Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO. Bài học cho Việt Nam - 2

hỏi bức thiết của tình hình mới, bất kỳ một kinh nghiệm quý báu nào của các quốc gia đi trước cũng cần được nghiên cứu và học hỏi một cách nghiêm túc. Do đó việc tìm hiểu đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO. Bài học cho Việt Nam” là việc làm cấp thiết, nhằm học tập những kinh nghiệm quý báu trong việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc và sớm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi để cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vươn lên khẳng định chính mình và có cơ hội phát triển thành những doanh nghiệp có quy mô lớn trong tương lai.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ thực trạng phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc trước và sau khi nước này gia nhập WTO

- Phân tích các giải pháp mà Trung Quốc đã áp dụng để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thời kỳ hậu WTO

- Đề xuất các giải pháp vận dụng kinh nghiệm phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc thời kỳ hậu WTO cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc sau khi nước này gia nhập WTO, các chính sách Trung Quốc đã sử dụng để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình trong thời kỳ hội nhập.

4. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về kinh tế. Ngoài ra khóa luận cũng sử dụng phương pháp phân tích, so

sánh, thống kê, tập hợp nhằm tìm ra những nhận xét, đánh giá, giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.

5. Bố cục khoá luận

Ngoài các phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu hình vẽ… khoá luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc

Chương 2: Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO

Chương 3: Các giải pháp vận dụng nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo, TS. Phạm Thị Hồng Yến, người đã trực tiếp hướng dẫn, và cung cấp cho em rất nhiều tài liệu cung như những chỉ dẫn quý báu để giúp em có thể hoàn thành luận văn này.


Hà Nội tháng 5 năm 2009

CHƯƠNG 1‌‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRUNG QUỐC


1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1. Khái niệm

1.1.1. Ở các nền kinh tế trên thế giới

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) hay SMEs (Small and medium enterprise) là đối tượng doanh nghiệp đặc trưng của nền kinh tế. DNV&N rất linh hoạt, năng động, có nhiều lợi thế phát triển nhưng cũng dễ bị tổn thương, vì thế hầu hết các nước đều có những chính sách, quy định, biện pháp hỗ trợ để phát triển loại hình doanh nghiệp này. Việc nêu ra được một định nghĩa rõ ràng và hợp lý về DNV&N là rất quan trọng vì điều này sẽ quyết định phạm vi quản lý, môi trường hoạt động của thành phần kinh tế này, mức độ giúp đỡ mà thành phần kinh tế này cần đến từ phía Chính phủ và xã hội cũng như những tác động của chính sách kinh tế quốc gia đối với sự phát triển của thành phần kinh tế này.

Với mục tiêu xác định thế nào là một DNV&N, mỗi quốc gia phải đưa ra một số chỉ tiêu phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế trong từng giai đoạn, cũng như phù hợp với chính sách kinh tế vĩ mô của quốc gia. Tuy nhiên, không có định nghĩa DNV&N thống nhất trên thế giới, mỗi nước dựa vào điều kiện cụ thể của từng giai đoạn cụ thể để định nghĩa. Sau đây là định nghĩa về DNV&N của một số tổ chức, quốc gia và khu vực trên thế giới.

Thứ nhất, định nghĩa của Uỷ ban Châu Âu (EC):

EC sử dụng ba tiêu chí là số lao động, doanh thu hàng năm và tài sản để định nghĩa DNV&N. Tiêu chí số lao động luôn luôn được giữ cố định trong khi hai tiêu chí còn lại có thể linh hoạt bằng việc kết hợp tiêu chí số lao động với một trong hai tiêu chí. Định nghĩa này nhằm đảm bảo phân loại

DNV&N đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Định nghĩa này cũng đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp, ví dụ như quy định tiêu chí về doanh thu của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất sẽ thấp hơn doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại và phân phối.

Theo thông cáo báo chí của Uỷ ban châu Âu (EC) ban hành ngày 6/5/2003 có hiệu lực ngày 1/1/2005 (2003/361/EC) thì DNV&N là những doanh nghiệp hoạt động độc lập có số lao động dưới 250 người và có doanh thu hàng năm không vượt quá 67 triệu USD hoặc tổng tài sản không vượt quá 56 triệu USD. Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dưới 50 người, có doanh thu hàng năm không vượt quá 13 triệu USD hoặc tổng tài sản không vượt quá 13 triệu USD. Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dưới 10 người, có doanh thu hàng năm hoặc tổng tài sản không vượt quá 3 triệu USD.

Đây là định nghĩa mới thay thế định nghĩa cũ của EC năm 1996. Định nghĩa cũ cũng có chung tiêu chí về lao động như định nghĩa mới, còn các tiêu chí về doanh thu hàng năm và tổng tài sản đều thấp hơn. Sự gia tăng các tiêu chí tài chính được lý giải là do sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến sự phát triển về giá cả và năng suất lao động trong các nước thành viên Cộng đồng chung Châu Âu (EU).

Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNV&N của EC


Loại doanh

nghiệp

Số lượng

lao động (người)

Doanh thu hàng

năm (triệu USD)

Tổng tài sản

(triệu USD)

Doanh nghiệp vừa

< 250

≤ 67

≤ 56

Doanh nghiệp nhỏ

< 50

13

13

Doanh nghiệp siêu nhỏ

< 10

≤ 3

≤ 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO. Bài học cho Việt Nam - 2

Nguồn: Trang web www. ec.europa.eu

Thứ hai, định nghĩa của Tổ chức Bảo lãnh và Đầu tư đa phương (MIGA) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC):

MIGA và IFC định nghĩa doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp thoả mãn hai trong ba điều kiện sau: có số lao động dưới 50 người; có doanh thu hàng năm không vượt quá 3 triệu USD; có tổng tài sản không vượt quá 3 triệu USD. Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp thoả mãn hai trong ba điều kiện sau: có số lao động dưới 300 người; có doanh thu hàng năm không vượt quá 15 triệu USD; có tổng tài sản không vượt quá 15 triệu USD.

Không giống như EC, MIGA và IFC không quy định tiêu chí lao động là tiêu chí bắt buộc trong định nghĩa DNV&N.

Thứ ba, định nghĩa của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC):

Các nền kinh tế thành viên APEC hầu hết đều đưa tiêu chí về lao động trong định nghĩa DNV&N của mình. APEC định nghĩa DNV&N là doanh nghiệp có số lao động dưới 100 người, doanh nghiệp vừa có số lao động từ 20- 99 người, doanh nghiệp nhỏ có số lao động từ 5- 9 người, doanh nghiệp siêu nhỏ có số lao động dưới 5 người.

Thứ tư, định nghĩa của Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO):

UNIDO cho rằng việc định nghĩa rõ ràng DNV&N là việc làm rất quan trọng để đề xuất và thực thi các chính sách phát triển. UNIDO định nghĩa doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lao động từ 1- 9 người và/hoặc có vốn đăng ký không quá 42.300 USD, doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động từ 10 - 49 người và có vốn đăng ký lớn hơn 42.300 USD, doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động từ 50 – 249 người và có vốn đăng ký lớn hơn 42.300 USD.

Vì mục đích phát triển chính sách, UNIDO cho rằng các quốc gia nên áp dụng hiệu quả các tiêu chí cả về chất và lượng để định nghĩa DNV&N.

Bảng sau sẽ tóm tắt các chỉ số về lượng để phân biệt DNV&N và doanh nghiệp lớn:

Bảng 1.2: Phân biệt DNV&N và doanh nghiệp lớn dựa trên tiêu chí về lượng

Tiêu chí

DNV&N

Doanh nghiệp lớn

Quản lý

Khả năng hạn chế

Có khả năng quản lý

Nguồn nhân lực

Thiếu bằng cấp, dựa

vào kinh nghiệm thực tế

Có bằng cấp, có

chuyên môn

Doanh thu

Không ổn định

ổn định

Quan hệ với khách hàng

Không ổn định

Dựa trên các hợp đồng

lâu dài

Sản lượng

Không ổn định

ổn định

Phát triển nghiên cứu

Theo xu hướng thị

trường

Có nghiên cứu, phân

tích kỹ lưỡng

Tài chính

Nguồn vốn gia đình, vốn tự có

Nguồn vốn đa dạng

Nguồn: Boooklet of Standardized Small and Medium Enterprises

Definition-2007

Thứ năm, định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB):

Bảng 1.3: Định nghĩa DNV&N của WB


Loại doanh nghiệp

Lao động (người)

Tổng tài sản (USD)

Doanh nghiệp siêu nhỏ

< 10

10.000 hoặc doanh thu

hàng năm 100.000 USD

Doanh nghiệp nhỏ

10 - 50

3.000.000

Doanh nghiệp vừa

50 -300

15.000.000

Nguồn: The Industry Policy 1999


Thứ sáu, định nghĩa của Nhật Bản:

Nhật Bản là đất nước đã tạo nên huyền thoại “thần kỳ” trong phát triển kinh tế vào những năm của thập kỷ 50 đến thập kỷ 70. Từ những năm 60, Nhật Bản đã có đạo luật cơ bản về DNV&N. Hiện nay, tiêu chí về DNV&N của Nhật Bản được xác định như bảng sau:

Bảng 1.4: Tiêu chí phân loại DNV&N của Nhật Bản



Lao động (người)

Doanh thu hàng năm (Triệu Yên)

DNV&N

Ngành sản xuất và các ngành khác

< 300

< 300

Ngành bán buôn

< 100

< 100

Ngành bán lẻ

< 50

< 50

Ngành dịch vụ

< 100

< 50

Doanh nghiệp nhỏ

Ngành sản xuất và các ngành khác

< 20


Ngành bán buôn, bán lẻ và dịch vụ

< 5


Nguồn: J.Abe, Hỗ trợ Tài chính cho DNV&N Nhật Bản,

2005/SMEWG/MEWG/004

Thứ bảy, định nghĩa của Mỹ:

Ở Mỹ, định nghĩa về DNV&N do SBA (Small Business Administration) quy định. SBA không có định nghĩa chung về DNV&N như Cộng đồng chung châu Âu hay Nhật Bản, SBA định nghĩa DNV&N ở Mỹ theo từng lĩnh vực riêng như bảng sau:


Bảng 1.5: Tiêu chí phân loại DNV&N của Mỹ


Lĩnh vực hoạt động

Lao động (người)

Doanh thu hàng năm (triệu USD)

Công nghiệp khai khoáng

500


Ngành bán buôn

100


Ngành bán lẻ và dịch vụ


6,5

Ngành xây dựng


31

Ngành nông nghiệp


0,75

Nguồn: So sánh chính sách đối với SMEs của Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc

Harbin Institute of Technology

1.1.2. Ở Việt Nam

Theo điều 3, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/11/2001 về trợ giúp DNV&N định nghĩa DNV&N như sau: DNV&N là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.

Theo điều 4, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/11/2001 về trợ giúp DNV&N, đối tuợng áp dụng của định nghĩa này là:

- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;

- Các Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh.

Hình thức pháp lý của DNV&N có thể là: doanh nghiệp Nhà nước; doanh nghiệp tư nhân; công ty TNHH; công ty hợp danh; hợp tác xã; hộ kinh doanh cá thể.

Hình thức sở hữu: Nhà nước, tập thể, tư nhân và hỗn hợp.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí