Về Quản Lý Nhà Nước Đối Với Thị Trường Du Lịch Ở Hà Nội.


Nga, Indonexia, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Italia để giới thiệu các sản phẩm du lịch của mình. Hà Nội đã tham gia Hội đồng xúc tiến du lịch châu Á (CPTA), triển khai “Chiến dịch chào mừng đến châu Á”, phối hợp với 11 nước trong tổ chức ANMC 21 tổ chức các hoạt động xúc tiến chung.

2.2.7.2. Tuyên truyền trong nước

Thị trường trong nước ngày được chú ý nhiều hơn nhất là khi có những biến động xảy ra trên thế giới như khủng bố quốc tế, sự suy thoái kinh tế - tài chính toàn cầu. Ngành Du lịch không chỉ tập trung quảng bá ở Hà Nội mà còn vươn ra xa như khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, khu vực Đông Bắc, khu vực miền Trung, phía Tây Bắc... Các Công ty Du lịch ngoài các chi nhánh của mình tại các địa bàn, ở cấp tỉnh - thành phố có sự liên kết chặt chẽ với các địa phương. Đặc biệt thông qua làm việc giữa các đoàn cấp cao nhất của thành phố tại các địa phương, Du lịch Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương cùng phát triển du lịch. Việc tổ chức Liên hoan du lịch Hà Nội đã thu hút hầu hết các địa bàn du lịch trong cả nước tham gia, có tác dụng lớn đối với việc tuyên truyền, quảng bá du lịch.

Du lịch Hà Nội đã tổ chức trung tâm thông tin du lịch tại các khu vực: 1 trung tâm tại sân bay quốc tế Nội Bài, 2 trung tâm ở quanh hồ Hoàn Kiếm, trên tuyến phố đi bộ - những nơi đông khách du lịch.

Nhiều ấn phẩm Du lịch Hà Nội như sách, đĩa CD, tập gấp, bản đồ, phim về Hà Nội... được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, phân phát rộng rãi trong và ngoài nước. Các công ty du lịch đã in hàng vạn trang quảng cáo, thiết kế các website riêng giới thiệu các sản phẩm Du lịch Hà Nội ra nước ngoài thông qua các Đại sứ quán, các văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài, mạng Internet...

Những việc làm trên đã góp phần quảng bá cho Du lịch Thủ đô, đóng góp thiết thực cho nhân dân cả nước hiểu về các sản phẩm Du lịch Hà Nội, kết quả là lượng khách nội địa đến Thủ đô ngày một tăng cao.

2.2.7.3. Công tác đối ngoại

Ngành du lịch Hà Nội đã hợp tác với các tổ chức quốc tế như tổ chức du lịch thế giới (WTO), Mạng lưới các thành phố châu Á thế kỷ 21 (ANMC21), Hội đồng


xúc tiến du lịch châu Á (CPTA), Cục Du lịch Vân Nam - Trung Quốc, tổ chức du lịch châu Á Thái Bình Dương (PATA), tổ chức du lịch các quốc gia trong khu vực… triển khai các hoạt động xúc tiến chung, hợp tác với TP Madrid - Tây Ban Nha trong dự án Nghiên cứu xúc tiến du lịch chất lượng cao giữa Madrid và Hà Nội. Tổ chức đón các đoàn nhà báo và chủ hãng từ Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn độ, Nga, Đức, Nhật sang khảo sát để viết bài, đưa tin, quay phim, tuyên truyền về Hà Nội và Việt Nam.

2.2.8. Về quản lý nhà nước đối với thị trường du lịch ở Hà Nội.

- Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ Thành phố đến xã phường:

Hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Thành phố khoảng 90 người. Số lượng cán bộ công chức có bằng tập trung vào các ngành chuyên môn như du lịch, ngoại ngữ, ngoại thương chiếm khoảng 75%.

- Bộ máy quản lý kinh doanh:

Toàn thành phố có khoảng hơn 42.900 người trực tiếp tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch, tập trung vào các lĩnh vực: lữ hành, khách sạn, vận chuyển khách du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ phục vụ khách du lịch khác. Số lượng lao động xã hội của các ngành nghề khác sẽ gấp khoảng 2,5 lần số người trực tiếp nêu trên đang phục vụ trong các ngành dịch vụ liên quan đến khách du lịch như : hàng không, thương mại, giao thông, vận tải, bưu chính, viễn thông...

Phần lớn cán bộ quản lý là những người đã có kinh nghiệm và có trình độ tổ chức. Tuy nhiên sự đáp ứng nhu cầu công việc 50% ở mức trung bình, 20% ở mức khá, 30% ở mức cao tập trung vào các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp tư nhân có thị trường lớn. Điểm yếu là ngoại ngữ và hiểu biết về thế giới và văn hóa lịch sử truyền thống.


Các cơ sở lưu trú du lịch: khách sạn,

Các doanh nghiệp vận chuyển khách

Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành: quốc tế, nội địa

Phòng Quản lý cơ sở lưu trú

Các cơ sở dịch vụ khách du lịch khác: vui chơi giải trí, nhà hàng, shop lưu

Phòng Quản lý Lữ hành

Bảng 2.7: Cơ cấu tổ chức của Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch thành phố Hà Nội


Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


UBND Thành phố HN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường du lịch Hà Nội - 10


Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch


Ban Giám đốc



Các phòng chuyên môn khác: lĩnh vực Văn hoá, Thể


Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch



Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội: Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội, có chức năng tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện quản lý nhà nước về: văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm) trên địa bàn thành phố Hà Nội, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND thành phố và theo quy định của pháp luật. Trong đó có chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực kinh doanh du lịch: Lữ hành, vận chuyển khách, lưu trú, ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí; tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch…


Sở Văn hóa, TT & Du lịch

Các DN Du lịch

Ban Văn hóa thuộc UBND phường, xã và các phòng ban chức năng

Các Sở ngành chức năng

UBND quận, huyện

Bảng 2.8 : Hệ thống quản lý Nhà nước về lĩnh vực Du lịch trên địa bàn Hà Nội (theo lãnh thổ)


Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


UBND Thành phố HN



Phòng VH-TT Quận, huyện



UBND phường, xã




2.2.8.1. Xây dựng quy hoạch chính sách phát triển ngành du lịch Hà Nội.

Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nguồn nhân lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch và đưa đón khách du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội; tích cực hoc tập, tiếp thu những kinh nghiệm tốt của các nước trong khu vực và trên thế giới; đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác quảng bá, xây dựng hạ tầng du lịch với các điểm du lịch; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, có chính sách ưu đãi đối với các dự án du lịch trọng điểm.

2.2.8.2. Xây dựng ngân sách cho hoạt động marketing và tổ chức thực hiện marketing trực tiếp.

- Bên cạnh việc giữ vững và phát triển thị trường du lịch trong nước, xác định rõ và đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các thị trường trọng điểm, mục tiêu trên thế giới. Trên cơ sở nhu cầu, thị hiếu của từng loại thị trường và khả năng đáp ứng của du lịch Hà Nội, cần xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp.


- Có kế hoạch dài hạn để xây dựng các chương trình tuyên truyền, quảng bá du lịch trong nước và quốc tế với quy mô lớn, trình độ chuyên nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch. Củng cố bộ máy tổ chức và hoạt động của Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển du lịch theo hướng chuyên môn hóa, góp phần đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch Thủ đô.

- Phối hợp chặt chẽ công tác quảng bá điểm đến của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đối với công tác quảng bá sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp du lịch.

2.2.8.3. Nghiên cứu xây dựng các chương trình xúc tiến để khai thác thị trường du lịch quốc tế ở Hà Nội.

Đã tăng cường công tác phối hợp phát triển du lịch giữa Hà Nội với các địa phương trong nước và quốc tế như: Tổ chức ký kết hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh, thành phố trong hành trình các kinh đô Việt cổ: Hà Nội - Ninh Bình - Thanh Hoá - Nghệ An - Huế - Bình Đình; ký kết hợp tác phát triển du lịch với Sở VHTT&DL: Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp, Hà Giang, Tuyên Quang; phối hợp tổ chức tour du lịch Quốc tế leo núi cắm cờ “Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi” trên đỉnh Phan xi păng; tham gia Hội nghị của ủy ban Đông Á-Thái Bình Dương và ủy ban Nam Á của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) diễn ra từ ngày 10 - 12/5/2010 tại Hà Nội; ký kết Biên bản Hợp tác phát triển du lịch với Cục Du lịch Bắc Kinh tại Bắc Kinh; liên kết phát triển du lịch Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc), Luông Pha Băng (Lào), Tây Ban Nha, Nhật, Hàn Quốc, Pháp... Năm 2008, Hà Nội đã trở thành thành viên thứ 54 của Hội đồng Xúc tiến du lịch châu Á - Thái Bình Dương (TPO).‌

2.3. Đánh giá chung về thị trường du lich Hà Nội.

2.3.1. Những thành tựu đạt được.

- Về chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển và cơ chế chính sách phát triển Du lịch: Thành Uỷ, UBND Thành phố, các cơ quan ban ngành, chính quyền các cấp đều quan tâm, trú trọng phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng của Thành phố. Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội (cũ) và tỉnh Hà Tây (cũ) đều đã có những chính sách quan trọng nhằm định hướng cho chiến


lược phát triển du lịch như: Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-TU ngày 12/8/1998 về “Đổi mới và phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010 và những năm sau”; Ban Thường vụ Thành uỷ ban hành Đề án số 19-ĐA/TU về phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2007-2015. Để thực hiện đề án này UBND Thành phố có Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 14/11/2007 về việc triển khai thực hiện Đề án 19 về phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015.

Trong khi đó, Tỉnh ủy Hà Tây (cũ) cũng đã ban hành Nghị quyết số 06/NQ- TU ngày 5/5/2006 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế du lịch Hà Tây đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh có chương trình số 2388 CTr/2006/UBND ngày 01/6/2006 về phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2010 và những năm tiếp theo, xác định rõ mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Như vậy, trong những năm qua, Hà Nội (cũ) và Hà Tây (cũ) đều đã có những văn bản chỉ đạo định hướng phát triển du lịch kịp thời theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.

- Tình hình ổn định về chính trị, xã hội của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Với chính sách ngoại giao cởi mở, sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á là những điều kiện thuận lợi, tiền đề vững chắc cho ngành Du lịch Hà Nội phát triển trong những năm tới. Hà Nội đã tham gia và là thành viên tích cực của các tổ chức quốc tế: Hội đồng xúc tiến du lịch Châu Á trong khuôn khổ Mạng lưới các Thành phố lớn Châu á Thế kỷ 21 (ANMC21), Diễn đàn Du lịch châu á Thái Bình Dương (TPO)…, ký kết hợp tác với Bắc Kinh, Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc). Thông qua hoạt động du lịch, hình ảnh Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hoà bình đang trên đà phát triển, rất năng động đã được quảng bá rộng rãi hơn trong khu vực và thế giới. Vị thế du lịch thủ đô được đề cao, Hà Nội liên tục được bình chọn là Thành phố du lịch hấp dẫn, điểm đến an toàn hàng đầu ở khu vực châu Á.

- Ngành Du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong những năm qua đã xây dựng và hình thành được khung pháp lý, các chuẩn mực và tiêu chuẩn


về về du lịch, từng bước tạo điều kiện đưa ngành Du lịch phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

- Hà Nội hiện nay đã trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ quốc gia và khu vực.

+ Về vị thế: Hà Nội giữ vững vị trí là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. Ngành du lịch Hà Nội đã triển khai các chương trình du lịch đa dạng, phong phú trong phạm vi toàn quốc và vươn ra các vùng lãnh thổ cùng nhiều quốc gia trên thế giới, đóng góp vào sự phát triển của các địa phương khác.

+ Về khách du lịch: Du lịch Hà Nội từ chỗ chỉ chiếm 20% lượng khách quốc tế cả nước đã tăng lên 30% kể từ năm 2001, giai đoạn 1998 - 2008 đạt mức tăng trưởng bình quân 16,5%/năm, cao hơn tôc độ tăng trưởng chung của cả nước. Hà Nội trở thành một trong hai địa phương có lượng khách du lịch đến nhiều nhất. Năm 2008, khách quốc tế tăng 4 lần, khách nội địa tăng hơn 7 lần. Năm 2010 Hà Nội đã đón 1,4 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 10 triệu khách du lịch nội địa.

+ Doanh thu xã hội và xuất khẩu tại chỗ từ du lịch đã tăng lên tương ứng với sự tăng trưởng của lượng khách. Doanh thu từ du lịch năm 2010 đã đạt 20.330 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,19 tỷ USD), Tỷ trọng GDP của du lịch so với tổng GDP của thành phố đạt 777 triệu USD chiếm khoảng 4,92% GDP của Thành phố. (GDP Thành phố năm 2010 15,79 tỷ USD, với dân số 6,8 triệu người, GDP bình quân đầu người 2.300 USD).

+ Về thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch: Trong những năm qua trên địa bàn thành phố các doanh nghiệp du lịch và các nhà đầu tư khác đã tập trung thực hiện các dự án xây dựng và nâng cấp cơ sở lưu trú, trong đó tập trung xây dựng khách sạn cao sao, các khu du lịch sinh thái, văn hóa, khu vui chơi giải trí, sân golf... gồm: 23 dự án đầu tư xây dựng khách sạn từ 3 - 5 sao đến năm 2010 với tổng số vốn đầu tư 3.010 tỷ đồng và 1.292 triệu USD; trên 20 dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí với tổng số vốn gần 10.000 tỷ đồng.

+ Về lực lượng lao động: Lực lượng các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn và các đơn vị dịch vụ được đổi mới sắp xếp hợp lý, có mức tăng trưởng cao, với sự tham gia của mọi


thành phần kinh tế, thu hút hơn 40 ngàn lao động trực tiếp và hàng trăm ngàn lao động gián tiếp từ các dịch vụ du lịch, năm 2010 tổng số lao động trực tiếp trong ngành Du lịch là 47.600 người ; lao động gián tiếp là 270.000 người.

- Hà Nội mở rộng về địa giới hành chính đồng nghĩa với việc tăng cường các nguồn lực dành cho phát triển du lịch sẽ lớn hơn. Với những giá trị tài nguyên du lịch được bổ sung, Hà Nội mở rộng hoàn toàn có khả năng xây dựng hệ thống các sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách như: Du lịch tham quan (các di tích lịch sử văn hóa, du lịch phố nghề, làng nghề, làng Việt cổ…); du lịch sinh thái (Vườn Quốc gia Ba Vì); du lịch vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần (Đồng Mô - Sơn Tây, hồ Suối Hai - Ba Vì, Sóc Sơn, Mê Linh, Quan Sơn - Mỹ Đức…); du lịch lễ hội, tâm linh (lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội Hai Bà Trưng…); du lịch MICE… Bên cạnh đó, nhu cầu về quỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng sẽ được đáp ứng.

Với những tiền đề đã được tạo dựng trong quá trình phát triển du lịch những năm vừa qua, Hà Nội hoàn toàn có thể tiếp tục phát huy nhằm tạo ra những bước đột phát cho ngành Du lịch Thủ đô những năm tới.

2.3.2. Những hạn chế.

- Du lịch Hà Nội tuy có tốc độ tăng khá nhưng kết quả đạt được còn khiêm tốn so với Thủ đô của các quốc gia trong khu vực. Tốc độ phát triển chưa bền vững, đóng góp vào GDP của ngành chưa cao.

- Sản phẩm du lịch của Hà Nội chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những cái có sẵn, chưa được đầu tư đúng mức và chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh của du lịch Thủ đô, đặc biệt là du lịch văn hóa, làng nghề, làng cổ. Hà Nội còn thiếu các khu du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần quy mô lớn đủ sức hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách du lịch.

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội triển khai chậm. Việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng cũng chưa đạt yêu cầu kế hoạch tiến độ đề ra.

- Quy mô các doanh nghiệp du lịch đa số còn nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao, chưa hình thành được doanh nghiệp du lịch có thương hiệu mạnh tầm cỡ quốc tế.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí