Tình Hình Cho Vay Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương – Chi Nhánh Hà Nội Giai Đoạn Năm 2011 – 2013


2.3. Tình hình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn năm 2011 – 2013

2.3.1. Tình hình doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bảng 2.1: Doanh số cho vay DNVVN tại SaiGonBank Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Tuyệt đối

%

Tuyệt đối

%


Tổng doanh số cho vay DNVVN


588,7


44,5


755,4


46,6


1015,1


49,7


166,7


28,3


259,7


34,4


Tổng doanh số cho vay


1323


100


1621


100


2043


100


298


22,5


422


26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 49 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương - chi nhánh Hà Nội - 4

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng SGB Hà Nội)

Năm 2011 doanh số cho vay đối với DNVVN là 588,7 tỷ đồng chiếm 44,5% trong tổng doanh số cho vay, sang năm 2012 con số này là 755,4 tỷ đồng tăng so với năm trước là 166,7 tỷ đồng tương đương với mức tăng 28,3% và chiếm tỷ trọng là 46,6%. Sang đến năm 2013 con số này tăng lên là 1.015,1 tỷ đồng và chiếm 49,7% trong tổng doanh số cho vay của SaiGonBank Hà Nội với mức tăng tuyệt đối là 259,7 tỷ đồng và tăng 34,4% so với năm 2012. Qua những số liệu trên ta có thể thấy doanh số cho vay DNVVN của chi nhánh chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng doanh số cho vay nói chung và tăng đều qua các năm, điều này cho thấy DNVVN đang là nhóm khách hàng quan trọng mà SaiGonBank Hà Nội hướng tới. Quy mô cho vay đối với DNVVN có xu hướng ngày càng tăng cho thấy hoạt động cho vay DNVVN ngày càng được mở rộng và chất lượng cho vay đối với nhóm khách hàng này cũng đã được cải thiện hơn. Sở dĩ đạt được kết quả khả quan này là nhờ SaiGonBank Hà Nội đã thực hiện định hướng chung của toàn ngân hàng chú trọng nhiều hơn nữa tới mảng ngân hàng bán lẻ, từ đó dần dần chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng gia tăng khách hàng DNVVN.

Bên cạnh đó, bản thân chi nhánh đã nỗ lực hết mình để tìm kiếm các khách hàng mới thông qua việc thực hiện các chính sách khách hàng, sản phẩm, lãi suất, tín dụng một cách mềm dẻo và linh hoạt. Đồng thời với uy tín sẵn có trên thị trường cộng với sự tác động của các hoạt động Marketing ngân hàng cũng đã giúp SaiGonBank Hà Nội

37

thu hút thêm được khá nhiều khách hàng mới là các DNVVN đến giao dịch và có quan hệ tín dụng với chi nhánh, góp phần gia tăng thu nhập cho chi nhánh cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

2.3.2. Tình hình doanh số thu hồi nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bảng 2.2: Doanh số thu nợ DNVVN tại SaiGonBank Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Tuyệt đối

%

Tuyệt đối

%

Doanh số thu nợ DNVVN


419


38,1


463,5


39,5


587,7


40


44,5


10,6


124,2


26,8

Tổng doanh số thu nợ


1099,7


100


1172,94


100


1469,34


100


73,24


6,7


296,4


25,3

(Nguồn:Báo cáo hoạt động tín dụng SaiGonBank Hà Nội)

Doanh số thu nợ là toàn bộ số tiền vốn mà ngân hàng thu về từ khoản cho vay, thể hiện khả năng thu nợ của ngân hàng qua các thời kì. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy doanh số thu nợ của SaiGonBank Hà Nội qua các năm khá cao, năm 2011 đạt 419 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 38,1% trên tổng doanh số thu nợ cho vay nói chung. Sang đến năm 2012 con số này là 463,5 tỷ đồng, chỉ hơn 44,5 tỷ đồng so với năm 2011, tương đương với mức tăng là 10,6%. Đến năm 2013 doanh số thu nợ vẫn tiếp tục tăng lên đạt mức 587,7 tỷ đồng với mức tăng tuyệt đối là 124,2 tỷ đồng và mức tăng tương đối là 26,8% so với năm 2012, chiếm 40% tổng doanh số thu nợ. Do trong năm 2011, một trong những nhiệm vụ chủ yếu của SaiGonBank Hà Nội là tổ chức tập trung giải quyết nợ cũ, nợ tồn đọng, giảm nợ xấu, nợ quá hạn vì vậy chi nhánh đã rất tích cực trong việc đôn đốc bàn bạc cùng đơn vị để thu nợ nên doanh số thu nợ trong năm này khá cao. Sang đến năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khiến cho hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp bị hạn chế, bên cạnh đó công tác thu hồi nợ của chi nhánh còn chưa linh hoạt, hiệu quả hoạt động giảm sút hơn so với năm trước vì thế mà doanh số thu nợ tăng không đáng kể. Sang đến năm 2013, chỉ tiêu này tăng tương đối lớn cho thấy chi nhánh đã cải thiện hơn rất nhiều về khả năng thu hồi nợ, cũng đồng nghĩa với việc cải thiện chất lượng cho vay DNVVN. Để đạt được kết quả đó, SaiGonBank Hà Nội đã tích cực trong việc cải tiến hệ thống thông tin khách hàng cập nhật hơn, dễ quản lý hơn nhằm giúp đưa ra những cảnh báo sớm về những khoản vay nguy hiểm. Doanh số thu nợ đối với DNVVN tăng qua các năm kết hợp với doanh số

38


cho vay tăng chứng tỏ bên cạnh việc mở rộng cho vay, SaiGonBank Hà Nội vẫn đảm bảo công tác thu hồi nợ đối với nhóm khách hàng này.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ đối với DNVVN vẫn còn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay DNVVN, năm 2012 tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay lần lượt là 10,6% và 28,3%; năm 2013 con số này lần lượt là 26,8% và 34,4%. Sự chênh lệch đó chứa đựng tiềm ẩn rủi ro mất vốn của chi nhánh. Vì thế, SaiGonBank Hà Nội cần có sự điều chỉnh hơn nữa trong công tác thu hồi nợ nhằm đảm bảo an toàn cho chi nhánh cũng như nâng cao chất lượng cho vay DNVVN.

2.3.3. Tình hình dư nợ cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay DNVVN tại SaiGonBank Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Tuyệt đối

%

Tuyệt đối

%

Dư nợ cho vay DNVVN


403,65


42,3


695,55


49,6


1122,95


56,8


291,9


72,3


427,4


61,4

Tổng dư nợ cho vay


954,26


100


1402,32


100


1975,98


100


448,06


47


573,66


41

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng SGB Hà Nội)

Theo kết quả bảng số liệu, ta thấy tổng dư nợ đối với DNVVN của SaiGonBank Hà Nội chiếm tỷ trọng khá lớn và liên tục tăng trong những năm qua. Năm 2011 dư nợ DNVVN đạt 403,65 tỷ đồng, chiếm 42,3% tổng dư nợ cho vay. Tỷ trọng dư nợ đối với DNVVN trong năm 2011 khá thấp hơn so với những năm kia là do trong năm 2011 SaiGonBank Hà Nội đã tổ chức tập trung giải quyết nợ cũ, nợ tồn đọng, giảm nợ xấu, nợ quá hạn. Chi nhánh đã rất tích cực trong việc đôn đốc giám sát doanh nghiệp để thu hồi nợ. Sang đến năm 2012, con số này là 695,55 tỷ đồng và chiếm 49,6%, tăng 72,3% với mức tăng tuyệt đối là 291,9 tỷ đồng so với năm 2011. Năm 2013 dư nợ cho vay DNVVN là 1.122,95 tỷ đồng và chiếm 56,8% trong tổng dư nợ cho vay, tỷ trọng này cao hơn năm 2012 nhưng tốc độ tăng dư nợ đối với DNVVN của năm 2013 (61,4%) lại thấp hơn so với năm 2012 (72,3%), qua đó ta thấy ngoài việc mở rộng cho vay DNVVN, SaiGonBank Hà Nội vẫn luôn chú ý và đảm bảo được công tác thu hồi nợ, nâng cao chất lượng cho vay nói chung và cho vay DNVVN nói riêng. Một trong những nguyên nhân làm tăng dư nợ cho vay DNVVN tại chi nhánh có thể kể đến là do

39

sự nỗ lực của SaiGonBank Hà Nội trong việc tìm kiếm thêm các khách hàng mới chủ yếu là đối tượng DNVVN. Do vậy mà số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với chi nhánh cũng tăng lên đáng kể, nâng cao dư nợ cho vay DNVVN. Thêm vào đó trong hai năm vừa qua, chi nhánh cũng đã đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ đa năng đối với khách hàng và có những chương trình khuyến mại tạo tâm lý tốt cho khách hàng khi tới giao dịch.

Ta có thể thấy rõ hơn về tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong tổng dư nợ cho vay của SaiGonBank Hà Nội qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng dư nợ DNVVN tại SaiGonBank Hà Nội


42.3

49.6

56.8

57.7

50.4

43.2

120

100

80

%60

40

20

0

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013


Dư nợ cho vay DNVVN

Dư nợ cho vay các thành phần khác


(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng SGB Hà Nội)

Như vậy, dư nợ cho vay DNVVN của SaiGonBank Hà Nội nhìn chung có sự phát triển tương đối ổn định trong những năm vừa qua. Các DNVVN vẫn luôn là đối tượng khách hàng quan trọng và nằm trong mục tiêu hướng tới của chi nhánh, thể hiện ở tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN của chi nhánh khá cao (trên 40%). SaiGonBank Hà Nội trong thời gian qua đã hết sức cố gắng trong việc mở rộng hoạt động cho vay DNVVN góp phần làm tăng thêm thu nhập cho chi nhánh cũng như nâng cao chất lượng cho vay DNVVN.

(1) Tình hình dư nợ cho vay DNVVN phân theo biện pháp đảm bảo tiền vay

Với tính chất và đặc thù hoạt động SXKD còn nhiều rủi ro của các DNVVN, SaiGonBank Hà Nội thường áp dụng hình thức cho vay có TSĐB đối với các DNVVN nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng các khoản vay, đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.

40


Bảng 2.4: Dư nợ cho vay DNVVN phân theo biện pháp bảo đảm tiền vay

Đơn vị: tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Tuyệt đối

%

Tuyệt đối

%


Dư nợ có TSĐB


318,8


79


563,4


81


926,4


82,5


244,6


76,7


363


64,4


Dư nợ không có TSĐB


84,85


21


132,15


19


196,55


17,5


47,3


55,7


64,4


48,7


Tổng dư nợ cho vay DNVVN


403,65


100


695,55


100


1122,95


100


291,9


72,3


427,4


61,4

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng SGB Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp có TSĐB đang có xu hướng tăng lên qua các năm và chiếm một tỷ trọng cao trong quy mô dư nợ cho vay đối với các DNVVN. Năm 2011 dư nợ có TSĐB là 318,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 79%, sang năm 2012 con số này tăng lên đến 563,4 tỷ đồng với mức tăng tuyệt đối là 244,6 tỷ đồng, chiếm 81% trên tổng dư nợ cho vay DNVVN. Trong năm 2013 dư nợ có TSĐB chiếm tỷ trọng là 82,5%, tăng 363 tỷ đồng so với năm 2012. TSĐB là một trong những điều kiện và cơ sở quan trọng để SaiGonBank Hà Nội xem xét số tiền cho vay giúp phòng ngừa rủi ro, trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, TSĐB sẽ giúp chi nhánh giảm được tổn thất từ khoản vay, do đó dư nợ có TSĐB càng cao thì càng an toàn cho ngân hàng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là xuất phát từ phương châm đa dạng hóa khách hàng, tìm kiếm thêm các khách hàng mới và đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả của chi nhánh.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cho vay có TSĐB cũng an toàn hơn cho vay không có TSĐB, tính khả thi của phương án/dự án, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp mới thật sự là điều quan trọng, đảm bảo hiệu quả, tránh được rủi ro cho khoản vay, giúp SaiGonBank Hà Nội tránh được các tổn thất. Vì vậy, chi nhánh cũng nên mở rộng hình thức cho vay không có TSĐB, tất nhiên là có chọn lọc đối với các doanh nghiệp có uy tín, có kết quả kinh doanh tốt, có năng lực quản lý và sử dụng vốn hiệu quả. Dù cho vay với hình thức nào, hiện nay, các DNVVN vẫn khó tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng, vì thế, trong thời gian tới SaiGonBank Hà Nội nên mạnh dạn mở rộng cho vay đối với các doanh

41

nghiệp này. Điều đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện vay vốn để mở rộng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng cho vay DNVVN đồng thời giúp chi nhánh mở rộng mạng lưới khách hàng.

(2) Tình hình dư nợ cho vay DNVVN phân theo thời gian vay

Bảng 2.5: Dư nợ cho vayDNVVN phân theo thời hạn

Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Tuyệt đối

%

Tuyệt đối

%

Vay ngắn hạn

222

55

389,5

56

578,32

51,5

167,5

75,5

188,82

48,5

Vay trung và dài hạn

181,65

45

306,05

44

544,63

48,5

124,4

68,5

238,58

78

Tổng dư nợ cho vay DNVVN

403,65

100

695,55

100

1122,95

100

291,9

72,3

427,4

61,4

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng SGB Hà Nội)


Biểu đổ 2.2. Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn


45

44

48.5

55

56

51.5

120


100


80


60


40

%


20


0

Năm 2011


VNayămtru2n0g12& dài hạn Vay ngắn hạn

Năm 2013



(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng SGB Hà Nội)


42


Nhìn vào bảng số liệu 2.8, ta có thể dễ dàng nhận thấy cho vay ngắn hạn luôn chiếm ưu thế và có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm. Năm 2011 dư nợ cho vay ngắn hạn là 222 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 55% trên tổng dư nợ cho vay DNVVN. Sang đến năm 2012, con số này lên đến 389,5 tỷ đồng, tăng 75,5% so với năm trước và tiếp tục tăng trong năm 2013 lên mức 578,32 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,5%. Nguyên nhân là do nhu cầu chủ yếu của các DNVVN trong thời gian qua là vay vốn ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động còn thiếu hụt trong quá trình sản xuất, đảm bảo sự luân chuyển vốn trong hoạt động kinh doanh được ổn định. Mặt khác, chi nhánh đang có xu hướng tăng cường công tác cho vay ngắn hạn đối với DNVVN nhằm hỗ trợ nhu cầu vốn lưu động và nghiệp vụ thanh toán, bảo lãnh của các doanh nghiệp, tăng cường quá trình thu hồi vốn nhanh và góp phần tăng tính thanh khoản cũng như vòng quay vốn của chi nhánh.

Các khoản vốn vay trung và dài hạn với mục đích tài trợ cho các doanh nghiệp mua sắm máy móc, trang thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ, xây dựng nhà xưởng… thường không phải là những khoản vay thường xuyên của chi nhánh. Mặc dù nguồn vốn vay trung và dài hạn của chi nhánh còn hạn hẹp, song SaiGonBank Hà Nội vẫn luôn cố gắng mở rộng hoạt động cho vay này nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện cho DNVVN có thể phát triển theo chiều sâu, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Minh chứng trong năm 2013, dư nợ cho vay trung và dài hạn đã tăng lên mức 544,63 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 48,5% trên tổng dư nợ cho vay DNVVN.


43

(3) Tình hình dư nợ cho vay DNVVN phân theo nhóm nợ

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay DNVVN phân theo nhóm nợ

Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)

Nợ đủ tiêu chuẩn

396,59

98,25

676,07

97,2

1096,22

97,6

Nợ cần chú ý

3,23

0,8

12,73

1,83

16,17

1,44

Nợ dưới tiêu chuẩn

3,83

0,95

6,55

0,94

10,56

0,94

Nợ nghi ngờ



0,2

0,03



Nợ có khả năng mất vốn

-

-

-

-

-

-

Tổng dư nợ cho vay DNVVN


403,65


100


695,55


100


1122,95


100

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng SGB Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy dư nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) của chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng dư nợ cho vay DNVVN. Dư nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) chiếm tỷ trọng rất thấp nhưng có xu hướng tăng dần theo các năm (năm 2011 là 0,8%, năm 2012 là 1,83% và năm 2013 là 1,44%). Nợ nhóm 2 gồm các khoản nợ từ 10 - 90 ngày, các khoản nợ điều chỉnh kì hạn nợ lần đầu. Nợ nhóm 2 tăng lên nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ nền kinh tế gây trở ngại cho hoạt động SXKD dẫn đến tình trạng không trả được nợ đúng hạn cho chi nhánh. Sang đến năm 2013, tỷ trọng nhóm nợ này có dấu hiệu giảm cho thấy chi nhánh đã có những biện pháp để nhanh chóng giảm nợ nhóm 2 xuống, không dẫn đến hệ lụy gây ra nợ xấu. Tuy nhiên, mức tăng tuyệt đối dư nợ nhóm 2 của năm này lại ở mức khá cao, do đó vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chi nhánh, điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cho vay DNVVN của SaiGonBank Hà Nội.

Dư nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) của chi nhánh nhìn chung qua các năm đều ở mức thấp và không có nhiều sự thay đổi. Năm 2011, dư nợ nhóm 3 ở mức 3,83 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,95%, sang đến năm 2012 tỷ trọng dư nợ nhóm 3 giảm xuống còn 0,94% và tiếp tục duy trì trong năm 2013. Tuy được duy trì ở mức thấp song những khoản nợ dưới tiêu chuẩn này lại giảm không đáng kể, do đó vẫn làm ảnh hưởng


44


không tốt đến chất lượng cho vay DNVVN cũng như làm tăng nguy cơ mất vốn của chi nhánh, vì vậy trong thời gian tới SaiGonBank Hà Nội cần có những biện pháp tích cực hơn trong công tắc kiểm tra, giám sát và thu hồi nợ vay nhằm giảm thiểu hơn nữa tỷ trọng của nhóm nợ này.

Dư nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) đã được chi nhánh hạn chế hết mức có thể, nhóm nợ này chỉ xuất hiện trong năm 2012 với con số rất thấp là 0,03%. Trong năm này đã có doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, lâm vào tình trạng khó khăn không có khả năng trả nợ lãi và gốc đúng thời hạn, khoản nợ bị đẩy sang nhóm nợ nghi ngờ, chính khoản nợ nghi ngờ này đã ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, không những thế còn ảnh hưởng đến thành tích cố gắng hoạt động của ngân hàng trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, sang đến năm 2013 dư nợ nhóm 4 đã quay về mức 0, cho thấy được sự nỗ lực của chi nhánh trong việc hạn chế thấp nhất nguy cơ mất vốn cũng như nâng cao chất lượng cho vay DNVVN.

(4) Tình hình dư nợ cho vay DNVVN phân theo loại tiền

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay DNVVN phân theo loại tiền

Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)

Nội tệ

235,73

58,4%

564,09

81,1%

983,7

87,6%

Ngoại tệ

167,92

41,6%

131,46

18,9%

139,25

12,4%

Tổng dư nợ cho vay DNVVN


403,65


100


695,55


100


1122,95


100

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng SGB Hà Nội)

Trong thời gian trước đây, cơ cấu cho vay của SaiGonBank Hà Nội được đa dạng cả bằng nội tệ và ngoại tệ quy đổi với tỷ trọng tương đương nhau. Năm 2011 chưa có sự chênh lệch lớn giữa dư nợ cho vay VNĐ và ngoại tệ. Dư nợ cho vay bằng nội tệ trong năm này ở mức 235,73 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 58,4% trong khi đó dư nợ cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng 41,6%. Tuy nhiên, đến năm 2012, dư nợ cho vay bằng VNĐ đối với DNVVN chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn, tăng lên đến 564,09 tỷ đồng đạt 87,6% trên tổng dư nợ cho vay DNVVN. Như vậy, SaiGonBank Hà Nội đã tập trung


45

vào cho vay đối với DNVVN hầu như chỉ thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, cho vay các doanh nghiệp nhập khẩu bị hạn chế.

Tỷ trọng dư nợ cho vay ngoại tệ giảm mạnh qua các năm (năm 2011 chiếm tỷ trọng 41,6%, năm 2012 là 18,9% và sang đến năm 2013 là 12,4%), điều này cho thấy hoạt động cho vay ngoại tệ của SaiGonBank Hà Nội đang bị thu hẹp. Nguyên nhân là trong vài năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

2.4. Tình hình chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn năm 2011 -2013

2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Hà Nội

2.4.1.1. Chỉ tiêu định tính

Khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của DNVVN đi vay

Với sự hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ ngân hàng về thủ tục vay vốn cùng những gói ưu đãi của chi nhánh dành riêng cho DNVVN, phần lớn các DNVVN đủ điều kiện vay vốn đều được cung cấp vốn đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời. Đây là một dấu hiệu cho thấy chất lượng cho vay DNVVN tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số ít doanh nghiệp chưa được vay vốn kịp thời nguyên nhân chủ yếu là do sự chậm trễ trong công tác thẩm định cũng như tìm hiểu thông tin khách hàng của chi nhánh. Vì vậy, để chất lượng cho vay DNVVN hoàn thiện hơn nữa, SaiGonBank Hà Nội vẫn phải tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh công tác cho vay nhanh chóng, linh hoạt nhưng vẫn bảo đảm những nguyên tắc an toàn cần thiết và theo những quy trình nhất định.

Chất lượng phục vụ của cán bộ tín dụng

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Hà Nội với đội ngũ cán bộ trẻ, đầy nhiệt huyết, tận tâm với công việc, với phong cách phục vụ khách hàng niềm nở, thái độ nhiệt tình, chu đáo đã để lại cho khách hàng nhiều ấn tượng, đồng thời tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái khi đến giao dịch tại chi nhánh.

Bên cạnh đó công tác kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên cũng được chi nhánh đặc biệt chú trọng quan tâm. Vì vậy, đội ngũ cán bộ công nhân viên của chi nhánh ngày càng được nâng cao về phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu đa năng, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng phát triển, an toàn, hiệu quả. Đồng thời trong quá trình hoạt động, chi nhánh cũng luôn nâng cao tinh thần tự giác của mỗi cán bộ nhân viên để


46


nâng cao năng suất trong từng công việc như giao khoản cụ thể chi tiêu đến từng cán bộ. Nhờ vậy, chất lượng cho vay nói chung trong đó có cho vay DNVVN ngày càng được nâng cao, từ đó tạo điều kiện tạo ra nhiều lợi nhuận cho chi nhánh.

Khả năng nâng cao uy tín của ngân hàng trong việc cho vay

Là một chi nhánh lớn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương, chi nhánh Hà Nội đang ngày càng khẳng định được chính mình, nâng cao uy tín của chi nhánh trong lòng khách hàng trong hoạt động cho vay. Điều này được khẳng định qua số lượng khách hàng ngày ngày càng tăng của chi nhánh cũng như vị thế của chi nhánh trên thị trường. Qua đó đã cho thấy được phần nào chất lượng tín dụng của chi nhánh là tốt.

Khả năng mở rộng quan hệ với khách hàng mới

Bên cạnh những khách hàng truyền thống, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Hà Nội trong ba năm qua đã tích cực tìm kiếm và thu hút thêm nhiều những khách hàng mới. Cụ thể trong năm 2013 số DNVVN giao dịch với chi nhánh đã tăng lên con số 60 DNVVN (năm 2012 là 45 doanh nghiệp), điều này đã cho thấy được nỗ lực của chi nhánh trong việc tìm ra cho mình một hướng đi riêng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của chi nhánh. Số lượng khách hàng tăng lên song song đó là chất lượng khách hàng vẫn được đảm bảo do chi nhánh đã chú trọng đến khâu chọn lọc khách hàng nhằm bảo đảm sự tăng trưởng của chi nhánh cũng như không làm ảnh hưởng đến chất lượng cho vay nói chung của ngân hàng. Thông qua đó, cho thấy được chất lượng cho vay DNVVN của chi nhánh là tốt.

Khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh

Trong thời gian qua, SaiGonBank Hà Nội đã hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng về vốn cho rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn cũng như trên các khu vực khác. Tuy nhiên bên cạnh đó trong năm 2013 vẫn còn tồn tại một số khoản vay chậm trễ, do công tác thẩm định cũng như tìm hiểu thông tin khách hàng của chi nhánh còn chưa linh hoạt làm mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của khách hàng. Tuy đây chỉ là số ít song vẫn làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cho vay DNVVN của chi nhánh, khiến chất lượng cho vay bị giảm sút.



47

2.4.1.2. Chỉ tiêu định lượng

(1) Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn – nợ xấu cho vay DNVVN tại SaiGonBank Hà Nội

Đơn vị:tỷ đồng



Chỉ tiêu


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013

Nợ quá hạn cho vay DNVVN


7,06


19,48


26,73

Nợ xấu cho vay DNVVN

3,83

6,75

10,56

Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

1,75

2,8

2,38

Tỷ lệ nợ xấu (%)

0,95

0,97

0,94

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng SGB Hà Nội)


2.8

2.38

1.75

3


2.5


2


% 1.5

1


0.5

0

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013


Nợ quá hạn


Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng nợ quá hạn cho vay DNVVN


Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của SaiGonBank Hà Nội vẫn khá cao (kế hoạch của SaiGonBank Hà Nội là tỷ lệ nợ quá hạn<2,5%), và có dấu hiệu tăng qua các năm. Năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN là 1,75% tương đương

7.06 tỷ đồng, năm 2012 là 2,8 % tương đương với 19,48 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao trong năm 2012 một phần do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn, biến động tỷ giá phức tạp và thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường nguyên liệu diễn


48


biến phức tạp khiến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất kinh doanh sụt giảm dẫn đến việc chậm trả nợ ngân hàng. Mặt khác, do SaiGonBank trong năm này đã gặp phải những khó khăn trong việc kiểm soát đối với công tác thu hồi nợ khiến tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao gây ảnh hưởng đến chất lượng cho vay DNVVN nói riêng cũng như chất lượng tín dụng của chi nhánh nói chung. Sang năm 2013 tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục cùng với đó là sự phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nợ quá hạn của DNVVN có tăng lên (26,73 tỷ) nhưng tỷ lệ nợ quá hạn đã có giảm xuống ở mức 2,38%, thấp hơn so với năm 2012. Để có được kết quả trên trong quá trình cho vay chi nhánh đã cố gắng thực hiện khá tốt các công việc như: thẩm định khách hàng vay vốn một cách toàn diện, thực hiện lựa chọn, sàng lọc khách hàng theo ngành nghề kinh doanh, đối tượng khách hàng, đảm bảo khách hàng có dự án/phương án khả thi. Những trường hợp khách hàng có khó khăn, chi nhánh luôn tìm cách tư vấn, cùng doanh nghiệp tìm ra hướng giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng và lợi ích của chi nhánh. Đây là một cố gắng lớn của chi nhánh trong hoạt động thu hồi nợ, đảm bảo cho nguồn vốn ngân hàng không bị ứ đọng và cũng đảm bảo cho chất lượng cho vay DNVVN của SaiGonBank Hà Nội được đảm bảo.

Theo bảng số liệu trên, ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu cho vay DNVVN của chi nhánh qua các năm đều ở mức thấp (<1%). Dư nợ xấu cho vay DNVVN năm 2011 là 3,83 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,95% trên tổng dư nợ cho vay DNVVN, sang năm 2012 dự nợ xấu cho vay DNVVN là 6,53 tỷ đồng, tỷ trọng tăng lên mức 0,97%. Nguyên nhân một phần là do trong năm 2012 tình hình nền kinh tế biến động, lạm phát tăng cao, sức mua giảm sút ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Nhiều DNVVN rơi vào tình trạng thua lỗ, không trả được vốn và lãi đúng hạn dẫn đến nợ xấu trong năm tăng cao hơn so với năm trước. Bên cạnh đó, chi nhánh đã có phần chủ quan và lơ là trong công tác đánh giá nhận định rủi ro của các khoản vay, xử lý chưa triệt để nợ nhóm 2 dẫn đến phát sinh thêm nhiều nợ xấu cho chi nhánh. Sang đến năm 2013, dư nợ xấu cho vay DNVVN tăng lên mức 10,56 tỷ đồng cao hơn so với năm 2012 nhưng tỷ trọng lại giảm xuống còn 0,94%, phần nào thể hiện chất lượng cho vay đối với DNVVN trong năm 2013 đã được cải thiện. Để đạt được kết quả này, chi nhánh đã rất tích cực trong việc áp dụng các biện pháp hạn chế tỷ lệ nợ xấu cho vay DNVVN như: tuân thủ chặt chẽ quy định tín dụng, kiểm tra, thẩm định, giám sát quá trình vay vốn của doanh nghiệp, thúc giục doanh nghiệp trả nợ khi đến hạn nên tỷ lệ nợ xấu cho vay DNVVN của chi nhánh đã giảm xuống ở mức thấp hơn so với năm 2012.

Như vậy nhìn chung tỷ lệ dư nợ xấu cho vay DNVVN của SaiGonBank Hà Nội

trong những năm vừa rồi khá an toàn (<1%), điều này cho thấy số lượng và cả chất

49

lượng cho vay đối với nhóm khách hàng DNVVN là tương đối tốt, mức độ rủi ro không quá cao và chi nhánh đã cố gắng trong việc kìm hãm tỷ lệ nợ xấu.

(2) Vòng quay vốn tín dụng


0.89

0.84

0.65

1.0


0.8


Vòng

0.6


0.4


0.2


0.0

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013


Biểu đồ 2.4. Vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN tại SaiGonBank Hà Nội

(Tác giả tự tính toán)

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy vòng quay vốn tín dụng cho vay DNVVN của chi nhánh có xu hướng giảm chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn cho vay đối với các DNVVN còn chậm. Năm 2011, vòng quay vốn tín dụng là 0,89 vòng nhưng sang đến năm 2012 giảm xuống còn 0,84 vòng. Con số này sang năm 2013 lại tiếp tục có xu hướng giảm nhưng với mức độ cao hơn, xuống còn 0,64 vòng. Điều này cho thấy hiệu quả đồng vốn mà chi nhánh thực hiện cho vay đối với DNVVN còn thấp. Nguyên nhân là do mặc dù cả doanh số thu nợ và doanh số dư nợ đều tăng nhưng tốc độ tăng của dư nợ lớn hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ đã làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm. Bên cạnh đó, trong năm 2013 SaiGonBank Hà Nội mở rộng hơn hoạt động cho vay trung và dài hạn nên cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến độ lớn vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh.


50


(3) Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay

Bảng 2.9: Thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN tại SaiGonBank Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng



Chỉ tiêu


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Tuyệt đối


(%)

Tuyệt đối


(%)

1. Tổng thu nhập

17,1

22,2

32,3

5,1

29,8

10,1

45,5

2.Thu lãi từ cho vay

15,7

21,1

29,86

5,4

34,4

8,76

41,5

3. Thu lãi từ cho vay DNVVN

6,98

10,4

17,2

3,42

49

6,8

65,4

Tỷ lệ =(3)/(2) (%)

44,5

49,2

57,6

-

4,7

-

8,4

Tỷ lệ =(3)/(1) (%)

40,8

46,8

53,3

-

6

-

6,5

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng SaiGonBank Hà Nội)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVNV của SaiGonBank Hà Nội chiếm tỷ lệ khá lớn trong thu nhập từ hoạt động cho vay nói chung của chi nhánh, tỷ lệ này có xu hướng tăng lên qua từng năm, năm 2011 là 44,5%, năm 2012 là 49,2% và năm 2013 là 57,6%. Qua đó cho thấy cho vay DNVVN ngày càng chiếm vị trí quan trọng, mang lại mức lợi nhuận cao hơn trong hoạt động tín dụng của SaiGonBank Hà Nội. Năm 2013 tuy tốc độ tăng dư nợ DNVVN (61,4%) thấp hơn năm 2012 (72,3%) nhưng tốc độ tăng thu nhập ròng từ cho vay DNVVN lại tăng lên (năm 2013 là 65,4% và năm 2012 là 49%), qua đó ta có thể thấy chất lượng hoạt động cho vay DNVVN trong năm 2013 đang được cải thiện và tăng lên đáng kể so với năm 2012.

Bên cạnh đó tỷ lệ thu lãi cho vay DNVVN trên tổng thu nhập của chi nhánh cũng đạt mức cao và tăng đều qua các năm (năm 2011 là 40,8%, năm 2012 tăng lên 46,8% và sang năm 2013 đạt 53,3%), qua đó cho thấy được tầm quan trọng của cho vay DNVVN trong hoạt động kinh doanh nói chung của SaiGonBank Hà Nội, góp một phần không nhỏ làm tăng thu nhập của chi nhánh. Chính nhờ sự bám sát, chỉ đạo của SaiGonBank Hà Nội trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNVVN mà lợi nhuận từ đối tượng này ngày càng tăng, đây là một đối tượng khách hàng nhiều tiềm năng mà SaiGonBank Hà Nội cần tiếp tục duy trì, mở rộng hợp tác


51

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2022