Các DNV&N ở Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường. Trong gần 40 triệu DNV&N hiện nay có khoảng 14% doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng, 8% vay vốn từ các quỹ tín dụng các nhân, 24% vay vốn từ quỹ tín dụng giữa các doanh nghiệp, 54% vay vốn từ các nguồn khác 11.
Các DNV&N vẫn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng, các ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn ưu tiên cho các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tập thể trong khi đó DNV&N chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số doanh nghiệp. Đó là do: (1) doanh nghiệp tập thể và doanh nghiệp Nhà nước có được sự bảo trợ của của Nhà nước nên khả năng thu hồi vốn vay cao hơn doanh nghiệp tư nhân; (2) hệ thống tài chính kế toán của DNV&N chưa thực sự thống nhất và công khai nên để cấp một khoản vat cho các DNV&N , chi phí để đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp là rất cao; (3) quy mô của các DNV&N nhỏ nên trị giá các khoản vay thường không đủ lớn để ngân hàng thu lời.
Về việc sử dụng vốn, các DNV&N thường dành phần lớn nguồn vốn cho đầu tư tài sản lưu động. Nhiều doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức vào hoạt động nghiên cứu và phát triển. Theo báo cáo của Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, trong nửa đầu năm 2004 các DNV&N chỉ trích 20,85% lợi nhuận cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Xu thế này sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng cạnh tranh của DNV&N khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
1.3. Về lao động và chất lượng nguồn nhân lực
Gia nhập WTO mang lại cho Trung Quốc cơ hội hội nhập sâu hơn với nền kinh tế toàn cầu, đồng thời cũng tạo thêm nhiều việc làm dài hạn cho người lao động. Hiện tại, Nguồn nhân công giá rẻ của Trung Quốc đang thu
11 http://www.scribd.com/doc/12458755/Influences-on-Small-and-Medium-Enterprises-in-China
hút nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng bên cạnh nguồn nhân lực giá rẻ các nhà đầu tư nước ngoài còn rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động… chính vì vậy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm Trung Quốc cần nỗ lực thực hiện.
Tuy nhiên, nhiều DNV&N là các hộ kinh doanh gia đình hoạt động trong ngành dịch vụ, chỉ một phần nhỏ trong số các doanh nghiệp này có khả năng đáp ứng tiêu chuẩn cạnh tranh toàn cầu.
Trung Quốc hiện có 800 triệu lao động trong đó lao động làm việc ở thành thị chiếm 40%, lao động làm việc ở nông thôn chiếm 60%. Số lao động di cư từ nông thôn ra thành phố là khoảng 150 triệu người. Hàng năm ước tính có khoảng 10 triệu người gia nhập thị trường lao động Trung Quốc và khoảng 10 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, các trường dạy
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO. Bài học cho Việt Nam - 2
- Định Nghĩa Về Dnv&n Theo “Luật Thúc Đẩy Dnv&n Trung Quốc” Năm 2003
- Sự Phân Bổ Và Các Lĩnh Vực Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Giải Pháp Phát Triển Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trung Quốc Thời Kỳ Hậu Wto
- Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Đóng Góp Vào Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Các Dnv&n Trung Quốc
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
nghề… tìm kiếm vệc làm. Tuy nhiên, thị trường lao động Trung Quốc mỗi năm chỉ tạo ra khoảng 6-8 triệu chỗ làm mới 12. Điều này thực sự gây khó khăn và sức ép lớn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. DNV&N Trung Quốc tạo ra số lượng việc làm nhiều gấp 10 lần doanh nghiệp lớn trong khi chỉ sử dụng khoảng 20% nguồn tài chính, chính vì vậy
DNV&N cần có thêm hỗ trợ của Chính phủ để có thể giải quyết tình trạng thiếu việc làm.
Khủng hoảng kinh tế từ cuối năm 2008 khiến các doanh nghiệp Trung Quốc mất một số lượng lớn đơn đặt hàng từ nước ngoài. Số lượng việc làm mới mà các DNV&N Trung Quốc tạo ra trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12/2008 giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái 13. Lấy ví dụ như ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, có 268 ứng viên cạnh tranh trong cuộc tuyển dụng 11 nhân viên quét dọn đường phố. Điều này cho thấy người
12 http://managingthedragon.com/index.php/2008/12/16/unemployment-and-smes-two-worries-for-2009-ckgsb-part-iii/
13 http://news.xinhoanet.com/english/2008-11/21/content 10390702.htm
lao động phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh hơn để tìm việc trong khi doanh nghiệp lại khó khăn trong việc tạo thêm chỗ làm mới.
Về chất lượng nguồn nhân lực, do ảnh hưởng từ cuộc Cách mạng Văn hoá từ năm 1966 đến năm 1976 mà thế hệ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay nói chung cũng như thế hệ các nhà lãnh đạo DNV&N nói riêng vẫn bị chi phối bởi tư tưởng trì trệ, bảo thủ… khó thích nghi với phong cách làm việc theo nhóm của phương Tây. Nền giáo dục Trung Quốc chú trọng đào tạo về lý thuyết, không tập trung vào các kỹ năng thực hành và giải quyết vấn đề. Vấn đề này càng tồi tệ thêm do thiếu nguồn đầu tư đào tạo nhân lực trong khu vực doanh nghiệp làm hạn chế việc nâng cao kiến thức cho nguồn nhân lực kỹ thuật. Ví dụ như trong hơn 1,6 triệu kỹ sư Trung Quốc tốt nghiệp năm 2006, chỉ có khoảng 160 nghìn kỹ sư có khả năng làm việc với khách hàng nước ngoài (Chính sách trắng về nhân lực năm 2006). Ngoài ra, Trung Quốc còn phải đối mặt mới nạn chảy máu chất xám từ hai thập kỷ gần đây với một số lượng lớn sinh viên ra nước ngoài học tập và đa số chưa trở về nước.
1.3. Về khoa học công nghệ
Trong những năm gần đây, khoa học công nghệ của DNV&N là động lực tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc. Khoa học công nghệ thúc đẩy kinh tế phát triển, kiến tạo tiền đề cho nền kinh tế thị trường, góp phần vào sự phát triển xã hội ổn định và là điểm sáng trong phát triển kinh tế khu vực. Hiện tại, Trung Quốc có khoảng 0,12 triệu DNV&N khoa học công nghệ và 9,6 triệu nhân lực làm việc trong lĩnh vực này. Mặc dù DNV&N khoa học công nghệ chỉ chiếm 3,3% trong tổng số doanh nghiệp nhưng lại tạo ra 66% số bằng sáng chế, hơn 74% cải tiến kỹ thuật và 82% sản phẩm mới đóng góp đáng kể vào sự phát triển khoa học công nghệ của Trung
Quốc14. Điều này được lý giải bởi ba lý do: (1) Người sáng lập ra các doanh nghiệp này là những kỹ sư kỹ thuật giàu kinh nghiệm ở các trường đại học, viện nghiên cứu, họ có nhiều thành tựu về khoa học công nghệ và có nền tảng khoa học công nghệ vững chắc; (2) Doanh nghiệp Trung Quốc không được thừa hưởng lợi thế so sánh của nền kinh tế theo quy mô, sự hỗ trợ của các nguồn tài chính nên phải nỗ lực đổi mới khoa học công nghệ để có thể đứng vững trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt; (3) Mặc dù hạn chế về nguồn quỹ nhưng các doanh nghiệp có thể thích ứng với thị trường nhờ vào cơ chế linh hoạt và khả năng nắm bắt khoa học công nghệ.
Tuy vậy, “nút thắt cổ chai” chính của các DNV&N khoa học công nghệ ở Trung Quốc chính là thiếu nguồn tài chính hỗ trợ. Với quy mô nhỏ, không có tài sản ký quỹ để đảm bảo lại đầu tư vào những dự án đổi mới mạo hiểm chưa chắc chắn về khả năng thành công, hiếm có ngân hàng nào chịu cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư. Hiện tại, có một vài tổ chức tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ vay vốn nhưng còn hạn chế về nguồn tài chính và né tránh các dự án mạo hiểm. Chính vì vậy, Nhà nước Trung Quốc đã thành lập Quỹ hỗ trợ Khoa học Công nghệ quốc gia nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ phát triển và thúc đẩy ngành công nghệ cao với các biện pháp như cho vay vốn, chiết khấu khoản vay, đầu tư.
14 International Journal of Business and Management. Vol. 4, No. 4, Tháng 4/2009
Hình 2.3: Quỹ đầu tư khoa học công nghệ dành cho DNV&N
(1999-2005)
Đơn vị: nghìn NDT
: Tổng số doanh nghiệp
: Tổng số quỹ
Nguồn: Báo cáo thường niên về khoa học công nghệ dành cho DNV&N
năm 2005
Trong một cuộc khảo sát, 91% doanh nghiệp được hỏi tin tưởng quỹ này sẽ góp phần gia tăng sự đổi mới ở các doanh nghiệp, 84% tin tưởng quỹ sẽ làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp, 64% tin tưởng quỹ sẽ góp phần tích cực trong việc gia tăng việc làm 15.
2. Nguyên nhân và thách thức đối với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc
2.1. Nguyên nhân
Trong chương 1 ta đã nhận thấy sự phát triển lớn mạnh của các DNV&N Trung Quốc từ con số ít ỏi thành một thế lực kinh tế có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc có thể được lý giải bởi một số nguyên nhân căn bản sau:
Thứ nhất, tác động của cuộc cải cách năm 1986 và công cuộc cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước (SOEs) mang lại cơ hội phát triển cho các
15 www.ccsenet.org/journal.html
DNV&N Trung Quốc. Một khi các doanh nghiệp Nhà nước bị đóng cửa, các DNV&N sẽ thu hút được sự chú ý và tập trung được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Thứ hai, cho đến những năm đầu của thế kỷ 20, các DNV&N vẫn chưa có được các hỗ trợ chính thức về tài chính. Thậm chí tỷ lệ nợ xấu (NPL) trong khu vực ngân hàng là khoảng 30% tổng tài sản. Tỷ lệ này ngày càng tăng bởi vì các khoản vay tuân theo những tiêu chuẩn phi thương mại (thường là ưu tiên cho vay đối với những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả). Tỷ lệ vay vốn của các DNV&N do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) quy định thấp hơn một cách giả tạo vì mục đích chính trị nhiều hơn là mục đích kinh tế. Điều này có nghĩa là tỷ lệ cho vay không đủ hấp dẫn các ngân hàng cho DNV&N vay vốn, đặc biệt là đối với những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao. Trong 5 năm trở lại đây, sự thay đổi trong quy định về tài chính ở Trung Quốc đã giúp tăng thêm nguồn tài chính dành cho các DNV&N. Các ngân hàng đã cho doanh nghiệp vay vốn kinh doanh nhiều hơn vì những bảo đảm tín dụng đã giúp ngân hàng an tâm hơn về rủi ro liên quan đến khoản tín dụng cho vay. Tình hình càng được cải thiện hơn sau khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, thu hút thêm nhiều các nhà hỗ trợ tài chính quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc.
Thứ ba, hầu hết các doanh nhân Trung Quốc đều có kiến thức cùng kỹ năng kinh doanh mà không phải quốc gia nào cũng có được. Trong một vài thập kỷ gần đây, có rất nhiều người Trung Quốc ra nước ngoài học tập, sau đó họ trở về nước phát triển sự nghiệp kinh doanh với vốn kiến thức hữu ích thu được từ nền giáo dục nước ngoài.
Thứ tư, Trung Quốc sở hữu thị trường lao động giá rẻ và rất dồi dào, đặc biệt là ở các tỉnh miền Tây. Thêm vào đó là những quy định về tỷ giá hối đoái khiến các DNV&N có được lợi thế cạnh tranh. Theo số liệu của Tổ
chức Lao động Quốc tê (ILO), tỷ lệ lương hàng tháng của các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc trong năm 2004 vào khoảng 1,69 NDT/tháng. Nếu so sánh với mức lương trả cho một công nhân ở Đức là 15 EUR/giờ thì lương trả cho 200 giờ lao động của một công nhân Trung Quốc trong một tháng bằng 4% mức lương một tháng của một công nhân Đức.
Thứ năm, các DNV&N Trung Quốc có cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài. Tiêu dùng nội địa của Trung Quốc khá thấp nên nguồn vốn tiết kiệm tích luỹ được trong nước khá cao. Trong tháng 2/2004, Trung Quốc có một lượng tiết kiệm trong nước khổng lồ, xấp xỉ 7.800 tỷ NDT (tương đương 942 tỷ USD). Tuy nhiên, nguồn vốn khổng lồ có thể giúp ích cho công việc kinh doanh này lại nằm yên một chỗ trong các ngân hàng.
2.2. Thách thức
Sau khi gia nhập WTO, các DNV&N Trung Quốc sẽ tham gia vào hoạt động kinh tế thế giới một cách sâu rộng hơn. Điều này mang đến cơ hội đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước được xem là “công xưởng của Thế giới đồng thời cũng mang lại những thách thức cả trong ngắn hạn và dài hạn.
2.2.1. Thách thức trong ngắn hạn
Theo các quy tắc cơ bản của WTO và những cam kết của Chính phủ Trung Quốc về cắt giảm thuế nhập khẩu, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, tong bước mở cửa lĩnh vực dịch vụ, trong ngắn hạn, Trung Quốc chủ yếu phải đối mặt với các thách thức chủ yếu là do những yếu tố về thị trường.
DNV&N Trung Quốc có lợi thế so sánh trong các ngành công nghiệp yêu cầu sử dụng nhiều lao động như ngành dệt may, thuộc da, thực phẩm, đồ gỗ, cao su, sản phẩm nhựa. Các ngành công nghiệp này, đặc biệt là ngành dệt may, là những nguồn quan trọng mang lại thặng dư thương mại cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc thiếu lợi thế so sánh về kỹ năng tay nghề, vốn, công nghệ và trang thiết bị. Do đó, các sản phẩm chất lượng cao
trong các ngành này sẽ phải đối mặt với sản phẩm nhập khẩu từ các nước phát triển. Do hạn chế về nguồn lực tự nhiên, những ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến gỗ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các quốc gia có nguồn lực dồi dào. Đồng thời DNV&N còn phải đối mặt với các quốc gia có nguồn lao động giá rẻ và rất dồi dào ở Ấn Độ, Indonexia, Pakistan ...
Các ngành công nghiệp đòi hỏi đầu tư vốn và công nghệ như chế tạo máy, luyện kim, hoá chất, sản xuất phương tiện vận tải, thiết bị truyền thông, sản xuất dụng cụ số lượng DNV&N cam kết cung cấp dịch vụ liên quan dành cho doanh nghiệp lớn hoặc sản xuất bán thành phẩm chưa nhiều. Những ngành công nghiệp này thu hút một lượng lớn nhân tài và vốn đầu tư của Trung Quốc và có lợi thế về kỹ thuật và vốn so với ngành khác nên chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng công nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn thiếu khả năng cạnh tranh về vốn và công nghệ nên sản phẩm của những ngành công nghiệp này không có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ thu hút nhiều DNV&N cũng trong tình trạng lạc hậu và phát triển không cân bằng. Ví dụ, mặc dù ngành dịch vụ và du lịch được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh nhưng dịch vụ trong những ngành này chất lượng còn kém. Các dịch vụ chuyên nghiệp, cho thuê, tư vấn và các ngành công nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng vẫn còn ở trình độ thấp. Việc từng bước mở cửa ngành dịch vụ sẽ khiến các DNV&N trong ngành này đối mặt với nhiều khó khăn trong ngắn hạn.
Lĩnh vực tài chính cũng có hoàn cảnh tương tự. Đối mặt với sự thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất Trung Quốc đã phải thu hẹp phạm vi kinh doanh, điều chỉnh cơ cấu khách hàng. Khách hàng mục tiêu mà các ngân hàng này đề ra là doanh nghiệp và dân cư khu vực thành phố lớn và dần rút ra khỏi thị trường tài chính ở nông thôn hoặc giảm mức độ tham gia. Bên cạnh đó, nếu các tổ