Giải Pháp Phát Triển Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trung Quốc Thời Kỳ Hậu Wto

chức tín dụng vừa và nhỏ không có những bước phát triển và thay đổi tương ứng trong quá trình hội nhập, một loạt các DNV&N sẽ phải đối mặt với khó khăn chưa từng có vì nguồn vốn của các DNV&N Trung Quốc chủ yếu lấy từ các tổ chức này.

Tóm lại, việc Trung Quốc gia nhập WTO đã mang đến những thách thức trong ngắn hạn cho DNV&N:

Thứ nhất là sự thay đổi của thị trường sẽ khiến DNV&N phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn. Hàng hóa có chất lượng tốt hơn với giá thành rẻ hơn sẽ tràn vào thị trường trong nước khiến cho sự cạnh tranh càng thêm gay gắt. Trung Quốc sẽ mất một vài phân đoạn thị trường trong các ngành có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, do đó môi trường cạnh tranh trong nàgnh này sẽ khốc liệt hơn. Cạnh tranh về giá đối với các doanh nghiệp Trung Quốc vốn vẫn gắn với việc phá giá, do đó sẽ phải đối mặt với các biện pháp chống bán phá giá từ các quốc gia khác.

Thứ hai, hoạt động quản lý DNV&N cũng bị tác động rất lớn. Mặc dù Trung Quốc đã có hơn hai thập kỷ cải cách và đã gặt hái được những thành tựu đáng kể, nhưng khoảng cách giữa thực tế và yêu cầu của một nền kinh tế thị trường vẫn còn rất lớn. Sau khi là thành viên WTO, Chính phủ Trung Quốc khó mà thực hiện được những biện pháp bảo hộ như trước. Các DNV&N có cơ cấu sở hữu và phân chia trách nhiệm không rõ ràng lại bị Chính phủ can thiệp quá nhiều vào việc quản lý, quản lý yếu kém sẽ phải đối mặt với khủng hoảng. Một số DNV&N có thể sẽ mất nguồn nhân lực có tài trước chính sách thu hút nhân tài và môi trường năng động của các doanh nghiệp nước ngoài.

2.2.2. Thách thức trong dài hạn

Sau khi vượt qua gia đoạn chuyển đổi sau khi gia nhập WTO, các yếu tố thị trường tác động lên nền kinh tế Trung Quốc như hàng rào thuế quan và phi thuế quan, những khó khăn trong việc thâm nhập thị trương sẽ dần giảm

bớt và đi vào ổn định. Khi đó, các yếu tố từ hệ thống kinh tế- xã hội cùng với các quy định sẽ trở thành thách thức đối với DNV&N Trung Quốc. Những vấn đề này không thể giải quyết trong một sớm một chiều mà phải giải quyết trong dài hạn. Vì vậy, đây chính là khó khăn cần được quan tâm.

Thách thức từ khả năng cạnh tranh kém của DNV&N Trung Quốc: Hầu hết các DNV&N do những người nông dân thành lập sau thời kỳ mở cửa và cải cách, nhiều nhà quản lý cũng như công nhân là nông dân. Họ không qua bất kỳ một khoá đào tạo nghiệp vụ nào nên kỹ năng quản lý của lãnh đạo kém, trình độ công nhân thấp. DNV&N đồng thời cũng thiếu vốn, trang thiết bị lạc hậu dẫn đến sản xuất kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, mức tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng lớn do đo chi phí sản xuất tăng và giá thành sản phẩm cao.

Hạn chế về khả năng của chủ DNV&N: Hầu hết các khoản tiết kiệm của người dân Trung Quốc được gửi vào ngân hàng hoặc đem đi mua tài sản khác, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ được đầu tư kinh doanh. Điều này cho thấy Trung Quốc thiếu các nhà đầu tư và những ông chủ doanh nghiệp đích thực. Mặc dù một số lượng lớn DNV&N được thành lập trong hơn 20 năm qua nhưng phần lớn người sáng lập nên các doanh nghiệp này là nông dân, không có kiến thức chuyên môn trong khi đo những người có khả năng quản lý lại không thành lập doanh nghiệp mà chỉ làm công ăn lương. Các chương trình MB (Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh) ở các trường đại học không có khoá học nào dành cho các ông chủ DNV&N, họ chỉ đào tạo những công nhân trí thức chứ không phải đào tạo những ông chủ trong tương lai. Trong khi đó tại Mỹ, 1/4 số người có bằng MBA thành lập doanh nghiệp của riêng mình. Nếu nhân tài của một đất nước chỉ cố gắng để là những “người làm thuê nhận lương cao” hay những “công nhân trí thức” thay vì cố gắng trở thành những ông chủ thì xã hội sẽ mất đi động lực quan trọng để tạo ra việc làm và đổi mới hệ thống doanh nghiệp.

Thách thức từ cơ cấu tổ chức DNV&N: Trong nhiều DNV&N, nhất là doanh nghiệp tập thể, quan hệ sở hữu thiếu tính minh bạch, đầu vào không được xác định cụ thể khiến việc bảo về quyền lợi của tài sản tập thể thiếu hiệu quả. Sự mất mát về tài sản tập thể khiến các cổ đông và công nhân DNV&N đầu tư vào doanh nghiệp không mấy hào hứng. Tính chất sở hữu công của các doanh nghiệp này không rõ ràng và địa vị pháp lý không được cụ thể hoá. Về nguyên tắc, nhiều DNV&N là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tập thể chỉ được cung cấp các dịch vụ công, các hoạt động phi lợi nhuận, bị nghiêm cấm tiến hoành các hoạt động vì mục đích lợi nhuận vì phải cân nhắc việc bảo đảm tài sản. Như vậy, các doanh nghiệp này sẽ mất đi tính cạnh tranh trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Thách thức từ tổ chức công nghiệp của DNV&N: Khái niệm tổ chức công nghiệp ở đây chỉ cách thức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mối liên hệ giữa các doanh nghiệp với nhau để tạo thành một thực thể có quan hệ chặt chẽ và hoạt động hiệu quả.

Một mặt, quy mô tổ chức của các DNV&N không có tính kinh tế. Sau khi Trung Quốc cải cách và mở cửa, cơ chế hoạt động vì lợi nhuận được tăng cường nhưng việc cải cách vẫn chưa hoàn tất và sự phân chia bộ phận, địa phương hay tính chất cục bộ vẫn chiếm ưu thế. Điều này ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp có quy mô lớn vì các doanh nghiệp có quy mô nhỏ vẫn thống trị. Số lượng xí nghiệp dệt may, sản xuất giấy, sản xuất xi măng, sản xuất thép, chế biến dầu ăn, nhà máy nhiệt điện tăng vọt ở khu vực nông thôn cùng với sự cạnh tranh khốc liệt đã khiến lợi nhuận các doanh nghiệp này giảm sút và gây nên những vấn đề về xây dựng, lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm thêm môi trường.

Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO. Bài học cho Việt Nam - 6

Mặt khác, mức độ hợp tác giữa các DNV&N còn thấp. Hệ thống quản lý doanh nghiệp với sự quan thiệp quá mức của Chính phủ trong việc quyết định thị trường cho doanh ngiệp giới hạn DNV&N trong thị trường nhỏ hẹp

và hương tới sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh khiến DNV&N khó khăn trong việc sản xuất các sản phẩm chuyển tiếp, sản phẩm bổ sung cho các doanh nghiệp lớn. Hạn chế này cản trở DNV&N tham gia sâu hơn vào phân công lao động quốc tế. Cùng lúc đó biện pháp “khoá cửa thị trường” đã trở thành con đường bảo vệ lợi ích địa phương và gây nên tình huống “doanh nghiệp triển vọng khó tăng thị phần còn doanh nghiệp yếu kém lại không bị loại bỏ khỏi cạnh tranh”.

Khó khăn trong việc chuyển đổi cách thức quản lý của Chính phủ: Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế công bằng, mọi hoạt động kinh doanh đều theo quy tắc và sự điều chỉnh cung cầu trên thị trường. Thông qua quản lý bằng luật pháp các tranh chấp phát sinh trong thương mại, gian lận thương mại sẽ được giải quyết một cách công bằng và khách quan. Chính vì vậy, Chính phủ giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý, giám sát để duy trì trật tự thị trường. Việc quản lý bằng pháp luật là một thách thức đối với Chính phủ Trung Quốc vốn quen với cung cách quản lý bằng mệnh lệnh.

Hơn thế nữa, DNV&N cần sự hỗ trợ của Nhà nước. DNV&N Trung Quốc chưa thực sự được bảo vệ về mặt luật pháp và chịu hàng loạt các gánh nặng xã hội: thủ tục phê chuẩn thành lập doanh nghiệp và thủ tục đăng ký phức tạp, tốn thời gian; đồng thời DNV&N còn phải chịu những khoản phí bất hợp lý. Trong khi đó Chính phủ các nước phát triển lại hết sức nỗ lực giúp phát triển DNV&N. Thực tế, một số vùng ở Trung Quốc, chính quyền địa phương bỏ bê việc phát triển DNV&N về chất, chỉ chủ ý làm sao tăng được số lượng càng nhiều càng tốt. Vì thế, DNV&N phụ thuộc sự bảo hộ của chính quyền và tồn tại không hiệu quả. Khi Trung Quốc đã trở thành thành viên WTO, nếu nước này tiếp tục bảo vệ DNV&N địa phương trong các tranh chấp, xung đột ngoại thương liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ thì các thành viên WTO có thể coi đây là hành động vi phạm quy định WTO.

Vậy Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành biện pháp gì, triển khai chính sách như thế nào để giúp DNV&N vượt qua được thách thức của quá trình hội nhập và ngày càng phát triển?‌

3. Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO

3.1. Cải thiện môi trường chính sách dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trung Quốc đã trải qua quá trình đàm phán trong vòng 14 năm để có thể trở thành thành viên của WTO vào năm 2001. Trong suốt thời gian đàm phán, Trung Quốc không ngừng cải cách nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc. DNV&N là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc, chính sách phát triển DNV&N ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Vậy Trung Quốc đã thực thi những biện pháp gì để phát triển loại hình doanh nghiệp này?

Từ sau khi Trung Quốc cải cách và mở cửa nền kinh tế, các DNV&N được tạo điều kiện phát triển trong một môi trường thuận lợi. Khi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung theo mô hình của Liên Xô cũ bị phá bỏ, những hạn chế kìm hãm sự phát triển của các DNV&N cũng không còn tồn tại. Chính vì vậy các xí nghiệp tập thể, xí nghiệp hương trấn, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc phát triển một cách nhanh chóng. Đi cùng với sự phát triển của nhiều loại hình doanh nghiệp, chính phủ Trung Quốc đã xây dựng nhiều chính sách để phát triển các DNV&N.

Đối với các DNV&N thuộc sở hữu Nhà nước, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện biện pháp “nắm lớn buông nhỏ” nhằm tạo ra sự chuyển biến quan trọng trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước trong phiên họp tổng thể thứ ba, Uỷ ban thường trực Trung ương khoá 14 năm 1995. Thực chất chính sách “nắm lớn buông nhỏ” là bỏ quyền sở hữu tài sản của Nhà nước trong

các DNV&N thuộc các lĩnh vực cạnh tranh thông thường để tập trung vào chuyển đổi cơ chế kinh doanh của các doanh nghiệp lớn, xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại. Do vậy, trong hai năm 1995 và 1996 việc cải tổ chế độ hợp tác cổ phần doanh nghiệp tập thể thành thị đã trải trên diện rộng, trở thành hình thức lựa chọn đầu tiên của các doanh nghiệp tập thể.

Đối với các DNV&N ngoài quốc doanh, Trung Quốc chủ yếu áp dụng các biện pháp giảm bớt các chính sách hạn chế, ủng hộ về mặt chính trị, hỗ trợ tài chính, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thu thuế công bằng và bảo vệ về mặt pháp luật. Chính vì vậy các xí nghiệp hương trấn, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân nhanh chóng phát triển trong nửa đầu những năm 1990.

Từ nửa sau những năm 1990, Trung Quốc đã có những chiến lược quan trọng hơn nhằm phát triển DNV&N. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã khiến Chính phủ Trung Quốc phải suy nghĩ một cách nghiêm túc và thận trọng về những nguy cơ một nền kinh tế có thể gặp phải nếu chỉ chú ý phát triển các doanh nghiệp lớn, từ đó Chính phủ Trung Quốc nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển các DNV&N. Các hoạt động tiếp sau đó của Chính phủ Trung Quốc là ban hành một hệ thống luật, quy định và chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển tất cả các loại hình DNV&N. Các văn bản pháp luật mà Chính phủ đã ban hành để hỗ trợ DNV&N phát triển là:

Thứ nhất là “Các biện pháp về chính sách khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của DNV&N” ban hành ngày 6/6/2000 của Uỷ ban Nhà nước về Kinh tế và Thương mại (SETC). DNV&N được hưởng chính sách này bao gồm tất cả các doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tập thể, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp một chủ. Chính phủ đã đưa ra 25 biện pháp cụ thể hỗ trợ DNV&N trên 6 khía cạnh:

- Khuyến khích điều chỉnh cơ cấu

- Hiện đại hoá công nghệ

- Mở rộng các kiênh tài chính và hỗ trợ tài chính

- Đẩy nhanh việc thiết lập hệ thống bảo lãnh tín dụng

- Tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh, bình đẳng

- Tăng cường chỉ đạo và hướng dẫn

Thứ hai là 4 quy định cụ thể hỗ trợ DNV&N trong năm 2001, bao gồm:

- Quy định về tăng cường quản lý tín dụng kinh doanh, đặc biệt đối với DNV&N

- Quy định số 77 của Tổng cục Thuế Quốc gia quy định doanh thu của các tổ chức bảo lãnh tín dụng từ hoạt động bảo lãnh các khoản vay cho các DNV&N sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 3 năm

- Quy định số 368 của Bộ Tài chính tiêu chuẩn hoá các thủ tục bảo lãnh các khoản vay cho các DNV&N

- Quy định về bảo đảm chất lượng sản phẩm của Uỷ ban Kinh tế và Thương mại Nhà nước (SETC)

Thứ ba là “Luật thúc đẩy DNV&N Trung Quốc” có hiệu lực vào tháng 1/2003 đặt nền móng cho việc hỗ trợ DNV&N. Với tư cách là bộ luật đầu tiên dành cho DNV&N, “Luật thúc đẩy DNV&N” đã quy định một cách đầy đủ và có hệ thống các biện pháp hỗ trợ DNV&N, và đã trở thành nguồn luật quan trọng hình thành nên các quy định, chính sách khác dành cho DNV&N cũng như là nguồn luật hướng dẫn hoạt động trong tương lai của các DNV&N.

Thứ tư, trong năm 2005, Chính phủ ban hành văn bản “Uỷ ban Nhà nước hướng dẫn, hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp ngoài quốc doanh” bao gồm 36 điều dành cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh giúp cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh xâm nhập thị trường một cách mạnh mẽ hơn.

Thứ năm, Chính phủ khởi xướng dự án “Phát triển DNV&N” (SME Growth Project) năm 2006 với mục đích:

- Gia tăng các chính sách và quy định ưu đãi dành cho DNV&N

- Hỗ trợ hệ thống dịch vụ xã hội cho DNV&N

- Tạo điều kiện cho DNV&N điều chỉnh cơ cấu

- Tiếp tục cải tổ DNV&N

- Nâng cao khả năng đổi mới

- Khắc phục khó khăn về tình hình tài chính gây ảnh hưởng xấu đến DNV&N

- Khuyến khích DNV&N mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài

- Nâng cao khả năng giám sát DNV&N một cách tổng thể, toàn diện Chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực hết sức để tạo môi trường kinh

doanh thuận lợi cho các DNV&N phát triển. DNV&N nhất là các doanh nghiệp tư nhân giờ đây có thể tham gia một cách bình đẳng hơn vào môi trường cạnh tranh quốc tế như các doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp nước ngoài. Hệ thống hỗ trợ cho sự phát triển của DNV&N có thể được chia thành các mặt hỗ trợ như sau:

(1) Chính sách cắt giảm thuế:

Mặc dù chính sách ưu đãi thuế hiện tại của Trung Quốc không nhằm mục đích giúp đỡ các DNV&N là chính nhưng chính các DNV&N lại là thành phần hưởng lợi chủ yếu của chính sách này.

Chính sách thuế thu nhập DNV&N: Năm 1994, theo hệ thống thuế mới mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 33%. Tuy nhiên, để giảm bớt gánh nặng về thuế đối với các DNV&N, Chính phủ cho phép các DNV&N nộp mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 18% nếu lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp ít hơn 30.000 NDT, và 27% nếu lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp từ 30.000 NDT đến 100.000 NDT. Các doanh nghiệp thương mại nhỏ có doanh thu hàng năm dưới 1,8 triệu NDT (218.000 USD) sẽ được

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí