Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 12


quyệt nhằm dụ dỗ, mua chuộc hòng nao núng tinh thần chiến đấu cách mạng những yếu nhân cộng sản.

Ngoài việc sử dụng hình thức đối thoại nhà văn Nguyễn Trường Thanh còn hay sử dụng hình thức miêu tả các màn độc thoại nội tâm của nhân vật. Độc thoại là tiếng nói bên trong của tâm hồn nhân vật, là lời nhân vật tự nói với mình, tự bộc lộ những suy tư thầm kín “ thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý, nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [18]. Dùng độc thoại nội tâm để miêu tả tâm lí nhân vật là một phương thức hữu hiệu để khắc họa tính cách nhân vật. Chính sự am hiểu về đời sống nội tâm, am hiểu những quy luật tâm lí sâu kín bên trong con người đã tạo cơ sở cho nhà văn lý giải sự tồn tại của tính cách nhân vật. Nhà văn L.Tônxtôi đã từng khẳng định: Mục đích chính của nghệ thuật - nếu như có nghệ thuật và nó có mục đích - và để làm rõ và nói hết được sự thật về tâm hồn con người, nói hết được những bí mật mà không thể nói hết bằng những lời lẽ đơn giản… Nghệ thuật là cái kính hiển vi dẫn dắt nghệ sĩ đến những bí mật của tâm hồn mình và đưa những bí mật này ra cho tất cả mọi người biết. Theo cách nhận định trên thì tính cách nhân vật được bộc lộ từ nhiều phương diện trong đó có hiện tượng độc thoại nội tâm. Vì thế, qua những màn độc thoại ta có thể nắm bắt tính cách một cách dễ dàng bởi nó thể hiện rất rõ các diễn biến tâm lý của nhân vật.

Khi khắc họa bản chất của người chiến sỹ cộng sản với tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, tác giả Nguyễn Trường Thanh đã rất chú ý đến việc miêu tả thế giới nội tâm nhân vật thông qua hình thức độc thoại của nhân vật. Ví dụ như: Suy nghĩ của nhân vật Nguyễn Văn Ninh khi được kết nạp vào Đảng: “Từ một trí thức yêu nước thành một Đảng viên Đảng cộng sản. Tôi ý thức sâu sắc rằng đó là một vinh dự lớn lao và cũng là trách nhiệm nặng nề đòi hỏi sự hi sinh trọn đời


vì lý tưởng của Đảng, vì xét cho cùng lợi ích của Đảng cũng là lợi ích của dân tộc của đất nước vì mục đích cao nhất của Đảng là độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc, ấm lo cho đồng bào”[25.68]; và những suy nghĩ của đồng chí Phạm Thị Vân (Hoàng Ngân): “Trong niềm xúc động thiêng liêng khi Vân giơ cao cánh tay trước Đảng Kỳ, từ trong sâu thẳm của lòng mình Vân hiểu rõ từ giờ phút này mình sẽ hiến trọn đời vì lí tưởng cao đẹp của Đảng, chấp nhận mọi gian khổ hy sinh trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù vì sự nghiệp cao cả giải phóng dân tộc”[27.27]; hoặc những suy nghĩ khi bị địch bắt, chị đã không nghĩ đến hoàn cảnh của bản thân mà lo lắng cho các đồng đội: “Nằm trong nhà lao, không hiểu sao Ngân thấy lo cho thân phận mình thì ít mà lo đến cháy lòng về anh và các đồng chí của mình. Lỡ anh bị địch bắt lúc này, khi mà phong trào đang cần sự lãnh đạo chỉ đạo của anh biết bao nhiêu”[27.395]; hay khi tiễn anh Hoàng Văn Thụ ra vùng mỏ công tác, mặc dù đã chuẩn bị rất chu đáo nhưng “trong lòng Vân vẫn thấp thỏm nỗi lo âu về sự an toàn trên lộ trình của vị thượng cấp, cho đến khi liên lạc trở về báo cáo chuyến đi tuyệt đối an toàn chị mới thật bình tâm lao vào công việc mới”[27.48]; hoặc những suy nghĩ của đồng chí Lương Văn Tri khi nhìn những bàn chân rách tướp và gương mặt tươi rãn của các đồng chí đang ngâm chân quanh bếp lửa hồng sau những đêm băng rừng vượt núi, anh bỗng ao ước làm sao để “các đồng chí Trung ương và anh em bảo vệ có được mỗi người một đôi giày vải… những đôi giày rách nát kia có giặt đi khâu lại cũng chỉ leo núi đá tai mèo không qua nổi ba ngọn thì tan”[23.228,229]; và khi “chia tay các chiến sỹ Cứu Quốc quân thân thiết của mình lòng anh thoáng buồn song lại thấy tâm hồn thư thái vì anh đã thực hiện được nguyện ước của người chỉ huy, khi lâm nạn vẫn cứu thoát được đồng đội của mình”[22.239]; hoặc khi được giao nhiệm vụ đồng chí Lương Văn Tri đã xác định rõ trách nhiệm của mình: “Chuyến công tác này sẽ vô cùng gian khổ và quyết liệt,


càng gần thắng lợi, càng dày gian nan, thời cơ đang gần, vận nước đang đến rồi, người chiến sĩ cách mạng vào trận cuối cùng này giải phóng dân tộc giành lại độc lập cho Tổ quốc mang trên vai xứ mệnh xương máu của cha anh gần một thế kỷ, cả mấy nghìn năm văn hiến đang bị kẻ thù vò xé ”[23.163]; hay suy nghĩ của ông Dương Công Eng khi bị địch tra tấn dã man: “Đằng nào thì tao cũng bị chúng mày giết, muốn làm gì thì làm, nhưng đừng hòng moi được ở tao dù nửa lời”[22.271]…. Những đoạn miêu tả độc thoại nội tâm nhân vật của nhà văn như vậy đã cho chúng ta thấy rõ được những phẩm chất cao quí của những chiến sỹ cộng sản - những con người trí tuệ, giàu tình cảm, thương yêu đồng chí, đồng đội của mình và sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Và nó góp phần khắc họa tính cách nhân vật và làm cho nhân vật gần gũi với cuộc sống đời thường hơn, sống động hơn, và làm cho nhân vật lịch sử có sức chuyển tải, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc, và vì thế mà tính chất văn chương của tác phẩm cũng đậm đà hơn.

3.1.3. Miêu tả các hành động nhân vật

Ngoài nghệ thuật miêu tả ngoại hình và thế giới nội tâm để giới thiệu, bộc lộ tính cách của từng loại nhân vật, nhà văn Nguyễn Trường Thanh còn tập trung vào việc miêu tả các hành động nhân vật (cả nhân vật chính diện và phản diện). Với nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật cho phép nhà văn có thể khắc họa một cách rõ ràng nhất những phẩm chất tốt đẹp, cao cả của những người anh hùng dân tộc cũng như bản chất xấu xa, tàn bạo và thâm độc của bọn xâm lược và bè lũ tay sai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Các nhân vật chính diện trong tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh thường là những người có phẩm chất cao quí, đồng thời lại là những người rất giầu tình cảm, rất yêu thương con người và sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp cách mạng,vì đất nước quê hương, và vì những người thân yêu


Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 12

của mình. Ở họ - luôn có sự thống nhất cao độ giữa những suy nghĩ và hành động. Hay nói khác đi - họ là những người anh hùng, luôn vì nước, vì dân mà xả thân cứu nước. Tác giả Nguyễn Trường Thanh đã luôn hướng ngòi bút của mình vào việc khắc họa những hành động cụ thể của họ để khẳng định tính cách anh hùng, phẩm chất anh hùng của những con người lịch sử này. Ví dụ như khi khắc họa hành động cụ thể của các vị anh hùng trong lịch sử như Tướng quân Lê Hoàn, như nhân vật Thân Cảnh Phúc, Đại Liệu, Đại Huề, Hoàng Đình Kinh…Chẳng hạn: “Lê Hoàn say mê bàn việc nước đến nỗi sáng lúc nào mà không biết, khi đằng đông, chân trời đã ửng đỏ. Lê Hoàn còn một nỗi băn khoăn là phải tìm được ngọn núi nào thuận lợi nhất có thể bao quát được toàn cảnh trận đồ Chi Lăng thì mới yên lòng” [21.15]; hay: “Gà gáy đã canh tư rồi mà Thân Cảnh Phúc vẫn chưa hề chợp mắt được một khắc… những tiếng nói sang sảng mang âm hưởng như chuông bạc của Lý tướng quân: Phải chủ động bất ngờ tiến sang đất giặc, phải bẻ gẫy tan tành các mũi nhọn của giặc đang cắm vào thân thể đất nước ta…làm được điều đấy là khó đấy, công đầu thuộc về các chủ tướng biên thùy của ta, thuộc về các sĩ tốt và thần dân các dân tộc trên ải Bắc, những người lính biên thùy”[21.19]. Và đặc biệt là trong chiến đấu: “Súng lệnh nổ. Đại Liệu dẫn đầu cánh quân kỵ của ông lao vào đoàn quân đen của giặc. Những lưỡi kiếm đỏ máu vung lên bổ xuống liên hồi… Đại Liệu thét lên, phi ngựa tới đuổi sát Liễu Thăng. Ông cúi gập người, lia mũi kiếm chặt chân sau con ngựa vằn. Con tuấn mã đang phi mạnh bỗng bị mất vó ngã lăn”[21.100]; hay: “trong một trận kịch chiến giáp la cà với toán giặc rất đông, chúng vác giáo xông bừa vào vây quanh Đại Liệu. Ông rút cả gươm ra thế thủ. Rồi hai tay hai gươm, ông tế con tuấn mã của mình lao vào đội hình đông đặc của giặc, chém lia lịa”[21.95]…

Như vậy, bằng ngòi bút miêu tả chân thực, sinh động nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã làm sống lại những hành động anh hùng của những nhân


vật anh hùng trong lịch sử. Những hành động ấy đã thể hiện trực tiếp lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết chiến thắng kẻ thù của những người anh hùng.

Hoặc khi viết về các hành động thể hiện phẩm chất anh hùng của những người chiến sỹ cộng sản như đồng chí: Hoàng Văn Thụ, Hoàng Đình Giong, Phạm Thị Vân (Hoàng Ngân)…Chẳng hạn trong nhà tù đế quốc đồng chí Hoàng Văn Thụ vẫn tổ chức tuyên truyền lí luận cách mạng và quan tâm, nhắc nhở ý chí, nghị lực đến các đồng chí của mình. Mỗi lần tập tễnh lê bước qua các buồng giam đồng chí của mình anh Thụ tranh thủ nói với vào với các đồng chí của mình: “Có đau thì cũng cố chịu đựng nhé! Đừng quên Tổ quốc, đừng quên Đảng”[22.323]. Lời nhắc nhủ đó như một lời thề sắc son, truyền cho đồng chí anh em sức mạnh vượt lên mọi đòn tra tấn. Và mỗi lần bị giặc tra tấn đến khi “anh chết ngất chúng mới dừng tay rồi khiêng anh vứt xuống xà lim, quần áo tơi tả, người bê bết máu. Anh em xúm lại chăm xóc vết thương cho anh. Khi tỉnh lại, anh nhìn các đồng chí với ánh mắt dạt dào tình yêu thương, nghiến răng nén chịu đòn đau, mỉm cười trên đôi môi xưng vù, tím tái, cố làm cho anh em yên lòng “ không sao đâu, đừng lo”[22.417]. Và trước khi ra pháp trường anh còn nhờ bạn tù gửi chiếc áo len do Hoàng Ngân (Phạm Thị Vân) đan tặng đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh và gửi thư vĩnh biệt cùng bài thơ Nhắn bạn nổi tiếng cho người vợ chưa cưới thân yêu của mình. Tinh thần xả thân vì cách mạng, bất khuất, kiên cường, kiên trung, dũng cảm của anh trước kẻ thù, trí tuệ uyên bác, tình yêu thương vô bờ của anh đối với các đồng chí, các bạn tù, sức cảm hóa của anh với tất cả những người tù chính trị khác chiến tuyến, làm cho mỗi đồng chí như lớn hơn, trưởng thành hơn, hiểu biết và tự hào hơn về người lãnh đạo của mình. Vì thế mà ai cũng nghiến răng chịu đòn, giữ trọn khí tiết và lòng trung trinh với cách mạng theo tấm gương ngời sáng của anh trong lao tù tăm tối.


Hay khi viết về tinh thần, bản lĩnh của người chiến sỹ cộng sản Hoàng Đình Giong tác giả đã nhấn mạnh cho tiết: Tuy bị giam cầm, đầy ải 9 năm trong nhà tù Đế quốc nhưng anh vẫn đứng vững trước mọi đòn tra tấn khốc liệt của kẻ thù, tham gia lãnh đạo, tổ chức đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù đế quốc. “Anh tổ chức truyền đạt, quán triệt nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ nhất, vận động anh em tuyệt thực để đấu tranh trực diện với giám thị trại giam, cảm hóa thuyết phục chính họ không gây thêm tội ác với đồng bào, tổ chức anh em học chính trị văn hóa”[26.137]. Và anh thường nhắc nhở với anh em, đồng chí của mình phải đấu tranh cương quyết, khôn khéo và cảm hóa bọn chúa ngục và lính coi ngục, bởi cũng có những người do hoàn cảnh mà cầm súng cho giặc, trong họ còn nhiều người có lòng yêu nước, cần phải tuyên truyền, phân hóa, cảm hóa họ. Vì vậy trong công tác cách mạng của Đảng phải chú ý đến công tác binh vận, họ được giác ngộ, hiểu rõ nỗi nhục, thân phận của người dân mất nước, thân phận của người làm tôi tớ tay sai, dần dần đi đến giác ngộ cách mạng, tự giác hành động để khi thời cơ cách mạng đến họ sẽ ôm súng giặc về với cách mạng, với nhân dân. Đặc biệt anh xác định rõ con đường đấu tranh cách mạng là gian khổ, hi sinh và “có ngã xuống cũng làm những viên gạch lát đường cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc… đi đến đài vinh quang của chiến thắng”[26.134]. Những năm đất nước còn đằm chìm trong nô lệ xiềng gông, đảm nhận trọng trách tại cơ quan đầu não của Đảng anh hoạt động sôi nổi từng đi tuyên truyền, củng cố, xây dựng những cơ sở cách mạng đang bị địch đánh phá dữ dội “nối liền đường huyết mạch của Đảng từ vùng mỏ, từ miền núi đến miền duyên hải, từ đồng bằng đến Xứ ủy liền mạch với Ban lãnh đạo Hải ngoại từ những năm 1932-1936”[26.216]. Bằng tài trí và kinh nghiệm hoạt động cách mạng dày dạn, vối bản lĩnh chính trị vững vàng anh đã nắm lấy thời cơ lãnh đạo đồng bào các dân tộc giải phóng quê hương.


Hoặc khi viết về phẩm chất anh hùng của đồng chí Phạm Thị Vân (Hoàng Ngân) trước lời buộc tội của phiên tòa đại hình có đủ mặt đại diện toàn quyền Đông Dương, Tòa Hà Nội, Hà Đông - chị Ngân bình tĩnh, hiên ngang vạch mặt kẻ thù: “Chúng tôi đấu tranh để đòi quyền sống, quyền làm người, quyền bình đẳng, quyền ựt do, quyền độc lập như vậy sao gọi là những kẻ nổi loạn? Vì đây là đất nước của chúng tôi [27.396]; hoặc viết về tinh thần của đồng chí Phùng Chí Kiên khi sa vào tay giặc ông nhấn mạnh:“Sau trận tra khảo man rợ của tên tay sai, anh gắng hết sức bình sinh nói trong tiếng thở đứt quãng: Đừng hỏi nữa…vô ích…đừng lao sâu vào tội ác chống dân tộc nữa…cách mạng nhất định thành công…điều cốt yếu nhất đối với ta bây giờ là…các đồng chí của ta còn sống”[22.236,237]…

Qua việc miêu tả của nhà văn về những hành động của nhân vật - những chiến sỹ cộng sản trước kẻ thù ta thấy họ hiện lên là những người anh hùng sẵn sàng hi sinh tính mạng mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngay cả khi bên lề của cái chết, khi bị tước hết vũ khí các anh vẫn tìm được cách tiến công, chủ động tiến công ngay cả khi vũ khí chỉ còn đôi mắt, cái miệng không bị nhét giẻ, hơi thở và tiếng nói: “Các anh hướng những cặp mắt cháy lửa căm thù vào bọn địch rồi hướng về đồng bào với ánh mắt chan chứa yêu thương gật đầu chào mọi người và đột ngột đồng thanh hô vang khẩu hiệu: “Việt Nam muôn năm! Đảng cộng sản Đông Dương muôn năm! Tinh thần khởi nghĩa Bắc Sơn bất diệt!”[22.262]. Nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã miêu tả một cách chân thực, sinh động các hành động anh hùng, phẩm chất anh hùng của những nhân vật lịch sử, những con người anh hùng mà vẫn mang tính điển hình cao có tính thuyết phục với người đọc.

Bên cạnh việc miêu tả các hành động của những người anh hùng nhà văn còn miêu tả hành động thâm độc, tàn bạo của bọn thực dân phong kiến và bè lũ tay sai. Chúng dùng biện pháp mua chuộc, dụ dỗ rồi đến đe dọa đặc biệt


là tra tấn dã man những người cộng sản sản rơi vào tay chúng. Như khi tra tấn ông Dương Văn Vân: “Ba tên đồ tể xô lại trói chặt hai ngón tay cái, hai ngón chân cái, chúng rút dây treo ông lên xà nhà, nện ông như đập đất, ông oằn người, quằn quại trên không nghiến răng chịu đòn. Không kêu van, không rên rỉ, chỉ có tiếng hự, hự, tiếng chửi thề của bọn đồ tể khi thay nhau nhảy vào cắn xé ông cho đến khi ngất xỉu, chúng hạ xuống, đổ nước lã vào mặt, tỉnh dậy lại hỏi”[22.272]; hoặc khi tra tấn ông Dương Công Liễu: “Chúng vật ngửa ông ra, lột hết quần áo đánh như đập rắn cho đến khi chúng mệt lả, vã mồ hôi ra” [22.273]; hay khi tra tấn ông Dương Công Kỳ: “Chúng đè ngửa ông ra, căng miệng, nhét đoạn cây vào ngang miệng, lấy dây thừng cột ra sau gáy “đóng hàm thiếc” như vậy, bịt mũi đổ nước vào mồm cho đến khi bụng ông Kỳ trương phềnh lên, chúng thay nhau dẫm lên bụng ông dận và quát tháo tra hỏi, nước, phân, máu ộc ra mũi mồm… cho đến khi ông ngất xỉu”[22.273]; và tra tấn dã man đồng chí Lương Văn Tri: “Những tên mặt người dạ thú nhếch mép, cười gằn đưa anh sang phòng tra tấn và thay nhau thi thố tài năng với tất cả các ngón đòn nhà nghề để moi tin, hỏi, đánh, hỏi, đánh, khảo, tra cho đến khi anh ngất lịm chúng mới dừng tay gầm gừ quẳng anh trở lại phòng biệt giam”[23.269] những ngòn đòn tra tấn dãn man đó của kẻ thù không làm lung lạc được tinh thần, ý chí chiến đấu của người cộng sản thể khuất phục nổi ý chí, nghị lức chiến đấu của người cộng sản.

Hoặc chúng tan sát đồng bào ta dã man khi chúng không bắt được những chiến sỹ cộng sản: “Bản Khuôn Khát đang yên lành trong buổi sáng màn sương còn ngậm hương hoa rừng núi thì địch như một đám rắn độc, câm lặng trườn vào rồi đồng loạt đốt nhà đồng bào, lửa cháy ngút trời, người lớn quáng quàng ôm con trẻ đang khóc như ri thoát ra khỏi đống lửa. Chưa kịp hoàn hồn thì giặc đã đứng vây sẵn ở ngoài xả súng vào đồng bào trong tiếng cười sằng sặc điên loạn, chúng gào thét: Giết, giết hết, đốt hết, giết sạch bọn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023