Lý Thuyết Cư Trú Trách Iệt, Với Mô Hình Đa Hạt Nhân (Đa Trung Tâm)


- Là những người có mức thu nhập ổn định và có khả năng tích luỹ vốn để cải thiện điều kiện ở, với sự hỗ trợ của Nhà nước về vay vốn dài hạn trả góp, tạo điều kiện ưu đãi về chính sách đất đai và cơ sở hạ tầng (người vay vốn có khả năng hoàn trả tiền vay).

- Là những người chưa có nhà hoặc có nhà nhưng diện tích ở chật hẹp, có diện tích ở ≤ 5m 2 /đầu người. [WB, 2011]

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, Chính phủ và Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều văn bản để xác định và từng bước làm rõ đối tượng thu nhập thấp. Cụ thể: người TNT là người không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. [Theo Điều 14, Nghị định số 188/2013/NĐ-CP, ngày 20/11/2013 về Phát triển và quản lý NƠXH]. Cụ thể:

- Đối tượng thu nhập thấp là người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; người đã được nghỉ lao động theo chế độ quy định; người lao động tự do, kinh doanh cá thể. [Điều 1, Thông tư số 17/2014/TT-BXD ngày 20/11/2014 về Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số: 07/2013/BXD-QLN ngày 31/10/2013 về hướng dẫn xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 7/1/2013. Công văn số 395/2015/BXD-QLN ngày 3/3/2015 về Hướng dẫn triển khi cho vay hỗ trợ nhà ở theo Thông tư số: 17/2014/BXD- QLN]

- Người lao động có thu nhập thấp là người làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc lao động tự do tại khu vực đô thị có mức thu nhập không phải đóng Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN),


theo quy định của pháp luật về Thuế TNCN [ Điều 1, Công văn số 395/2015/BXD-QLN ngày 3/3/2015 về Hướng dẫn triển khi cho vay hỗ trợ nhà ở theo thông tư số 17/2014/BXD-QLN].

Như vậy, khái niệm người TNT trong luận án cũng được sử dụng theo quy định của Nghị định Chính phủ, cũng như Thông tư và Công văn hướng dẫn của Bộ Xây dựng về xác định đối tượng mua nhà ở thu nhập thấp tại đô thị. Theo đó, đối tượng phải là người có thu nhập, tổng thu nhập phải ở mức không phải đóng Thuế thu nhập cá nhân, tức là có thu nhập tối đa/cao nhất là

9.000.000 đồng/người/ tháng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.


2.1.2. Các lý thuyết vận dụng trong luận án

Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay - 8


2.1.2.1. Lý thuyết phân tầng xã hội, phân tầng nhà ở

Theo một số lý thuyết trong xã hội học thì Phân tầng xã hội có thể hiểu như là một sự phân chia nhỏ (phân chia nhỏ hơn bao hàm cả sự bình giá). Theo quan điểm này thì phân tầng xã hội là tổng thể mọi cá nhân trong cùng một hoàn cảnh xã hội, tức là họ bằng nhau nhau về thu nhập (hay mức sống) về trình độ học vấn hay trình độ văn hóa, về địa vị, vai trò hay uy tín trong xã hội, về khả năng thăng tiến cũng như sự đạt được những ân huệ hay những sự phân biệt đối xử, thứ bậc trong xã hội.

Lý thuyết phân tầng xã hội gắn liền với tên tuổi của nhà xã hội học người Đức, Max Weber (1864-1920). Trong khi nghiên cứu cơ cấu xã hội của xã hội và vấn đề giai cấp, Max Weber đã đưa ra những nguyên tắc về sự tiếp cận ba chiều đối với vấn đề phân tầng xã hội coi khái niệm phân tầng xã hội bao hàm cả việc phân chia xã hội thành các giai cấp.

Sau Max Weber, phải kể đến quan niệm của các nhà chức năng luận về vấn đề này, bao gồm Parsons, Silid, Kdevis, Barber. Theo quan niệm của các nhà chức năng luận, phân tầng xã hội là sự phân hóa xã hội, là sự phân chia


nhỏ hơn các vai trò và vị thế xã hội, mang tính cơ cấu của tất cả các xã hội loài người. Phân tầng xã hội là kết quả của sự phân công lao động xã hội và sự phân hóa của những nhóm xã hội khác nhau, là kết quả của sự tác động của một hệ thống các giá trị xã hội, những tiêu chuẩn văn hóa xã hội phổ biến đang thống trị trong xã hội. Theo Parsons (1902-1979) coi phân tầng xã hội là sự sắp xếp các cá nhân vào trong một hệ thống xã hội trên cơ sở những tiêu chuẩn của hệ thống chung về giá trị. Phân tầng là kết quả trực tiếp cũng là phương tiện của hoạt động xã hội.

Tóm lại, theo quan niệm của các nhà xã hội học, phân tầng xã hội là sự phân chia xã hội thành các tầng lớp khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, học vấn, kiểu dáng nhà ở, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử, sở thích nghệ thuật. Đây là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học. Đó là một khái niệm để chỉ sự phân chia các cá nhân hay các nhóm xã hội thành các tầng lớp khác nhau. Mỗi tầng bao gồm các cá nhân, các nhóm xã hội có địa vị kinh tế, chính trị, uy tín giống nhau. Phân tầng xã hội diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa…

Khi nói đến phân tầng xã hội, các nhà xã hội học đề cập đến bất bình đẳng xã hội, coi đó như một yếu tố cơ bản cho việc hình thành nên sự phân tầng xã hội. Một số tác giả lưu tâm đến sự biến đổi hình thức của phân tầng xã hội, và cho rằng điều đó phụ thuộc vào tính chất "mở" của hệ thống xã hội. Một số tác giả khác quan tâm đến sự phân phối không đồng đều các lợi ích giữa các thành viên trong xã hội, coi đó là nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng xã hội. Phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội có mối quan hệ mật thiết. Bất bình đẳng là nguyên nhân, phân tầng xã hội là kết quả. Sự không ngang nhau về mọi lĩnh vực giữa các cá nhân trong xã hội dẫn đến cơ hội và lợi ích của các cá nhân là không như nhau, từ đó dẫn đến việc các cá nhân hay các nhóm xã hội có cùng chung lợi ích sẽ tập hợp lại thành một nhóm. Nhiều nhóm có


cơ hội và lợi ích khác nhau ra đời. Có nhóm lợi ích và cơ hội nhiều, có nhóm thì ít, từ đó dẫn đến phân tầng xã hội.

Phân tầng xã hội không có ý nghĩa tuyệt đối. Do vị thế xã hội của các nhân có thể thay đổi, từng ngày, từng giờ, có cá nhân hôm nay thuộc tầng lớp này, mai lại thuộc tầng lớp khác. Bởi vì cơ hội và lợi ích của họ không còn nằm trong tầng lớp đó nữa.

Trong nghiên cứu vấn đề nhà ở đô thị, sự phân tầng xã hội theo mức sống được coi là một tiêu chí quan trong để đánh giá vấn đề nhà ở bởi mức sống tác động lớn đến điều kiện nhà ở và sự lựa chọn các mô hình nhà ở đối với các nhóm đối tượng khác nhau. Các chỉ báo cấu thành của mức sống như thu nhập, chi tiêu, điều kiện nhà ở, các tiện nghi sinh hoạt, trình độ học vấn và các điều kiện sống khác. Xem xét tháp phân tầng của một nhóm xã hội, người ta thường chú ý trước hết đến sự chênh lệch giữa nhóm trên đỉnh tháp (nhóm giàu có) và nhóm dưới đáy tháp (nhóm nghèo) xét trong từng yếu tố cấu thành mức sống. Sự chênh lệch này rất khác nhau, có thể từ 5-10 lần cho đến vài chục lần, thậm chí hàng trăm lần. Chẳng hạn, trong điều kiện hiện nay, sự khác nhau về diện tích nhà ở của các hộ gia đình đô thị (nếu không tính đến chất lượng) giữa người giàu và người nghèo thường cách nhau từ 5-10 lần (chẳng hạn 20- 30 m2 so với 200-300 m2). Song nếu xét theo thu nhập hay giá trị tài sản, các chênh lệch có thể lên tới hàng trăm lần. [Trịnh Duy Luân, 2009].

Mức sống gia tăng cùng với sự phân hoá giàu nghèo bột phát đã tác động ngay đến vấn dề nhà ở đô thị. Nếu như các nhà xã hội học đô thị Pháp từ những năm 1960 đã có khái niệm “giai cấp nhà ở” để chỉ những khác biệt giai cấp trong điều kiện ở, thì hiện nay, trong điều kiện của cơ chế thị trường ở nước ta, sự khác biệt xã hội về nhà ở cũng đang ngày một tăng nhanh. Có thể nhận thấy những dấu hiệu của sự phân vùng xã hội của nhà ở: các khu


chung cư thấp tầng và cao tầng ở Hà Nội giờ đây không còn là biểu trưng của điều kiện ở (và của mức sống) cao nữa. Chúng đã xuống cấp, quá tải và ô nhiễm. Những hộ gia đình khá giả sống ở đây đang lần lượt chuyển đến nơi ở mới, loại nhà riêng, các khu đô thị ( bao gồm chung cư cao cấp, biệt thự, nhà liền kề) dành riêng cho “người giàu” có đường giao thông đi lại tiện lợi, cơ sở hạ tầng tốt và đầy đủ các tiện nghi. Những người nghèo, người có thu nhập thấp thường phải ở lại nơi ở cũ. Quá trình chuyển dịch, thay thế nhà ở giữa các nhóm mức sống diễn ra một cách tự phát: người giàu chuyển đến nơi ở mới tốt hơn, người nghèo hơn đến thay thế vào chỗ ở cũ của người giàu vừa dọn đi. Quá trình này được các nhà xã hội học gọi là “quá trình lọc”. Nó diễn ra thường xuyên trong một xã hội thị trường và phản ánh sự cơ động về nhà ở và cư trú của một thành phố/quốc gia. Có điều khác là tại các nước đã có thị trường nhà ở (tư nhân và nhà thuê) phát triển, việc tìm và chuyển đến chỗ ở mới phù hợp với điều kiện sống và mức sống của mỗi gia đình là điều khá dễ dàng. [Trịnh Duy Luân, 2009]

Kết quả là sẽ hình thành một sự phân vùng xã hội nào đó về nhà ở: có khu vực của người giàu, khu vực của người nghèo, người thu nhập thấp, khu vực trung lưu, bên cạnh nững khu vực hỗn hợp, nơi có nhiều nhóm xã hội khác nhau cùng sinh sống. Những mô hình tổ chức cư trú này có những mặt tích cực/tiêu cực nào ? Đó là điều cần được tìm hiểu khảo sát trong những hoàn cảnh cụ thể, để không chỉ tạo ra các ngôi nhà, căn hộ đẹp và tiện nghi, mà còn phải tạo ra một môi trường xã hội hoà hợp được cho mọi đối tượng cùng cư trú, bởi vì dù trong bất kỳ xã hội nào, con người không thể sống biệt lập hoàn toàn trong ngôi nhà riêng của mình như một ốc đảo.

Các chương trình xây dựng nhà ở cho người nghèo và người thu nhập thấp hay gọi chung là chương trình NƠXH tại Việt Nam trong khoảng 10 năm


trở lại đây đã được xem như một ưu tiên lâu dài và có tính chiến lược. Sự phân bố đa dạng trên thị trường bất động sản cho thấy sự phân tầng về nhà ở một cách khá rõ nét: nhà ở thương mại cao cấp, nhà ở thương mại giá rẻ, NƠXH...dành cho các đối tượng có thu nhập khác nhau trong xã hội. Và khi nhắc đến các loại hình nhà ở khác nhau, người ta có thể hình dung được mức sống của cư dân sinh sống ở những khu nhà ở đó.

2.1.2.2. Lý thuyết cư trú trách iệt, với mô hình đa hạt nhân (đa trung tâm)

Lý thuyết đa hạt nhân do Chauncey D. Haris và Edward L. Ullman (1945). Theo họ không có một mô hình đặc biệt nào duy nhất để phát triển đô thị. Các đô thị có một số khu vực chuyên biệt, mỗi khu vực tiêu biểu cho một hạt nhân, các khu vực này có thể dành riêng cho chính phủ, doanh thương hoặc kỹ nghệ từ đó nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành khu vực bao quanh nó. Lý do lựa chọn các vùng để phát triển là do vùng bằng phẳng kết hợp phong cảnh đẹp, không gian thoáng rộng. Các khu vực bao gồm: Trung tâm thương mại; Khu vực bán buôn bán lẻ, công nghiệp nhẹ; Nơi ở của tầng lớp thấp, dân cư hỗn hợp; Nơi ở của tầng lớp trung lưu; Nơi ở của tầng lớp thượng lưu; Nơi sản xuất công nghiệp nhẹ; Khu vực buôn bán vòng ngoài; Vùng cư trú ngoại ô; Vùng công nghiệp ngoại ô; Khu vực của những người đi làm hàng ngày bằng vé tháng.

Cư trú tách biệt là một thuật ngữ của xã hội học đô thị, chỉ hiện tượng những nhóm người do sự phân tầng xã hội khác nhau mà cư trú ở những khu vực khác nhau trong cùng một đô thị, được xem như là kết quả tự nhiên của quá trình đô thị hóa (Trịnh Duy Luân). Đó là một trong những hiện tượng tạo nên sinh thái học đô thị.

Hiện tượng cư trú tách biệt định hình và biến đổi các mô hình theo sự phát triển của đô thị. Người ta cho rằng quá trình lớn lên về không gian của một đô thị có thể theo ba hướng khác nhau. Hướng phát triển thứ nhất của đô


thị là theo các vòng tròn đồng tâm. Theo đó, từ một khu vực ban đầu đô thị cứ nống dần ra vùng ngoại vi bốn xung quanh, mà dấu vết dễ nhận biết là các con đường vành đai. Ở hướng phát triển này, tầng lớp thượng lưu chiếm khu trung tâm, các tầng lớp khác theo thứ tự đẳng cấp mà cách dần khu trung tâm.

Hướng thứ hai là phát triển theo các tuyến giao thông. Đây là hướng phát triển mang tính cổ điển cuả đô thị, khi mà đô thị chủ yếu được hình thành theo các tuyến buôn bán. Theo hướng này mô hình cư trú tách biệt được hình thành theo cự ly cách xa tuyến giao thông của các tầng lớp dân cư. Tầng lớp thượng lưu là những người cư trú gần đường giao thông nhất, theo đó cự ly cách đường giao thông tỷ lệ nghịch với đẳng cấp xã hội của người cư trú. Nhà ở càng xa đường địa vị xã hội càng thấp.

Hướng thứ ba là kết hợp cả hai hướng phát triển nói trên là kiểu hình rẻ quạt. Theo đó, từ trung tâm có các tuyến giao thông xuyên ra vùng ngoại vi. Các tầng lớp xã hội theo đẳng cấp từ cao đến thấp, lần lượt xa dần khu trung tâm và các tuyến đường rẻ quạt. Đó là ba mô hình tương đối rõ nét và phổ biến. Ngày nay khi các đô thị lớn chọn cho mình mô hình phát triển theo kiểu hạt nhân - vệ tinh, thì các mô hình trên đây càng có nhiều biến thể đa dạng hơn.

Cư trú tách biệt không đơn thuần chỉ là hiện tượng về nhà ở, nó là sự phản ánh một cách sinh động và sâu sắc sự phân tầng xã hội, trên cả ba khía cạnh: địa vị kinh tế (tài sản, thu nhập); địa vị chính trị (quyền lực) và địa vị xã hội (uy tín). Theo đó, xã hội càng phân tầng sâu sắc thì hiện tượng cư trú tách biệt càng rõ nét. Có lẽ đó cũng là một lý do khiến cho các nhà xã hội học Pháp từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước đã đề xuất khái niệm “giai cấp nhà ở”.

Đô thị là một khu vực cư trú có mật độ dân số dày đặc, đặc biệt đối với các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, nơi mà mà quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ cũng đã ghi nhận được hiện tượng cư trú tách biệt như một hiện tượng phổ biến. Đặc biệt trong khoảng chục năm gần lại đây, khi nhà


nước có chủ trương xây dựng những khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại thành phố có cơ hội mua thì hiện tượng này càng rõ nét hơn sự phân tầng xã hội trên khía cạnh kinh tế. Nói cách khác, tình trạng phân tầng xã hội trong đô thị làm nảy nở các khu vực cư trú khác biệt. Người dân sống ở thành phố, khi tìm mua nhà thường quan tâm đến các yếu tố như: vị trí nhà, khoảng cách tới trung tâm, sự thuận tiện trong tiếp cận dịch vụ đặc biệt là y tế và giáo dục. Năng lực kinh tế của cá nhân càng lớn, họ càng có điều kiện lựa chọn những nơi phù hợp với mong muốn. Đúng như nhận định của Park: khoảng cách không gian luôn có sự phù hợp với khoảng cách xã hội và khoảng cách xã hội làm cho người dân có xu hướng cách biệt nhau về không gian. Cư trú tách biệt có thể mang đến những bất lợi cho nhóm nghèo, nhóm có thu nhập thấp bởi sự hạn chế trong tiếp cận với các dịch vụ xã hội; đồng thời giảm cơ hội tiếp xúc với những nhóm xã hội khác; bên cạnh đó cũng là những yếu tố liên quan đến điều kiện vệ sinh môi trường, khả năng cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, chất lượng nhà ở…Những yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân nghèo, nhóm có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.

2.1.2.3. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý

Thuyết lựa chọn hợp lý (hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý) trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII,

XIX. Một số nhà triết học và nhân văn đã cho rằng bản chất con người luôn là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thỏa mãn và lảng tránh nỗi đau khổ. Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động.

Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức thực hiện để có thể đạt được mục tiêu trong

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 30/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí