Khái Quát Chung Về Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Ở Thành Phố Hà Nội

68


2.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình là tỉnh nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội với tổng diện tích tự nhiên là 4.662,53 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 88,5 nghìn ha (chiếm 19,2% đất tự nhiên toàn tỉnh). Theo thống kê đến thời điểm hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có gần 6.700 ha trồng cây có múi, ngoài ra còn có hơn 12 nghìn ha rau trồng hằng năm và gần 70 nghìn ha cây lương thực. Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ, ngày 30 tháng 12 năm 2015 Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định số 2987/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng tới năm 2030. Sau 5 năm thực hiện đề án, tính đến nay sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Hòa Bình đã đạt được một số kết quả như:

thành lập được vùng chuyên canh rau hữu cơ có diện tích 35 ha, trong đó có 14,6 ha được cấp chứng nhận PGS, tập trung chủ yếu tại hai huyện Lương Sơn và Tân Lạc… Trong đó, mô hình sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn có tổng diện tích 17 ha, và đã có khoảng 6,6 ha được cấp giấy chứng nhận PGS, còn lại 10,4 ha được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, và sản phẩm rau hữu cơ Lương Sơn nằm trong danh sách “địa chỉ xanh” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [14].

Tóm lại, có thể thấy: Một là, việc sản xuất hữu cơ chủ yếu vẫn do các hộ gia đình thực hiện theo nhóm từ bảy đến 35 người. Trình độ canh tác của nông dân còn thấp, mang tính tự cung tự cấp, sản phẩm làm ra chất lượng không đồng đều giữa các vùng. Hai là, chi phí chứng nhận sản phẩm hữu cơ hiện nay còn cao (do quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn nhỏ, phân tán nên tính ra chi phí để chức nhận sản phẩm cao) nông dân khó đáp ứng. Ba là, việc kết hợp giữa phát triển vùng sản xuất nông nghiệp an toàn với sản xuất nông nghiệp hữu cơ phẩm đem lại hiệu quả rõ ràng. Người dân được thực hành sản xuất từ thấp tới cao và điều đó thay đổi thói quen canh tác truyền thống để từng bước tiến tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

2.3.3. Những bài học cho Thành phố Hà Nội

69


Một là, cần ban hành khung pháp lý chặt chẽ, đồng bộ kết hợp với chiến lược phát triển dài hạn và có quy hoạch cụ thể về vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ để làm căn cứ cho việc phát triển nông nghiệp hữu cơ ổn định, lâu dài. Cùng với đó là việc ban hành đồng bộ các chính sách hỗ trợ cho các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Hai là, cần xây dựng các mô hình hợp tác xã phù hợp với điều kiện của từng vùng và nhu cầu của hộ sản xuất để đảm bảo lợi ích cho các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ vì hợp tác có vai trò to lớn trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ và bảo vệ lợi ích cho người nông dân.

Ba là, cần có sự kết hợp giữa chính quyền với các viện nghiên cứu, các trường đại học để thực hiện các đề án nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp.

Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội - 10

Bốn là, cần kết hợp giữa phát triển nông nghiệp hữu cơ với phát triển du lịch sinh thái để nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Điều này không chỉ dừng lại ở mức tăng thêm thu nhập cho người sản xuất mà còn giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chất lượng của sản phẩm hữu cơ. Từ đó góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng và bản thân người tiêu dùng là người quảng bá sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tốt nhất tới các khách hàng tiềm năng.

Năm là, cần quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp hữu cơ với quy mô sản xuất đủ lớn để tiết giảm các loại chi phí, tạo thuận lợi cho việc kiểm định, đăng ký cấp chứng nhận PGS trong nước và của các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, việc sản xuất chuyên canh tập chung quy mô lớn sẽ tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng đồng đều để cung ứng ra thì trường.

Sáu là, việc quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần kết hợp cả chăn nuôi với trồng trọt để tận dụng tối đa nguồn chất thải hữu cơ của hoạt động chăn nuôi sau khi xử lý đảm bảo an toàn vệ sinh để sử dụng cho trồng trọt. Đặc biệt, cần phát triển các hoạt động dịch vụ phụ trợ như: cung cấp cây

70


giống, con giống và các loại phân bón, thuốc chữa bệnh hữu cơ cho sản xuất và chăn nuôi.

Bảy là, trong quá trình phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần chú ý tới các trình độ phát triển của mô hình sản xuất từ thấp tới cao để người dân làm quen, tránh việc áp dụng ngay các tiêu chuẩn chất lượng vượt quá khả năng của người nông dân sẽ gây ra tâm lý chán nản.

71


Chương 3

THỰC TRẠNG QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Thành phố Hà Nội

3.1.1.1. Thuận lợi

Thứ nhất, Hà Nội có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, là Thủ đô của Việt Nam, nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, có tổng diện tích tự nhiên 3.358,92 km2. Khí hậu cận nhiệt đới, mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông tương đối lạnh, ít mưa phù hợp cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển quanh năm. Bên cạnh đó, Hà Nội có hệ thống sông, hồ dày đặc, nằm trên lưu vực của các con sông lớn như: Sông Hồng, Sông Đuống với hệ thống các nhánh nhỏ của sông hồng như: sông Tô Lịch, sông Cà Lồ chảy đan xen tạo ra trữ lượng nước

dồi dào và khả năng khai thác lượng nước ngầm lớn, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hệ thống sông lớn và các nhánh nhỏ ngoài việc cung cấp nước tưới còn có vai trò quan trọng trong việc tiêu úng và tạo cảnh quan sinh thái. Như vậy, với điều kiện tự nhiên của thành phố Hà Nội có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ và đó là tiền đề để các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ thực hiện quan hệ lợi ích của mình. Từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ của thành phố phát triển.

Thứ hai, nhu cầu của xã hội về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Sự phát triển về kinh tế đã nâng cao thu nhập của người dân trên phạm vi cả nước nói chung và người dân sống trên địa bàn thành phố Hà Nội nói

72


riêng. Với mức thu nhập bình quân đầu người cao gấp 1,2 lần so với trung bình của cả nước, người dân ở Thủ đô có nhiều hơn sự lựa chọn đối với các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chăm sóc sức khỏe cho gia đình và phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoàn toàn có khả năng đáp ứng những nhu cầu cao về chất lượng đó. Ngoài ra, Hà Nội còn có tỷ lệ dân cư phi nông nghiệp hàng năm gia tăng rất nhanh, đây là bộ phận dân cư không thể tự cung cấp được các sản phẩm nông nghiệp để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hàng ngày buộc phải mua trên thị trường. Đây là nguồn để tạo ra nhu cầu tiêu dùng trên thị trường.

Thêm vào đó, với sự tăng trưởng kinh tế luôn ở nhóm các địa phương có tốc độ nhanh nhất cả nước đã tạo điều kiện để thành phố Hà Nội đã nâng thu nhập bình quân đầu người, đây là điều kiện thuận lợi để người dân tìm đến với các loại sản phẩm có chất lượng cao hơn như sản phẩm nông nghiệp hữu cơ nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng về chất lượng. Bên cạnh đó, việc ngân sách của Thành phố không ngừng tăng lên qua hàng năm cũng tạo điều kiện tốt hơn để chính quyền tăng đầu tư từ ngân sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển.

Thứ ba, các điều kiện kết cấu hạ tầng để phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố.

Thành phố Hà Nội có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển khá đồng bộ. Về giao thông, theo thống kê tính đến năm 2019 trên địa bàn thành phố có khoảng 3.974 km đường bộ; giao thông đường thủy cũng phát triển trên hệ thống sông Hồng và sông Đuống, với 09 cảng sông với hệ thống kho bãi, công trình phụ trợ, tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại thành. Ngoài ra, thành phố Hà Nội còn có sân bay quốc tế Nội Bài, hệ thống đường sắt quốc gia và hệ thống đường sắt nội đô đang được xây dựng và hoàn thiện (đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội). Về Mạng lưới điện, hệ thống

73


hạ tầng ngành điện đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của trên 2 triệu khách hàng và đảm bảo cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Như vậy, việc phát triển tố hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, từ đó thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hóa nói chung, trong đó có sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Thành phố. Bên cạnh đó, hệ thống điện ngày càng hoàn thiện tạo tiền đề cho ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là các công nghệ hiện đại có sử dụng điện như hệ thống sản xuất nông nghiệp thông minh sử dụng đèn LED nông nghiệp để gia tăng thời gian quang hợp cho cây trồng…

Thứ tư, mức độ phát triển của hệ thống thị trường đầu vào, đầu ra của phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Có khẳng định, hệ thống thị trường đầu vào, đầu ra của phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội là một trong những thuận lợi rất lớn cho phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, Hà Nội có hệ thống thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ như công nghệ sản xuất, cây giống, con giống, các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ … khá đồng bộ và đa dạng. Thành phố Hà Nội có nhiều các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ sản xuất nông nghiệp hàng đầu như các viện nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi của Học viện Nông nghiệp Hà Nội

… Đây là điều kiện rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển. Ngoài ra, với nguồn lực về vốn được chi hàng năng từ ngân sách của địa phương đầu tư cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao nói chung, trong đó có phát triển nông nghiệp hữu cơ cũng tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố. Bên cạnh đó, với hệ thống siêu thị lớn như BigC, AONE, Vinmark... và các cửa hàng bán nông nghiệp sạch, nông

74


nghiệp hữu cơ đa dạng được tổ chức chặt chẽ tạo thành hệ thống phân phối bán lẻ bao phủ khắp địa bàn thành phố hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu phân phối tới tận tay người tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Từ đó tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ tìm kiếm và thực hiện quan hệ lợi ích kinh tế của mình.

Thứ năm, mức độ hoàn thiện về thể chế và các chính sách của chính quyền địa phương tạo điền kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển.

Để thúc đẩy phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, trong những năm qua chính quyền thành phố Hà Nội đã tích cực hoàn thiện thể chế, chính sách của Thành phố nhằm xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và nông nghiệp hữu cơ, tạo ra định hướng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố phát triển thuận lợi từ đó tạo điều kiện để các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ tìm kiếm lợi ích kinh tế và thực hiện các quan hệ lợi ích trên cơ sở đảm bảo các quy định của nhà nước và của chính quyền địa phương. Cụ thể như: Kế hoạch số 05/KH - UBND ngày 03/1/2018 của UBND về đánh giá thực trạng chất lượng và giải pháp bền vững đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 24/4/2020 về “Đẩy mạnh phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội năm 2020”; Kế hoạch số 196/KH-UBND về nâng cao năng lực chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2019-2020...

Thứ sáu, sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng của thành phố Hà Nội là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu so với các địa phương khác của cả nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Do đặc điểm là Thủ đô của đất nước, một mặt Hà Nội thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài tới đầu tư và tìm kiếm môi trường sản xuất kinh doanh. Mặt khác, với vị trí là đầu tàu

75


kinh tế cho cả nước, Hà Nội cũng tích cực, chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế. Việc hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố thu hút vốn đầu tư nhằm mở rộng sản xuất, thực hiện chuyển giao thành tựu khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho sản xuất… Hội nhập quốc tế còn mở ra thị trường to lớn cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Thành phố. Với xu hướng tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo quy trình thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh và bảo vệ tốt cho sức khỏe của con người đang được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản … sẽ tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển.

3.1.1.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng còn những khó khăn như: mật độ dân cư tăng nhanh kết hợp với quá trình đô thị hóa dẫn tới diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh chóng; các khu, cụm công nghiệp phát triển đã phá vỡ các vùng sản xuất nông nghiệp và môi trường ô nhiễm nghiêm trọng cũng gây trở ngại cho mở rộng vùng chuyên canh nông nghiệp hữu cơ; môi trường ô nhiễm nghiêm trọng [37, tr.8]. Điều này dẫn đến:

Thứ nhất, năng lực sản xuất nông nghiệp hữu cơ của các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố còn nhiều hạn chế như: năng lực tổ chức sản xuất và quản lý, khai thác hiệu quả các nguồn lực phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ; năng lực tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ của các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn thấp; lực tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm để tìm nhà phân phối hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và năng lực tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Do đó, chưa tạo ra được sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Lý do chính là việc tập trung ruộng đất cho phát triển sản xuất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022