Đánh Giá Chung Về Quan Hệ Lợi Ích Trong Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Ở Thành Phố Hà Nội

100


Mặc dù có sự xung đột tương đối cao như vậy nhưng việc xử lý các xung đột do các chủ thể tự thương lượng, hòa giải với nhau, tỷ lệ lên đến trên 90% và không có sự can thiệp của bên thứ 3 hay giải quyết thông qua Tòa án. Do đó, cũng có một số trường hợp, một trong các chủ thể phải chịu “ấm ức”.

Về xử lý rủi ro

Nông nghiệp được biết đến là lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất với những tác động khách quan như thiên tai, dịch bệnh dẫn đến mất mùa, thất thu. Bên cạnh đó là những biến động khó lường trên thị trường nông sản mà điển hình nhất là thị trường rớt giá, logictics bị đứt đoạn,... Do đó, khi rủi ro xảy ra, Nhà nước cũng có sự hỗ trợ nhất định đối với các chủ thể. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ rủi ro để Nhà nước có sự hỗ trợ phù hợp và chủ yếu hỗ trợ của Nhà nước dành cho các rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Cụ thể như khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát năm 2020, hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với mức hỗ trợ: Đối với lợn con, lợn thịt các loại, hỗ trợ 10.000 đồng/kg lợn hơi; Đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác, hỗ trợ

12.000 đồng/kg lợn hơi. Mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp tối đa không quá 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có). Bên cạnh đó, Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) và chủ hộ nuôi giữ lợn giống cụ kỵ, ông bà với mức 500.000 đồng/con lợn đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 nhằm nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh đảm bảo duy trì đàn

101


lợn giống phục vụ tái đàn khi kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên, NNHC và nông nghiệp truyền thống có nhiều điểm khác biệt. NNHC có quy trình và kiểm duyệt gắt gao, chi phí đầu vào và các khâu của quá trình sản xuất cũng cao hơn sản xuất nông nghiệp truyền thống. Nhưng mức hỗ trợ của Nhà nước đối với NNHC và nông nghiệp truyền thống không có sự khác biệt. Từ đó, nảy sinh mâu thuẫn trong việc hài hòa lợi ích giữa các chủ thể cùng tham gia vào ngành nông nghiệp và làm giảm động lực tham gia sâu vào NNHC của các chủ thể.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

3.3.1. Thành tựu

Có thể thấy, nông nghiệp hữu cơ đã hình thành và đang phát triển ở thành phố Hà Nội với những thành tựu bước đầu nhất định, chứng minh cho hướng đi đúng đắn và khả năng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn. Quan hệ lợi ích giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ từ đó cũng dần được hình thành và trên đà phát triển.

Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội - 14

Thứ nhất, số lượng quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trong giai đoạn 2016 - 2020, các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ không ngừng tăng lên. Theo kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 18/10/2018 về nâng cao năng lực chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2019 - 2020, Hà Nội sẽ xây dựng từ 5 - 10 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ [54]. Đến nay, qua khảo sát cho thấy: Hà Nội đang có 8 mô hình nông nghiệp hữu cơ điển hình được áp dụng. Cụ thể là: Mô hình thịt lợn hữu cơ Sóc Sơn; mô hình rau hữu cơ Thanh Xuân (Sóc Sơn); mô hình rau hữu cơ i- nature Tản Lĩnh (Ba Vì); mô hình rau HTX nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú (Chương Mỹ); mô hình rau hữu cơ Đại Ngàn (Thạch Thất); mô hình rau hữu cơ Đan Phượng (Đan Phượng), mô hình rau hữu cơ HTX nông sản hữu cơ

102


Tân Dân HC organic farm (Gia Lâm) và mô hình trang trại hữu cơ Bavifarm (Ba Vì).

Thứ hai, các mối quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ hầu hết được duy trì lâu dài, rất hiếm trường hợp phá vỡ hợp đồng.

Thứ ba, bước đầu tạo được sự hài hòa của các mối quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Các chủ thể được hưởng đều nhận được lợi ích chính đáng từ thành quả lao động của mình tạo sự thống nhất, hài hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể tham gia. Cụ thể như sau:

(i) Chính quyền Thành phố đã bước đầu đạt được là các mục tiêu về tăng trưởng và phát triển NNHC, tạo việc làm cho lực lượng lao động, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng hiện đại. Thành phố Hà Nội đã tạo hành lang, ban hành các chính sách, không những tháo gỡ được những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình sản xuất NNHC, mà còn là đòn bẩy kinh tế khuyến khích quá trình phát triển các mô hình trong sản xuất NNHC. Có thể nói đây là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất đối với khả năng phát triển của ngành. Thành phố và một số địa phương đã lựa chọn cho mình một số ngành mũi nhọn và đưa ra những chính sách thích hợp để tạo môi trường thuận lợi nhằm mở rộng quy mô của ngành, tăng lợi thế cạnh tranh của ngành như: Xây dựng một chiến lược dài hạn cho phát triển ngành, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, quy hoạch vùng nguyên liệu nhằm tạo điều kiện phát triển cho ngành, hay tạo ra các rào cảng thuế và phi thuế làm giảm áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, và không thể không nhắc tới các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới... Trong quan hệ lợi ích giữa các chủ thể chính trong phát triển NNHC, Nhà nước - nhà nông - doanh nghiệp, chính quyền Thành phố đã từng bước tham gia ngày càng tích cực vào mối liên kết với vai trò hỗ trợ, điều phối thông qua các chính sách khuyến khích và đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, quy hoạch vùng nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại; kiểm tra, giám sát và bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng giữa các bên.

103


(ii) Đối với chủ thể cung cấp các dịch vụ và yếu tố đầu vào và đầu ra cho sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản hữu cơ và tiêu thụ hàng nông sản hữu cơ tới tay người tiêu dùng, là các chủ thể ngày càng có vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Trong các nhóm lợi ích hiện có trong phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đây là nhóm chủ thể có lợi ích ổn định và cao nhất. Do xuất phát từ quan hệ mua đứt bán đoạn đang diễn ra phổ biến trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố nên các chủ thể thuộc nhóm này luôn chủ động trong việc tìm kiếm lợi ích kinh tế cho mình.

(iii) Đối với chủ thể sản xuất nông nghiệp hữu cơ, là chủ thể có quan hệ gắn bó trực tiếp với tất cả các chủ thể khác trong chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong quan hệ lợi ích với các chủ thể khác trong chuỗi giá trị nông nghiệp, chủ thể sản xuất mặc dù đã có những cải thiện lớn về lợi ích kinh tế thông qua việc thu nhập bình quân đầu người liên tục gia tăng và đạt mức cao hơn so với các chủ thể sản xuất nông nghiệp khác. Tuy vậy, họ vẫn là người yếu thế trong quan hệ lợi ích với các chủ thể khác (họ thường xuyên bị ép giá bán nông sản, phải mua vật tư, cây giống với giá cao hơn do không có đủ vốn cho quá trình sản xuất).

Thứ tư, lợi ích kinh tế được tạo ra từ quan hệ lợi ích trong phát triển NNHC.

Quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngày càng tăng lên, từ diện tích canh tác chỉ khoảng 8-10ha năm 2016 đã tăng lên 80-100ha năm 2020 và ước tính còn mở rộng hơn nữa trong những năm tiếp theo.

Các trang trại trên địa bàn Thành phố Hà Nội có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể, năm 2010 có 3.561 trang trại, tính đến hết năm 2016, thành phố có 3.189 trang trại, trong đó có 1.346 trang trại chăn nuôi, 147 trang trại kinh doanh tổng hợp, 132 trang trại nuôi trồng thủy sản. với tổng diện tích sử dụng 3.325 ha và thu hút trung bình từ 7 - 9 lao động/trang trại [53].

Từ thành công của công tác dồn điền, đổi thửa cũng đã hình thành thêm nhiều trang trại tập trung, quy mô lớn, góp phần CDCC cây trồng, vật nuôi,

104


phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải tạo diện tích đầm lầy hoang hóa... tạo ra nhiều nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn. Loại hình sản xuất của trang trại ngày càng đa dạng và có sự CDCC theo hướng giảm tỷ trọng trang trại trồng cây hàng năm, cây lâu năm, tăng mạnh tỷ trọng trang trại chăn nuôi (đặc biệt là trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm). Số lượng trang trại có xu hướng tập trung nhiều hơn ở các huyện xa trung tâm do quỹ đất rộng, như các huyện: Quốc Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ và Ba Vì.

Đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, chuyên môn hóa, đem lại hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của một nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị và sinh thái, như: vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng hoa, vùng trồng cam canh, bưởi diễn, vùng chăn nuôi gia cầm, bò thịt, bò sữa tập trung tại các huyện: Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng, Ba Vì, Thanh Trì. Liên kết giữa sản xuất nông nghiệp với các khâu dịch vụ khu vực NN, NT ngoại thành Hà Nội đã có bước phát triển, nhất là các dịch vụ cung ứng giống cây, giống con, thức ăn chăn nuôi, các loại vật tư nông nghiệp.

Huyện Phúc Thọ, bên cạnh những làng nghề sôi động đã xuất hiện nhiều cánh đồng mẫu lớn, nhiều sản phẩm nông sản sạch, an toàn có thương hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH - CN) công nhận như: Rau muống Tiến Vua, rau Thanh Đa, bưởi Phúc Thọ, chuối Vân Nam. Hiện, huyện đang xây dựng thêm thương hiệu rau Vân Phúc và cà dầm tương Tam Hiệp.

Các mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp của Hà Nội đã từng bước có sự chuyển biến theo hướng tích cực, tăng dần kinh tế trang trại, doanh nghiệp và có nhiều HTX nông nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả. Triển khai thực hiện tốt các mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn; mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao; sản xuất rau an toàn; phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm; nuôi trồng thủy sản được đẩy mạnh. Tổ chức sản xuất trong

105


khu vực nông nghiệp ngoại thành đã thể hiện sự chuyển biến mạnh về chất, nhiều hình thức hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với hiệu quả đầu tư cao đã xuất hiện trong các ngành sản xuất và ở nhiều địa bàn.

Sản lượng gia tăng của sản xuất nông nghiệp hữu cơ dẫn đến thu nhập và lợi nhuận tăng lên: Thành phố Hà Nội đã trồng mới, ghép cải tạo được

1.292 ha 4 giống cây ăn quả chủ lực: Bưởi diễn, Nhãn chín muộn, Chuối tiêu hồng, cam Canh. Hầu hết các loại cây ăn quả trên đều cho thu nhập cao: cam Canh đạt 779 triệu đồng/ha, nhãn chín muộn đạt 770 triệu đồng/ha, bưởi Diễn đạt 513 triệu đồng/ha, chuối tiêu Hồng đạt 368 triệu đồng/ha. Thành phố đã hỗ trợ và xây dựng được 7 nhãn hiệu tập thể sản phẩm quả gồm: nhãn chín muộn của Quốc Oai và Hoài Đức, bưởi đường Quế Dương, cam Canh Kim An, bưởi Phúc Thọ, bưởi đồi gò Chương Mỹ, Phật thủ Đắc Sở, Hoài Đức. Để thúc đẩy và duy trì tốc độ tăng trưởng, thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt phải hướng đến nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững, lựa chọn những cây trồng chủ lực có lợi thế kinh tế cao. Theo đó, tái cơ cấu không chỉ là CDCC cây trồng mà phải thay đổi cách tiếp cận trong tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa và phát triển bền vững [53].

Năng suất của sản xuất nông nghiệp hữu cơ tăng, giá bán cao, từ đó thu được lợi nhuận khá. Cụ thể: Thu nhập của nông dân từ việc bán rau PGS dao động từ 2,5-10 triệu đồng/tháng tùy theo quy mô sản xuất và mùa vụ, cao hơn 12 lần so với thu nhập từ trồng lúa. Hầu hết rau được bán với giá 15.000 đồng/ kg, trừ rau gia vị (25.000 đồng/kg) [56, tr.4]. Mức giá này cao hơn giá bán rau không chứng nhận PGS. Do vậy, người nông dân có thu nhập cao và ổn định hơn.

Mức độ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ và xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Có thể thấy, nhiều công nghệ tiên tiến được nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao và phổ biến, áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp như công nghệ SRI, nhằm

106


kích thích lúa mọc rễ, từ đó cây lúa hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn và tăng khả năng chống đổ, công nghệ vi sinh sản xuất thức ăn chăn nuôi; công nghệ tưới tiêu nhỏ giọt cho rau, quả an toàn; công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót nhằm thu hẹp kinh phí, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, các quy trình canh tác hiện đại, đã thu được những kết quả nhất định, tạo ra những giống mới và phương thức canh tác mới với năng suất chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường, góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất. Bên cạnh đó, nhờ cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, thủy sản được tăng cường và ứng dụng các kỹ thuật - công nghệ mới vào sản xuất, nhất là trong khâu giống và kỹ thuật canh tác... nên năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi tăng nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Thứ năm, lợi ích xã hội được tạo ra từ quan hệ lợi ích trong phát triển NNHC.

Góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân; Giải quyết việc làm, nâng cao sự hiểu biết của người nông dân; Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc của người lao động.

Nhận thức và nhu cầu sản xuất NNHC của người dân và xã hội ngày càng nâng lên. Với việc áp dụng mô hình sản xuất NNHC giúp người nông dân kiểm soát được lượng phân bón, nước tưới cũng như tình hình sâu bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn đảm bảo chất lượng, màu sắc của sản phẩm, trọng lượng đồng đều. Việc canh tác theo cách mới đã giảm thiểu hẳn việc dùng phân bón, thuốc trừ sâu. Hiệu quả từ việc thực hiện sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn trên địa bàn Thành phố đã tạo ra sự khác biệt với cách làm cũ, không chỉ các hộ tham gia dự án mà nhiều hộ nông dân, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có sự thay đổi rõ nét về nhận thức và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp.

Thứ sáu, lợi ích về bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững thích ứng tốt với biến đổi khí hậu được tạo ra từ quan hệ lợi ích trong phát triển NNHC.

107


Sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế các sản phẩm có nguồn gốc vô cơ trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ; góp phần bảo vệ và tái tạo nguồn tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học,...; góp phần ngăn chặn ô nhiễm, khôi phục và cải tạo chất lượng môi trường, giảm phát thải nhà kính; góp phần bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và điều kiện làm việc của người lao động và môi trường sống của con người.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

3.3.2.1. Hạn chế

Một là, hợp tác, gắn kết sản xuất, kinh doanh giữa các chủ thể còn thiếu tính bền vững.

Các chuỗi giá trị trong nông nghiệp hữu cơ còn phân tán, hợp tác tập thể còn rất hạn chế ở cấp nông hộ và sự gắn kết theo chiều dọc còn yếu đã gây cản trở cho các nhà đầu tư tư nhân vào ngành nông nghiệp vì chi phí cao. Đa phần các nhà đầu tư chỉ đơn thuần mua nguyên liệu thô từ nông dân, sau đó sơ chế và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, nơi sản phẩm được hoàn thiện và bán với giá cao hơn nhiều lần. Cho đến nay, nông dân vẫn là những nhà đầu tư tư nhân lớn nhất trong nông nghiệp và phần lớn trong số họ chưa tham gia vào các chuỗi giá trị cao hơn.

Hai là, việc quản lý giám sát của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương về sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn yếu và thiếu, khả năng hỗ trợ của chính quyền và các cơ quan chức năng, nhất là trong việc tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho sản xuất nông nghiệp chưa thường xuyên, liên tục. Hiệu quả của công tác tập huấn và đào tạo nghề chưa cao, còn chủ yếu chạy theo số lượng hơn là quan tâm tới chất lượng nên kết quả vận dụng của hộ nông dân vào sản xuất thấp.

Ba là, do trình độ một bộ phận nông dân còn hạn chế, cùng với những thói quen về phương thức canh lạc hậu ăn sâu vào tiềm thức của người dân nên việc chuyển đổi sang phương pháp canh tác mới trong phát triển nông

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí