TTLS Việt Nam đương đại (sau 1986 đến nay) có nhiều đổi mới trong nghệ thuật phân tích tâm lý, tính cách, chất thế sự sâu sắc hơn các giai đoạn trước. Các nhà văn chú trọng lối tư duy chính luận sắc bén, chặt chẽ khi khám phá các vấn đề lịch sử từ nhiều góc nhìn, kể cả góc nhìn văn hóa, phong tục, tôn giáo. Nhiều nhà văn coi trọng “sự thật lịch sử”, phân tích nguồn “sử liệu” tỉ mỉ, công phu, tái hiện lại một cách sinh động không khí lịch sử, sự kiện, nhân vật có thật. Bên cạnh đó, ta thấy cũng có những nhà văn lại đề cao nghệ thuật “hư cấu”, lấy yếu tố “hư cấu” làm mục đích chính để đặt giả thuyết, phân tích, luận giải các vấn đề của lịch sử, tô đậm chất thế sự, đời tư, văn hóa, phong tục, đảm bảo nguyên tắc thể loại. Nếu xếp theo trình tự thời gian, ta phải kể đến hàng loạt các tác giả với các tác phẩm viết về đề tài lịch sử như “Đinh Tiên Hoàng đế” (1988) của Hà Công Tài; hai bộ TTLS của tác giả người Pháp viết về lịch sử Việt Nam là cuốn “Vạn Xuân” (1989) và “Lãn Ông” (2000) của Yveline Féray với các vấn đề nhạy cảm gắn với con người bản năng đậm chất thế sự, không né tránh vấn đề “cấm kỵ” khi viết về vô thức bản năng của con người; Ngô Văn Phú có 6 tác phẩm như “ ươm thần Vạn Kiếp” (1991), “Tuyên phi họ Đặng” (1996), “Ấn kiếm trời ban” (1998), “Cờ lau dựng nước” (1999), “Uy Viễn tướng công” (2003), “Lý Công Uẩn” (2006). Ta có thể kể ra hàng loạt tác giả Việt kiều với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tại Mỹ vào năm 1991 và in lại lần 2 vào năm 1998 tại Việt Nam là “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác; “Bể dâu”, “Đất trời”, “ ió lửa” (1999, in tập 1 ở Canada) của Nam Dao – Việt kiều sống tại Canada; “Tây Sơn bi hùng truyện” ( 2006, 2 tập) của Lê Đình Danh- Việt kiều sống tại Mỹ... Trong nước, ta phải nhắc đến 4 tác phẩm của Hoàng Công Khanh là “Danh tướng Trần Hưng Đạo” (1995), “Vua Đen” (1996); “Hoàng hậu hai triều vua Dương Vân Nga” (1996) được tặng giải thưởng Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, “Vằng vặc sao Khuê” được tặng giải thưởng Thăng Long vào 1998. Nguyễn Trường Thanh có 4 tác phẩm như “Hoa trong bão” (1994); “Tướng không phong hàm” (1998); “Nữ điệp báo Lạng thành” (1999). Nhiều nhà văn khác như Nguyễn Xuân Khánh với tác phẩm “Hồ Quý Ly” (1999), trao giải năm 2000; “Vạn Thắng Vương” (Đinh Bộ Lĩnh) (2000) của Lữ Giang; Trần Bá Chí có tác phẩm “Quân sư Nguyễn Trãi” (2001); Nguyễn Quang Thân có tác phẩm “Con ngựa Mãn Châu” (2001); Vũ Ngọc Đĩnh có 4 tác phẩm như “Mười hai sứ quân” (1999) viết về sự kiện lịch sử có thật “loạn 12 sứ quân” được khoa học lịch sử ghi chép và người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn, mở ra trang sử mới cho đất nước; “Bắn rụng mặt trời” (2000) viết về sự kiện lịch sử quân dân nhà Trần chống quân xâm lược Nguyên- Mông; “Hào kiệt Lam Sơn” (1995) viết về anh hùng Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh xâm lược; “Ứng vận Thần Vũ” (2005) viết về vua Lê Đại Hành chống giặc ngoại xâm nhà Tống; bộ sáu tiểu thuyết “Bão táp triều Trần” của Hoàng Quốc Hải được xuất bản lần đầu năm 2003, sau khi bổ sung thêm hai tập “Đuổi quân Mông – Thát”, “Huyết chiến Bạch Đằng”; hai tác phẩm: “Anh hùng Đông A dựng cờ bình Mông” (1998, chương hồi, 2 tập), “Anh hùng Tiêu Sơn” (2003, chương hồi, 4 tập) của Trần Đại Sỹ đã tái hiện lại lịch sử với quy mô lớn gắn với sự hình thành và suy vong, kết thúc của cả một triều đại cụ thể trong lịch sử; Hàn Thế Dũng có 5 tác phẩm là “Lê Lợi” (2002), “Bà Triệu”
(2004), “Đinh Bộ Lĩnh” (2004), “Lý Công Uẩn” (2006), “Lý Nam Đế” (2006); “Giàn thiêu” của Võ Thị Hảo được trao giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội năm 2004; “Thăng Long ký” (2004) của Nguyễn Khắc Phục; Nguyễn Xuân Khánh viết “Mẫu thượng ngàn” (2005); “Đàn đáy” (2006) của Trần Thu Hằng; “Cổ Trai xuất đế” (2006) của Phạm Thuận Thành nhận giải thưởng của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; “Vua Minh Mạng” (2006) của Hoài Anh; bộ bốn tiểu thuyết “Tám triều vua Lý” của Hoàng Quốc Hải viết năm 2007 và hai tác phẩm vừa nêu của Hoàng Quốc Hải đã được nhận giải thưởng vào năm 2008; bộ TTLS “Đất Việt trời Nam” (2007, 3 tập) của Đan Thành (Phạm Thành); Nguyễn Trường Thanh có 6 tác phẩm như “Một thời biên ải” tập I và II (2000- 2008); “Ngôi nhà của cha” (2007); “Hương ngàn” (2008); “Hoa bất tử” (2009); “Phò mã Động iáp” (2010); “Dặm dài ải Bắc” (2012, đây là cuốn TTLS thứ 10 của ông): các tác phẩm này làm toát lên những bài học lịch sử có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống đương đại: đó là bài học xây dựng Thế trận lòng dân nơi biên cương phên dậu trọng yếu của đất nước [137].
Trong giai đoạn đương đại từ sau 1986 đến nay, ta còn phải kể đến hàng loạt các tác phẩm khác như “Hội thề” (2009) của Nguyễn Quang Thân; “Không phải huyền thoại” (2009, viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp) của Hữu Mai; “Minh sư” (2010) của Thái Bá Lợi và tác phẩm này đã nhận giải thưởng văn học Đông Nam Á vào năm 2013; “Hoàng Đế cờ lau” (2010) của Nguyễn Khắc Triệu; “Nẻo về Vạn Kiếp” (2011) của Lê Đình Danh; “Đội gạo lên chùa” (2011) của Nguyễn Xuân Khánh; “Thế kỷ bị mất” của Phạm Ngọc Cảnh Nam (2012) được bằng khen năm 2012; Hoàng Quảng Uyên có 3 tác phẩm gần 2000 trang: “Mặt trời Pác Bó” (2010), “ iải phóng” (2013), “Trông vời cố quốc” (2017); “Đinh Tiên Hoàng và công cuộc thống nhất đất nước” (2012) của Phạm Trường Khang; Nguyễn Thế Quang có 3 cuốn TTLS như “Khúc hát những dòng sông” đạt giải thưởng của Ban Tuyên giáo Trung ương vào 2013, “Thông reo Ngàn Hống” của ông được trao giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 2015, ngoài ra ông còn có tác phẩm Nguyễn Du (2015); tác phẩm “Biên bản chiến tranh 1- 2- 3- 4.75” của Trần Mai Hạnh đạt giải thưởng Văn học Đông Nam Á vào năm 2015; “Sương mù tháng iêng” (2015) của Uông Triều; “Thị Lộ chính danh” (2015) của Võ Khắc Nghiêm; “Phùng Vương” (2015) của Phùng Văn Khai; “Trần Khánh Dư” (2016) của Lưu Minh Sơn; “Đinh Bộ Lĩnh và nước Đại Cồ Việt”(2017) của nhóm Lương Duyên; “Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh” (2018) của Trương Bửu Sinh; “Đinh Tiên Hoàng” (2018) của Vũ Xuân Tửu, “Đinh Tiên Hoàng Đế - anh hùng mở nền thống nhất quốc gia” (2018) của Trương Đình Tưởng, “Từ Dụ Thái hậu” (2019) của Trần Thùy Mai… Có thể nói, TTLS Việt Nam đương đại từ sau năm 1986 đến nay phát triển sôi động hơn bao giờ hết, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đội ngũ sáng tác trong và ngoài nước đông đảo, phát triển theo nhiều xu hướng phong phú, đa dạng, vừa kế thừa truyền thống vừa đổi mới theo lối viết hiện đại.
Nhìn chung, sự cách tân của TTLS Việt Nam đương đại thể hiện trong nhiều lớp cấu trúc thể loại của các tác phẩm thuộc ba xu hướng. Nội dung yêu nước, nhân đạo và thế sự của các giai đoạn trước cũng được kế thừa và phát huy. Đặc biệt là chất“thế sự” gia tăng đậm hơn nhiều so với các tác
phẩm từ năm 1985 trở về trước. Có thể nói, các nhà văn có sự chọn lựa yếu tố “lịch sử” khác nhau, có nhà văn tập trung miêu tả nổi bật những nhân vật lịch sử nổi tiếng, có nhà văn phục dựng lại cả một thời kỳ lịch sử gian khổ hào hùng với nhiều nhân vật, sự kiện lịch sử có thật; có nhà văn mượn lịch sử để hư cấu, gửi gắm các bức thông điệp về đời sống nhân sinh thế sự, đặt ra giả thuyết về lịch sử, khơi sâu vào hư cấu những góc khuất của lịch sử, tái hiện các vấn đề chính trị, lịch sử, văn hóa, phong tục, hình dung về những khả năng có thể xảy ra của lịch sử… Tóm lại, dù viết theo khuynh hướng nào, các nhà văn vẫn phải quán triệt tư tưởng trung thành với các sự kiện có thật, phản ánh đúng bản chất lịch sử, đảm bảo nguyên tắc không xuyên tạc “lịch sử chính trị” của đất nước theo chiều hướng tiêu cực.
Bàn về các xu hướng phát triển, ta thấy TTLS phát triển theo nhiều xu hướng, hệ đề tài được mở rộng, có nhiều cách tân đáng kể, tùy thuộc vào quan điểm nghệ thuật mà mỗi nhà văn ở từng xu hướng sẽ có cách xử lý khác nhau với 2 yếu tố “lịch sử” và “hư cấu” theo nguyên tắc thể loại. Các tiêu chí của thể loại dần nới lỏng, có tác phẩm có nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử có thật, nhưng cũng có những tác phẩm chỉ có ít nhân vật, sự kiện lịch sử có thật, lại có những tác phẩm kết hợp cân đối, hài hòa giữa các nhân vật, sự kiện lịch sử có thật với các nhân vật, sự kiện được hư cấu hoàn toàn để tái hiện lại bức tranh hiện thực của đời sống quá khứ nhằm đúc rút các bài học kinh nghiệm cho cuộc sống đương đại.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân cho rằng từ thời kỳ Đổi Mới đến nay, TTLS Việt Nam đương đại phát triển theo ba xu hướng chính: đó là “tiểu thuyết lịch sử chương hồi khách quan”, “tiểu thuyết lịch sử giáo huấn”, “tiểu thuyết lịch sử luận giải” [72]. Nhưng bài viết này của ông chưa đi sâu, chưa làm rõ được đặc trưng thể loại và sự cách tân trong các lớp cấu trúc thể loại. Trong luận án này, chúng tôi căn cứ vào quan điểm nghệ thuật của nhà văn trong việc xử lý các yếu tố “lịch sử” và “hư cấu” theo nguyên tắc thể loại để phân chia thành ba xu hướng chính là: xu hướng TTLS bám sát sử liệu, xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu và xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu, để làm rõ đặc điểm của ba xu hướng này trong các chương sau của luận án, chúng tôi có dùng thao tác lập luận so sánh để đối sánh với sử liệu trong quá trình tìm hiểu từng xu hướng.
Có thể bạn quan tâm!
- Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 2
- Quan Niệm Về Kết Hợp Hài Hòa Giữa Lịch Sử Và Hư Cấu Nghệ Thuật
- Quan Niệm Coi Trọng Yếu Tố “Lịch Sử” Hơn “Hư Cấu”
- Xây Dựng Hình Tượng Con Người Mang Khát Vọng Lịch Sử Theo Nguyên Mẫu
- Chuyện Thế Sự Đời Tư Với Hình Tượng Con Người Trần Thế
- Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 8
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu, ta thấy vẫn có tác giả viết theo kết cấu chương hồi, có tác phẩm chia thành các “chương” mà không chia thành “hồi”, nhưng thực chất nó vẫn là chương hồi, tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc thể loại, đề cao yếu tố “lịch sử” hơn “hư cấu”, các sự kiện lịch sử có thật được quan tâm, đẩy lên hàng đầu. Xu hướng TTLS bám sát sử liệu miêu tả những sự kiện lịch sử có thật, các biến cố, bước ngoặt quan trọng của lịch sử ở các giai đoạn cụ thể gắn với những nhân vật lịch sử có thật theo đúng quá trình diễn biến của những cái đã xảy ra trong lịch sử mà sử liệu đã ghi chép và lưu lại đến ngày nay. Nhân vật được “nhìn” chủ yếu bằng các chi tiết bên ngoài, nên tâm lí và cá tính của nhân vật chưa được phân tích sâu sắc, sinh động như hai xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu và TTLS đối thoại với sử liệu. Vì tôn trọng sự thật lịch sử và bám sát sử liệu, phản ánh đúng bản chất lịch sử theo quan điểm của cộng đồng, nên các nhà văn vẫn xây dựng hệ thống nhân vật có thật theo lối cổ điển, miêu tả cụ thể, tỉ mỉ các chi tiết về nguồn gốc, xuất thân, quá trình hoạt động, công trạng, sự nghiệp gắn với những sự kiện lịch sử lớn mà sử liệu ghi chép. Xu hướng này thiên về mô tả lịch sử nhằm phổ biến kiến thức lịch sử, các nhà văn xây dựng nhân vật có thật theo kiểu nhân vật hành
động theo đúng nguyên mẫu, nhân vật được miêu tả trong các trận chiến kịch tính, căng thẳng, quyết liệt. Xu hướng này hầu như không chấp nhận sự hư cấu khi miêu tả nhân vật lịch sử có thật, nhưng thực tế vẫn có nhà văn hư cấu chút ít, nên đã nhận về cả những ý kiến trái chiều khá gay gắt. Nhìn chung, xu hướng này không chú trọng đến việc tạo ra nhiều nhân vật hư cấu hoàn toàn để soi sáng nhân vật có thật như xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu. Nhân vật có thật được đặt vào những câu chuyện đại sự, chưa được phân tích sâu về mặt tâm lý bên trong, chất thế sự mờ nhạt.
Đặc trưng cơ bản của xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu là “tính chất ngụ ý, bóng gió”, “lời nói bí ẩn” nhằm gửi đến người đọc các bài học giáo huấn mang tính răn dạy qua tấm gương người thật việc thật trong lịch sử được nhà văn tổ chức trong một “hệ thống nhân vật” lịch sử gắn với những sự kiện có thật trong các lớp “truyện kể” của cấu trúc trần thuật [283]. Do vậy, các yếu tố lịch sử “buộc người ta phải tuân thủ” được đưa vào tác phẩm mang tính dụ ngôn hóa thể hiện qua các nhân vật có thật và sự kiện lịch sử nhằm gửi gắm những bài học “bao giờ cũng nghiêm túc, có tính chất giáo huấn”, gắn với quan điểm thẩm mĩ của nhà văn [282]. Xu hướng này quan niệm “Lịch sử ghi lại các mốc của sự kiện xảy ra vào một thời gian, không gian cụ thể nào đó” [143; 263]. Sự thật trong chính sử là “thứ sự thật câm nín, vô hồn” mà nhà văn phải lật xới, vừa tôn trọng sự thật lịch sử gắn với nhân vật và sự kiện có thật để “đánh giá công tâm”, vừa hư cấu theo nguyên tắc thể loại, làm cho lịch sử hiện lên đầy đặn, đạt tới độ chân thực lịch sử, gửi đến người đọc những bài học giáo huấn sâu sắc. Đặc biệt là những bài học giáo huấn về lòng yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, các vấn đề tôn giáo- chính trị, vấn đề đại đoàn kết dân tộc được đúc rút từ những thăng trầm của lịch sử qua bức tranh toàn cảnh về một giai đoạn cụ thể. Xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu coi trọng việc kết hợp hài hòa 2 yếu tố “lịch sử” và “hư cấu”. Các tác phẩm trong xu hướng này thường có nhiều nhân vật lịch sử có thật được xây dựng theo kiểu cấu trúc nhân vật tính cách đúng nguyên mẫu trên tinh thần đặc biệt tôn trọng lịch sử và sáng tạo về mặt tâm lý, đời thường. Tuyến nhân vật hư cấu hoàn toàn có vai trò phụ trợ, bổ sung, giải thích, làm sáng rõ nhân vật có thật nhằm phục hiện lại bức tranh đời sống quá khứ một cách sinh động cho tác phẩm để truyền đến người đọc những bài học giáo huấn sâu sắc. Nhà văn cũng quan tâm đến việc hư cấu để phân tích tâm lý, khắc họa tính cách của nhân vật rõ nét hơn, chất thế sự đậm hơn so với xu hướng TTLS bám sát sử liệu.
Xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu thường đề cao yếu tố “hư cấu” hơn yếu tố “lịch sử”, nhà văn tạo ra nhiều nhân vật hư cấu hoàn toàn và phân tích sâu hơn về mặt tâm lý, chất thế sự nổi bật hơn hẳn so với hai xu hướng trên. Xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu quan tâm đến việc hư cấu để phản ánh được không khí lịch sử của thời đại, họ không quan tâm nhiều đến tính chân xác của lịch sử. Họ coi lịch sử chỉ là phương tiện để thể nghiệm những suy tư cá nhân về lịch sử bằng quan điểm nhân đạo, gửi gắm những bức thông điệp thẩm mĩ của nhà văn. Khác với xu hướng TTLS bám sát sử liệu ở chỗ trong xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu, nhà văn không nhằm truyền đến người đọc những tri thức dày đặc về sự kiện lịch sử và nhân vật có thật, mà đề cao tính hư cấu để hình dung lại không khí lịch sử của quá khứ, hiểu lối sống, nếp nghĩ, văn hóa ứng xử in dấu trong các nhân vật có thật, tạo ra nhiều nhân vật hư cấu hoàn toàn để từ đó ngẫm về hiện tại, nghĩa là lịch sử
được “cấu trúc lại” trong sự nhận cảm và trải nghiệm cá nhân nhà văn mà không xuyên tạc lịch sử, đảm bảo logic lịch sử đã ăn sâu trong tâm thức cộng đồng. Một số nhà văn mượn lịch sử để chuyển hướng khám phá lịch sử từ góc nhìn văn hóa, phong tục bằng cái nhìn đa chiều theo tâm lý của con người hiện tại, nhằm luận giải, đối thoại, tôn vinh các giá trị, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và chống lại sự xuống cấp đạo đức xã hội cũng là một sự đổi mới đáng ghi nhận của xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu. Trong xu hướng này, cũng có nhà văn đưa một số ít nhân vật lịch sử có thật để tạo khung truyện, muốn đối thoại, “nhận thức lại” một số vấn đề lịch sử, đánh giá nhân vật có thật một cách khách quan, công bằng, dân chủ. Nhân vật trong xu hướng này không được khắc họa rõ nét ở hành động, tính cách như hai xu hướng trên. Xu hướng này hư cấu nhằm đối thoại, biện giải về các vấn đề lịch sử, không né tránh những góc khuất lịch sử, thậm chí phản biện, giải thiêng thần tượng hay dự phóng về những khả năng có thể xảy ra của lịch sử theo tinh thần không hiểu sai bản chất lịch sử. Nhà văn còn đối thoại, luận giải về các vấn đề văn hóa, phong tục hay đối thoại về cuộc đời, số phận của cá nhân kết đọng trong chiều sâu của lịch sử qua biến cố, mâu thuẫn, xung đột, bước ngoặt tất yếu của lịch sử. Đây cũng là một số điểm mới so với hai xu hướng trên.
Tiểu kết chương 1
Chúng tôi thấy các bài viết xoay quanh ba luồng ý kiến: kết hợp hài hòa giữa “lịch sử” và “hư cấu nghệ thuật”, đề cao yếu tố “hư cấu” hơn yếu tố lịch sử, coi trọng “lịch sử” hơn “hư cấu”. Trong đó, luồng ý kiến thứ nhất là phù hợp với cấu trúc thể loại hơn cả; luồng ý kiến thứ hai đề cao nghệ thuật hư cấu nhưng phải thỏa mãn điều kiện: chỉ hư cấu trong phạm vi thể loại, không hư cấu tùy tiện, bóp méo sự thật, xuyên tạc “lịch sử chính trị” của dân tộc; luồng ý kiến thứ ba buộc nhà văn phải biết chọn lựa các yếu tố từ “sử liệu” để tạo được sự quan tâm, thu hút người đọc, nếu không tác phẩm sẽ khô khan vì dày đặc kiến thức lịch sử hàn lâm, khó tiếp nhận.
Từ những năm Đổi Mới (1986) đến nay, ta thấy số lượng và chất lượng của nhiều tác phẩm đồ sộ là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của TTLS. Thể loại văn học này có ý nghĩa lớn, thúc đẩy tiến bộ xã hội, nhất là giáo dục thế hệ trẻ nhận thức rõ các bài học lịch sử, kinh nghiệm quý báu của cha ông, truyền thống yêu nước, nhân đạo, chính nghĩa, yêu chuộng hòa bình, luôn có ý thức xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh và bảo vệ từng tấc đất của tổ tiên.
Sự cách tân thể loại từ giai đoạn sau Đổi Mới (1986) đến nay còn thể hiện trên nhiều mặt như nội dung, hình thức nghệ thuật, sự phát triển đa xu hướng mà ở đây chúng tôi chia thành: xu hướng TTLS bám sát sử liệu, xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu và xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu, chủ đề lịch sử được khám phá theo nhiều quan điểm và lối tư duy nghệ thuật khác nhau, tạo nên nhiều phong cách khác nhau.
Chương 2
XU HƯỚNG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ BÁM SÁT SỬ LIỆU
2. 1. Khái quát xu hướng tiểu thuyết lịch sử bám sát sử liệu
Trước sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều vấn đề lịch sử bị xuyên tạc trên không gian mạng xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước và đời sống tinh thần của nhân dân. Vì vậy, các nhà văn viết theo xu hướng TTLS bám sát sử liệu muốn thế hệ trẻ yêu lịch sử, nắm chắc truyền thống lịch sử dân tộc để chống lại “sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội” [143; 177], chống lại những ảnh hưởng tiêu cực từ những thông tin xuyên tạc lịch sử dân tộc trên mạng, giữ gìn hình ảnh đất nước, nâng cao lòng yêu nước, xây dựng cuộc sống hiện tại trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Ngoài ra, còn nhiều lí do khác thúc đẩy sự ra đời của xu hướng TTLS bám sát sử liệu như: xuất phát từ “tình yêu lịch sử và văn học sử”, “nhu cầu nghề nghiệp” của nhà văn [143; 177], “học sinh hiện nay quay lưng lại với lịch sử dân tộc. Những bài thi sử viết sai hay nhầm các mốc sự kiện và nhân vật” [143; 167]; các em thường né tránh, không dám chọn thi môn lịch sử, có năm số lượng học sinh đăng kí thi môn sử chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đó là một số nguyên nhân chính xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, làm nảy sinh xu hướng này.
Xuất phát từ quan điểm của lý luận văn học cho rằng văn học phải phản ánh hiện thực cuộc sống, xu hướng TTLS bám sát sử liệu phản ánh chân thực lịch sử khách quan, miêu tả diễn biến của các sự kiện gắn với người thật, việc thật đã từng xảy ra trong quá khứ. Các nhà văn trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu thường theo quan niệm truyền thống, cho rằng “lịch sử diễn ra chỉ một lần và không lặp lại” và “hoàn toàn cố định”, bất biến, không ai được phép thay đổi những cái đã xảy ra trong quá khứ gắn với nhân vật có thật và các sự kiện được chính sử ghi chép. Vì thế, họ đề cao yếu tố lịch sử, đặc biệt coi trọng, trung thành với các sự thật lịch sử được ghi chép trong sử liệu. Các tác phẩm của họ thường liên kết chặt chẽ nguồn sử liệu, miêu tả trung thành lịch sử gắn với các nhân vật có thật và sự kiện đã từng diễn ra trong quá khứ theo tinh thần bám sát sử liệu, minh họa lịch sử bằng kỹ thuật đa điểm nhìn trong chiến lược tự sự, nhằm phổ biến đến người đọc những kiến thức lịch sử dày đặc được đan dệt trong cốt truyện. Trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu, nhà văn bao giờ cũng đưa vào tác phẩm nhiều cứ liệu lịch sử, có nhiều nhân vật chính đóng vai trò trung tâm của tác phẩm là các nhân vật có thật trong lịch sử, có nhiều sự kiện, biến cố của quá khứ được phục hiện hợp lý trong các khoảng không- thời gian của lịch sử. Nếu xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu không quan tâm nhiều đến sự kiện có thật và nhân vật lịch sử, thì xu hướng TTLS bám sát sử liệu lại ngược lại, rất chú trọng đến việc miêu tả các sự kiện lịch sử và nhân vật có thật, phản ánh người thật việc thật; sự kiện lịch sử được khắc sâu một cách chân xác, được coi trọng, đề cao và đẩy lên bình diện hàng đầu, đóng vai trò trung tâm trong các lớp cấu trúc cốt truyện, đặc biệt là các sự kiện dựng và giữ nước của
cha ông, chống giặc ngoại xâm, mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, xây dựng nền văn hiến... Xu hướng TTLS bám sát sử liệu khác với xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu ở chỗ không hoài nghi hay viết đảo lại lịch sử, không hư cấu tưởng tượng về những góc khuất với những khả năng có thể xảy ra của lịch sử, mà thiên về tính chất mô tả, kể lại lịch sử qua các sự kiện gắn với các nhân vật lịch sử đã định hình trong khung cố định của sử liệu, cố gắng tạo dựng không khí thời đại đến gần sát với hiện thực lịch sử. Nhưng đó không phải là sự phục dựng lại lịch sử một cách giản đơn, máy móc mà thể hiện quan điểm lịch sử sâu sắc trong việc nhìn nhận, kết nối, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử và nhân vật có thật trong bức tranh toàn cảnh về các giai đoạn lịch sử cụ thể, làm người đọc hiểu đúng bản chất lịch sử một cách khái quát. Đại đa số các nhà văn trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu chỉ quan tâm đến họ tên, tiểu sử, vai trò, hành động của nhân vật trước sự kiện, biến cố lịch sử gắn với mốc thời gian xác định được ghi chép trong chính sử, mà không quan tâm nhiều đến việc hư cấu, khám phá nhân vật với tư cách là con người trần thế có nhiều trạng thái tâm lí phức hợp trong cuộc sống đời tư như hai xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu và TTLS đối thoại với sử liệu. Tuy nhiên, trong xu hướng này cũng có một số ít nhà văn như Nguyễn Mộng iác, Nguyễn Thế Quang bước đầu dần quan tâm đến chuyện thế sự đời tư với hình tượng con người trần thế được miêu tả bám sát nguyên mẫu, có hư cấu chút ít về mặt tâm lý. Qua các nhân vật có thật và sự kiện của quá khứ được phục dựng lại, người đọc được thanh lọc tâm hồn, bồi đắp thêm lòng yêu nước, tự hào về lịch sử hào hùng của cha ông, biết đồng cảm với những mảnh đời, số phận con người.
Xu hướng TTLS bám sát sử liệu xây dựng các hình tượng nghệ thuật chân thật, sống động dựa trên sự bám sát sử liệu, theo đúng nguyên mẫu nhân vật, sự kiện có thật được ghi chép trong sử liệu để tiệm cận đến “nguyên mẫu ngoài đời” và “sự thật ngoài đời”. Mỗi nhà văn sẽ có sự trải nghiệm lịch sử, nhìn nhận, đánh giá nhân vật lịch sử, xâu chuỗi các sự kiện có thật theo những cách khác nhau, nhưng đều phải đảm bảo nguyên tắc phản ánh đúng bản chất tính cách của nhân vật lịch sử và sự kiện có thật theo quy luật tất yếu và logic lịch sử đúng như nó có thể đã xảy ra trong quá khứ mà sử liệu đã ghi chép. Khác với các nhà văn trong xu hướng đối thoại với sử liệu, các nhà văn trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu không đề cao việc hư cấu nhằm hoài nghi, đảo lại lịch sử, phản biện, luận giải về những khả năng có thể xảy ra của lịch sử, không phục hiện lại lịch sử với các nhân vật có thật và sự kiện của quá khứ một cách “khác lạ” so với những gì cộng đồng đã biết trước từ nguồn sử liệu.
Một đặc điểm nữa dễ nhận thấy là khi các nhà văn trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu miêu tả các trận đánh khốc liệt, các cuộc đấu trí căng thẳng, tốc độ trần thuật thay đổi rõ rệt với những lời kể gấp gáp, nhịp nhanh, mạnh, dồn dập, căng thẳng, quyết liệt để làm nổi bật sự kiện lịch sử, tô đậm hành động và phẩm chất đạo đức, tài năng, trí tuệ của nhân vật có thật trước những bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dựng và giữ nước của cha ông.
Điều này cho thấy xu hướng TTLS bám sát sử liệu vẫn chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ điển chương hồi của Trung Quốc, nhất là lối kết cấu chương hồi và cách đặt nhan đề các “hồi” bằng các mệnh đề hoặc các cụm từ đối nhau chặt chẽ để kích thích trí tò mò, tăng chất kịch tính.
Trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu, các nhà văn đặc biệt quan tâm đến các sự kiện có thật, các nhân vật lịch sử, các hình thái xã hội và đời sống quá khứ. Vì thế, trong các tác phẩm, cấu trúc đặc trưng thể loại phải có yếu tố lịch sử thể hiện qua việc tổ chức, sắp xếp các sự kiện, biến cố lịch sử trong mối quan hệ với các nhân vật có thật được sử liệu ghi chép gắn với những sự thật đã xảy ra và hoàn tất trong quá khứ ở khoảng không- thời gian xác định, mà nhà văn không thể bịa đặt, không xuyên tạc sai bản chất. Xu hướng TTLS bám sát sử liệu lấy các sự thực khách quan được ghi chép trong sử liệu làm đối tượng chính để mô tả, tái hiện lịch sử như nó vốn có, để tạo niềm tin cho người đọc về sự thật khách quan đã được cộng đồng công nhận. Xu hướng này chưa chú ý nhiều đến việc hư cấu thời gian tâm lý của nhân vật, cảm xúc đời thường của con người trần thế, nên chưa sinh động như xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu hay xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu.
Nhìn chung, xu hướng TTLS bám sát sử liệu kế thừa những thành tựu đã đạt được của văn học quá khứ, miêu tả con người của quá khứ trong mối quan hệ với cộng đồng quốc gia dân tộc và gắn chặt với các sự thật lịch sử được sử liệu ghi chép. Qua các tác phẩm của xu hướng này, ta thấy lịch sử được soi chiếu, phục dựng lại qua các trận chiến, các sự kiện, biến cố lớn của dân tộc. Xu hướng TTLS bám sát sử liệu đạt được nhiều thành tựu quan trọng với nhiều tác phẩm lớn có giá trị, chất lượng cao, quy mô đồ sộ, có nhiều đổi mới về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật. Điều này cho thấy xu hướng TTLS bám sát sử liệu cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển phong phú, đa dạng của TTLS Việt Nam đương đại nói chung.
2.2. Một số đặc điểm nội dung của xu hướng tiểu thuyết lịch sử bám sát sử liệu
2.2.1. Nguyên lí chính nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Xu hướng TTLS bám sát sử liệu thường chú ý nhiều đến các nhân vật lịch sử, sự kiện có thật. Nhân vật “là phương tiện tư duy về hiện thực và định hướng giá trị của con người” [273; 118] và nhiệm vụ chủ yếu trong xây dựng nhân vật của nhà văn là “miêu tả con người cho sinh động”, thể hiện “nội dung và tư tưởng chủ đề của tác phẩm”. Nội dung quan trọng của xu hướng TTLS bám sát sử liệu được đề cập trong nhiều tác phẩm là nguyên lí chính nghĩa gắn với việc yên dân và dẹp nội chiến, chống xâm lược được thể hiện qua nhiều hình tượng nghệ thuật trong nhiều tác phẩm.
Xu hướng TTLS bám sát sử liệu nêu lên nội dung quan trọng, đó là nguyên lí chính nghĩa gắn với việc yên dân, nghĩa là làm cho dân được sống trong yên bình, ấm no, hạnh phúc. Muốn vậy, phải dẹp yên các thế lực áp bức bóc lột, làm hại dân, gây nội chiến và