Những Hạn Chế Trong Phát Triển Con Người Việt Nam Về Tâm Lực


Thứ hai, con người Việt Nam ngày càng có tinh thần tự lập, tự trọng, sáng

tạo, quyết tâm vượt qua hoàn cảnh của mỗi cá nhân

Trong truyền thống lịch sử hàng ngàn năm nay của dân tộc Việt Nam, tính cộng đồng có vị trí nổi trội so với các giá trị thuộc về cá nhân trong bảng giá trị đạo đức của con người Việt Nam. Sự nghiệp đổi mới với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã nhấn mạnh yếu tố con người, lấy việc phục vụ con người là mục tiêu cao nhất. Trong các phẩm chất xây dựng con người mới, chúng ta đặc biệt nhấn mạnh tới phẩm chất cá nhân: tự lập, tự trọng, sáng tạo, tự do, quyết tâm vượt qua hoàn cảnh của cá nhân. Một số chuẩn mực giá trị trước đây dựa vào kinh nghiệm, tập quán đã tạo ra phẩm chất chấp hành, phục tùng, thì nay không còn thích ứng với thời kì hiện nay.

Để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thì mọi hoạt động thực tiễn: sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đều vì mục đích đem lại sự giàu có của các cá nhân và tạo ra sự đóng góp có ích cho xã hội. Về mặt này, xét về khía cạnh đạo đức, mọi con người đều được khuyến khích, được xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Hằng năm đất nước đã biểu dương hàng trăm doanh nhân tiêu biểu, học sinh – sinh viên xuất sắc trong lao động và học tập; nhiều phát minh khoa học của các nhà khoa học được đưa vào ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh. Nhờ vậy, đã tạo ra những bước nhảy vọt trong sự phát triển kinh tế - xã hội; xã hội đã xuất hiện nhiều doanh nhân lớn như Phạm Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức…Những con người ấy, họ đã nỗ lực cá nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, vượt qua những khó khăn của đất nước để vươn lên làm giàu cho bản thân mình, nhưng đồng thời, cũng chính là sự cống hiến to lớn cho cộng đồng, dân tộc.

Mặc dù tính cá nhân được đề cao, nhưng trong sâu thẳm nhận thức, tâm hồn của con người Việt Nam thì họ luôn hướng về cộng đồng, đất nước, chung tay góp sức cùng Đảng và Nhà nước chống lại đói nghèo, xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển phồn thịnh. Thực tế đã cho thấy, tinh thần nhân ái, nhân đạo


hướng về cộng đồng của các doanh nhân, các nhà hảo tâm là rất lớn lao. Tinh thần ấy đã nói lên sự hòa hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, dân tộc. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tinh thần ấy cũng là ưu thế nổi trội của đạo đức con người Việt Nam.

Thứ ba, con người Việt Nam có ý thức pháp luật ngày càng cao, có bản lĩnh trong đấu tranh đòi hỏi sự công bằng và lẽ phải, biết hướng tới những cái đúng, cái tốt, cái đẹp

Nền kinh tế thị trường “thương trường là chiến trường” đã tạo ra những biến đổi to lớn trong đời sống của con người Việt Nam. Nhiều yếu tố niềm tin, chân lý, lẽ phải, thiện - ác, tốt - xấu, tiến bộ và phản tiến bộ... đang đặt ra rất nhiều vấn đề. Nhưng cũng chính kinh tế thị trường cũng đòi hỏi sự dân chủ hóa trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội phải được nâng cao. Điều đó thúc đẩy trách nhiệm công dân trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, nó yêu cầu một tinh thần phê phán rất cao giữa sự lựa chọn những giá trị đạo đức tốt đẹp hay là sự chấp nhận, hoặc đạp đổ tất cả chỉ vì mục tiêu kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Dân chủ hóa trong đời sống là một điều tất yếu đối với một xã hội phát triển theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Việc thực hiện dân chủ hóa làm cho ý thức làm chủ, năng lực thực hành dân chủ được phát huy và phát triển. Với công cuộc đổi mới ở nước ta, quan hệ giữa cá nhân và xã hội cũng bị biến đổi theo hướng tích cực. “Thực chất và nội dung của sự biến đổi mối quan hệ này chính là dân chủ hóa chính bản thân quan hệ đó, đảm bảo sự phát triển hợp lý, tự nhiên của cá nhân cũng như của xã hội theo nguyên tắc pháp lý và chuẩn mực nhân văn của dân chủ” [7, tr.456].

Như vậy, dân chủ đi liền với kỷ cương, nhu cầu dân chủ hóa trong đời sống thúc đẩy sự hoàn thiện về mặt pháp luật, có nhiệm vụ điều chỉnh hoạt động của con người theo pháp luật. Sự hoàn thiện pháp luật và với phương châm “sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật” sẽ tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, tạo mọi điều kiện cho con người phát huy mọi khả năng sáng tạo, các mối quan hệ

Vấn đề phát triển con người toàn diện Việt Nam hiện nay - 13


xã hội được ứng xử và giải quyết thấu tình đạt lý, các quyền con người vì thế được bảo đảm. Trong môi trường lành mạnh như vậy, con người sẽ hướng thiện, hành động của họ sẽ mang tính tự giác, đứng lên đấu tranh ngăn chặn cái ác, cái bất công, để vươn tới cái chân, thiện, mỹ.

Thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước ta cho thấy, ý thức pháp luật của người dân ngày càng được nâng cao. Ý thức tôn trọng pháp luật đã trở thành nếp sống và làm theo pháp luật đã tạo thành bản lĩnh của người Việt Nam trong đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ hạnh phúc cho mọi người. Đã có nhiều người tận tụy với việc bảo vệ lẽ phải như Trung tướng Nguyễn Việt Thành trong vụ án Năm Cam, nhân dân tố cáo doanh nghiệp xả thải ra môi trường, các chiến sỹ, quân, dân đang ngày đêm kiên cường bảo vệ biển đảo... Đặc biệt là trong đấu tranh chống bạo lực gia đình, bạo lực trẻ em, bất bình đẳng giới… nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của con người. Như vậy, có thể nói trên mặt trận này, chúng ta đã đạt được những thành quả to lớn. Hiện nay Việt Nam đã ký cam kết với tổ chức nhân quyền của Liên Hợp Quốc về việc đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản của con người. Đó là quyền trẻ em, chống phân biệt chủng tộc, chống tra tấn, quyền phụ nữ,...Tháng 11 năm 2013 Việt Nam đã ký cam kết thực hiện quyền chống bạo lực. Có thể nói, ở một nước đang phát triển, việc Việt Nam đã cam kết và tích cực thực hiện đảm bảo các quyền con người là một nỗ lực được đông đảo cộng đồng thế giới hoan nghênh. Vì vậy, ngày 12/11/2013 Việt Nam được bầu cử vào Ủy ban nhân quyền của Liên hợp quốc. Đảm bảo các quyền cơ bản của con người đồng nghĩa với việc xây dựng môi trường xã hội dân chủ và văn minh, tạo điều kiện cho con người Việt Nam được tự do sáng tạo, thưởng ngoạn, có điều kiện phát triển toàn diện.

Thứ tư, nhiều thành tựu trong phát triển văn hóa, nghệ thuật đã đem đến đời sống tinh thần hết sức phong phú cho nhân dân

Hiện nay, khi nói tới văn hóa, tất cả chúng ta đều nhận thấy tầm quan

trọng của nó, không chỉ đối với con người, mà còn là yếu tố nội sinh vô cùng


quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng người, của quốc gia – dân tộc. Việt Nam là một dân tộc có bề dày truyền thống văn hóa hàng ngàn năm lịch sử. Những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta chứa đựng trong đó chủ nghĩa nhân đạo và nhân văn cao đẹp. Vì vậy, nó luôn là nguồn nuôi dưỡng, hun đúc cho ý chí và tâm hồn con người Việt Nam, góp phần xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống, tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam. Chính từ vai trò lớn lao đó của văn hóa, Đảng ta đã luôn coi việc “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là “quốc sách hàng đầu”, và phải “làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh của sự phát triển” [39, tr.75-76]. Nhận thức của Đảng đã nhanh chóng trở thành nghị quyết, chủ trương và chính sách cụ thể. Nhờ vậy, những thành tựu xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta những năm qua là hết sức to lớn.

Trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, phong trào sáng tác và thưởng thức phát triển rất mạnh. Các sản phẩm văn hóa nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng và được giới thiệu rộng rãi đến đông đảo nhân dân. Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, múa rối nước…đã được bảo tồn và phát huy; nhiều công trình văn hóa đã được giữ gìn, tôn tạo, phục dựng; nhiều di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, như Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn, Nhã nhạc cung đình Huế, Hát xoan Phú Thọ, Quan họ Bắc Ninh,…; nhiều giao lưu, triển lãm văn hóa nghệ thuật đã diễn ra trong và ngoài nước; rất nhiều hội văn hóa nghệ thuật được thành lập và hoạt động sôi nổi…Các sản phẩm và hoạt động văn hóa nghệ thuật đã thực sự đem lại cho nhân dân ta đời sống thinh thần hết sức phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người Việt Nam.

Công tác xây dựng đời sống văn hóa mới diễn ra hết sức sôi nổi. Theo kết quả số liệu của Hội nghị tổng kết thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (2000 – 2010) của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:


- Trong phong trào “Người tốt, việc tốt”, đã có trên 1.200.000 “Người tốt, việc tốt” được suy tôn ở các cấp. Trong đó, ở cấp tỉnh trên 249.000 người, cấp huyện trên 239.000 người và cấp xã trên 712.000 người.

- Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng phát triển về chiều rộng và bề sâu. Thu hút trên 90% gia đình sinh sống ở nông thôn, hoặc gia đình cư trú trên địa bàn khu dân cư tham gia. Từ 8.670.665 gia đình văn hóa được công nhận năm 2000, đến nay cả nước đã có 16.026.599/22.628.167 gia đình văn hóa được công nhận, (đạt tỷ lệ 70,8%).

- Phong trào xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa là một trong những phong trào phát triển mạnh mẽ và thường xuyên nhất. Từ 17.651 làng (thôn, ấp, bản…) văn hóa; tổ dân phố (khu phố, khu dân cư) văn hóa được công nhận năm 2000, đến nay cả nước đã có 58.284/86.761 làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa được công nhận năm 2010 (đạt tỷ lệ 67%).

- Đến hết năm 2010, “Quỹ vì người nghèo” 04 cấp đã vận động được 5.910,3 tỷ đồng, cả nước đã xây dựng và sửa chữa 1.051.973 căn nhà cho hộ nghèo.

- Công tác đền ơn đáp nghĩa được thực hiện có hiệu quả: 9.832/10.603 xã, phường được công nhận xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ (93,1%); 1.865.710/1.963.593 đối tượng gia đình chính sách có mức sống trung bình trở lên so với dân cư cùng địa bàn cư trú; 4.853 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo; từ khi phát động đến nay (1997 - 2010), Quỹ đền ơn đáp nghĩa các cấp đã vận động được gần 2.000 tỷ đồng, xây mới hơn 300 nghìn ngôi nhà, sửa chữa hơn 140 nghìn ngôi nhà, tặng gần 700 ngàn sổ tiết kiệm trị giá hơn 400 tỷ đồng cho các đối tượng gia đình chính sách.

- Cuộc vận động góp phần tích cực vào việc xây dựng khu dân cư lành mạnh: củng cố và duy trì 650.980 “Tổ an ninh nhân dân”, “Tổ dân phòng” làm nòng cốt trong Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; duy trì hoạt động 125 nghìn “Tổ hòa giải” với gần 500 nghìn hòa giải viên.


- Công tác xây dựng đời sống văn hóa trong các đoàn thể, công sở, văn hóa doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ. Đến năm 2010, đã có 37.971 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa.

- Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có tiến bộ: Trên 120.000 đơn vị và khu dân cư thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, tạo ra những chuyển biến tiến bộ trong đời sống nhân dân.

- Công tác xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở và phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng được duy trì và phát triển, tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân được hưởng thụ và tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Đến nay, cả nước đã có 4.663 xã có nhà văn hóa, sân thể thao; 38.543/99.658 thôn có nhà văn hóa, sân thể thao; 6.770 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có nhà văn hóa; 7.365 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có khu vui chơi giải trí; 8.177 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có phòng truyền thống và 215 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đội văn nghệ quần chúng [10].

Những thành tựu trong văn hóa, nghệ thuật trên đây đã thực sự đem cho nhân dân ta một đời sống mới vô cùng phong phú, không chỉ trên bình diện đời sống tinh thần, mà cả đời sống vật chất, góp phần quan trọng vào việc xây dựng con người Việt Nam mới – con người phát triển toàn diện.

3.1.3.2. Những hạn chế trong phát triển con người Việt Nam về tâm lực

Bên cạnh những giá trị tiến bộ trong phát triển tâm lực con người Việt Nam nêu trên, việc phát triển tâm lực con người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn, bất cập. Điều đó được thể hiện:

Thứ nhất, sự suy thoái về chính trị, tư tưởng

Trong những năm đổi mới vừa qua, nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Song, thực tế hiện nay, nước ta


còn đang ở trình độ phát triển chưa cao, ở một số lĩnh vực còn yếu kém, lạc hậu, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, những tiêu cực xã hội lớn như tham nhũng, quan liêu….Hơn nữa, do quá trình hội nhập quốc tế, bên cạnh việc tiếp nhận những giá trị tiến bộ, chúng ta cũng bị tiếp nhận cả những giá trị phản tiến bộ….., Tất cả những vấn đề đó, đã ảnh hưởng tới nhận thức chính trị của một bộ phận nhân dân về vai trò lãnh đạo của Đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự suy thoái về chính trị, tư tưởng được biểu hiện ở sự suy giảm bản lĩnh chính trị, phai nhạt lý tưởng, bàng quan với các vấn đề xã hội; thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm đối với sự nghiệp cách mạng, thấy việc đúng không tích cực ủng hộ, thấy tiêu cực cũng không dám đấu tranh. Đã có một bộ phận quần chúng dao động, hoài nghi về lý tưởng cách mạng, ủng hộ con đường đi lên chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có những con người cấu kết với các thế lực thù địch chống phá, bôi nhọ Đảng, kích động mọi người đứng lên chống lại chính quyền, điển hình là các cuộc bạo loạn ở Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, Tây Nghệ An… Những hành động đó đã làm mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nguy hại hơn là hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bị chệch hướng, mất niềm tin vào chế độ, suy thoái về chính trị, tư tưởng, dẫn đến quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, vi phạm dân chủ...Đánh giá thực trạng đạo đức cán bộ, đảng viên trong quá trình đổi mới của đất nước, tại Đại hội XI, Đảng ta nêu rõ:

Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước [39, tr.173].


Đặc biệt, trước đó, Tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa IX, với Nghị quyết: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” Đảng ta đã thực sự thừa nhận những khuyết điểm trong Đảng ở cấp cán bộ cao cấp:

Một số bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc [37, tr.22].

Hậu quả của vấn đề này là rất lớn lao, là nguy cơ làm suy thoái về chính trị, tư tưởng của nhân dân và của toàn xã hội. Vì vậy, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đang là nhiệm vụ bức bách.

Thứ hai, sự xuống cấp về đạo đức, văn hóa và suy thoái về lối sống

Việt Nam vốn là một dân tộc có nền văn hóa “thống nhất trong đa dạng”. Nền văn hóa đó đã tạo nên những thế hệ người Việt Nam với hình ảnh con người Việt Nam giản dị, thân thiện, hiếu khách. Mối quan hệ giữa người với người trong xã hội luôn được hình thành với tinh thần “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “tối lửa tắt đèn có nhau”, “bán chị em xa, mua láng giềng gần”, “lá lành đùm lá rách”,… Những giá trị đó đã đi sâu vào tâm thức và hành vi của mỗi con người Việt Nam.

Nhưng hiện nay, những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc và con người Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng, trong xã hội nảy sinh hàng loạt nghịch lý, hàng loạt các vấn đề phản giá trị: chủ nghĩa thực dụng; khát vọng cá nhân được đẩy lên cao, dẫn đến lối sống phi nhân tính; cuộc sống thác loạn, những hình ảnh sex ở các cuộc thi người đẹp, biểu diễn ca nhạc, tôn sùng tiện nghi vật chất, đồng tiền, nạn mại dâm tràn lan, nạn hiếp dâm, bạo lực gia đình, bạo lực trẻ em, nạn bia rượu, cờ bạc, cướp của, giết người.....Những vấn đề này tác động thường nhật đến người dân Việt Nam, dẫn đến sự tha hóa con người cũng như

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí