Bên cạnh cách phân loại do Chính phủ quy định, có nhiều tổ chức tài chính phi chính thức (không có chức năng thực thi các chính sách của Nhà nước) sử dụng các tiêu thức phân loại khác nhau để phân loại DNV&N để xác định các chính sách ưu tiên:
- Dự án VIE/US/95/2004 hỗ trợ DNV&N Việt Nam do UNIDO tài trợ coi các doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có từ 30 lao động trở xuống và vốn đăng ký dưới 0,1 triệu USD; doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có số lao động từ 31-200 người, vốn đăng ký lớn hơn 0,4 triệu USD.
- Quỹ hỗ trợ DNV&N thuộc chương trình Việt Nam - EU quy định DNV&N được hỗ trợ gồm các doanh nghiệp có số công nhân từ 10-500 người, vốn điều lệ từ 50.000 – 300.000 USD (750 – 4,5 tỷ VND)
So với định nghĩa về DNV&N của các nước trong khu vực và trên thế giới, định nghĩa DNV&N của Việt nam có tính tổng quát, không đi sâu vào chi tiết loại hình, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và chưa phản ánh được thực chất về quy mô doanh nghiệp đối với các lĩnh vực khác nhau.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, vốn đăng ký của doanh nghiệp là do người thành lập doanh nghiệp tự kê khai và chịu trách nhiệm về sự kê khai của mình, trừ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đòi hỏi phải có mức vốn pháp định như kinh doanh vàng, du lịch lữ hành, bảo hiểm, kinh doanh địa ốc. Mức vốn này chỉ phản ánh trách nhiệm pháp lý của các thành viên công ty, của doanh nghiệp đối với khoản nợ, lãi phát sinh trong quá trình hoạt động. Trên thực tế, vốn đăng ký có sự chênh lệch so với vốn hoạt động của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu về số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp cũng chỉ là con số dự kiến và pháp luật hiện hành cũng không bắt buộc người thành lập doanh nghiệp phải kê khai nên cũng không có căn cứ để phân loại doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh. Hơn nữa, các doanh nghiệp trong các ngành nghề khác nhau sử dụng số lao động rất khác nhau.
Việc sử dụng một trong hai tiêu chí (vốn đăng ký và bình quân lao động) khiến cho việc xác định một doanh nghiệp có phải là DNV&N hay
không đôi khi gặp khó khăn, đôi khi bỏ sót đối tượng của các chương trình trợ giúp, đôi khi có doanh nghiệp không thuộc diện đối tượng trợ giúp của chương trình lại vẫn được tham gia. Hơn nữa, tiêu chí về số lao động bình quân trong năm là một tiêu chí có tính “động” rất lớn do hiện tượng lao động theo mùa vụ của Việt Nam rất phổ biến và số lao động này thay đổi công việc thường xuyên nên càng gây khó khăn hơn trong việc xác định một doanh nghiệp có phải là DNV&N hay không.
1.1.3. Ở Trung Quốc
Cuốn sách “The Interim Categorizing Criteria on Small and Medium- sized Enterprises (SMEs)”, xuất bản năm 2003 và “Luật thúc đẩy DNV&N Trung Quốc” (SME Promotion Law of China) đã đưa ra chỉ dẫn cho việc định nghĩa thế nào là DNV&N Trung Quốc. Những chỉ dẫn mới này đã thay thế cho những chỉ dẫn cũ có hiệu lực từ năm 1988 và một số tiêu chuẩn bổ sung vào năm 1992.
Bảng 1.6: Định nghĩa về DNV&N theo “Luật thúc đẩy DNV&N Trung Quốc” năm 2003
Lĩnh vực hoạt động | Lao động (Người) | Tổng tài sản (Triệu NDT) | Doanh thu (Triệu NDT) | |
Doanh nghiệp nhỏ | Công nghiệp | < 300 | < 40 | < 30 |
Xây dựng | < 600 | < 30 | ||
Bán buôn | < 100 | <30 | ||
Bán lẻ | < 100 | < 10 | ||
Vận tải | < 500 | <30 | ||
Bưu chính | < 400 | < 30 | ||
Nhà hàng & Khách sạn | < 400 | < 30 | ||
Doanh nghiệp vừa | Công nghiệp | 300-2000 | 40- 400 | 30-300 |
Xây dựng | 600-3000 | 40- 400 | 30-300 | |
Bán buôn | 100-200 | 30-300 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO. Bài học cho Việt Nam - 1
- Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO. Bài học cho Việt Nam - 2
- Sự Phân Bổ Và Các Lĩnh Vực Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Nguyên Nhân Và Thách Thức Đối Với Sự Phát Triển Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trung Quốc
- Giải Pháp Phát Triển Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trung Quốc Thời Kỳ Hậu Wto
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Bán lẻ | 100-500 | 10-150 | |
Vận tải | 500-3000 | 30-300 | |
Bưu chính | 400-1000 | 30-300 | |
Nhà hàng & Khách sạn | 400-800 | 30-150 |
Nguồn: “ Luật thúc đẩy DNV&N Trung Quốc” năm 2003
Lưu ý: DNV&N chỉ cần đáp ứng một trong 3 điều kiện, doanh nghiệp vừa phải đáp ứng đồng thời cả 3 điều kiện, doanh nghiệp nhỏ phải đáp ứng các điều kiện thấp hơn quy định dành cho doanh nghiệp vừa.
Định nghĩa DNV&N của Trung Quốc chủ yếu bao gồm các tiêu chuẩn về tiền lương, doanh thu, tổng tài sản của doanh nghiệp như ở bảng trên. Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có tiêu chuẩn quy định khác nhau. Ví dụ như đối với doanh nghiệp nằm trong các cụm công nghiệp, tiêu chí để xác định DNV&N là có số lao động tối đa 2000 người, doanh thu hàng năm không vượt quá 300 triệu NDT, tổng tài sản không vượt quá 400 triệu NDT; tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa là có số lao động tối đa 300 người, doanh thu hàng năm không vượt quá 30 triệu NDT, tổng tài sản không vượt quá 40 triệu NDT. Những doanh nghiệp thoả mãn các điều kiện thấp hơn mức đưa ra dành cho doanh nghiệp vừa được coi là loại doanh nghiệp nhỏ.
Trong các nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) cũng có rất nhiều định nghĩa về DNV&N nhưng nhìn chung các quốc gia và vùng lãnh thổ đều đưa ra tiêu chí giống nhau về số nhân công từ 100 cho đến 500 người. So với định nghĩa các quốc gia khác ở trên, định nghĩa DNV&N của Trung Quốc tương đối rộng hơn. Tuy vậy, một số lượng lớn các DNV&N (khoảng 70%) có số lao động từ 5 người trở xuống hoặc chỉ do một cá nhân điều hành.
2. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế
Ngày nay, tầm quan trọng của DNV&N được quốc tế thừa nhận, hoạt
động và sự phát triển của chúng đóng vai trò lớn trong sự phát triển nền kinh tế quốc gia. DNV&N thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, tạo việc làm ... trong guồng máy kinh tế của mỗi nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ khác nhau các DNV&N có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau song nhìn chung các DNV&N có một số vai trò tương đồng như sau:
Thứ nhất, DNV&N tạo việc làm cho người lao động, cung cấp một số lượng lớn chỗ làm việc cho xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo. Theo đánh giá của WB, các DNV&N thu hút khoảng 70% lực lượng lao động tại những nước có tổng thu nhập quốc dân (GDP) từ 100-500 USD/năm/người và chiếm 65% lực lượng lao động tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD). Ở hầu hết các nước, DNV&N tạo việc làm cho khoảng từ 50- 80% lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong khối
EU, các DNV&N chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp và tạo ra 65 triệu việc làm cho người lao động 1. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc, năm 2007 các DNV&N nước này đã tạo ra 75% việc làm cho tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, con số này năm 2008 là 50%2. DNV&N còn góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc có nguy cơ gia tăng nếu không có việc làm. Đặc biệt trong nhiều thời kỳ, khi các doanh nghiệp lớn sa thải công nhân thì khu vực DNV&N lại thu hút thêm nhiều lao động hoặc có tốc độ thu hút lao động mới cao hơn khu vực doanh nghiệp lớn.
Thứ hai, DNV&N góp phần tăng trưởng kinh tế. Ở hầu hết các quốc gia, các DNV&N thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp do đó đóng góp của các DNV&N vào tăng trưởng kinh tế là rất đáng kể. DNV&N chiếm 98% trong tổng số doanh nghiệp của các thành
1 www.sdh.ueh.edu.vn
2http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=3336
26
viên APEC, đóng góp 30% xuất khẩu trực tiếp và 50% sản lượng và giá trị gia tăng 3. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc trong năm 2007, Trung Quốc có 4,3 triệu DNV&N đóng góp 60% vào GDP, đóng góp 50% nộp thuế. Việt Nam hiện có trên 350.000 DNV&N đã đăng ký kinh doanh, chiếm khoảng 95% tổng số doanh nghiệp và là khu vực phát triển nhanh đóng góp trên 40 % vào GDP, đóng góp 29% vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp khoảng 17,46% tổng thu ngân sách Nhà nước 4.
Thứ ba, đảm bảo tính năng động, ổn định cho nền kinh tế. Với quy mô kinh doanh gọn nhẹ, vốn nhỏ, DNV&N có nhiều khả năng chuyển đổi mặt hàng nhanh phù hợp với nhu cầu thị trường mà ít gây biến động lớn, ít chịu ảnh hưởng và có khả năng phục hồi nhanh sau những cuộc khủng hoảng kinh tế trên góc độ kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, các DNV&N tham gia vào quá trình sản xuất, giảm tải cho các doanh nghiệp lớn, nâng cao hiệu quả nhờ khả năng tập trung hoá. Các DNV&N lấp kín những khe hở thị trường mà các doanh nghiệp lớn còn bỏ ngỏ, sẵn sàng tham gia khi có mảng thị truờng bị bỏ lại. ở phần lớn các nền kinh tế, các DNV&N là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớnSự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế duy trì được sự ổn định. Chính vì vậy DNV&N được ví như thanh giảm sốc cho nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Thứ tư, khu vực DNV&N thu hút được khá nhiều nguồn vốn ở trong dân cư. Do tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán đi sâu vào dân cư và yêu cầu về số lượng vốn ban đầu không nhiều, cho nên các DNV&N có tác dụng rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo lập dần tập quán đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh.
Thứ năm, các DNV&N có vai trò to lớn trong quá trình chuyển dịch
3 Chris Hall (2002), “Profile of SMEs and SMEs Issues in APEC”, APEC SME Working Group
4 Báo cáo thường niên về DNV&N Việt Nam năm 2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cơ cấu kinh tế, đặc biệt đối với khu vực nông thôn; thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại- dịch vụ phát triển. Sự phát triển của DNV&N cũng góp phần làm tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và thu hẹp dần tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Thứ sáu, DNV&N là trụ cột của nền kinh tế địa phương. Nếu như các doanh nghiệp lớn thường đặt trụ sở tại những trung tâm kinh tế của đất nước thì các DNV&N lại có mặt ở khắp các địa phương và là nhân tố đóng góp quan trọng vào thu ngân sách và sản luợng của địa phương, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Thứ bảy, DNV&N thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ và kỹ năng con người. Số lượng loại hình doanh nghiệp này gia tăng sẽ gúp phần tạo điều kiện đổi mới công nghệ, thúc đẩy phát triển ý tưởng và kỹ năng mới, thúc đẩy sự đầu tư giữa các nền kinh tế trong và ngoài khu vực. Rất nhiều nghiên cứu và thực tế đã chỉ ra rằng chính các DNV&N mới là động lực thúc đẩy phát triển và đổi mới.
Các DNV&N còn là nơi ươm mầm các tài năng kinh doanh, là nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp. Kinh doanh quy mô nhỏ sẽ là nơi đào tạo, rèn luyện các nhà doanh nghiệp làm quen với môi trường kinh doanh. Bắt đầu từ kinh doanh quy mô nhỏ và thông qua điều hành quản lý kinh doanh quy mô vừa và nhỏ, một số nhà doanh nghiệp sẽ trưởng thành nên những nhà doanh nghiệp lớn tài ba, biết đưa doanh nghiệp của mình nhanh chóng phát triển.
Thứ tám, DNV&N góp phần tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng. Trên bản đồ thương mại thế giới, các DNV&N đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới sản xuất và hoạt động như những nhà cung cấp thứ cấp. Các DNV&N cung cấp hàng hoá, dịch vụ của mình cho các doanh nghiệp lớn, thường là chuyên môn hoá vào sản xuất một vài công đoạn nhất định cần thiết cho việc hoàn thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Nhờ có sự tham gia đóng góp của các DNV&N mà các công ty, các tập đoàn lớn
có thể bỏ qua một số phân đoạn sản xuất chi tiết nhỏ nhặt tạo ra ít giá trị gia tăng và đòi hỏi nhiều lao động, tập trung các nguồn lực của mình vào phân đoạn phức tạp hơn.
3. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc
3.1. Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc
3.1.1. Giai đoạn trước khi Trung Quốc gia nhập WTO
Ở Trung Quốc, kể từ khi bộ máy chính quyền thay đổi năm 1948 cho đến trước cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, các doanh nghiệp tư nhân mà chủ yếu là DNV&N không tồn tại một cách chính thức bởi những lý do chính trị. Hầu hết các DNV&N trong giai đoạn này là doanh nghiệp ở làng xã, thị trấn, được gọi chung là xí nghiệp hương trấn (TVEs). Xí nghiệp hương trấn là các xí nghiệp do nông dân lập nên với sự giúp đỡ (chủ yếu về chính sách) của Nhà nước, dùng vốn tự tích luỹ để tổ chức sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Xí nghiệp hương trấn là một hình thức công nghiệp hoá nông thôn điển hình của Trung Quốc. Mọi hoạt động của các xí nghiệp hương trấn đều dựa trên cơ chế thị trường với nguyên tắc “lời ăn lỗ chịu”. Xí nghiệp có quyền tự chủ kinh doanh về các mặt: quản lý kinh doanh, đầu tư, hạch toán. Chính phủ không can thiệp vào mọi hoạt động của xí nghiệp, giám đốc xí nghiệp có đầy đủ quyền ra quyết định. Xí nghiệp có thể căn cứ vào tình hình thị trường mà sắp xếp sản xuất, tự mua nguyên liệu, tự lo tiêu thụ sản phẩm, tự định đoạt giá cả.
Từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách và mở cửa nền kinh tế, các DNV&N được tạo môi trường thuận lợi để phát triển. Bằng cách chuyển đổi nền kinh tế mô hình kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc đã nới lỏng những giới hạn, tạo điều kiện cho DNV&N (doanh nghiệp tập thể ở thành thị, xí nghiệp hương trấn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có điều kiện phát triển.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc, các DNV&N được thành lập ngày càng nhiều và phát triển một cách mạnh mẽ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc năm 1980, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp (không bao gồm các cơ sở tư nhân và hợp tác xã) ở khu vực nông thôn và thị trấn là trên 377.300 doanh nghiệp, trong đó có 1.400 doanh nghiệp quy mô lớn, 3.400 doanh nghiệp quy mô vừa và 372.500 doanh nghiệp quy mô nhỏ, với tỷ lệ tương ứng là 0,37%, 0,9% và 98,73% trong tổng số các doanh nghiệp. Cũng trong năm 1980, Trung Quốc có 1,81 triệu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, trong đó hơn 99% là các DNV&N. Số lượng doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân là 686.000 doanh nghiệp.
Trong những năm 1990, kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ nhanh kéo theo sự bùng nổ của các DNV&N. Hầu hết các DNV&N trong giai đoạn này đều thuộc sở hữu của Nhà nước. Năm 1990, số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc là 7.975.800 doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ tương ứng là 0,95%, 2,27% và 6,78% 5. Năm 1990, Trung Quốc có khoảng 8,6 triệu DNV&N phi nông nghiệp. Con số này thực tế đã giảm đi ở những năm sau đó do tác động của cuộc cải cách. Năm 1995, số DNV&N phi nông nghiệp là 7 triệu với số lao động là 119 triệu người trong tổng số 143 triệu lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Số lượng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực xây dựng, thương mại, thực phẩm và dịch vụ cũng tăng trưởng vượt mức 300% so với năm 1980. Năm 1998, theo chuẩn mực mới về quy mô doanh nghiệp, Trung Quốc có 7.864 doanh nghiệp lớn, 371 doanh nghiệp vừa và 139.798 doanh
nghiệp nhỏ, với các tỷ lệ doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ tương ứng là 4,85%, 8,87% và 86,28% 6.
So sánh các số liệu năm 1980 và 1990, trong khi tỷ lệ doanh nghiệp
5 Niên giám Thống kê Trung Quốc, năm 1991, trang 16-17
6 Niên giám Thống kê Trung Quốc, năm 2000, trang 412-413