Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 8


Đề Thám (Hoàng Hoa Thám), chiến tích của họ đã làm quân Pháp kinh hồn bạt vía. Quân Pháp thấy dùng sức mạnh quân sự không thể dập tắt được cuộc khởi nghĩa nên đã âm mưu dùng tiền mua chuộc và cho người lọt vào hàng ngũ nghĩa quân để làm phản, gây rối nội bộ và tổ chức đánh úp vào tư dinh của Hoàng Đình Kinh. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh đã bị thất bại những những hoạt động của nghĩa quân còn kéo dài thêm 5, 6 năm nữa gây thêm nhiều tổn thất cho giặc Pháp. Nhân dân kính phục người thủ lĩnh tài trí nên đã đặt tên cho núi đá trùng điệp nơi căn cứ đánh giặc của ông là núi Cai Kinh và xã Thuốc Sơn quê hương ông là xã Cai Kinh. Tên tuổi và sự nghiệp của thủ lĩnh Hoàng Đình Kinh còn sống mãi với quê hương đất nước.

Như vậy, tất cả những người anh hùng quê hương xứ Lạng trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược dưới các triều đại phong kiến, những con người đã làm rạng danh quê hương xứ Lạng từ xa xưa đã được nhà văn Nguyễn Trường Thanh lấy làm nguyên mẫu để xây dựng thành công tiểu thuyết lịch sửKỳ tích Chi Lăng của mình.

Khi viết về những người anh hùng này nhà văn Nguyễn Trường Thanh cũng đã chú ý đến việc miêu tả những nét tính cách bình dị của họ trong cuộc sống hàng ngày, qua đó bộc lộ những phẩm chất của những người anh hùng Ví dụ như khi viết về hai anh em người anh hùng Đại Huề, Đại Liệu: “Hai anh em mê chuyện lắm. Những đêm đông bên bếp lửa rực hồng, ngào ngạt mùi ngô nếp non nổ nép bép trên than đỏ, hai cậu có thể ngồi sáng đêm nghe người già kể chuyện về lịch sử quê hương, về những nghĩa sĩ đã làm nên chiến công rực rỡ trên mảnh đất quê hương mình”[21.92]; và:“Đại Liệu, ngay từ thuở thiếu thời vốn ít nói nhưng giàu lòng thương bạn. Có cái gì ăn dù ít dù nhiều không bao giờ Liệu không chia cho các bạn cùng tuổi”[21.97]; và: “Mười hai tuổi Huề đã đứng trước các bạn, đóng giả Trần Hưng Đạo giảng Binh Thư yếu lược, thuộc làu làu.Đánh trận giả thì bạn nào cũng muốn


ở phe Huề bởi bao giờ Huề cầm quân cũng thắng, mặc dù ít quân hơn hay yếu thế hơn”[21.93], chính vì tài năng và đạo đức của mình: “Năm 20 tuổi, Đại Huề đã được đồng bào mình suy tôn làm tù trưởng. Chỉ trong vòng vài năm, ông đã đền đáp lại một cách xứng đáng lòng tin yêu của dân bản quanh vùng. Dưới sự lãnh đạo của ông thóc chất đầy sàn mọi nhà, ngô đầy gác, trâu, bò, gà, lợn từng đàn dưới sàn”[21.101]; hoặc như người anh hùng Hoàng Đình Kinh: “Hoàng Đình Kinh sinh ra trong một gia đình nông dân, lớn lên trong nương lúa nếp thơm phức, trên cánh đồng lúa nước đã cho những hạt gạo lừm khươi, tắm mình trong dòng nước mát của thượng nguồn sông Thương, dòng sông mang tên gọi mênh mang như tấm lòng người mẹ”[21.157]; và những: “Câu chuyện về người anh hùng của quê hương là Hoàng Đại Huề có tác động sâu sắc đến toàn bộ cuộc đời của cậu bé…Chẳng bao lâu, đám bạn trẻ chăn trâu đã tìm thấy ở Kinh có đầy đủ thiên tư làm thủ lĩnh tin cậy của mình trong tất cả các trò chơi tập trận của tuổi thơ. Kinh phi ngựa bắn cung giỏi như ông Huề. Kinh cầm quân đánh đâu thắng đó. Kinh săn thú giỏi như trùm săn làng bản”[21.157]…

Đặc biệt khi viết về tinh thần yêu nước trước cảnh nước mất nhà tan - nhà văn Nguyễn Trường Thanh thường chú ý đến việc phản ánh tâm tư, nguyện vọng của họ - một cách rất trung thực mà không khô cứng: “Gà đã gáy canh tư rồi mà Thân Cảnh Phúc vẫn chưa hề chợp mắt được một khắc…Tư tưởng chiến lược của Lý tướng quân ngấm vào từng đường gân thớ thịt của Cảnh Phúc, tỏa sáng trong đầu óc tâm can ông…Thân Cảnh Phúc vẫn ngồi đó như hóa đá, tai ông như ù lên bởi những tiếng ầm ào, chỉ có óc ông đang sáng dần lên bởi những tiếng nói sang sảng mang âm hưởng như chuông bạc của Lý tướng quân”[ 21.19]; hay với Đại Huề: “Giọng nói như sấm của người thủ lĩnh dân binh trẻ tuổi vang lên: Hỡi anh em trai tráng bản làng, không cho giặc xấu đến đây, phải đánh đuổi chúng nó đi, giết chúng nó


đi…cả hàng quân ào ào như sấm dậy, không gì át nổi‟‟[21.102]; còn với người anh hùng Hoàng Đình Kinh: “Ông kêu gọi đồng bào các dân tộc noi gương ông cha, cùng nhau đồng tâm, hiệp lực, đem xương máu ra cứu nước cứu nhà giữ gìn mồ mả tổ tiên đang bị giặc ngoại xâm giày xéo. Lòng yêu nước và ý chí quật cường vì nghĩa cả của ông đã được đồng bào các dân tộc Việt Bắc nhiệt thành ủng hộ. Nghĩa quân kéo về khắp núi, kín rừng. Cả một dải núi cao, rừng sâu, suốt từ Yên Thế, Lục Ngạn (Hà Bắc) qua Hữu Lũng, Chi Lăng, Bình Gia, Bắc Sơn trở thành căn cứ địa chống Pháp của nghĩa quân”[21.158]. Đặc trong chiến đấu với kẻ thù xâm lược, hành động anh hùng của những người anh hùng thật quyết liệt, quyết giữ gìn non sông đất nước, đối với Thân Cảnh Phúc thì phải: “Tập kích sang đất Tống phá tan tành các cơ sở kho tàng vũ khí, lương thảo mà giặc chuẩn bị công phu cho cuộc tiến công ăn cướp đất nước ta”[21.39]; hay với Đại Liệu: “Súng lệnh nổ. Đại Liệu dẫn đầu cánh quân kỵ binh của ông lao vào đoàn quân đen đặc của giặc. Những lưỡi kiếm đỏ máu vung lên bổ xuống liên hồi…đoàn kỵ mã của ông đang thừa thắng xốc tới, quân reo như sấm động cả một vùng”[21.100] và: “Ông rút cả gươm ra thế thủ. Rồi hai tay hai gươm, ông tế con tuấn mã của mình lao vào đội hình đông đặc của giặc, chém lia lịa. Đầu giặc rụng như trái chín gặp bão”[21.95]…

Viết về thời kỳ lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc, tác giả Nguyễn Trường Thanh đã xây dựng các nhân vật lấy từ nguyên mẫu của những con người anh hùng của quê hương xứ Lạng, họ là những hạt nhân yêu nước đầu tiên đi theo cách mạng, góp phần để làm nên những kỳ tích lịch sử của quê hương, đất nước thời kỳ hiện đại. Họ chính là những người đại diện cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống


Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 8

lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ Tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ…, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hoàn cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc. Đó là các đồng chí Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri, Nguyễn Văn Ninh… những người con ưu tú của quê hương xứ Lạng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã gieo mầm cho phong trào cách mạng ở xứ Lạng. Chính những người con ưu tứ của quê hương xứ Lạng đó đã được nhà văn lấy làm nguyên mẫu để xây dựng tiểu thuyết Hoa bất tử, Tướng không phong hàm, Hoa trong bão, Ngôi nhà của cha…

Sự nghiệp cách mạng của đồng chí Hoàng Văn Thụ luôn gắn liền với lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, nhất là giai đoạn từ khi thành lập 1930 đến cách mạng tháng Tám năm 1945. Cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi đó của đồng chí đã được nhà văn lấy làm nguyên mẫu để xây dựng tiểu thuyết Hoa bất tử. Xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm “luôn lồng lộng một hình ảnh Hoàng Văn Thụ khí khái nhiệt huyết sáng suốt và kiên trung trên con đường cứu dân cứu nước”[44]. Đồng chí Hoàng Văn Thụ sinh ngày 4 tháng 11 năm 1909 xuất thân từ một gia đình nông dân Tày có truyền thống yêu nước, hiếu học, cần cù lao động. Ông thân sinh là Hoàng Khải Loan có vốn nho học vào bậc có danh tiếng ở vùng đất này, là người cương trực, khẳng khái, giàu lòng nhân ái, là người có uy tín với nhân dân địa phương. Từ khi còn là cậu học trò của trường tiểu học Đon Đình tại Tổng Nhân Lý quê hương chứng kiến cảnh sống của kiếp nô lệ Hoàng Văn Thụ đã có hành động thể hiện lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược và bọn thực dân Pháp coi là có“ mầm mống chống đối” người Pháp và “nước mẹ Đại Pháp”. Hành động thể hiện đó là “không cúi đầu, không cúi lạy và cũng không tỏ ra sợ sệt trước uy phong của quan lớn” [27.73] và trong giờ học có quan thanh tra đốc học Thụ


đã không đọc bài “Nước Mẹ Đại Pháp” và trước câu hỏi của thầy anh đã trả lời: “Thày nói nước Đại Pháp là nước Mẹ, An Nam là nước con. Sao con lại không giống mẹ? Người nước mẹ thì da trắng, tóc vàng, mắt xanh, mũi lõ, còn nước con lại da vàng, tóc đen, mắt đen, mũi thấp” [27.75]. Với ý thức trách nhiệm của một thanh niên yêu nước, thời gian học ở trường Pháp - Việt Lạng Sơn anh đã cùng với các bạn học của mình anh đã lập ra nhóm học sinh yêu nước trong trường để chuyên nghiên cứu tài liệu sách báo. Tờ báo Thanh Niên được cả nhóm truyền tay nhau đọc, rồi bàn luận con đường hướng tới của thanh niên trong cảnh ngộ “Vong quốc nô”. Chính những hành động đó thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, sống có lí tưởng chân chính, lấy sự đóng góp của bản thân mình cho cuộc đấu tranh chung của dân tộc làm lẽ sống, là mục đích cao cả của đời mình.

Hay đồng chí Lương Văn Tri - người chiến sỹ cách mạng - một con người thông minh và bất khuất đã hiến trọn tuổi thanh xuân cho lý tưởng giải phóng dân tộc là nguyên mẫu để nhà văn xây dựng tác phẩm Tướng không phong hàm. Đồng chí Lương Văn Tri sinh ngày 17 tháng 8 năm 1910 xuất thân trong một gia đình nông dân Tày ở Bản Hẻo, xã Mỹ Liệt, tổng Mỹ Liệt châu Điềm He. Người anh em, người đồng chí cùng một ngày ra đi tìm cách mạng với đồng chí Hoàng Văn Thụ. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lương Văn Tri và đồng chí Hoàng Văn Thụ gắn liền với lịch sử Đảng bộ Lạng Sơn và Việt nam giai đoạn 1930-1945. Cậu bé Lương Văn Tri lớn lên trong tiếng ru đưa nôi của mẹ, trong sự chăm sóc và kỳ vọng của cha, trong tình nghĩa đùm bọc thương yêu của cả hai bên nội ngoại bản làng rừng núi quê hương. Được sinh ra và lớn lên trên quê hương giàu truyền thống chống ngoại xâm, qua những câu chuyện chống giặc ngoại xâm của ông, cha, thày đêm đêm bên bếp lửa nhà sàn đã nuôi dưỡng truyền thống yêu nước, thương nòi, đạo lí làm người cho cậu bé Lương Văn Tri. Tuổi thơ trôi qua êm đềm


trong mái ấm gia đình, và lớp học trường làng sôi nổi và tưng bừng. Bước ngoặt cuộc đời của Lương Văn Tri bắt đầu từ khi nhập học trường Pháp - Việt Lạng Sơn, được tiếp xúc với báo chí, với không khí chung của dân tộc sau “Tiếng bom vang dội của liệt sỹ Phạm Hồng Thái mưa giết tên toàn quyền Méc- Lanh ở sa điện Quảng Châu Trung Quốc cuối năm 1924 đã dấy lên phong trào đấu tranh yêu nước rộng khắp trong cả nước. Các phong trào đòi thực dân Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925) và để tang chí sỹ Phan Chu Trinh (1926)” [23.67]. Lương Văn Tri đã cùng Hoàng Văn Thụ lập nhóm học sinh yêu nước để “tổ chức tiếp nhận tinh thần yêu nước đối với tất cả sự nhạy cảm chính trị và nhiệt huyết của tuổi trẻ đã làm bừng cháy khát vọng tìm đường cứu nước cứu dân” [23.73,74]. Sinh ra lớn lên được “nuôi dưỡng” tâm hồn trên quê hương Lạng Sơn, mảnh đất của những chiến công và giàu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại bang, nơi hội tụ của những anh hùng từ cổ chí kim mỗi khi đất nước có biến đã thấm đẫm vào tâm hồn và tình cảm các anh. Chính những yếu tố đó đã thôi thúc Lương Văn Tri và Hoàng Văn Thụ từ những học sinh yêu nước đã quyết đi tìm cách mạng: “Mùa hè năm 1926 anh Hoàng Văn Thụ và anh Lương Văn Tri quyết định đáp tàu hỏa về Hà Nội để bắt liên lạc với tổ chức yêu nước cách mạng” [23.75] và khi trở về Lạng Sơn “sau khi bàn luận suy nghĩ kỹ Nhóm thanh niên yêu nước trường tiểu học Pháp - Việt Lạng Sơn thống nhất cao với nhau, một bộ phận đi tìm tổ chức cách mạng tại Trung Quốc, một bộ phận tiếp tục học lên khi có thời cơ sẽ tiếp tục đi hoạt động cách mạng. Anh Thụ, anh Tri là nhóm tiên phong đi mở đường” [23.77].

Dưới ngòi bút của ông hình ảnh những thanh niên yêu nước (như các anh Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri) khi đã trở thành những chiến sỹ cộng sản, thành các yếu nhân của Đảng - trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc đầy hi sinh, gian khổ - cho dù đứng ở cương vị nào thì các anh vẫn thể


hiện đúng tầm cỡ của mình (Hoàng Văn Thụ) đó là: “Một lãnh đạo cấp cao, trí tuệ uyên bác, hỏi điều gì anh cũng giảng giải cặn kẽ, thấu đáo lại giản dị, gắn bó với cán bộ cấp dưới như anh em ruột thịt” [27.389] và “Hình như anh đọc được ý nghĩ của người khác nên có sức cảm hóa đến lạ lùng, đối với dân và gia đình cơ sở cũng vậy, ai gặp anh dù chỉ một lần cũng khó quên, cũng giữ tình cảm thân thiết, gần gũi, gắn bó không phai mờ” [27.389]. Là những người nhiệt huyết, các chiến sỹ cộng sản này đã tận tình suốt đời phấn đấu, theo đuổi con đường mình đã chọn và luôn xác định rõ trách nhiệm của mình. Ví dụ như những suy nghĩ của Lương Văn Tri khi nhận nhiệm vụ cấp trên giao: “Lòng anh rộn lên như có những hồi kèn giục giã trên đường ra trận. Linh tính mách bảo anh: Chuyến công tác này sẽ vô cùng gian khổ và quyết liệt, càng gần thắng lợi, càng dày gian nan, thời cơ đang gần, vận nước đang đến rồi, người chiến sĩ cách mạng vào trận cuối cùng này giải phóng dân tộc giành lại độc lập cho Tổ quốc mang trên vai xứ mệnh xương máu của cha anh gần một thế kỷ, cả mấy nghìn năm văn hiến đang bị kẻ thù vò xé. Anh và các đồng chí đã được Đảng giáo dục và rèn luyện để hôm nay sẵn sàng hy sinh cho ngày toàn thắng”[23.163]. Rồi từ một trí thức yêu nước thành một Đảng viên Đảng cộng sản đồng chí Nguyễn Văn Ninh đã xác định: “Tôi ý thức sâu sắc rằng đó là một vinh dự lớn lao và cũng là trách nhiệm nặng nề đòi hỏi sự hi sinh trọn đời vì lý tưởng của Đảng, vì xét cho cùng lợi ích của Đảng cũng là lợi ích của dân tộc của đất nước vì mục đích cao nhất của Đảng là độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc, ấm lo cho đồng bào” [25.68].

Chính vì vậy, không có một thế lực nào có thể lay chuyển được lí tưởng mà các anh đã theo đuổi kể cả cái chết. Khi bị địch bắt giam, biết mình sẽ bị chúng xử tử hình nhưng tất cả những điều đó không khuất phục được tấm lòng trung kiên của người chiến sỹ cộng sản Hoàng Văn Thụ: “Bắt được anh kẻ thù vô cùng mừng rỡ, phủ toàn quyền Đông Dương ra lệnh cho Sở mật


thám bằng bất cứ thủ pháp nào cũng phải moi được ở “yếu nhân cao cấp đặc biệt này” cơ quan đầu não của Đảng Cộng sản Đông Dương. Kỳ này phải tóm gọn được giới lãnh đạo tối cao của Cộng sản và đè bẹp phong trào chống đối của thực dân bản địa” [22.316]. Trong thời gian bị tra tấn, giữa hai tua điện - khi tỉnh lại - anh Thụ lại tiếp tục ôn tồn thuyết giặc: “Tôi biết các ông chẳng thù oán gì tôi cả. Các ông chỉ là lưỡi dao mà người khác cầm cán. Nhưng các ông nên hiểu rằng thủ đoạn dùi cui của các ông nhất định không đưa các ông đến sự thật đâu”[27.417]. Và mỗi lần tập tễnh lê qua các buồng giam đồng chí của mình anh Thụ tranh thủ nói với các đồng chí của mình:“Có đau thì cũng cố chịu đựng nhé! Đừng quên Tổ quốc, đừng quên Đảng”[27.417]. Lời nhắc nhủ như một lời thề sắc son, truyền cho đồng chí anh em sức mạnh vượt lên mọi đòn tra tấn. Khi bị tuyên án tử hình Anh dõng dạc tuyên bố với bọn địch: “Trong cuộc đấu tranh sinh tử giữa chúng tôi, những người mất nước, và các ông, những kẻ cướp nước, sự hy sinh của những người như tôi là lẽ dĩ nhiên. Chỉ biết rằng, cuối cùng chúng tôi sẽ thắng” [27.422].

Ý chí nghị lực của anh là một tấm gương soi chiếu đến tất cả các chiến sỹ đang chiến đấu vì lí tưởng cao cả là giải phóng dân tộc khỏi khiếp nô lệ lầm than. Ý chí và nghị lực đó khiến bọn địch phải thốt lên: “Thật là một người gang thép! Thật là một người gang thép” [27.427]. Trước lúc ra đi anh Hoàng Văn Thụ đã để lại một bào thơ “Nhắn bạn” giành cho “các đồng chí, các bạn chiến đấu gần xa với những vần thơ thép, lấp lánh ánh hào quang của một tư tưởng lớn, một nhân cách lớn, sẵn sàng hiến dâng của cuộc đời mình vì lí tưởng cao cả; đấu tranh giải phóng dân tộc, xả thân vì nước” [27.434]. Như vậy không một sức mạnh nào có thể lay chuyển được tấm lòng yêu nước, căm thù giặc của các anh. Khi bị rơi vào tay kẻ thù ý chí nghị lực, sức chịu đựng của các anh trước những đòn tra tấn khiến kẻ thù không thể

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí