Những Hình Thức Viết Lại Lịch Sử Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Đương Đại

mà lịch sử còn “đứt gãy, chỗ trống giữa các sự thật được ghi chép” [113, tr.472]. Nhiệm vụ của tiểu thuyết lịch sử là “sáng tạo ra diễn ngôn mới về lịch sử, nêu ra cách nói mới, góc nhìn mới, phán xét mới, gợi mở khả năng mới.” [113, tr.474]. Kĩ thuật viết lại giúp cho nhà văn thực hiện được nhiệm vụ, chức năng kể trên của tiểu thuyết lịch sử. Nguyễn Xuân Khánh viết về Hồ Quý Ly – một nhân vật được nhìn nhận không mấy thiện cảm trong chính sử - qua tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh – vẫn con người, vẫn những hành động mà Hồ Quý Ly đã làm – con người lịch sử này đã được nhìn nhận ở góc độ khác: góc độ của con người cá nhân, của con người đời tư với vô vàn những bi kịch. Đây là điều một VB lịch sử không thể làm được – chỉ có VB tiểu thuyết mới có thể cởi trói sự gò bó đó để nhìn nhận lại vấn đề và tư duy theo kiểu hiện đại ở góc độ nhiều chiều, mang lại nhiều cảm xúc cho người đọc hôm nay về một thái độ công bằng đối với lịch sử. Tiểu thuyết được viết lại đã tái tạo một thế giới bên ngoài VB cần được lấp đầy các khoảng trống mà chìa khóa để hiểu chính là thái độ tích cực, hợp tác của người đọc khi nhận ra các tín hiệu của sự viết lại. Người đọc kết nối VB hiện tại với nhiều VB trước đó để tạo ra hào quang LVB của những gì được đọc.

Như vậy, trong trường trò chơi LVB mới này, người đọc có thẩm quyền nhất định trong việc nhận ra các gợi ý rõ ràng hoặc tiềm ẩn, các kết nối trực tiếp hoặc biến đổi của thao tác viết lại. Hành vi viết lại dẫn đến yêu cầu của việc đọc lại. Bởi nó biểu diễn một thế giới của hư cấu, tưởng tượng để xây dựng một thế giới mới mà VB đó đang được đặt tên. Quá trình đọc lại này tái hiện một cuộc đối thoại không bao giờ kết thúc giữa các VB khác nhau và các độc giả khác nhau. Viết lại yêu cầu người đọc có thể khôi phục chủ đề của các câu chuyện trước đó được dệt vào trong VB. Người đọc cần phải có kiến thức nền về lịch sử, phải thực hiện sự kết nối LVB để có thể thẩm thấu các vấn đề của lịch sử và các vấn đề mà VB đang đọc đặt ra. Tiểu thuyết lịch sử cần một người đọc thực thụ có thái độ tôn trọng sự phong phú đa chiều của lịch sử và

một bối cảnh đọc thực sự để thu thập ý nghĩa của tác phẩm và những kết nối phức tạp của VB đối với quá khứ, hiện tại và tương lai. Người đọc cần có nhận biết khả năng hư cấu lịch sử và hiệu ứng thẩm mỹ của nó.

4.1.2. Những hình thức viết lại lịch sử trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học gắn bó chặt chẽ với nhau. Khi triển khai phần nghiên cứu những hình thức viết lại lịch sử trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, nội dung và hình thức không hiểu theo cách hiểu thông thường. Chúng tôi hiểu nội dung là tinh thần của câu chuyện, hình thức là những sự kiện góp phần thể hiện nội dung. Nội dung nghiên cứu của luận án không có ý định tách rời hình thức và nội dung của tác phẩm văn học. Công trình tìm hiểu việc viết lại nội dung là viết lại tinh thần của câu chuyện và viết lại hình thức là viết lại trên cơ sở các sự kiện lịch sử.

