moi được tin tức gì từ anh Lương Văn Tri: “Cửa phòng giam mở, những tên mặt người dạ thú nhếch mép, cười gắn đưa anh sang phòng tra tấn và thay nhau thi thố tài năng với tất cả với tất cả các ngón đòn nhà nghề để moi tin, hỏi, đánh, hỏi, đánh, khảo, tra cho đến khi anh ngất lịm chúng mới gầm gừ quẳng anh trở lại phòng biệt giam” [23.269.]. Chúng ta ai cũng có quyền tự hào về quê hương xứ Lạng, nơi đã sinh thành người con ưu tú của quê hương, của đất nước, người chiến sỹ cách mạng kiên cường, vị chỉ huy đầu tiên của đội quân cách mạng đầu tiên mà lá quân kỳ Đảng trao cho đã trở thành quốc kỳ. Anh Lương Văn Tri - vị tướng không phong hàm.
Các chiến sỹ cộng sản Bắc Sơn như: Hoàng Văn Hán, Dương Công Kỳ, Dương Công Eng, Dương Văn Vân… tuy không phải là nhân vật chính nhưng họ đều là những con người có thật, những chiến sỹ cứu quốc quân, chiến sỹ cộng sản đầu tiên của Bắc Sơn được tác giả lấy làm nguyên mẫu để xây dựng tác phẩm của mình. Họ hiện lên trong các tác phẩm với tất cả sự dũng cảm, mưu chí, quyết liệt trong chiến đấu đặc biệt sự chịu đựng trước những đòn tra tấn dã man của kẻ thù khi bị rơi vào tay giặc. Khi không bắt được Trung ương ở vùng đất Bắc Sơn địch lồng lên phát cuồng: “Một cuộc bắt bớ tra tấn, tàn sát dã man diễn ra ngay tại Mỏ- Pja ( Hữu Vinh). Chúng đánh tê tay, hỏi: “Cộng sản ở đâu?”, “Cộng sản ở đâu?” “Đặng Xuân Khu ở đâu?”, “Hoàng Văn Thụ ở đâu?”, “Hạ Bá Cang ẩn chỗ nào?”. Tất cả những câu hỏi trong tiếng rít hầm hè, cấu xé da thịt như thú dữ, kẻ thù chỉ đón nhận được một lời nói “không biết”, “không có” [22.220]. Vậy là sau mỗi lời như thế, súng lại nổ, máu lại đổ, đất xứ Lạng lại đỏ máu đồng bào tới mức người sống không kịp mai táng người đã khuất. và nhằm đánh vào tình cảm các chiến sỹ cách mạng và hòng dập tắt phong trào cách mạng “địch đã bắt tất cả nhân dân, không kể trẻ, già trai, gái đem về gia tại chợ Đằng Lang ( Quỳnh Sơn). Chúng cho lính dỡ nhà cướp của, bắt dồn tất cả các gia đình ở Lân
Pán, Nà Yêu, Khuổi Cướm Mỏ- Pja ra trại tập trung ở Pác Mỏ ( Hữu Vinh).” [22.221]. Chúng bắt và tra tấn dã man đồng bào và chiến sỹ cộng sẳn. Nhưng trước sự tra tấn dã man đó, ông Dương Văn Vân đã: “Không kêu van, không rên rỉ, chỉ có tiếng hự, hự, tiếng chửi thề của bọn đồ tể khi thay nhau nhảy vào cắn xé ông cho đến khi ngất xỉu, chúng hạ xuống, đổ nước lã vào mặt, tỉnh dậy lại hỏi, và chỉ có một câu trả lời: “không biết” thì thào theo máu miệng trào ra”[22.272]; hoặc như với ông Dương Công Kỳ: “Chúng xô lại đè ngửa ông ra, căng miệng, nhét đoạn cây vào ngang miệng, lấy dây thừng cột ra sau gáy “đóng hàm thiếc” như vậy, bịt mũi đổ nước vào mồm cho đến khi bụng ông kỳ trương phềnh lên, chúng thay nhau dẫm lên bụng ông dận mạnh và quát tháo tra hỏi, nước, phân, máu ộc ra mũi mồm … cho đến khi ông ngất xỉu” [22.273]. Như vậy, địch biến cả vùng chiến khu Bắc Sơn thành trại tập trung và nhà tù bằng sức mạnh sắt thép và tàn sát man rợ cả các cụ già và em nhỏ, chúng không từ một thủ đoạn đê hèn nào với mục tiêu xóa sổ đất thánh của cộng sản: “Chúng giết sạch, đốt sạch không còn một ai, không còn một ngôi nhà. Mối thù này phải trả. Sự hy sinh cao cả, tinh thần bất khuất kiên trung, tấm lòng son của đồng bào Dao Khuôn Khát với Đảng, với cách mạng sẽ còn mãi mãi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc” [22.224].
Tuy nhiên không có sức mạnh nào có thể khuất phục được tấm lòng, tình cảm của người Bắc Sơn đối với cách mạng. Ông Dương Công Eng nói: “Dù có trăm phương ngàn kế, dù gia đình nào ở Bắc Sơn cũng có khăn tang ngang đầu thì mày cũng không mua chuộc nổi lòng son của dân Bắc Sơn với cách mạng, dân Bắc Sơn còn thì Trung ương còn, dân Bắc Sơn còn thì Đảng còn” [22,282]. Các đồng chí đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân trong trắng, ngời sáng lý tưởng của thế hệ trẻ trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh vệ quốc bảo vệ quê hương. Anh Nguyễn Văn Dưỡng đã dũng cảm mưu trí chỉ huy các chiến sỹ thoắt ẩn, thoắt hiện đánh địch từ đầu phố đến cuối phố: “Anh
bị trọng thương đã hút địch về phía mình để anh em đồng đội chớp thời cơ vượt vòng vây địch. Bắt được anh chúng đánh anh hết sức dã man, song anh không hề khuất phục, chúng trói anh vào gốc cây xử bắn, anh vẫn hiên ngang hô vang lời thề độc lập, và trước khi ngã xuống anh vẫn cất cao tiếng hô vang vọng “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm” “Việt Nam độc lập muôn năm”. [24.169,170]. Tuổi xuân của các anh các chị mãi mãi đi vào mùa xuân bất diệt của thành phố quê hương anh dũng kiên cường.
Như vậy, tất cả những người anh hùng, chiến sỹ cách mạng đầu tiên của mảnh đất xứ Lạng, những con người đã làm rạng rỡ cho lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc đã được nhà văn lấy làm nguyên mẫu để xây dựng thành công các tiểu thuyết lịch sử của mình. Với tình yêu lịch sử, lòng kính trọng với những người anh hùng của dân tộc, nhà văn Nguyễn Trường Thanh từng tâm niệm: “Những nhân vật lịch sử thường là những tấm gương sáng nhất, kết tinh những tinh hoa dân tộc qua mọi thời đại. Cuộc đời và sự nghiệp của họ luôn cổ vũ, thôi thúc ta khát vọng lao động và cống hiến để trở thành người công dân hữu ích của xã hội. Không chỉ có vậy, họ còn có sức mạnh vô hình nâng bước ta đi, vượt qua những thử thách khốc liệt, hiểm nghèo khi ta phải đối mặt với những vận hạn, sai lầm trong cuộc sống”[11] có thể khẳng định tất cả những điều đó đã giúp nhà văn hoàn thành các tác phẩm của mình.
Đặc biệt tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh có những tác phẩm không chỉ bó hẹp trong phạm vi phản ánh các sự kiện và nhân vật trong nội bộ tỉnh Lạng Sơn mà còn mở rộng biên độ ra các tỉnh khác có liên quan cùng các nhân vật anh hùng khác đã từng sống, hoạt động và có quan hệ sâu sắc với đất và người Lạng Sơn như: nhân vật Hoàng Đình Giong (1904-1947) người con dân tộc Tày Cao Bằng (trong Hương ngàn); nhân vật lịch sử Phạm Thị Vân (Hoàng Ngân - vị Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt
Có thể bạn quan tâm!
- Cảm Hứng Từ Những Sự Kiện Lịch Sử Chống Ngoại Xâm Của Dân Tộc Gắn Liền Với Mảnh Đất Xứ Lạng.
- Cảm Hứng Từ Những Nhân Vật Lịch Sử, Những Người Anh Hùng Có Thực Của Xứ Lạng
- Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 8
- Nghệ Thuật Xây Dựng Nhân Vật Lịch Sử.
- Miêu Tả Thế Giới Nội Tâm Nhân Vật
- Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 12
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Nam đầu tiên) - người đồng chí, người vợ đính ước của đồng chí Hoàng Văn Thụ đã được nhà văn lấy làm nguyên mẫu để xây dựng nhân vật Hoàng Ngân (trong Hoa bất tử); nhân vật Trần Bình được dựa theo nguyên mẫu là đồng chí Trần Như Thường, quê ở Hưng Yên - từ một thanh niên yêu nước nhưng có lúc đã phải “dặm dài biên ải” làm việc cho Nhật rồi làm “tay trong” cho ta để đánh địch, với bao phen phải chịu oan khiên, thiệt thòi - được nhà văn Nguyễn Trường Thanh lấy làm nguyên mẫu để xây dựng nhân vật Trần Bình (trong Một thời biên ải)...
Trong tác phẩm Hương ngàn nhân vật Hoàng Đình Giong hiện lên rất chân thực và sống động. Đồng chí Hoàng Đình Giong quê ở xã Đề Thám huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng, xuất thân trong một gia đình nông dân người Tày có truyền thống yêu nước và căm thù đế quốc xâm lược. Đời ông thành câu chuyện lạ có thật trong cuộc chiến vệ quốc của chúng ta. Ông đã đi vào Kinh Phật của đồng bào Khơ Me Nam Bộ như đi vào sự bất tử trong cõi vĩnh hằng. Từ một thanh niên trí thức yêu nước trở thành một nhà cách mạng từng đảm nhận trọng trách tại cơ quan đầu não của Đảng Cộng Sản Việt Nam - đồng chí Hoàng Đình Giong đã trải qua một quá trình đi tìm lí tưởng và đấu tranh gian khổ. Khi học ở Trường Bách Nghệ Hà Nội: “Giong học chăm chỉ, vốn thông minh nên tiếp thu kiến thức tốt, thường xuyên đạt điểm cao cả lý thuyết và thực hành nên được thày yêu bạn mến…Bởi vậy anh có thêm nhiều bạn cùng chí hướng với mình và được các bạn thường xuyên đưa tài liệu báo chí bí mật cho ngiên cứu” [26.45]. Lúc này trong nước đã đón nhận một làn gió cách mạng mới từ hải ngoại bay về, đó là việc ra đời tổ chức cách mạng Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập với sứ mệnh cao cả là tập hợp tổ chức, bồi dưỡng những thanh niên yêu nước đấu tranh giành Độc lập Tự do cho Tổ quốc và giải phóng dân tộc: “Tài liệu quý giá đó như ngọn gió lành thổi bùng lên trong anh niềm khao
khát cháy bỏng đã ấp ủ bấy lâu nay của một chàng trai dân tộc miền núi bị chèn ép, ngăn trở hướng tới một tương lai xán lạn” [26.46]. Những tài liệu ngay buổi đầu đó không chỉ có tác dụng nâng cao lòng yêu nước, chí căm thù quân cướp nước và bè lũ bán nước, bồi dưỡng tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường mà còn có giá trị giới thiệu về Cách mạng tháng Mười Nga - làm rung chuyển thế giới với sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô - một nước Nga Xô viết và tất cả mọi quyền lực về tay nhân dân, một chế độ không có người áp bức bóc lột người, mọi người đều bình đẳng, nam nữ bình quyền, ai cũng được tự do đem tài năng và sức lực để mưu cầu hạnh phúc cho mình và cống hiến cho Tổ quốc. Tất cả những “suy nghĩ đó đưa anh vào giấc mơ đẹp, giấc mơ của ngày mai chiến thắng” [26.46]. Anh cũng thường nhắc nhở bạn bè về trách nhiệm của thanh niên là: “Phải giành lại độc lập cho Tổ quốc và giải phóng cho dân tộc” [26.49]. Chính vì vậy ngay từ khi được giác ngộ anh đã xác định được nhiệm vụ của người chiến sỹ cách mạng: “Cách mệnh là việc của cả nước, phải vận động nhân dân cả nước đứng lên làm cách mệnh, cả nước đi lên đường cách mệnh. Người cách mệnh lập Hội, đi mở đường cho đồng bào cả nước là như thế. Cách mệnh chẳng những có tôn chỉ mục đích trước sau rõ ràng lại phải có phương pháp cụ thể, mỗi người mỗi việc, tửng tổ, từng chi hội, cả Đồng chí Hội, rồi cả nước cùng tiến lên” [26.68]. Cho nên anh đã “từng lập “Hội ghét tây” rồi “Hội đánh tây” khi mới tròn hai mươi tuổi” và “bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, người đã trở thành chiến sỹ cộng sản đầu tiên của quê hương Cao Bằng, người đã nhen nhóm ngọn lửa yêu nước và cách mạng, từng giác ngộ, bồi dưỡng, đào tạo xây dựng nên Đảng bộ Cao Bằng từ năm 1930”[26.129]. Với tình yêu đất nước, lòng nhiệt huyết, theo đuổi con đường mình đã trọn, các anh đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng: “Tháng 12 năm 1929 đồng chí Lê Hồng Sơn và đồng chí Hồ Tùng Mậu tổ chức lễ kết nạp Đảng cho các đồng chí: Hoàng
Đình Giong, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Văn Nọn, Lương Văn Tri. Thành lập chi bộ Long Châu do đồng chí Hoàng Đình Giong làm bí thư. Chi bộ có nhiệm vụ tổ chức phát triển phong trào cách mạng ở các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên” [26.81] và trở thành yếu nhân của Đảng: “Tại hội nghị lần thứ nhất của Đảng tháng 10 năm 1930 đồng chí Hoàng Đình Giong được cử vào Ban chấp hành Trung ương” [26.81]. Với trọng trách nặng nề được Đảng giao phó anh luôn hoàn thành nhiệm vụ. Khi rơi vào tay giặc anh luôn giữ vững chí khí của một chiến sỹ cộng sản: “Tuy bị giam cầm đầy ải, nhưng anh vẫn đứng vững trước mọi đòn tra tấn khốc liệt của kẻ thù, tham gia lãnh đạo, tổ chức đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù đế quốc”[26.137]. Với bản lĩnh, vốn hiểu biết về lịch sử dân tộc, lý luận cách mạng, qua thực tế cuộc sống hàng ngày và sinh hoạt hội họp buổi tối, bằng lòng chân thành, như bộc bạch tâm tư nỗi niềm khi nói về phẩm giá và nhân cách của người Việt Nam: “Anh lưu ý phải luôn luôn giữ vững khí tiết của người cộng sản, bất luận trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ được lòng trung trinh với Đảng, nêu cao cảnh giác để không rơi vào cạm bẫy để chúng lợi dụng được mình”[26.138]. Anh đã trả lời tên Xi-tơ tránh sở mật thám Hải Phòng: “Không! Tôi cũng là người bình thường như mọi người thôi. Có chăng là những người cách mạng chúng tôi sống chiến đấu vì mục đích cao cả là đánh đuổi bọn xâm lược giành lại giang sơn đất nước mà thôi”[26.132]. Khi thoát khỏi nhà tù đế quốc trở về quê hương chiến đấu trong lúc phong trào cách mạng đang chuyển sang giai đoạn mới mà thời cơ vận nước đang tới gần, trong lòng phơi phới niềm tin vào thắng lợi ngày mai: “Giong cùng Đảng bộ bắt tay ngay vào công việc với niềm say mê không kể ngày đêm, khẩn trương rèn luyện củng cố lực lượng vũ trang phối hợp với phong trào cách mạng của quần chúng tại căn cứ địa Cao Bằng chuẩn bị thời cơ giành lại non sông đất nước”[26.154].
Đất nước độc lập chưa được một tháng tuổi, ngày 1 tháng 10 năm 1945 đồng chí Hoàng Đình Giong được “Trung ương Đảng, Chính phủ lâm thời giao trọng trách cho anh nhiệm vụ Chỉ huy trưởng bộ đội Nam tiến vào Nam, cùng chiến sĩ và đồng bào Nam Bộ chống thực dân Pháp đang gây hấn hòng cướp nước ta một lần nữa. Cũng tại đây Bắc Hồ đã đặt tên mới cho anh là Võ Văn Đức. Người căn dặn đại ý: Chú cầm quân ra chiến trường, Văn, Võ đều cần, nhưng phải chú trọng cái Đức của người cán bộ cách mạng”[26.167]. Lời căn dặn của Người chỉ có bấy nhiêu thôi, nhưng xung quanh ba chữ mà Bác đặt tên cho cán bộ của mình đã hàm chứa biết bao sâu xa. Đồng chí Hoàng Đình Giong “càng nghĩ càng thấm thía đó không chỉ là lòng tin cậy, sự ủy thác trọng trách của lãnh tụ giao cho anh, mà từ giờ phút này mỗi bước anh đi, mỗi việc anh làm, mỗi hành vi ứng xử, mọi suy nghĩ và quyết sách… đều phải suy xét kỹ càng trên cái gốc cái nền không chỉ của đạo đức truyền thống của dân tộc mà còn hàm chứa đạo đức thời đại, đạo đức cách mạng, trước những thử thách sống còn của cuộc chiến đấu bảo vệ nền độc lập non trẻ của Tổ quốc mình”[26.167]. Với tinh thần ấy đồng chí Võ Văn Đức bắt tay ngay vào nhiệm vụ mới. Mọi người đều nhận thấy ở anh đó là một người chỉ huy luôn gắn bó quan tâm tới chiến sỹ: “Có lúc tình hình chiến sự gay go ác liệt, để bảo vệ đồng chí Tư lệnh, anh em cán bộ chiến sĩ đề nghị vị chỉ huy rút về tuyến sau, nhưng anh vẫn ở lại hỏa tuyến trực tiếp chỉ huy chiến đấu, nhiều lúc ở ngay công sự cá nhân với cán bộ chiến sĩ ở phía trước để quan sát địch. Sự có mặt của đồng chí Tổng chỉ huy ở ngay mặt trận làm tăng thêm ý chí chiến đấu cho cán bộ chiến sỹ” [26.170]. Hình ảnh của vị tư lệnh đã trở thành linh hồn của các đơn vị bộ đội, là niềm cổ vũ lớn lao cho cán bộ, chiến sĩ vượt qua mọi gian khổ hy sinh hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Như vậy từ những học sinh với lòng yêu nước, sự căm thù thực dân Pháp xâm lược anh đã đi theo cách mạng chấp nhận gian khổ hi sinh để
đánh đuổi thực dân. Anh là hạt nhân đầu tiên của Cao Bằng thực hiện ước nguyện của bản thân, noi gương các anh hùng trước đó của dân tộc, của quê hương để rồi trên mỗi bước đường các mạng của dân tộc đều ghi tên tuổi, trong cuộc đời hoạt động của anh. Anh là niềm tự hào của quê hương, là những người viết tiếp những trang sử hào hùng chống ngoại xâm của dân tộc trên quê hương mình.
Nhân vật lịch sử Phạm Thị Vân (Hoàng Ngân - vị Chủ tịch đầu tiên của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tháng 10 năm 1947) người vợ đính ước của đồng chí Hoàng Văn Thụ được nhà văn lấy làm nguyên mẫu để xây dựng tiểu thuyết Hoa bất tử. Phạm Thị Vân xuất thân trong một gia đình giàu có ở Hải Phòng. Từ lòng yêu nước căm thù đế quốc phong kiến áp bức bóc lột nên được Đảng vận động giác ngộ theo Đảng làm cách mạng. Sự tác động, giác ngộ của tổ chức với những phẩm chất nội tại của người con gái nhà nho giáo, giàu có vào hàng quý tộc ở đất Hải Phòng đã dẫn hướng cuộc đời chị theo một lối đi mới chứ không yên phận nữ nhi thường tình hoặc hưởng giàu sang phú quý. Ngay từ nhỏ đã phải chứng kiến cảnh của một dân tộc bị mất chủ quyền, nhân dân phải sống trong lầm than nô lệ ở chính quê hương mình: “Ở đây có đủ loại người, nam có, nữ có, già có, trẻ có, họ đều giống nhau bởi những gương mặt đói ăn, xanh xao, gầy guộc, quần áo rách vá, đó là những người nghèo ở nông thôn ra hay thành thị đến, tụ tập tại đây để chờ người ta đến thuê mướn các công việc, vú già, vú em, con sen, thằng nhỏ, kéo xe, nấu bếp… Nhìn cảnh tượng đó Hiên thấy Vân quay đi kín đáo lau những giọt lệ tràn mi…”[27.21]. Đặc biệt được sống trong một gia đình yêu nước, từng là cơ sở cách mạng từ những năm 1930 cho nên hàng ngày Vân cắp sách đến trường chiều về lại giúp việc thầy mẹ “vào sổ sách ở cửa hàng tại chợ Sắt và giúp các chú, các anh qua “ mũi” bọn mật thám, mã tà, Việt gian chuyển công văn thư từ từ chợ Sắt đến nhà máy Tơ, Nhà máy xi măng, cơ khí Ca