điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Phạm vi của mục đích đây không chỉ có yếu tố vật chất ( lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà còn có cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần.
Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý dù có ảnh hưởng tới sự phát triển của lý thuyết trao đổi, nhưng lý thuyết này nói chung vẫn nằm ngoài lề dòng lý thuyết xã hội học chủ đạo. Tuy nhiên, với nỗ lực của Coleman (1992) mà thuyết chọn lựa hợp lý đã trở nên một trong các lý thuyết nóng của xã hội học đương thời. Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết chọn lựa hợp lý phát sinh từ kinh tế học cổ điển. Trong những năm 1950, nhà kinh tế học người Mỹ đạt giải Nobel về kinh tế học, Herbert Simon, kết hợp với đồng sự có tên là James March, đã đưa ra lí thuyết duy lí hạn chế (theory of limited rationality). Dựa vào một loạt các kiểu mẫu khác nhau, Friedman và Hechter (1988) đã xếp chung cái mà họ diễn tả như là một “bộ xương” của lý thuyết thường được dịch ra tiếng Việt là lí thuyết sự lựa chọn hợp lý. Cũng có thể hiểu nó theo cách lí thuyết lựa chọn duy lý. Vậy lí thuyết lựa chọn hợp lí được hiểu với ba ý như sau:
- Mọi hành vi và hành động của chủ thể đều có toan tính;
- Nhưng sự toan tính hành vi hay toan tính hành động không bao giờ đạt được tối ưu vì nguồn lực và nguồn thông tin không bao giờ đầy đủ;
- Do vậy, chủ thể tự thoả mãn với việc lựa chọn giải pháp mang lại giá trị theo đó chủ thể cho rằng, lượng giá trị có được từ hành vi hay hành động ấy tương đương với thông tin, nguồn lực và bối cảnh của mình. Như vậy, tiêu điểm của thuyết lựa chọn hợp lý là các chủ thể. Các chủ thể được xem là có các mục đích hay mục tiêu về cái mà hành động họ hướng tới. Ở điểm này, nó không khác nhiều với hành động duy lí – công cụ của Max Weber định
nghĩa. Nhưng điểm khác biệt chính là trong lí thuyết hành động của Max Weber, tác giả cho rằng, hành động duy lý ấy đạt tính “tối đa” hay “tối ưu” trong toan tính quan hệ phương tiện - mục đích. Các chủ thể được xem là có các sở thích (như các giá trị, các tiện ích).
Thuyết lựa chọn hợp lý không quan tâm đến tính chất các sở thích này hay các nguồn của chúng. Cái quan trọng là hành động được thực hiện để đạt được các đối tượng phù hợp với hệ thống sở thích và điều kiện bất ngờ mà chủ thể gặp phải. Các chủ thể khi hành động phải đối diện với hai sự kìm hãm. Đầu tiên, đó là sự khan hiếm hay sự “không hoàn nguyên” của các tiềm năng và nguồn. Các chủ thể có các tiềm năng khác nhau cũng như các cách thâm nhập khác nhau vào các tiềm năng khác. Đối với những người có nhiều tiềm năng, thành quả cuối cùng có thể tương đối dễ. Tuy nhiên, đối với những người có ít tiềm năng, sự đạt được mục đích có thể khó khăn hơn hoặc là bất khả. Trong việc theo đuổi một mục đích đưa ra, các chủ thể phải để mắt tới cái giá của hành động lôi cuốn nhất kế tiếp của họ. Một chủ thể có thể chọn cách không theo đuổi mục đích có giá trị cao nhất nếu tiềm năng của họ không đáng kể. Nếu kết quả là các cơ may để đạt được mục đích đó quá ít và nếu trong việc cố gắng để đạt tới mục đích đó, họ hủy hoại các cơ may đạt được mục đích giá trị nhất kế tiếp của mình. Các chủ thể được xem là cố gắng tối đa hóa các điều lợi của họ và mục tiêu đó có thể bao gồm việc đánh giá mối quan hệ giữa các cơ may đạt được một mục đích sơ khởi, và điều mà thành tựu đó thực hiện đối với các cơ may để đạt được đối tượng giá trị nhất. Thứ hai, một nguồn kìm hãm đối với hành động của cá thể là các thể chế xã hội. Như Friedman và Hechter xác định, một cá thể hành động một cách khuôn sáo, tìm ra các hành động của anh ta được kiểm lại từ đầu đến cuối bởi các nguyên tắc gia đình và trường học; các luật lệ và các mệnh lệnh; các chính sách cứng rắn… Bằng cách hạn chế tập hợp các hành động có sẵn cho
các cá thể, các luật chơi có tính cưỡng ép, bao gồm các tiêu chí, các quy luật, các lịch trình, các nguyên tắc bầu chọn - ảnh hưởng một cách có hệ thống tới kết quả xã hội.
Friedman và Hechter (1988) cho rằng đối với chủ thể thì không có nhiều sự lựa chọn hay cơ may có sẵn bởi trên thực tế không có nhiều cơ may cho các trường hợp. Như vậy, bắt buộc họ phải có sự lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu hay những sở thích cơ bản, cần thiết nhất và đạt đến mục đích cuối cùng. Nhưng trong khi đó chủ thể cũng luôn có xu hướng tính đến lợi ích kế tiếp của họ nên hai ông đã đặt vấn đề trong sự lựa chọn của chủ thể có xét đến chi phí (cost) với cái mà anh ta đạt được, có tính đến khả năng thực hiện của bản thân.
Nếu chủ thể nhận thức mục đích với giá trị cao nhất không phù hợp với khả năng hiện tại của bản thân thì anh ta dễ dàng lựa chọn một phương án khác phù hợp với khả năng của anh ta hơn.
Tuy nhiên, ông phát hiện ra chủ thể trong quá trình hành động chịu tác động của hai nhóm yếu tố:
- Thứ nhất, sự hiếm hoi của các tiềm năng. Mỗi chủ thể hành động có các tiềm năng khác nhau cũng như cách thâm nhập khác nhau vào các tiềm năng khác nhau. Đối với những người có nhiều tiềm năng, mục đích có thể đạt được dễ dàng hơn so với những người có ít tiềm năng. Liên quan đến vấn đề tiềm năng là vấn đề chi phí, giá phải trả. Trong việc theo đuổi mục đích, các chủ thể phải quan tâm đến giá của hành động lôi cuốn nhất kế tiếp của họ. Các chủ thể có thể chọn cách không theo đuổi mục đích có giá trị cao nhất nếu cơ may quá ít và tiềm năng của bản thân là không đáng kể. Tóm lại, các chủ thể hành động luôn tối đa hoá điều lợi cho mình.
– Thứ hai, các thể chế xã hội. Các thể chế xã hội đã áp đặt các khuôn mẫu hành động cho các cá nhân thông qua các tiêu chí, các qui luật, các nguyên tắc tạo ra sự ảnh hưởng có hệ thống tới các kết quả xã hội.
Vấn đề NƠXH của người thu nhập thấp có thể được triển khai và nhìn nhận từ lý thuyết sự lựa chọn hợp lý. Người mua NƠXH có các tiềm năng khác nhau cũng như cách thâm nhập khác nhau vào các tiềm năng khác nhau. Đối với những người có nhiều tiềm năng, mục đích có thể đạt được dễ dàng hơn so với những người có ít tiềm năng. Áp dụng trong luận án này, có thể hiểu tiềm năng là mức sống, thu nhập, nghề nghiệp, thông tin dự án NƠXH, kênh tiếp cận thông tin… của người mua NƠXH. Người càng có nhiều tiềm năng thì có thể tiếp cận với NƠXH dễ dàng hơn những người có ít tiềm năng.
Liên quan đến tiềm năng là vấn đề chi phí, giá phải trả khi mua NƠXH. Trong việc theo đuổi mục đích, người mua NƠXH phải quan tâm đến giá của hành động lôi cuốn nhất đối với họ là có thể sở hữu nhà ở. Người mua nhà có thể chọn cách không theo đuổi mục đích có giá trị cao nhất (nhà ở thương mại cao cấp, nhà riêng) nếu cơ may quá ít và tiềm năng của bản thân là không đáng kể. Người mua nhà (có thu nhập thấp) sẽ đánh giá các yếu tố tác động đến vấn đề lựa chọn nhà ở từ đó mà họ sẽ đưa ra các quyết định dựa trên sự tính toán đó. Sự tự xem xét khả năng chi trả khi họ mua nhà ở xã hội và các yếu tố mà nhà ở xă hội có thể đáp ứng nhu cầu của họ như thế nào sẽ chi phối đến quyết định của họ. Từ những yếu tố khác nhau, người thu nhập thấp sẽ lựa chọn việc sử dụng NƠXH như thế nào để phù hợp với hoàn cảnh của họ nhất so với những lựa chọn khác cùng một thời điểm. Cụ thể sử dụng NƠXH tại thời điểm hiện tại đối với người có thu nhập thấp là sự lựa chọn hợp lý do có sự ủng hộ về mặt chính sách, hỗ trợ tài chính… vì thế cơ hội mua được nhà là có tính khả thi. Như vậy, người thu nhập thấp quyết định lựa chọn dựa theo mục đích và các phương tiện để đạt được nhu cầu của họ.
Thứ hai, các thể chế xã hội, ở đây có thể hiểu là những quy định của luật pháp đối với người mua NƠXH. Đây là một loại hình nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước, vì vậy sẽ có chính quy định cụ thể đặt ra và người mua nhà ở xã hội phải đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện đó thì mới có thể tiếp cận được. Chính những quy định đó tạo ra sự ảnh hưởng có hệ thống đến các kết quả, đó là không phải tất cả mọi người có nhu cầu nhà ở đều tiếp cận được mà chỉ có những đối tượng theo quy định của Luật nhà ở 2014.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phân tích tài liệu: được sử dụng để tìm hiểu khái quát những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Thông qua các kết quả từ các nghiên cứu đã có, các chính sách hiện hành về phát triển NƠXH, các văn bản của Chính phủ, Bộ Xây Dựng, UBND thành phố Hà Nội, có thể nắm bắt được tổng quan vấn đề nghiên cứu, từ đó phát hiện ra những khía cạnh mới chưa được các nghiên cứu đề cập và phân tích sâu.
Phỏng vấn sâu: Cán bộ quản lý nhà nước về nhà ở, người dân (đang ở NƠXH và người có nhu cầu mua nhà), người trong ban quản lý NƠXH, cán bộ ngân hàng. Phương pfháp này giúp cho tác giả tìm hiểu sâu quy trình triển khai các hoạt động về phát triển NƠXH tại tại đô thị, quá trình cung cấp thông tin về NƠXH đến đối tượng có nhu cầu mua nhà, quá trình sử dụng NƠXH và các vấn đề phát sinh... Tác giả luận án đã tiến hành phỏng vấn sâu tổng số 17 trường hợp.
Phương pháp quan sát: được thực hiện nhằm xem xét quá trình sở hữu NƠXH nhằm phát hiện những vấn đề mà người dân chưa hài lòng với quá trình này. Cụ thể, quan sát về chất lượng NƠXH như thế nào, môi trường xung quanh, các dịch vụ xã hội, cơ sở vật chất… Phương pháp quan sát tham dự được tác giả thực hiện tại 3 khu NƠXH đồng thời trong quá trình phỏng
65
vấn sâu đối với các nhóm đối tượng được lựa chọn.Trong quá trình quan sát tham dự có ghi chép đầy đủ thông tin nhật ký quan sát các cuộc trao đổi về các nội dung liên quan đến quá trình sở hữu NƠXH tại Hà Nội hiện nay.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phỏng vấn bằng bảng hỏi:
Luận án sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (bảng hỏi) gồm các câu hỏi đóng và các câu hỏi mở để thu thập ý kiến người trả lời. Người trả lời sau khi đồng ý tham gia trả lời bảng hỏi sẽ được điều tra viên phỏng vấn theo các nội dung sau: Thông tin chung; Quá trình tiếp cận thông tin NƠXH; Quá trình sở hữu NƠXH; Thực trạng điều kiện NƠXH.
Để phân tích các yếu tố tác động đến quá trình tiếp cận chính sách và thông tin về NƠXH, luận án sử dụng một số thông tin liên quan đến đặc điểm cá nhân người trả lời như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập…
Các thông tin được thu thập trên thực địa được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
Phương pháp phân tích h i quy Logistic
2.2.3. Chọn mẫu nghiên cứu
2.2.3.1. Mẫu định lượng
Luận án tiến hành thu thập thông tin từ tháng 3-5/2018, với cỡ mẫu 352 người, cách chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện trong các hộ dân (người/hộ dân sở hữu chính chính chủ, không thực hiện với người thuê, mua lại hoặc ở nhờ) đang sinh sống tại 3 khu NƠXH tại Hà Nội: Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm; Rice City Linh Đàm, quận Hoàng Mai và Hưng Thịnh, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông.
2.2.3.2. Mẫu định tính
Luận án đã phỏng vấn sâu 9 trường hợp người dân đang sống tại ba khu NƠXH trong mẫu nghiên cứu, 3 người dân có nhu cầu về NƠXH, và 5 người là cán bộ ngân hàng, cán bộ sở Xây dựng, ban quản trị chung cư. Mẫu phỏng
vấn sâu được chọn theo chủ đích nhằm làm rõ một số nội dung dựa trên kết quả nghiên cứu từ mẫu định lượng. Cụ thể mẫu nghiên cứu định tính gồm những đối tượng sau:
Số lượng | Địa điểm | |
Người dân đang sống các khu NƠXH | 9 | Khu NƠXH Tây Mỗ, Rice city, Hưng Thịnh |
Người dân có nhu cầu mua NƠXH ( nhưng chưa mua được) | 3 | Quận Hà Đông Quận Nam Từ Liêm |
Ban quản trị chung cư/ Ban quản lý | 2 | Khu NƠXH Tây Mỗ, Hưng Thịnh |
Cán bộ sở Xây dựng | 1 | Sở xây dựng Hà Nội |
Cán bộ Ngân hàng hỗ trợ gói vay 30 nghìn tỷ | 2 | Ngân hàng Vietinbank, BIDV |
Tổng số | 17 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sử Dụng Nhà Ở Xã Hội Và Những Vấn Đề Xã Hội Đặt Ra
- Tiếp Cận Và Tiếp Cận Nhà Ở Xã Hội
- Lý Thuyết Cư Trú Trách Iệt, Với Mô Hình Đa Hạt Nhân (Đa Trung Tâm)
- Khu Nhà Dành Cho Người Thu Nhập Thấp Tây Mỗ, Nam Từ Liêm
- Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay - 11
- Thực Tiễn Tiếp Cận Chính Sách Nhà Ở Xã Hội Tại Hà Nội
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
Mô tả mẫu nghiên cứu cứu định lượng: (N = 352)
N | Tỷ lệ % | |
Nam | 150 | 42,6 |
Nữ | 202 | 57,4 |
Tổng | 352 | 100 |
2.Nhóm tuổi | N | Tỷ lệ % |
Dưới 30 tuổi | 107 | 30,4 |
Từ 31-40 tuổi | 214 | 60,8 |
Trên 40 tuổi | 31 | 8,8 |
3.Học vấn | N | Tỷ lệ |
THPT-THCS | 11 | 4,5 |
28 | 8,0 | |
Đại học/ cao đẳng | 260 | 73,9 |
Sau đại học | 48 | 13,6 |
4. Nghề nghiệp | N | Tỷ lệ % |
Kinh doanh/ làm việc tự do | 119 | 34,2 |
Công nhân | 38 | 10,9 |
Cán bộ công chức/ viên chức | 100 | 28,7 |
Lực lượng vũ trang | 19 | 5,5 |
Khác | 16 | 4,5 |
Nhân viên/Cán bộ hợp đồng trong công ty/cơ quan | 60 | 17,2 |
Tổng | 352 | 100 |
4.Số thành viên sống trong căn hộ | N | Tỷ lệ % |
1 người | 8 | 2,3 |
2 người | 18 | 5,1 |
3 người | 107 | 30,4 |
4 người | 186 | 52,8 |
5 người | 33 | 9,4 |
6.Tình trạng nhà ở trước khi mua NOXH | N | Tỷ lệ % |
Đi thuê/ mướn | 226 | 64,2 |