4.1.2.1. Viết lại hình thức

Julia Kristeva đã tuyên bố “bất kỳ VB nào cũng được kiến tạo như là bức khảm các trích dẫn”. Bất kì tác phẩm nghệ thuật nào cũng là sự liên kết tương tác với các VB khác, viết lại, biến đổi hoặc nhại lại chúng. Như vậy, giữa VB luôn tồn tại hàng loạt các liên kết giữa một VB và các VB khác xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như trích dẫn trực tiếp, viện dẫn, ám chỉ, tiếng vang, tham chiếu, bắt chước, cắt dán, nhại lại, quy ước văn học,… Tất các các nguồn VB đó được khai thác một cách có ý thức hoặc vô thức trong phản ánh. Viết lại qua hình thức trích dẫn VB là một trong những hình thức góp phần vào quá trình biến đổi, tái tạo – một đặc tính cố hữu của tính LVB.

Trích dẫn thể hiện trên thực tế sự hiện diện của VB này bên trong một VB khác. Sự hiện diện này chính là một trong những cách thức mà nhà văn “viết lại” nguyên văn một phần, một đoạn,… của một VB có trước đó. Trích dẫn có thể xuất phát từ ý thức hay vô thức, có chủ ý hay không chủ ý, và vì thế nó ảnh hưởng đến các dấu hiệu cụ thể để người đọc có thể nhìn thấy được VB mà nó đề cập đến. Thông thường, dấu hiệu chủ yếu là nhà văn đặt phần trích

dẫn trong dấu ngoặc kép và tường minh chúng bằng những chú thích. Đây có thể xem là dấu hiệu nhận biết rõ ràng thể hiện ý thức LVB của nhà văn. Người đọc nhanh chóng tiếp cận vấn đề và kết nối ngay đến VB cần được tiếp nhận. Trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại mà đặc biệt trong tiểu thuyết lịch sử, việc trích dẫn có chú thích cụ thể và chi tiết là kĩ thuật mà nhiều nhà văn sử dụng. Điều này có thể thấy ở hai bộ tiểu thuyết Bão táp Triều Trần Tám Triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải. Trong tiểu thuyết Bão táp triều Trần, Hoàng Quốc Hải thực hiện 890 lần chú thích (sáu tập truyện) và Tám triều vua Lý là 584 lần (bốn tập truyện). Với dung lượng lớn chú thích này, tiểu thuyết đã thực hiện sự kết nối không hề nhỏ đến những VB nằm ngoài khuôn khổ của VB đang tiếp cận, và tất yếu, vấn đề mà người đọc tiếp nhận sẽ phong phú và đa dạng hơn. Thực tế thì những chú thích rõ ràng, cụ thể không đòi hỏi cao tư duy của người đọc. Tính cách năng động của người đọc dường như không được phát huy vì mọi thứ đã được cung cấp sẵn. Việc của người đọc là tiếp nhận và gắn nó với bối cảnh của VB mà tìm ra vấn đề của VB đang đọc. Thiết nghĩ đây là kĩ thuật phù hợp cho những tác phẩm dài hơi mà dung lượng và vấn đề của nó trải ra trong một phạm vi rộng như trường thiên tiểu thuyết lịch sử.

Nguồn trích dẫn quan trọng nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại trước hết là chính sử từ các tài liệu lịch sử và các VB có liên quan. Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh, Võ Thị Hảo,… khi viết lại các nhân vật, sự kiện lịch sử đều xuất phát và lấy điểm tựa từ chính sử. Tiêu biểu nhất là các yếu tố của lịch sử lấy từ lịch sử Việt Nam như: Đại việt sử kí toàn thư, Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, Tống sử (Trung Quốc),… Tuy nhiên, kinh nghiệm sử dụng tư liệu trên được chính nhà văn Hoàng Quốc Hải chia sẻ: “Vẫn phải nhờ vào đường dây dẫn dắt là chính sử, nhưng phải bóc tách ra, cái gì là sự thật ẩn náu đằng sau những lời nhận xét mù mờ của các sử gia. Nhiều khi các tài liệu cũng không chính xác nên cần xem xét thận trọng. Đặc biệt, phải nhận ra đâu là những lời bình bất lương” [20]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Thao tác trích dẫn quen thuộc của tiểu thuyết lịch sử chính là các câu chuyện thuộc về điển tích, điển cố được viết lại trong một bối cảnh mới nhưng không làm biến đổi nội dung, giá trị của VB được viết lại thông qua hình thức trích dẫn. Hoàng Quốc Hải trích dẫn các câu chuyện ngắn có tính triết lí cao về các bậc thánh nhân: câu chuyện về thầy Tử Cống và đức Khổng Tử [54, quyển 1, tr.136] để làm cơ sở do suy nghĩ “Phải làm cho nhà vua biết kính cẩn và thận trọng, phải nắm được các điều mấu chốt của tam giáo. Biết yêu điều thiện, ghét điều ác. Chớ có ghét cái dân yêu mà yêu cái dân ghét, thì cơ đồ trường cửu bất quá không hơn chiếc bong bóng dưới giọt tranh.” [54, quyển 1, tr.137]. Võ Thị Hảo trong Giàn thiêu trích dẫn câu chuyện về Thôi Trữ (tướng quốc nước Tề) được ghi chép từ cuốn Đông Chu liệt quốc. Câu chuyện được đưa vào bối cảnh mới để làm căn cứ minh chứng cho quan điểm và thái độ về việc tôn trọng sự thật của người viết lịch sử. Đây là quan điểm quan trọng xuyên suốt mọi thời đại. Võ Thị Hảo trích dẫn câu chuyện của Đức Phật Thích Ca trong những ngày cuối đời căn dặn các tỳ kheo không sống buông thả và giữ giới trong sạch,… trong sự suy tư của nhân vật Từ Đạo Hạnh (khi đã là một đại sư),… Mục đích của việc viết lại các VB trên vào trong tác phẩm không đơn thuần là trích dẫn làm cho câu chuyện thêm phong phú. Sự trích dẫn trước hết xuất phát từ sự tương đồng hay tương phản của bối cảnh từ đó làm cơ sở rút ra nhiều vấn đề (triết lí, giáo dục,…) cho tiền VB.

Yếu tố lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử trước hết xây dựng trên cơ sở trích dẫn rất nhiều các tư liệu khác nhau thuộc về văn hóa, cách ứng xử, lối sống,… Đầu tiên có thể kể đến chính là việc tái hiện lại văn hóa, phong tục của người Việt trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Điều này là một đặc sắc chủ đạo của nhiều cuốn tiểu thuyết lịch sử khi có nhiều cố gắng nghiên cứu, tìm tòi để đưa rất nhiều văn hóa phong tục vào trong tác phẩm. Không thể không ghi nhận việc viết lại các mảng văn hóa, phong tục truyền thống góp phần rất lớn trong việc xây dựng màu sắc và bối cảnh đặc trưng của xã hội

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản - 16

phong kiến. Nguyễn Xuân Khánh trong Hồ Quý Ly khắc họa Hội thề Đồng Cổ và huyền thoại của Hội thề, nghi thức tổ chức tang lễ (khi vua Trần Nghệ Tông qua đời),… Võ Thị Hảo trong Giàn thiêu miêu tả về phong tục cưới xin (Lễ Đại đăng khoa, nghi thức rước dâu, nghi thức Hợp Cẩn,…), lễ hội (lễ Chầu đèn, lễ Điểm binh, truyền thuyết về Hội Chen, lễ Mở cửa rừng, lễ Tế Thần nông, tục cướp kén, trò bắt trạch trong chum,…). Trung tâm nhất chính là việc tái hiện lại hình ảnh giàn thiêu và sự đau khổ của những kiếp người là nạn nhân của chế độ phong kiến hà khắc. Giá trị của thao tác viết lại chính là sự kết nối vùng văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng,… làm cho tiểu thuyết tiệm cận với tiểu thuyết văn hóa, phong tục, mang những nét đẹp trong văn hóa, trong tư tưởng nhân văn của thời đại.

Hòa chung khuynh hướng văn hóa phong tục trong tiểu thuyết lịch sử kể trên, nhiều tiểu thuyết lịch sử có thể xem là trang văn hóa của dân tộc được khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau. Mẫu thượng ngàn cũng là cuốn tiểu thuyết mang đậm màu sắc văn hóa, phong tục tập quán khi mà tác giả sử dụng thế mạnh của việc trích dẫn các vấn đề về văn hóa, phong tục, bản sắc của Việt Nam. Nguyễn Xuân Khánh làm sống lại những lễ tục, trước hết là tục thờ Mẫu, một lễ tục chỉ có ở Việt Nam. Nền văn hóa Việt có thể được xem là nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết này. Mẫu thượng ngàn là cuốn tiểu thuyết về văn hóa phong tục Việt Nam được thể hiện qua cuộc sống của người dân ở vùng nông thôn Bắc Bộ cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử xã hội về Hà Nội cuối thế kỉ XIX. Nguyễn Xuân Khánh đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa hết sức thận trọng, tỉ mỉ, bằng một sự dày công đầy tâm huyết. Lấy bối cảnh thực dân Pháp hoàn tất quá trình bình định Việt Nam, Phật giáo suy vong để nhường chỗ cho sự hưng thịnh của Thiên chúa giáo. Người dân thể hiện sự trung thành với nền văn hóa của dân tộc bằng cách quay về với Đạo Mẫu. Trung tâm của thời cuộc này được khắc họa đại diện qua làng Cổ Đình, một làng giáp ranh Hà Nội, thời gian vào cuối thế kỉ

XIX đầu thế kỉ XX. Sự xung đột văn hóa đó được khắc họa bằng nhiều bút pháp khác nhau. Trong đó, thao tác viết lại mà nhà văn thực hiện chủ đạo và thành công nhất chính là việc thực hiện các nội dung trích dẫn các vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng, về văn hóa của làng và tư duy của thời đại trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Tên của tác phẩm Mẫu thượng ngàn cũng đã mang chức năng của hành vi viết lại. Tên gọi chính là sự viết tắt mang tính kết nối. Cụ thể ngay nhan đề đã gợi ra sự liên tưởng đến truyền thuyết về Mẫu thượng ngàn. Nhan đề vì thế, mang chức năng của tính LVB.

4.1.2.2. Viết lại nội dung

Các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm thể loại văn học lịch sử/ tiểu thuyết lịch sử: “Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể loại này” [57, tr.302]. Khi bàn Về nghệ thuật viết tiểu thuyết, Nguyễn Xuân Khánh bày tỏ: “Khi viết tác phẩm này (Hồ Quý Ly) tôi rất trung thành với sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, tiểu thuyết lịch sử không chỉ dừng lại ở đó mà nhà văn sẽ phải dùng kiến thức của mình về văn hóa, lịch sử dân tộc cùng với những trải nghiệm để có được một cái nhìn tổng thể về thời đại và thời cuộc.” “Tôi quan niệm tiểu thuyết lịch sử tạo ra một hiện thực làm sao để gây cho người đọc một ảo tưởng là nó có thật. Tiểu thuyết lịch sử phải dựng lại bối cảnh không khí của thời đại. Tôi phải đọc rất nhiều tư liệu cùng sự trải nghiệm thực tế để nhào nặn thành nhân vật, sự kiện, những mối liên hệ. Tiểu thuyết phải có đời sống, bi hài trữ tình. Trong khi đó kí sự lịch sử chỉ là bám chắc vào các VB sử để viết”.

Hư cấu trước hết là bản chất của tiểu thuyết. Nhưng đối với tiểu thuyết lịch sử, hư cấu đóng vai trò vô cùng quan trọng. “Sự thật lịch sử” được Dumas quan niệm chỉ là cái đinh để nhà văn treo bức tranh của mình lên. Nếu sự thật lịch sử chỉ là cái đinh, là điểm tựa cho nhà văn dựa vào, thì sự hư cấu chính bức tranh muôn màu mà nhà văn tạo ra để khắc họa những khả năng đã mất và mở ra những khả năng triển hạn vô cùng của lịch sử. Quá trình đi tìm những khả năng đã mất này đặt ra yêu cầu bắt buộc trước tiên là người viết phải là sự thông tuệ về lịch sử. Từ đó có sự sáng tạo, có khả năng tổng hợp, quy chiếu, kết nối, tưởng tượng và hư cấu nhằm xây dựng những mã diễn ngôn mới. Nhà văn Nam Dao cho rằng “một tác phẩm viết về đề tài lịch sử được công nhận là một tác phẩm nghệ thuật, một cuốn tiểu thuyết hay không, tùy thuộc vào mức độ hư cấu và khả năng tưởng tượng của nhà văn trên cơ sở những sự kiện và nhân vật lịch sử theo đúng đặc trưng và nguyên tắc thể loại.” [24]. Tiểu thuyết lịch sử vì thế ra khỏi khuôn khổ và yêu cầu quan trọng của chính sử, tiểu thuyết hóa lịch sử giúp cho nhà văn thể hiện tài năng và bút lực của mình đi sâu khai thác những vấn đề còn bỏ ngỏ của lịch sử và cả những vấn đề mở ra của cuộc sống đương đại. Tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo được xây dựng từ một hình tượng lịch sử: nguyên phi Ỷ Lan. Trong con mắt của chính sử, Ỷ Lan là một nữ thánh, người có công rất lớn với Đại Việt. Ỷ Lan được xem là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong thời Lý đầu và là một trong số ít phụ nữ nắm quyền lực chính trị trong lịch sử các triều đại Việt Nam. Giàn thiêu vẫn viết lại lịch sử đảm bảo đặc điểm này. Tuy nhiên, Võ Thị Hảo đã khai thác một mảng tối khác trong cuộc đời của bà. Đó là khía cạnh của một người phụ nữ ham quyền lực, độc ác, bức hại các cung nữ, thúc đẩy cái chết của Thái hậu,… Nhưng hư cấu luôn phải trong một khuôn khổ cần được xem xét thận trọng để bảo đảm cho nội dung câu chuyện không đi quá xa với sự thật lịch sử hoặc làm đảo lộn lịch sử, thay đổi cơ bản tính chất sự kiện hoặc bản chất một nhân vật, sự kiện. Việc hư cấu đó phải thực sự bảo đảm logic về mặt

diễn tiến lịch sử và diễn biến của câu chuyện, chứ không phải theo ý đồ chủ quan của tác giả. Đồng thời, nhà văn không được lấy nhãn quan hay lối sống thời hiện đại để áp cho nhân vật thời xưa, vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa, phong tục, đạo đức của xã hội thời phong kiến.

Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại chú ý khai thác nội tâm nhân vật qua hình ảnh những con người đầy bi kịch – những con người bị đặt trong sự dằn xé nội tâm gay gắt bởi sự tác động của thời đại – họ rơi vào những bi kịch, những cảnh ngộ ngang trái, éo le. Bi kịch của sự lựa chọn như tiểu thuyết Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Tám triều vua Lý (Hoàng Quốc Hải),…; bi kịch của người trí thức giàu lòng tự trọng Nguyễn Du (Nguyễn Thế Quang), nhân vật Sử Văn Hoa, Phạm Sinh trong Hồ Quý Ly, nhân vật Lý Đạo Thành trong Tám triều vua Lý. Khi chú ý đến những bi kịch, phần bản năng của con người xuất hiện và được chú ý khai thác. Cuộc gặp gỡ của sư Vô Trần và cô Nấm trong Đội gạo lên chùa có nét gần gũi với môtip trong truyền thuyết về cuộc gặp của thiền sư Điền Quang và Điểm Bích. Nhưng nếu như sự có mặt của Điểm Bích thử thách pháp độ cao siêu, đạt đạo của bậc cao tăng thì cuộc gặp của sư Vô Trần với cô Nấm là thắng lợi của tiếng gọi cõi nhân sinh, lòng trắc ẩn; cũng là minh chứng nỗi cô đơn sâu thẳm trong bản thể con người mà Phật pháp không thể nào yên ủi, lấp đầy. Vô Trần từ bỏ chốn cửa thiền đi theo cô Nấm càng chứng tỏ tính chất tùy duyên của đạo và sức mạnh của tiếng gọi đời sống trần thế.

Điều đặc biệt trong tiểu thuyết lịch sử chính là cái nhìn đối với phụ nữ. Bi kịch và số phận của người phụ nữ được xây dựng từ nhiều tầng lớp khác nhau. Đó là tiểu thư vương giả nhưng bất hạnh như Quỳnh Hoa, Huy Ninh (Hồ Quý Ly), Lý Chiêu Hoàng, Ỷ Lan, Dương hoàng hậu trong Tám triều vua Lý, Huyền Trân trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của Nguyễn Hữu Nam,… đến những người phụ nữ có vị trí hèn mọn trong Giàn thiêu, Mẫu Thượng ngàn, Minh Sư, Sông Côn mùa lũ,… Trong Giàn thiêu, cuộc đối thoại giữa Ỷ Lan và

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí