Fishbein (1975). Theo Ajzen và Fishbein (1975), ý định hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi thái độ đối với hành vi và tiêu chuẩn chủ quan của hành vi. Tương tự như lý thuyết TRA, nhân tố trung tâm trong lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) là ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định và ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi 3 yếu tố như thái độ với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi.
Như vậy, theo lý thuyết TRA, liên hệ đối với sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước sẽ ph thuộc vào thái độ của người lao động và những tiêu chuẩn, lợi ích từ sự tham gia bảo hiểm xã hội khiến cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Đối với lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), ý định tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động là yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia bảo hiểm xã hội và ý định này chịu sự tác động của 3 yếu tố nhận thức, thái độ, hành vi của người lao động.
- Kết quả số liệu bảng 4.1 cho thấy có sự khác biệt trong tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội. C thể: số lượng nữ giới (132,775) tham gia bảo hiểm xã hội cao hơn nam giới (91.299); số lượng người lao động là dân tộc Kinh (219.151) tham gia bảo hiểm xã hội cao hơn người lao động là dân tộc thiểu số (4.923); Số lượng người lao động cư trú tại Hà Nội (188.109) tham gia bảo hiểm xã hội cao hơn so với số lượng người lao động cư trú ngoài Hà Nội (35.965); Số lượng người lao động có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội (195.569) tham gia bảo hiểm xã hội cao hơn so với người lao động không có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội (28.505); Số lượng người lao động có nơi sinh ở Hà Nội (129.636) tham gia bảo hiểm xã hội cao hơn so với người lao động sinh ở ngoài Hà Nội (94.438).
Kết quả số liệu bên trên không phản ánh được các yếu tố giới tính, dân tộc, nơi cư trú, hộ khẩu thường trú và nơi sinh có ảnh hưởng đến sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Tuy nhiên, số liệu cũng gợi mở về khả năng có thể các yếu tố: giới tính, dân tộc, nơi cư trú, hộ khẩu thường trú và nơi sinh ảnh hưởng tới sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Bảng 4.1. Sự khác biệt trong tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội13
Dân tộc | Nơi cư trú | Hộ khẩu thường trú | Nơi sinh | ||||||
Nam | Nữ | Kinh | Dân tộc thiểu số | Hà Nội | Ngoài Hà Nội | Hà Nội | Ngoài Hà Nội | Hà Nội | Ngoài Hà Nội |
91,299 | 132,775 | 219,151 | 4,923 | 188,109 | 35,965 | 195,569 | 28,505 | 129,636 | 94,438 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Nợ Đọng Bảo Hiểm Xã Hội Trong Các Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước
- Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Của Người Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước
- Công Tác Triển Khai Thực Hiện Chính Sách, Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Đã Tác Động Tiêu Cực Đến Sự Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Của Người Lao
- Mô Hình Hồi Quy Logistic Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Của Các Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước 14
- Ý Kiến Của Công Nhân Đánh Giá Hoạt Động Công Đoàn Phân Theo Độ Tuổi.
- Đối Với Chính Phủ Và Các Bộ Ngành, Địa Phương
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
- Dự án “Tăng cường quyền của công nhân và đại điện của công đoàn do Viện công nhân công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với hợp cùng Uỷ ban Châu Âu thực hiện trong năm 2016. Cuộc điều tra xã hội học này bao gồm 1040 mẫu nghiên cứu, được khảo sát tại 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Dương và Vĩnh Phúc.
Kết quả số liệu mô hình hồi quy logistic của Dự án “Tăng cường quyền của công nhân và đại điện của công đoàn cho thấy: ba biến số: giới tính, trình độ học vấn và nhóm tuổi của người lao động giải thích tốt cho mô hình nghiên cứu; ba biến số này đều có ý nghĩa về mặt thống kê; kết quả nghiên cứu cũng có ý nghĩa về mặt độ lớn của hệ số.
- Về giới tính, người lao động càng là nữ giới thì càng tích cực tham gia bảo hiểm xã hội. Lao động là nữ giới thì khả năng tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động tăng thêm 3.6 lần. Để nam giới tích cực hơn trong việc tham gia bảo hiểm xã hội cần phải xem xét yếu tố cân bằng về giới trong các doanh nghiệp cũng như nam giới cũng phải được hưởng những quyền lợi mà bảo hiểm xã hội mang lại tương đương so với nữ giới.
- Về trình độ học vấn, số liệu mô hình hồi quy cho thấy nhóm người lao động có trình độ học vấn càng cao thì càng có xu hướng tham gia bảo hiểm xã hội điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi người lao động có trình độ học vấn cao sẽ có nhiều cơ hội để tìm hiểu về chủ trương, chính sách và pháp luật và các lợi ích do bảo hiểm xã hội mang lại, khi họ có đủ kiến thức, sự hiểu biết thì tất yếu họ sẽ tích
13 Số liệu điều tra doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội do Tổng c c thống kê tiến hành năm 2018.
cực tham gia bảo hiểm xã hội. Việc người lao động có trình độ học vấn càng cao thì càng tham gia bảo hiểm xã hội nhiều hơn là phù hợp với lý thuyết sự lựa chọn hợp lý. C thể là: trong quá trình xem xét cá nhân người lao động và người sử d ng lao động lựa chọn tham gia hoặc không tham gia BHXH (kể cả trốn tham gia BHXH) được nhìn nhận dựa trên giữa tính toán về lợi ích được và mất mà theo họ là có lợi nhất cho mình khi tham gia BHXH.
Bảng 4.2. Mô hình hồi quy logistic các yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân người lao động ảnh hưởng tới sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động
Tỷ số chênh lệch | Số lượng | |
Giới tính | ||
Nam giới | 1 | 157 |
Nữ giới | 3.6*** | 853 |
Nhập cư | ||
Không | 1 | 217 |
Có | 0.5 | 793 |
Hôn nhân | ||
Kết hôn | 1 | 459 |
Chưa kết hôn | 1 | 551 |
Dân tộc | ||
Dân tộc khác | 1 | 142 |
Dân tộc kinh | 0.6 | 868 |
Trình độ học vấn | ||
Dưới THPT | 1 | 276 |
PTTH | 2.3* | 734 |
Số con | ||
Chưa có con | 1 | 759 |
Đã có con | 1.4 | 251 |
Nhóm tuổi | ||
Trên 35 tuổi | 1 | 102 |
Từ 16 đến 20 tuổi | 0.07* | 85 |
Từ 21 đến 24 tuổi | 0.4 | 344 |
Từ 25 đến 29 tuổi | 0.3 | 346 |
Từ 30 đến 34 tuổi | 0.3 | 133 |
Ghi chú: * có ý nghĩa ở mức 5 phần trăm
** có ý nghĩa ở mức 1 phần trăm
Kết quả phân tích số liệu bên trên phản ánh số liệu của 3 địa phương (Hà Nội, Hải Dương và Vĩnh Phúc), không phản ánh số liệu của riêng của Hà Nội. Tuy nhiên, kết quả số liệu cũng gợi mở yếu tố giới tính và trình độ học vấn của người lao động ảnh hưởng tới sự tham gia bảo hiểm xã hội.
Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy trình độ học vấn ảnh hưởng đến người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. C thể như: “Người lao động trong đấy trình độ thấp nên dẫn đến tình trạng mình có được doanh nghiệp đóng đầy đủ hay không chỉ khi cơ quan bảo hiểm xã hội gửi thanh tra, kiểm toán đến thì mới biết được cái việc đấy”. PVS, Nam, 42 tuổi, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Như vậy, dù chưa có đủ căn cứ khoa học, việc sử d ng các tài liệu sẵn có để phân tích các yếu tố thuộc về người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước Hà Nội ảnh hưởng tới sự tham gia bảo hiểm xã hội đã phần nào đó gợi mở về các yếu tố ảnh hưởng (nhận thức, thái độ, hành vi; giới tính, dân tộc, hộ khẩu thường trú, nơi sinh, trình độ học vấn, nhóm tuổi) của người lao động tới sự tham gia bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội.
4.1.3.2. Nhận thức của người lao động về tham gia bảo hiểm xã hội
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: trong nhiều vấn đề xã hội, nhận thức của khách thể nghiên cứu tác động đến thái độ và hành vi của họ. Nhận thức làm thay đổi thái độ và hành động xã hội của con người. C thể như: Lý thuyết học hỏi xã hội của Bandura (1977) cho rằng hầu hết các lý thuyết học hỏi đạt được qua nhận thức của con người và suy nghĩ về những điều mà họ đã trải nghiệm qua. Các tác giả như Beck (1989) và Ellis (1962) cho rằng lý thuyết nhận thức- hành vi đánh giá rằng: hành vi bị ảnh hưởng thông qua nhận thức hoặc các lý giải về môi trường trong quá trình học hỏi. Trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, nhận thức tác động đến thái độ và hành động tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động cho nên việc người lao động nhận thức về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm xã hội sẽ phần nào đó tác động đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của họ.
Kết quả nghiên cứu phỏng vấn sâu cho thấy một số phát hiện chính như: đại đa số người được hỏi đều nhận thức rằng việc tham gia bảo hiểm xã hội mang lại
nhiều lợi ích cho cá nhân và gia đình của người lao động và việc tham gia bảo hiểm xã hội là cần thiết.
Tuy nhiên, một số người lao động chưa nhận thức đầy đủ về bảo hiểm xã hội, chưa hiểu rò về các lợi ích do việc tham gia bảo hiểm xã hội mang lại, thậm chí một số người lao động còn nhầm lẫn giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
- Nhận thức về lợi ích của BHXH mang lại cho người lao động
“Xét về lâu dài thì có vấn đề gì xảy ra bảo hiểm xã hội sẽ còn có nhiều cái tốt cho mình. Ví dụ: như mình sẽ có được các quyền lợi được hưởng, nếu tai nạn lao động này thì sẽ được bảo hiểm xã hội chi trả” PVS. Nam, 25 tuổi, Doanh nghiệp ngoài nhà nước;
“Bây giờ còn trẻ đi làm thì cũng muốn đóng bảo hiểm đế sau này có ốm đau hay xảy ra gì thì cũng có chút quyền lợi, gia đình đỡ nặng chi phí , PVS. Nam 26 tuổi, doanh nghiệp ngoài nhà nước;
“Về bảo hiểm xã hội thì em nghĩ chưa tính về sau về hưu, mà bảo hiểm xã hội giữ cho sức khỏe của mình về tai nạn, khi ốm đau sẽ có hỗ trợ từ phía bảo hiểm xã hội”, PVS. Nam, 27 tuổi, doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Kết quả số liệu còn cho thấy một số người lao động không quan tâm đến việc tham gia bảo hiểm xã hội. C thể như: “Mình cũng không quan tâm đến bảo hiểm xã hội, mình vẫn đang trong độ tuổi lao động nên là cũng nghĩ là chưa cần thiết, chưa đụng chạm gì đến quyền lợi gì mình tham gia vào nên là chưa thấy cần thiết. Mình cũng chưa được hưởng cái gì từ bảo hiểm này, kể cả ốm đau này nọ nên là mình cũng chưa để đến, chắc khi nào sảy ra việc cơ thì mình sẽ để , bởi nó là bắt buộc nên mình phải thực hiện thôi, nếu nó là tự nguyện thì mình sẽ phải cân nhắc”.
PVS. Nam 43 tuổi, Doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Một số người lao động hiểu nhiều về bảo hiểm y tế hơn là bảo hiểm xã hội. Họ cho rằng bảo hiểm y tế thường được sử d ng khi đi khám bệnh, còn bảo hiểm xã hội thì họ chưa thấy được lợi ích gì từ việc tham gia bảo hiểm xã hội. Đó cũng là tiêu chí để đánh giá nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội đang có vấn đề. C thể như:
“Bảo hiểm y tế thì em còn biết chứ bảo hiểm xã hội thì em không biết đâu, bảo hiểm y tế thì dùng thường xuyên khi đi khám bệnh chứ em chưa được lợi ích gì từ bảo hiểm xã hội cả”. PVS. Nam, 25 tuổi, doanh nghiệp FDI.
Một số người được hỏi hiểu rằng việc tham gia bảo hiểm xã hội là quyền lợi mà nhà nước dành cho công nhân, người lao động còn bản thân họ không thấy quyền lợi của mình ở trong đó, điều này cho thấy người lao động chưa thật sự chủ động trong việc tìm hiểu cũng như tham gia bảo hiểm xã hội.
- Nhận thức về mức đóng BHXH của người lao động
Một số người lao động không quan tâm đến mức đóng bảo hiểm mà họ phải đóng là bao nhiêu và khi có yêu cầu đóng thì họ đóng. C thể như:
“Thực sự là ở công ty mình đóng bảo hiểm cũng chẳng bận tâm đâu, bảo đóng thế nào thì đóng thôi, thứ hai là mình chỉ quan tâm đến mức phẩy của mình, hoặc 3 năm lên lương chẳng hạn thì là bảo hiểm lên chẳng hạn. Giờ đóng theo mức lương nên cũng không quan tâm đến mức phẩy nữa, nhưng thực chất mức lương mình làm hay là lương hệ số thì lương càng cao thì bảo hiểm càng cao thành ra thực lĩnh là ít hơn , PVS, Nữ, 40 tuổi, Doanh nghiệp ngoài nhà nước
- Nhận thức về tổ chức có thể hỗ trợ người lao động khi tham gia BHXH
Một số người lao động không hiểu biết về các tổ chức có thể h trợ họ trong việc tham gia bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp như tổ chức công đoàn. C thể như:
“Em chưa hiểu về công đoàn lắm nhưng em chỉ hiểu là họ hỗ trợ về quyền lợi của công nhân thì sinh ra công đoàn. Có gì thắc mắc hay kiến thì công đoàn đứng ra bảo vệ mình”, PVS. Nam, 26 tuổi, doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Một số người lao động có nhận thức về quyền lợi tham gia bảo hiểm xã hội còn hạn chế. Do lo ngại sợ bị mất việc và không dám bảo vệ quyền lợi, lợi ích cho mình nên họ đã mắc ngoặc cùng với chủ lao động trốn không tham gia bảo hiểm xã hội. Thậm chí, nhiều lao động lớn tuổi do thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đã bị chủ doanh nghiệp lợi d ng cho nghỉ chế độ trước bởi doanh nghiệp luôn mong muốn tìm được lao động trẻ tuổi có thể cống hiến được nhiều hơn cho công ty, doanh nghiệp hơn là những lao động đã cao tuổi.
Người lao động khi đi giải quyết các thủ t c bảo hiểm xã hội như: chế độ sinh, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thường trực tiếp làm việc với cơ quan bảo hiểm xã hội, không qua chủ lao động nhưng việc đóng tiền tham gia bảo hiểm xã hội lại do chủ doanh nghiệp đóng. Điều này một phần nào đó đã gây ra thiệt thòi cho người lao động.
Những phân tích phỏng vấn sâu bên trên cho thấy: mặc dù người lao động thừa nhận rằng việc tham gia bảo hiểm xã hội là cần thiết nhưng người lao động lại không quan tâm tìm hiểu về những lợi ích mà bảo hiểm xã hội mang lại, không đủ kiến thức về nội dung của bảo hiểm xã hội thậm chí một số người lao động còn đánh đồng bảo hiểm xã hội với bảo hiểm y tế, không hiểu vai trò của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp. Chính sự thiếu các kiến thức về bảo hiểm xã hội và vai trò của tổ chức công đoàn mà người lao động có thể sẽ phải chịu thiệt thòi đối với các chủ doanh nghiệp về những quyền lợi do bảo hiểm xã hội mang lại.
4.1.4. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp
Để xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), mô hình hồi quy logistic được thiết lập. M c đích của mô hình hồi quy logistic là xác định các yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia bảo hiểm xã hội. Hệ thống biến số của mô hình là: biến giả (dummy) nhận giá trị là 1 nếu doanh nghiệp tham gia vào chương trình và nhận giá trị 0 khi doanh nghiệp không tham gia vào chương trình bảo hiểm xã hội. Mô hình sử d ng số liệu điều tra của 3 cuộc điều tra doanh nghiệp do Tổng c c thống kê tiến hành vào các năm 2016, 2017 và 2018. Mô hình đa biến được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Hệ thống các biến số độc lập bao gồm:
1. Biến số loại hình doanh nghiệp được chia thành 2 nhóm: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp ngoài nhà nước.
2. Biến số ngành kinh tế được chia thành 15 lĩnh vực:Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, khai khoáng; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Cung cấp nước, xử l rác, nước thải; Xây dựng; Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy; Vận tải kho bãi; Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Thông tin và
truyền thông; Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; Giáo dục và đào tạo; Y tế và trợ giúp xã hội.
3. Biến số quy mô doanh nghiệp theo lao động được chia thành 4 quy mô doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp siêu nhỏ (1 đến 10 lao động); Doanh nghiệp nhỏ(10 đến 100 lao động); Doanh nghiệp vừa (100-200 lao động); Doanh nghiệp lớn ( 200 lao động).
Ở m i biến số độc lập đều có các biến số nhỏ được máy tính chỉ định làm nhóm đối chứng. C thể là: biến số độc lập 1 (loại hình doanh nghiệp): Biến số loại hình doanh nghiệp (FDI) là nhóm đối chứng, nhận giá trị = 1; Biến số độc lập 2 (ngành kinh tế) thì biến số Nghệ thuật, vui chơi giải trí là nhóm đối chứng, nhận giá trị = 1; Biến số độc lập 3 (Quy mô doanh nghiệp) thì biến số Doanh nghiệp lớn (>200 lao động) là nhóm đối chứng, nhận giá trị = 1.
Kết quả số liệu mô hình hồi quy logistic dưới đây cho thấy: Thứ nhất, các đặc điểm loại hình doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp theo lao động đều giải thích tốt mô hình. Thứ hai, hầu hết hai biến này đều có ý nghĩa về mặt thống kê cao, hai biến số này đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1 phần trăm. Thứ ba, tất cả các kết quả nghiên cứu cũng đều có ý nghĩa về mặt độ lớn của hệ số. C thể là:
- Đối với năm 2016:
+ Loại hình doanh nghiệp: càng là các doanh nghiệp ngoài nhà nước thì càng ít tham gia vào chương trình bảo hiểm xã hội, so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tỷ số chênh lệch là: [0.21 so với 1];
+ Càng là doanh nghiệp có quy mô lao động lớn thì tham gia bảo hiểm xã hội càng cao. Tỷ số chênh giữa các doanh nghiệp có quy mô lao động siêu nhỏ (1 đến 10 lao động); doanh nghiệp nhỏ (10 đến 100 lao động); Doanh nghiệp vừa (100-200 lao động); doanh nghiệp lớn (trên 200 lao động). Tỷ số chênh lệch lần lượt là [0.04 – 0.2 – 0.3 -1].
+ Ngành kinh tế: càng là Doanh nghiệp y tế và trợ giúp xã hội; doanh nghiệp hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; thông tin truyền thông thì càng tích cực tham gia bảo hiểm xã hội. Đối với các ngành khác thì sự khác biệt không lớn do độ