Văn Thụ và Phạm Thị Vân được kể theo trật tự thời gian. Thời gian là cái trục chính chi phối cách sắp xếp, tổ chức cốt truyện của tác phẩm. Thông qua nhân vật,
các sự kiện lịch sử cũng hiện diện theo trình tự trước - sau. Đôi chỗ để tránh sự đơn giản trong tính cách nhân vật lịch sử, nhà văn đan xen bằng những đoạn miêu tả độc thoại nội tâm của nhân vật và những tình cảm riêng tư cá nhân. Tác phẩm kết thúc một cách trọn vẹn, người đọc dễ dàng nhận ra tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Tóm lại, tái hiện lịch sử theo trật tự thời gian tuyến tính là kiểu kết cấu truyền thống. Khi sử dụng kiểu kết cấu thời gian cơ học, câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian của sử biên niên chính xác đến ngày, tháng, năm cụ thể. Cách viết này của nhà văn Nguyễn Trường Thanh khiến cho người đọc càng tin tưởng vào các sự kiện lịch sử mà nhà văn đưa vào tác phẩm, làm cho tính lịch sử tăng thêm sức thuyết phục.
3.2.2. Dạng kết cấu theo thời gian tâm lí.
Đây là kiểu kết cấu theo quy luật tâm lí nên mạch truyện lịch sử phát triển không theo trình tự thời gian cơ học, có thể đảo lộn thời gian cùng các sự kiện lịch sử theo dòng suy nghĩ, dòng tâm tưởng, hồi tưởng của nhân vật hoặc người kể chuyện. Kết cấu tâm lí cho phép tiểu thuyết lịch sử có thể bắt đầu ở bất cứ đoạn nào, thời gian nào mà không cần theo trật tự thời gian cơ học thông thường của các câu chuyện lịch sử.
Lịch sử được tái hiện theo tâm lí nhân vật đôi khi đã phá vỡ lối kết thức truyền thống mang tính trọn vẹn. Nhiều khi tác phẩm đã kết thúc mà nhân vật lịch sử hình như vẫn còn tiếp tục vận động và phát triển. Đó là lối kết thúc mở. Kết thúc này biểu hiện một sự vận động không có giới hạn lịch sử. Hành động lịch sử này chấm dứt nhưng hành động lịch sử khác lại bắt đầu. Tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh cũng có một số tác phẩm kết cấu theo kiểu này. Ví dụ như:
Tiểu thuyết Kỳ tích Chi Lăng bao gồm 52 câu chuyện viết về khu di tích lịch sử Chi Lăng với 52 địa điểm. Những câu chuyện không ghi trong
chính sử nhưng lưu truyền trong dân gian đã được nhà văn Nguyễn Trường Thanh văn học hóa, kể lại bằng một giọng văn đầy sức truyền cảm và sáng tạo. Rất nhiều tri thức mới mẻ và lí thú về những điều tưởng chừng chúng ta đã am hiểu, nhưng lại là lần đầu tiên được Nguyễn Trường Thanh viết ra. Mỗi tấc đất ở mảnh đất lịch sử này đã ghi dấu bao kỳ tích của dân tộc, gắn liền với bao di tích cùng những địa danh nổi tiếng như: núi Phượng Hoàng, Mã Yên sơn, Núi Quỷ, Quỷ môn quan…Kỳ tích Chi Lăng bao quát một không gian, thời gian rộng lớn - từ khi nước ta bị nhà Đường đô hộ, trải qua những cuộc khởi nghĩa của các nghĩa binh Tày, Nùng cùng nhân dân cả nước đánh đuổi bọn phong kiến phương Bắc - đến các chiến thắng lịch sử oanh liệt quanh ải Chi Lăng trước quân xâm lược Nguyên - Mông, Minh, Thanh…
Như vậy, Kỳ tích Chi Lăng được xây dựng trên cơ sở lưu truyền trong dân gian và bằng trí tưởng tượng phong phú của nhà văn, cho nên, kết cấu của tác phẩm không theo diễn biến theo thời gian tuyến tính mà được kết cấu bằng các đoạn kể (không theo trật tự thời gian) của dân gian và của tác giả về những địa danh cùng với các kỳ tích lịch sử của dân tộc qua thời đại lịch sử khác nhau trên đất Lạng Sơn biên giới.
Hoa trong bão là cuối tiểu thuyết lấy bối cảnh là trong một trận càn của thực dân Pháp, chúng định úp mẻ lưới to để bắt những chiến sỹ cách mạng, những yếu nhân của Đảng cộng sản Đông Dương (trong thời kỳ từ sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến thành công cách mạng tháng Tám năm 1945). Nhưng đồng thời - qua đó tác giả đã làm sống dậy nhiều sự kiện lịch sử cùng bức tranh phong phú, đa dạng về con người và vùng đất Bắc Sơn anh hùng. Kết cấu truyện theo mạch thời gian tâm lý của nhân vật. Cụ thể là: những âm mưu, toan tính và hành động của kẻ thù nhằm tiêu diệt những chiến sỹ cộng sản; và bên cạnh đó là những hành động thông minh, dũng cảm của những con người Bắc Sơn đã hết lòng chở che bảo vệ cán bộ. Cùng những